TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

3 posters

Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  Du Ca Sat 23 Nov 2013, 10:15

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà N43t

Có người cho văn hóa Việt Nam (tức người Việt) không có huyền thoại. Tôi không nghĩ vậy. Dân tộc nào mà chẳng trải qua một “thời đại lớn” (chữ của M.Eliade”). Thưở ấy, người ta sống bằng huyền thoại, “suy nghĩ” và cảm nhận thế giới bằng huyền thoại, lưu giữ và truyền gửi thông điệp cho nhau và cho hậu thế cũng bằng huyền thoại. Có điều, không hiểu vì sao, khi từ tiền sử bước vào hữu sử, tổ tiên người Việt đã đánh vỡ hệ thống huyền thoại của mình. Bằng chứng là những mảnh vỡ của kim âu đó văng đi và còn găm vào những truyền thuyết, cổ tích.

Người ta cũng thường nói đến yếu tố nữ tính, thậm chí nguyên tắc nữ, trong văn hóa Việt Nam qua lễ nghi, phong tục và văn chương nghệ thuật. Nguyên lý này, nếu có, hẳn phải ảnh xạ vào huyền thoại, khởi điểm của mọi khởi điểm? Tôi thử lần tìm điều đó bằng việc lấy ba người đàn bà đầu tiên mà những mảnh vỡ của huyền thoại còn lưu giữ được. Dĩ nhiên, khái niệm “đầu tiên” chỉ là tương đối, Mỵ Nương trong “Sơn Tinh- Thủy Tinh”, Mỵ Châu trong “Mỵ Châu – Trọng Thủy” và Mỵ Nương trong “Trương Chi”

Mỗi thời đại đều “đọc” huyền thoại theo một cách riêng, và tìm thấy ở đó có những gì mà nó cần. Bởi lẽ, xét đến cùng, mỗi thời đều có cách sử dụng huyền thoại của nó và cho nó. Điều này vừa làm phong phú cho huyền thoại, bồi thêm sức sống cho nó, đồng thời cũng đẩy xa thông điệp ban đầu, thậm chí còn gây nhiễu. Chuyện kể về “tam Mỵ” nói trên, tôi nghĩ hẳn cũng không tránh khỏi số phận đó.  Sự giải mã huyền thoại hiện nay chính là quá trình bóc tách những vỏ bọc đó để đi đến cái nhân đích thực, ban đàu.

Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trước đây thường được hiểu như là một câu chuyện tình, “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” (Tản Đà), sau đó lại được hiểu như là cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại thiên tai lũ lụt… Có lẽ, đó là những ý nghĩa được gia ban về sau, hậu nghiệm. Thực ra người ta có thể tìm thấy ở đây mảnh vỡ của huyền thoại về Đại Hồng Thủy, ký ức xa xôi của nhân loại về thời kỳ tan băng hà. Cũng cảnh nước ngập mênh mông, gieo rắc ta họa, tưởng như ngày tận thế; cũng một đôi trai gái (Sơn Tinh và Mỵ Nương) còn sống sau nạn nước (hoặc chiến thằng nó), trở thành vợ chồng, thành tổ của một tộc người; ngọn núi Ba Vì nơi họ đến trú ngụ chơ vơ giữa biển nước như một con thuyền (Noé trong Kinh Thánh hay Vỏ trấu trong Sự tích hồ Ba Bể). Đồng thời, qua việc Thủy Tinh đánