TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Tài liệu Biển-Đảo VN EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Tài liệu Biển-Đảo VN

+2
mùa xuân
huuhoi
6 posters

Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  huuhoi Tue 17 Jul 2012, 13:29

Mình chẳng phải là nhà nghiên cứ, cũng chẳng có kiến thức gì về vụ này. Tuy nhiên, việc mở chủ đề này nên coi như là mình gom bài về tự học, để trau giồi thêm chút kiến thức vậy.
Nhớ lại bài hôm trước vị tiến sĩ nọ đăng về việc quảng bá kiến thức, và bài trên báo Thanh Niên khá lâu rồi nói về 2 du học sinh Việt nam và Trung Quốc đấu khẩu về chủ quyền đảo, du học sinh VN chỉ biết ... giận và bỏ cơm ... thấy mình cũng chẳng hơn gì! Thôi thì về học lại vậy! Embarassed

Nếu thân hữu nào có rãnh thì cùng học với HH nhé! flower

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc
15.07.2012 14:45
(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…

Tài liệu Biển-Đảo VN 1342356335.nv
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.

Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.

Duy Minh

huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  mùa xuân Wed 18 Jul 2012, 10:08

Hay nghen ,LT lụm hay quá flower
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 23 Jul 2012, 09:34

Tiếp tục góc nhìn từ phía (một số người) Trung Quốc nhé:

Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của “Đường lưỡi bò”

9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông "đường 9 đoạn", tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Tài liệu Biển-Đảo VN Duong-luoi-bo-do-trung-quoc-ve-anh-kt
"Đường lưỡi bò" do Trung Quốc vẽ (Ảnh: KT)

Ông Tiết Lý Thái - học giả, nhà bình luận nổi tiếng của trang báo mạng Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong bài viết đăng trên tờ báo mạng trên ngày 20/7 cho rằng, tranh chấp chủ quyền tại Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Việt Nam có dấu hiệu ngày càng căng thẳng trong thời gian qua, trong đó việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế vào cuối tháng 6 vừa qua khiến tình hình càng thêm phức tạp.

9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông đường 9 đoạn, tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Ông Tiết Lý Thái cho rằng: Nếu Trung Quốc giải thích và muốn cộng đồng quốc tế công nhận đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia thì khó khăn sẽ không hề nhỏ, ít nhất sẽ gặp phải những thách thức sau:

Thứ nhất, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước mình, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng, chi tiết nào. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “tự nói lời của mình”.

Thứ hai, cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ, đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt khúc hay là đường giới tuyến trên biển truyền thống. Đến một định nghĩa cũng không có, hơn nữa cũng chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của mình, thì làm sao mà thuyết phục được người khác?

Tiếp theo, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, để thể hiện “tình cảm” của mình với Việt Nam, Trung Quốc lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?

Thêm nữa theo học giả này, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ một cách liên tục, mà Bắc Kinh trong các lần phản đối ngoại giao lại không hề có lần nào nêu ra vấn đề trên?. Điều này là hoàn toàn không bình thường.

Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, của hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Nếu như nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây cũng không có gì là quá.

Nếu "đường 9 đoạn" được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ đều có thể bị coi là ở vị trí phi pháp và sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Như vậy liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc?

Học giả Tiêt Lý Thái cho rằng: ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc không ngừng hô hào những luận điệu hiếu chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên sau khi thoát khỏi thế giới ảo, chúng ta phải trở về thế giới thực tại./.

Theo Xuân Dần/từ Bắc Kinh
Tiền phong
http://dantri.com.vn/c36/s36-621341/hoc-gia-trung-quoc-phan-tich-su-duoi-ly-cua-duong-luoi-bo.htm
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 23 Jul 2012, 09:36

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa"

Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.

Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.

Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.

Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.

Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.

Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.

Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.

Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.

Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.

Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.

Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.

Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.

Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.
Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...

Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.

Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.

Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.

Theo Thu Thủy
Tiền phong/Sina.com, Zhoufang.blshe.com
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Huong ngoc Tue 24 Jul 2012, 09:47


Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.


Đợi mấy ổng " sửa chữa " có khi đảo của mình bị mất hết rồi

Huong ngoc

Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  nnk Tue 24 Jul 2012, 14:20

thì ra, trg phía TC cũng có những con người chân chính , nnk kg thích chính chị mấy Laughing . nhưng hom nọ có đọc 1 bài viet trên mạng Vietsn , giờ nnk kg có thời gian tìn lại, nhưng ý đại khái là...Trung Q đã bị My lừa vô tròng mà kg biết, nhưng khi biết rồi thì quá muôn, việc đầu tiên là ca ngợi trung quoc nào là Kinh tế phát triển vượt bật, nào quâ đội cường mạnh, để rùi họ tự cho mình đứng thứ 2 thế giới sau Hoa kỳ...vv. để thoả mãn niềm tự hào mộng bá chủ của kẻ to đầu lớn xác mà người mình có câu là : Đầu óc Ngu si nên tứ chi phát triển Laughing . để rùi cho chúng cứ mặc sức ra oai coi Nga kg ra gì trg khi nga mới là nước có tiềm lực quan sự , vu khí tối tân , lá 1 đối thủ đáng gờm của Hoa kỳ, người ta ví My như rồng còn Nga như Hổ, mặc dù đang ngủ nhưng hổ vẫn là hổ. như vậy là họ đã mích lg với nga. Mặt khác để thực hiện mộng bá chủ việc đàu tiên phải làm là tại biển đông, TBD. vẽ 1 đường lưỡi bò để thế giới nhổ vào mặt, xa thì mất lg tin với tg, gần thì gay thù oán với Láng giềng như VN, Nhật, PHi, V.V... tự đưa mình vào thế cô lập...
ý đại khái vậy LT nghĩ sao?

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  huuhoi Tue 07 Aug 2012, 11:44

HH thấy chuyện đó đang diễn ra trên thực tế. Hình ảnh anh chàng to xác, thô lỗ và tham lam đang thể hiện rõ nét qua cách hành xử non nớt về mặt ngoại giao của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức tiêu thụ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc trên nhiều nước.
(Nhân tiện cũng hô hào tí đỉnh, kêu gọi bà con hạn chế xài đồ Tàu (dù biết nó rẻ), trứơc hết là vì an toàn sức khỏe cho chính gia đình mình, thứ hai làm suy yếu phần nào nguồn tại lực của Tàu Laughing )

Tiếp tục giòng thông tin dán nhãn "made in China" hơi theo xu hướng ngược chiều với nhà cầm quyền về chủ đề Hoàng Sa - Trường Sa (Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của tàu Cộng):

Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc (Phần 1) *
1-5-2012
Tác giả: Nibelungen Schnecke Weinstock (tạm để tên tiếng Đức; tên theo bản gốc: 尼伯龙根·蜗藤)
Người dịch: Quốc Thanh

Trước thế kỉ 20

1) Trước tiên xin chia sẻ một tấm bản đồ thời Đại Thanh năm 1760. Tấm “Thanh Đại Nhất Thống Địa Đồ” này về cơ bản thuyết minh cương vực thời kì Đại Thanh. Theo hiển thị trên bản đồ thì cương giới phía nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.
Tài liệu Biển-Đảo VN 01 Tài liệu Biển-Đảo VN 02
Tài liệu Biển-Đảo VN 03

2) Đại Thanh Nhất Thống Thiên Hạ Toàn đồ (năm 1818) do Chu Tích Linh vẽ. (Từ “Địa đồ Trung Quốc”, Thư viện Đại học Hongkong, năm 2003). Bản đồ này là tấm bản đồ về cương giới quốc gia theo ý nghĩa hiện đại hiếm gặp trong số các bản đồ cũ của Trung Quốc. Toàn bộ khu vực sở thuộc và đường biên giới của Trung Quốc được viền màu đỏ. Thế là có thể nhìn trên tấm bản đồ này rất rõ đâu là lãnh thổ Trung Quốc, đâu không phải là lãnh thổ Trung Quốc. Kim Môn, Hạ Môn và đảo Hải Nam đều dùng màu đỏ vẽ liền với đại lục, còn Đài Loan và quần đảo Đan Sơn thì được khoanh tròn riêng bằng màu đỏ, để chứng tỏ là một phần của Trung Quốc. Trên bản đồ có xuất hiện hai cái tên Vạn Lý Trường Sa (万里长沙; tức Nam Sa theo cách gọi hiện giờ của Trung Quốc -ND) và Thiên Lý Thạch Đường (千里石塘; tức Tây Sa theo cách gọi hiện giờ của Trung Quốc -ND), nhưng những địa danh này cùng với Johor, Mãn Thích Gia (Anh: Strait of Malacca; Malai: Selat Melaka) vàSrivijaya…đều nằm ngoài cương giới lãnh thổ Trung Quốc. Tất nhiên, chúng ta còn có thể nhìn thấy được cả những hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Quảng Đông như Nhai Sơn và Hổ Đầu Môn…không nằm ở ngoài cương giới lãnh thổ Trung Quốc.
Tài liệu Biển-Đảo VN 04

3) Hải Quốc Đồ Chí (năm 1852)

“Hải Quốc Đồ Chí” là cuốn thư tịch địa lí thế giới do Ngụy Nguyên biên soạn. Trong cách diên đồ của các nước Đông Nam Dương (biển Đông Nam) ở sách này có xuất hiện các địa danh Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường. Một phần cuốn sách đã dẫn tấm bản đồ này làm chứng cứ cho chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa. Luận cứ này không thể xác lập được, bởi vì: 1) Tên bản đồ chỉ chính xác đây là bản đồ Đông Nam Á; 2) Trên bản đồ ngoài Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường còn có rất nhiều nước Đông Nam Á; 3) Trên bản đồ, hai nơi này bị nhiều nước Đông Nam Á vây quanh, thực sự là không nhìn thấy trên bản đồ có bất cứ kí hiệu gì mang ý nghĩa hai nơi này là thuộc Trung Quốc. Cho nên, tấm bản đồ này không hề nói rõ vị trí của Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Đường.
Tài liệu Biển-Đảo VN 05

4) Quảng Đông Đồ năm 1866

Chính phủ Dân quốc luôn tuyên bố xét về lịch sử, các quần đảo ở Nam Hải là một phần của Quảng Đông. Vì thế, bản đồ Quảng Đông cũng có sự trợ giúp rất lớn trong việc biện minh sự thực. Quảng Đông Đồ năm 1866 là tập bản đồ chi tiết về khu vực Quảng Đông. Tập bản đồ này hiển thị đất thuộc Quảng Đông chỉ bao gồm Hải Nam và các đảo ngoài khơi Quảng Đông, thậm chí còn không bao gồm cả Đông Sa.
Tài liệu Biển-Đảo VN 06 Tài liệu Biển-Đảo VN 07

Hình dạng lãnh thổ Trung Quốc trên các bản đồ Trung Quốc trước năm 1900 về đại thể là chuẩn xác, còn các bản đồ ngoài biển thì hoàn toàn không có cách gì để so đọ được theo cách nhìn hiện đại. Lấy Hải Ngoại Đồ Chí của Ngụy Nguyên làm ví dụ, hầu như tất cả các nước và khu vực ở Đông Nam Á đều được vẽ không chuẩn xác. Điều này phản ánh Trung Quốc còn thiếu sự hiểu biết về Nam Hải. Sự hiểu biết về địa lí Nam Hải của Trung Quốc còn kém xa so với các nước Phương Tây. Khoảng tới thế kỉ 20 (không rõ năm cụ thể), các bản đồ liên quan tới Nam Hải do Trung Quốc xuất bản mới ăn nhập được với các nước, mới đi vào “hiện đại hóa”, đương nhiên là phỏng theo các thư tịch tư liệu do các nước nghiên cứu.

Thế kỉ 20

5) Đại Thanh Đế Quốc Toàn Đồ (năm 1905). Bản đồ này được lựa chọn từ “Trung Quốc Cổ Địa Đồ Trân Tập”, Nhà xuất bản bản đồ Tây An, năm 1995. Cương giới phía Nam của Trung Quốc trên bản đồ chỉ tới đảo Hải Nam.
Tài liệu Biển-Đảo VN 08

6) Năm 1908, “Trung Quốc Cận Thế Dư Địa Đồ” do La Nhữ Nam biên soạn, đây là một bộ trước tác địa lí học đồ sộ của Trung gồm 8 tập 23 quyển. Có mấy điểm cần đặc biệt chú ý: 1) Trong bộ sách dành phần lớn chú trọng đề cập tới việc bảo vệ vùng biển của Trung Quốc, vì thế tác giả không được bỏ qua các nhân vật bảo vệ vùng biển; 2) Tác giả tỏ ra hiểu biết nhiều về địa lí Quảng Đông hơn; 3) Tác giả dành một phần lớn để giới thiệu địa lí học (Phương Tây), hiển nhiên là với sự góp sức của một số người nhất định có vốn học thuật hiện đại. Văn tự trong sách này viết rõ rằng cương giới phía nam của Trung Quốc là ở đầu mút nam đảo Hải Nam, dù là trên Trung Quốc Toàn Đồ hay trên Quảng Đông Địa Đồ cũng đều không tìm thấy có các đảo ở Nam Hải.
Tài liệu Biển-Đảo VN 09
Tài liệu Biển-Đảo VN 10
Tài liệu Biển-Đảo VN 11

7) Nhị Thập Thế Kỉ Trung Ngoại Đại Địa Đồ (năm 1908). Trong tập bản đồ này, cương giới phía nam của Trung Quốc cũng chỉ tới đầu mút nam đảo Hải Nam. Ở bản đồ Châu Á trong tập bản đồ này hoàn toàn không thấy có đánh dấu các đảo ở Nam Hải. Còn phần lớn các bản đồ trên thế giới cùng thời kì ấy đều có đánh dấu các đảo ở Nam Hải nằm trong đó. Trái lại, quần đảo Andaman của Ấn Độ và quần đảo Natuna của Nam Hải lại đều có xuất hiện trên các bản đồ này. Tập bản đồ này gồm 2 quyền Thượng và Hạ, quyển Hạ là phần bản đồ thế giới, nhưng đáng tiếc là tôi không tìm được, nếu không thì sẽ có thể biết được Trung Quốc khi ấy đã vẽ Đông Nam Á ra sao.
Tài liệu Biển-Đảo VN 12
Tài liệu Biển-Đảo VN 13
Tài liệu Biển-Đảo VN 14

Cool Năm 1909, Quảng Đông Dư Địa Toàn Đồ. Tấm bản đồ này hết sức quan trọng. Đây là tấm bản đồ vẽ Tây Sa và Đông Sa vào trong lãnh thổ Trung Quốc sớm nhất trong số những bản đồ vào cuối triều Thanh mà tôi được thấy. Năm 1909, Lý Chuẩn tuyên bố chủ quyền đối với Tây Sa, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố và thừa hành chủ quyền đối với Tây Sa kể từ thời cận đại. Bản đồ này phản ánh đầy đủ tiến trình lịch sử khi ấy. Trên bản đồ còn có cả Đông Sa. Đáng chú ý là, mặc dù tấm bản đồ này phản ánh ước muốn của Trung Quốc đối với lãnh thổ Nam Hải, nhưng trên bản đồ lại không thấy có các quần đảo Trung Sa và Nam Sa, điều này nói lên hai quần đảo này khi ấy vẫn chưa đi vào tầm ngắm của đế quốc Đại Thanh.
Tài liệu Biển-Đảo VN 15 Tài liệu Biển-Đảo VN 16

Xin tóm tắt, xét từ các bản đồ mà tôi đã sưu tập được, trước năm 1909, Trung Quốc không vẽ quần đảo Nam Sa với danh nghĩa là một phần của Trung Quốc hoặc tỉnh Quảng Đông vào trong bản đồ Trung Quốc. Năm 1909, sau chuyến đi tới Tây Sa của Lý Chuẩn, Tây Sa mới bắt đầu được chính quyền Trung Quốc và trong dân gian coi là một phần của Trung Quốc. Còn Nam Sa và Trung Sa thì vẫn chưa được bất cứ một bản đồ nào đưa vào trong lãnh thổ của Trung Quốc.

Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com 从晚清到民国的地图看南海归属(一)
Bản tiếng Việt ©️ Ba Sàm 2012
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  huuhoi Tue 07 Aug 2012, 11:47

Nhớ lại chính khách Philippines nói: TQ lý luận theo kiểu hồi xưa thuyền nhân của họ từng đi tới chỗ nào thì họ coi như xác lập chủ quyền ở đó.
Vậy không chừng vài (chục) thế hệ sau, họ sẽ tuyên bố "Bất kỳ chỗ nào có phố Tàu đều là lãnh thổ của Tàu". Vậy e rằng nước Mỹ cũng sớm là đất của Tàu thôi!
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 08 Aug 2012, 13:02

Lão tà phụ một tay rinh bài từ trang Anh Ba sàm về nữa nè:

Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc – Phần 2

Đăng ngày 1/5/2012, trong tập Nghiên cứu Nam Hải

Từ năm 1911 đến năm 1935
Năm 1911, thành lập Dân Quốc, lịch sử Trung Quốc mở ra trang mới. Năm đầu cơ bản vẫn vẽ theo hệ bản đồ thời cuối nhà Thanh.

(9) Trung Quốc tân dư đồ (1915). Bản đồ này xuất bản ở Thương Hải, trong đó cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến đảo Hải Nam, giống như tình hình năm 1908.

Bản đồ này là tái bản, có thể nghĩ rằng bản đầu tiên của nó cũng như vậy. Qua đó có thể thấy, mặc dù năm 1909 Lý Chuẩn đã tuyên bố chủ quyền khi đến Tây Sa [Hoàng Sa], nhưng khá nhiều người biên vẽ bản đồ, nhất là những người không phải dân Quảng Đông vẫn không hề coi Tây Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nên cái gọi là “Tây Sa là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc” chưa hề trở thành nhận thức chung của xã hội.
Tài liệu Biển-Đảo VN 17 Tài liệu Biển-Đảo VN 18
Tài liệu Biển-Đảo VN 19

(10) Trung Quốc tân hưng đồ (1917). Cho đến năm 1917, đến tấm bản đồ Trung Quốc tân hưng thứ 3, tình hình vẫn chưa thay đổi. Cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam.
Tài liệu Biển-Đảo VN 20 Tài liệu Biển-Đảo VN 21
Tài liệu Biển-Đảo VN 22

(11) Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917). Điều đáng nói rõ ở tấm bản đồ này là chữ “tân” (mới). Quần đảo Tây Sa bị quy nạp vào cương vực của Trung Quốc. Bản đồ này là tấm bản đồ sớm nhất mà tôi từng thấy dưới hình thức vẽ thêm một khung vuông phụ trong bản đồ toàn quốc. Chú ý, lúc này thuộc địa Nam Hải [Biển Đông] chỉ có “Tây Sa” và “Đông Sa”. “Trung Sa” [một phần của Trường Sa] chưa hề bị bao vẽ vào lãnh thổ Trung Quốc.
Tài liệu Biển-Đảo VN 23 Tài liệu Biển-Đảo VN 24

(12) Trung Quốc địa lý các duyên đồ. Bản đồ này xuất bản năm 1922, là một tấm trong tập sách Bản đồ lịch sử, nhưng lại dùng bản đồ Dân quốc năm 1918, “Tây Sa” vẫn được vẽ trong khung vuông phụ trong địa đồ toàn quốc. Có thể thấy hình thức này đã bắt đầu phổ cập. Và vẫn như bản đồ 1917, chỉ có Tây Sa và Đông Sa là trong bản đồ Trung Quốc.
Tài liệu Biển-Đảo VN 25

(13) Trung Quốc tân hình thế đồ (1922). Đây là một phần trong cuốn tập hợp bản đồ sách giáo khoa địa lý tham khảo, về độ chính xác thì không được như bản đồ ở phần trên, nhưng lại nói rõ hơn phạm vi bản đồ Trung Quốc trong con mắt của chủ lưu xã hội. Nó cũng như hai tấm bản đồ nói trên, cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Đông Sa” vẫn chưa có.

Tài liệu Biển-Đảo VN 26 Tài liệu Biển-Đảo VN 27

(14) Trung Hoa triết loại phân tỉnh đồ (1931). Thời gian đến năm 1931 bản đồ Trung Quốc vẫn chưa có thay đổi, cực nam vẫn ở Tây Sa.
Tài liệu Biển-Đảo VN 28 Tài liệu Biển-Đảo VN 29

(15) Trung Hoa dân quốc tân địa đồ (Thân báo) (1934). Để kỷ niệm 60 năm Thân báo ra đời, Thân báo tổ chức một loạt các chuyên gia về địa lý (gồm có Đinh Văn Giang, Weng Wen Hao, Tăng Thế Anh) dùng nhân lực và vật lực lớn để biên soạn bản đồ Dân Quốc có tính chính thống nhất. Tấm bản đồ này được in ấn trên 8 định dạng là một sáng tạo mới của Trung Quốc đương thời. Sau đó, do nguyên nhân giá cả và phạm vi ứng dụng lớn nên đã xuất bản phổ cập với 16 định dạng. Trong tập bản đồ này, bản đồ của Trung Quốc vẫn chỉ bao gồm “Tây Sa” và “Đông Sa” mặc dù lúc này đã xảy ra sự kiện nước Pháp tuyên bố chủ quyền 9 đảo ở “Nam Sa” [Trường Sa] (1933), Thân báo đã tỏ thái độ quyết liệt khi thông báo sự kiện này, nhưng lại rất hài hước là ngay trong tập bản đồ do Thân báo chủ biên vẫn chưa vẽ “Nam Sa” vào trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tóm lại, từ khi bắt đầu của (Trung Hoa) Dân quốc cho đến trước năm 1917, quần đảo “Tây Sa” vẫn chưa phải là nhận thức chung trong bản đồ Trung Quốc. Sau năm 1917, quẩn đảo “Tây Sa” mới nằm vào tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1917 đến năm 1934, cương vực trong bản đồ Trung Quốc vẫn chỉ đến quần đảo “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Nam Sa” vẫn không hề là lãnh thổ Trung Quốc được chính Trung Quốc vẽ trong tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc.

Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com 从晚清到民国的地图看南海归属(二)
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  mùa xuân Wed 08 Aug 2012, 23:21

Lão Tà rình tài liệu này hay thiệt ,cất giữ trong này mai mốt biết đâu là bằng chứng gì đó
Laughing

MX phải đọc nhiều lần mới hiểu rõ nhiều vì chậm hiểu Laughing
MX ít khi nào mà đọc lịch sử Tàu gì đâu nay nhờ này mà cái đầu nhanh một chút về chiện thiên hạ Laughing
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 21 Aug 2012, 12:59

LT dành chỗ ở đây để đưa những lập luận từ phía Nhóm Phóng Viên Biểu Đông của VN, đăng trên báo Đại đoàn kết để tiện tham khảo nè:

Lịch sử hoang đường của yêu sách “đường lưỡi bò” (26/12/2011)

Thạc sĩ Hoàng Việt, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho biết, yêu sách về "đường lưỡi bò” ban đầu được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền, một là từ Cộng hòa Trung Hoa (sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan, từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là Chính phủ Trung Quốc).
Tài liệu Biển-Đảo VN 2011_308_12_Anh3
Hội nghị San Francisco năm 1951 tại Hoa Kỳ đã biểu quyết phủ nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc

Theo các học giả Trung Quốc kể cả Đài Loan, vào năm 1935 để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Cộng hòa Trung Hoa (CHTH) đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên về các đảo trên Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông), bản đồ này chưa thể hiện "đường lưỡi bò”. Tháng 2 năm 1947, Bộ Nội vụ nước CHTH đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở Nam Hải, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội vụ nước CHTH chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Quốc gọi là "đường chữ U”, một số học giả gọi nó là "đường lưỡi bò”, bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông, được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Trong đó "đường lưỡi bò” được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa). Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác.
Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời, cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó "đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn. Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ "đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện "đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả CHTH lẫn CHNDTH chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về "đường lưỡi bò” đó cả.

Năm 2003, các học giả Li Jin Ming và Li De Xia của Trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với "đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong "đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường yêu sách này sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét, mặc dù "Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng Biển Đông”, nhưng "tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”.

Zou Keyuan cho rằng, yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách "vùng nước lịch sử” theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự ngụỵ biện liên hệ "đường lưỡi bò” với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

Tháng 7 năm 1996, Nhà xuất bản Thông tin Kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn The petropolitics of the Nansa islands – China's indisputable legal case của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying), theo lời của ông ta thì "Chính phủ CHNDTH thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế: 1) Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử. 2) Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong Biển Đông và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý. 3) Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc "chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.

Với Công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ "đường lưỡi bò”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận "tính chất lịch sử của "đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một "vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.

Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là "vùng nước lịch sử”, thì Trung Quốc phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên Nhất Thống Chí (1294), Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Đại Thanh Nhất Thống Chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định "cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: "nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, Công hàm ngày 29-9-1932 của Phái đoàn ngoại giao CHTH tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo "Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và "Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) "tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.

Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là "ao hồ của Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn (Việt Nam). Ngược lại còn có những sự kiện lịch sử thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774 quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

Theo Yann Huei Song thì mặc dù "đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ CHNDTH yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của CHNDTH đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật Biển lần III. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra. Như vậy, kể cả CHTH lẫn CHNDTH đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong "đường lưỡi bò” đó. Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của CHNDTH đã nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lãnh hải nước CHNDTH là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước CHNDTH, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả”.

Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là "vùng nước lịch sử”. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của CHNDTH là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi "đường lưỡi bò”. Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15-5-1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.

Hơn nữa, tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là "đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy quốc gia này thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng Biển Đông. Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên Trung Quốc không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của "đường lưỡi bò” cũng như chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi nó.

Nhóm PV Biển Đông
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 10 May 2013, 22:09

Hai Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa
Thái Văn Cầu

Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của các học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Trung Quốc [1].

Trong hơn một thập niên nay, học giả người gốc Hoa và quan chức Trung Quốc nhiều lần đề cập đến Công hàm 1958 với cùng nhận định [2].

Qua nghiên cứu phổ biến năm 1996, chuyên gia luật quốc tế người Pháp phủ nhận giá trị pháp lý của Công hàm 1958 trên cơ sở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, kể từ Hội nghị Geneva mùa Hè năm 1954 cho đến cuối tháng tư năm 1975, hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17. Một số chuyên gia luật quốc tế khác đưa ý kiến bác bỏ nguyên tắc ngăn chặn (estoppel) có thể được viện dẫn từ Công hàm 1958 [3].

Mục đích của bài viết này là để trả lời câu hỏi, có chăng hai Nhà nước (States) Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), và để xét đến một số vấn đề nóng bỏng liên hệ đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.

1. HAI VIỆT NAM?
Hội nghị Geneva 1954, với sự tham dự của Trung Quốc, Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ, và ba nước Đông Dương, đưa đến việc ký kết Hiệp định phục hồi hoà bình trên bán đảo Đông Dương. Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị nói, hai miền Bắc và Nam Việt Nam tổ chức bầu cử tự do, dưới sự giám sát của quốc tế, vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất đất nước. Cuộc bầu cử năm 1956 không xảy ra như quy định [4].
Tháng Một năm 1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận VNDCCH và VNCH làm thành viên.
Liên Xô lập luận, “ở Việt Nam hai Nhà nước riêng biệt hiện hữu, khác biệt trong cấu trúc chính trị và kinh tế. Do đó, thống nhất qua bầu cử trở thành xa vời đối với Việt Nam như trong trường hợp nước Triều Tiên hay nước Đức” [5].
Không muốn công nhận VNCH, VNDCCH phản đối đề nghị của Liên Xô [6].
Khi Liên Hiệp Quốc tuyên bố VNCH hội đủ điều kiện gia nhập và đa số thành viên trong Đại hội đồng biểu quyết thu nhận VNCH vào LHQ, Liên Xô dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [7].
Tháng 9 năm 1958, Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thu nhận VNCH làm thành viên; một lần nữa, Liên Xô dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn [8].
Tháng 8 năm 1975, sau khi VNCH ngừng hiện hữu, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17, và VNDCCH nộp đơn gia nhập LHQ. Mặc dù ở Đại hội đồng LHQ, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của CHMNVN và VNDCCH, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn [9].
Từ cuối năm 1975 cho đến tháng 7 năm 1976, chính phủ CHMNVN và VNDCCH tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị, tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước, khai sinh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tháng 9 năm 1977, CHXHCNVN chính thức gia nhập LHQ [10].
Trước sự kiện Mỹ dùng quyền phủ quyết năm 1975, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn chặn hai Nhà nước CHMNVN và VNDCCH gia nhập LHQ là “sự vi phạm toàn diện các quy định rõ rệt của Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng” [11].
Phản ứng của Trung Quốc cho thấy chính Trung Quốc cũng công nhận, từ Hội nghị Geneva 1954 cho đến muà Hè năm 1976, Việt Nam có hai Nhà nước riêng biệt: VNCH/CHMNVN và VNDCCH. CHMNVN khai sinh năm 1969.

Để phản ánh quan điểm trên, Trung Quốc đề nghị lập quan hệ ngoại giao với VNCH sau Hội nghị Geneva năm 1954 và sau Hội nghị Paris năm 1973. VNCH không đáp ứng đề nghị của Trung Quốc [12].
Phản ứng không thuận lợi của Liên Xô hay Mỹ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, ngăn chặn nỗ lực gia nhập LHQ của VNCH/CHMNVN và VNDCCH trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, hành động ngăn chặn hay không công nhận của một vài nước không thể phủ nhận sự hiện hữu của hai Nhà nước trên đất nước Việt Nam trong hơn hai thập niên, như tổ chức LHQ và Điều 3 của Công ước Montevideo 1933 khẳng định [13].

Những dữ kiện lịch sử vừa nêu chứng minh rõ ràng hai điểm sau:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai Nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.

* * *

2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM “CÔNG NHẬN” VIỆT NAM CÔNG HÒA?

Có tác giả so sánh Công hàm 1958 của VNDCCH với Công hàm 1953 của Johor trong vụ kiện tranh chấp cụm đảo Pedra Branca trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) giữa Malaysia và Singapore và đề nghị CHXHCHVN “công nhận” VNCH nhằm làm tăng “tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa” [14].

Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Vốn là thuộc địa của Anh, Malaysia và Singapore lần lượt giành độc lập năm 1957 và 1965; Johor là một trong 13 bang thuộc Malaysia.
Trong phán quyết về Pedra Branca năm 2008, ICJ cho rằng Johor có chủ quyền đối với Pedra Branca cho đến giữa thế kỷ XIX.
Khi Singapore nêu câu hỏi về Pedra Branca năm 1953, quan chức Johor trả lời Pedra Branca không thuộc quyền sở hữu của chính quyền Johor.
ICJ cho rằng Johor đưa quan điểm rõ ràng về chủ quyền Pedra Branca qua Công hàm 1953.
Dựa trên phương cách hành xử chủ quyền của Singapore trong giai đoạn 1953-1980 và dựa trên sự thiếu vắng hoạt động hành xử chủ quyền của Johor và của Malaysia, đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm, kể từ giữa thế kỷ XIX, ICJ kết luận ở thời điểm năm 1980, khi Malaysia và Singapore chính thức khởi kiện, chủ quyền Pedra Branca thuộc về Singapore [15].

Khác biệt giữa Công hàm 1953 của Johor và Công hàm 1958 của VNDCCH:

1. Về Công hàm 1953 của Johor:
- ICJ kết luận, dựa trên chứng cứ lịch sử, Pedra Branca thuộc chủ quyền của Johor cho đến giữa thế kỷ XIX.
- Johor không hành xử chủ quyền đối với Pedra Branca trong hơn 100 năm sau đấy.
- Công hàm 1953 của quan chức Johor phủ nhận chủ quyền Pedra Branca thuộc Johor.
- Trong gần 30 năm sau khi có Công hàm 1953, Singapore hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Pedra Branca trong khi Malaysia không có hành xử nào đáng ghi nhận.

2. Về Công hàm 1958 của VNDCCH:
- Quốc gia Việt Nam (QGVN) và Nhà nước kế thừa, VNCH, luôn luôn khẳng định và hành xử chủ quyền một cách hoà bình đối với Hoàng Sa – Trường Sa [16].
- Từ khi khai sinh cho đến cuối năm 1975, VNDCCH không đòi chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH ra đời trong bối cảnh này.
- Vì cộng đồng thế giới công nhận sự hiện hữu của hai Việt Nam, VNCH và VNDCCH, và vì Hoàng Sa – Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH, mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa không có giá trị pháp lý.
- CHMNVN, khai sinh năm 1969 và ngừng hiện hữu năm 1976, trực tiếp hay gián tiếp, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, trước và sau khi VNCH ngừng hiện hữu [17].
Sự hiện hữu của hai Nhà nước Việt Nam và sự khác biệt trong bản chất giữa Công hàm 1953 và Công hàm 1958 cho thấy việc CHXHCNVN “công nhận” VNCH vì Hoàng Sa – Trường Sa là không cần thiết.

* * *
3. PHÁP “XAO LÃNG” HÀNH XỬ CHỦ QUYỀN ĐẢO PHÚ LÂM THUỘC HOÀNG SA?

Có tác giả cho rằng Pháp “chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937”; Pháp“xao lãng” hành xử chủ quyền đảo Phú Lâm trong giai đoạn gần giữa thế kỷ XX [18].

Chứng cứ lịch sử và pháp lý cho thấy:
Hai nhóm An Vĩnh (trong đó có đảo Phú Lâm) và nhóm Trăng Khuyết, thuộc Hoàng Sa, có hơn 30 đảo, đá.
Nhà địa dư người Hà Lan, trong bộ đại từ điển gần 200 năm trước, nói như sau, “Hoàng Sa là một nhóm đảo trong Biển Nam Hải, thuộc An Nam, bao gồm các đảo đá, và đầy rừng. Biển vùng này nhiều cá đến nỗi người An Nam ra đây bắt cá hàng năm. Những đảo chính là đảo Cây, Woody, Rocky, Amphitrite, Lincoln, Pattles, Roberts, Money, Duncan, Passookeah, Drummonds và Triton.” Woody là tên quốc tế của đảo Phú Lâm [19].

Khoản những năm đầu thập niên 1920, Pháp thường xuyên cho tàu tuần hành khu vực Hoàng Sa, từng khám xét tàu Nhật chuyên chở phốt phát từ đảo Phú Lâm, như ghi nhận của tác giả người Pháp:
“Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản cầm đầu doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ti Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán… chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa” [20].

Tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Pháp [21].

Từ giữa đến cuối thập niên 1920, nhiều đoàn khảo sát khoa học của chính quyền Đông Dương thực hiện nghiên cứu ở Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm chuyến đi đến đảo Phú Lâm [22].

Tháng 6 năm 1938, Pháp cho xây trên đảo Phú Lâm “một đài khí tượng phòng mưa bão và một hoả đăng thường trực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải” [23].

Trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Đông Dương tiếp tục quản lý đảo Phú Lâm nói riêng và Hoàng Sa – Trường Sa nói chung [24].

Cuối năm 1946 sang đầu năm 1947, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên Hoàng Sa – Trường Sa, dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật. Khi quân Tưởng đến đảo Phú Lâm, Pháp phản đối. Chính quyền Tưởng bác bỏ đề nghị để quốc tế giải quyết của Pháp. Đầu năm 1950, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú Lâm.

Tháng 10 năm 1950, sau khi ký kết Hiệp ước Elysée, Pháp chính thức trao quyền kiểm soát Hoàng Sa – Trường Sa cho QGVN.

Tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao QGVN tuyên bố Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Việt Nam. Các thành viên Hội nghị không phản đối tuyên bố của Việt Nam [25].

Trong cả ba hội nghị quốc tế ở Cairo, Potsdam, và San Francisco, tuyệt đại đa số những nước tham dự không xem Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Hoa. Hội nghị quy định Nhật phải trao trả các vùng đất đã chiếm đoạt trong chiến tranh cho nước sở hữu. Đại diện chính quyền Tưởng có mặt ở Cairo và Potsdam nhưng không phản đối quyết định của hội nghị [26].

Đầu năm 1956, nhân cơ hội Pháp chuẩn bị rời khỏi Đông Dương như quy định ở Hội nghị Geneva, quân đội CHNDTH chiếm đóng nhóm An Vĩnh; quân đội VNCH chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH tái khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa [27].

Những chứng cứ trên chứng minh Pháp hành xử chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa), bao gồm đảo Phú Lâm, ít nhất là từ đầu thập niên 1920 cho đến khi họ rời Đông Dương. Người Nhật và người Tàu đến đảo Phú Lâm để khai thác phốt phát khi đảo Phú Lâm không là “terra nullius” (đất vô chủ).

* * *
4. ĐỔI TÊN NƯỚC THÀNH “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA”?

Trong phong trào chỉnh sửa Hiến pháp 2013 hiện nay, có không ít ý kiến đề nghị đổi tên nước thành VNDCCH.

Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Trung Quốc, một tên nước VNDCCH hay tương tự như CHDCVN, do không khác biệt đáng kể khi dịch sang tiếng nước ngoài, sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình đấu tranh vì chủ quyền trên Biển Đông [28].

Một tên nước “Cộng hoà Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.

* * *
5. HƯỚNG ĐI TỚI CHO VIỆT NAM TRƯỚC ĐE DỌA CỦA NGOẠI BANG

Bài viết này góp phần giải đáp câu hỏi: Có chăng hai Nhà nước Việt Nam hiện hữu trong 20 năm trước khi khai sinh Nhà nước CHXHCNVN, và từ đấy, giải đáp các vướng mắc liên quan đến Công hàm 1958 cũng như mọi tuyên bố hay cam kết, nếu có, của VNDCCH trong giai đoạn trước năm 1975 về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.

Bài viết đồng thời phản biện một số quan điểm về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.

Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định”. Theo nguyên tắc này, ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian lâu dài [29].

Việt Nam nên nhận thức rằng:

(1) Việc Trung Quốc khẩn trương thành lập thành phố hành chính Tam Sa để quản lý Hoàng Sa – Trường Sa, tổ chức du lịch ở Hoàng Sa, v.v. là đi sát với nguyên tắc “quieta non movere”, nhằm chứng minh với thế giới Trung Quốc đang hành xử chủ quyền “một cách hoà bình” đối với các đảo, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam cho đến khi bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1956, và chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1974 và năm 1988.

(2) Sự leo thang xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc qua hành động cắt dây cáp, sách nhiễu, hành hung ngư dân, hay bắn vào tàu ngư dân hành nghề ở vùng biển cổ truyền của Việt Nam cho thấy phản ứng của Việt Nam, qua tiếp tục họp báo lên án, tiếp tục trao công hàm phản đối, v.v., trong nhiều năm nay, không khiến cho Trung Quốc lùi bước [30].

(3) Phương cách hành xử trong giai đoạn 1953-1980 đối với Pedra Branca của Singapore và Malaysia (nước ban đầu có chủ quyền đối với Pedra Branca), và quyết định của ICJ trao chủ quyền Pedra Branca cho Singapore năm 2008 là bài học có giá trị cho Việt Nam.

So với Trung Quốc, Việt Nam có chứng cứ lịch sử rõ ràng, có cơ sở pháp lý vững chắc đối với chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.

Dựa trên quyết định của ICJ trong các trường hợp khác nhau, bài viết cho thấy việc kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa gây nhiều bất lợi cho Việt Nam và tạo nhiều thuận lợi cho Trung Quốc.

Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ:
– Bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
– Khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, và để hình thành một xã hội dân sự, cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và sự tín nhiệm rộng rãi của cộng đồng thế giới.
– Chính sách đối ngoại minh bạch, rõ ràng, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổn định.

Lịch sử đang trông chờ.

T.V.C.

Chú thích:

1. ”Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?”, Việt Hà, 2013.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-wants-maintain-status-quo-scs-vh-03152013160853.html
“Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, Nhóm PV Biển Đông, 2011
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1
2. “China’s War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications”, King Chen, 1987, p. 46.
“Toward a New Framework for Peaceful Settlement of China’s Territorial and Boundary Disputes”, Junwu Pan, 2009, p. 172
“Nansha indisputable territory”, Li Jinming, 2011
http://www.china.org.cn/opinion/2011-06/15/content_22789091.htm
“Experts reject Vietnamese author’s sovereignty claim over islands”, Ling Yuhuan, 2012
http://www.globaltimes.cn/content/726580.shtml
3. ”La souverainete sur les archipels Paracels et Spratleys”, Monique Chemillier-Gendreau, 1996, p. 122.
“Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Từ Đặng Minh Thu, 2007
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
“Giải pháp cho vấn đề Biển Đông”, Tạ Văn Tài, 2010
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai20/201020_TaVanTai.htm
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2123861
“Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958″, Duy Tân Joële Nguyễn, 2012
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/09/120914_phamvandong_note.shtml
4. “The major international treaties of the twentieth century”, (II), John Ashley Soames Grenville, Bernard Wasserstein, 2001, p. 619.
“Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”, Đinh Phương, 2010
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30684&cn_id=425786
5. “The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam”, (I), Senator Gravel Edition, 1971, p. 247
“The Vietnam Wars 1945-1990”, Marilyn Young, 1991, p. 53
“Article 4”, United Nations, 1959
http://untreaty.un.org/cod/repertory/art4/english/rep_supp2_vol1-art4_e.pdf
6. “Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance”, Douglas Pike, 1987, p. 42.
7. “Ho Chi Minh: A Life”, William Duiker, 2000, p. 500.
8.”Foreign Relations of the United States, 1958–1960”,
Volume II, United Nations and General International Matters, Document #27
http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1958-60v02/d27
9.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
10.”Chính phủ Nhiệm kỳ Quốc hội Khoá VI (1976-1981)”, Cổng Thông tin Điện tử
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=798&articleId=2892
11.”Admission of new Members and related matters”, United Nations, 1976
http://unyearbook.un.org/1975YUN/1975_P1_SEC1_CH12.pdf
12.”La Chine et le reglement du premier conflit d’Indochine (Geneve 1954)”, Francois Joyaux, 1979, p. 297
“The China-Cambodia-Vietnam Triangle”, Wilfred Burchett, 1981, pp. 36-37
“More Evidence of Beijing’s Betrayal”, Vietnam Courier, #7, 1981, p. 5
13.”Montevideo Convention on the Rights and Duties of States”, Đại học Oslo, Na Uy,
http://www.jus.uio.no/english/services/library/treaties/01/1-02/rights-duties-states.xml
14.”Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?”, Dương Danh Huy và cộng sự, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml
15.”Case concerning sovereignty over Pedra Branca, Middle Rocks and South Ledge”, International Court of Justice, 2008
http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14492.pdf
16.”White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, p. 52
17.”White Book: The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos-Vietnamese Territories”, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN, 1982, p. 14
18.”Viet Nam, China, and the conflict in the Southeast Asean Sea”, Jonathan London và Vũ Quang Việt, 2013
http://xinloiong.jonathanlondon.net/wp-content/uploads/2013/04/143_-_WP_-_Dr_London__Dr_Vu-1.pdf
Bản dịch tiếng Việt: “Việt Nam, Trung Quốc và Xung đột ở Biển Đông Nam Á”, Jonathan London and Vũ Quang Việt, 2013
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/02/viet-nam-trung-quoc-va-xung-dot-o-bien-dong-nam-a/
19.“Algemeen aardrijkskundig woordenboek”, Jacobus Van Wijk Roelandszoon, 1821, M-P, p. 862
20.“A propos de iles Paracels”, P.A. Lapicque, Extreme-Asie – Revue Indochinoise illustrée #38, 1929, pp. 605-616
“White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, Bộ Ngoại giao VNCH, 1975, pp. 36-37
”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 104
21.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, p. 37
22.“Oiseaux des Iles Paracels”, J. Delacour & P. Jabouille, 1930, pp. 4-5
“Contribution a l’etude des iles Paracels. Les phosphates”, P. Maurice Clerget, 1932, pp. 12-15
23.“La question de Hainan et des Paracels”, Claudius Madrolle, Revue Politique Etrangère, Juin 1939, pp. 302-312
24.“Vietnam’s Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes”, 1979,
Document #12, quyết định bổ nhiệm nhân viên trên đảo Phú Lâm vào tháng 8 năm 1941
25.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 39-41
26.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 119-120
“Vietnam’s Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys: Its Maritime Claim”, Nguyễn Hồng Thao, 2012
27.”Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Monique Chemillier-Gendreau, 2000, pp. 42-43
28.“Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Nghĩa Nhân, 2013
http://phapluattp.vn/20130413120727176p0c1013/them-phuong-an-ve-ten-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa.htm
“Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ”, Nguyễn Hưng, 2013
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/doi-lai-ten-nuoc-la-tro-ve-dung-ban-chat-che-do/
29. “Estoppel, Acquiescence and Recognition in Territorial and Boundary Dispute Settlement”, Nuno Sergio Marques Antunes, 2000
30. “Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa”, 2007
http://tuoitre.vn/The-gioi/232458/phan-doi-trung-quoc-thanh-lap-thanh-pho-tam-sa.html
“Việt Nam phản đối Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02”, 2012
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/12/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-lam-dut-cap-tau-binh-minh-02/
“Trao công hàm phản đối Trung Quốc bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam”, 2013
http://dantri.com.vn/xa-hoi/trao-cong-ham-phan-doi-trung-quoc-ban-tau-ca-cua-ngu-dan-viet-nam-711289.htm
“Phản đối Trung Quốc đưa khách du lịch ra Hoàng Sa”, 2013
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/phan-doi-trung-quoc-dua-khach-du-lich-ra-hoang-sa/

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

(Chép lại từ trang http://www.boxitvn.net/bai/46791)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 12 May 2013, 16:33


Hơn bao giờ hết, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ....bay gio dan VN chi con mong cho long yeu nuoc cua cac bac lanh dao de VN con co ten tren ban do the gioi ,con neu khong thi tuong lai dat nuoc VN cua minh roi se di ve dau ..... scratch

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Tài liệu Biển-Đảo VN Empty Re: Tài liệu Biển-Đảo VN

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết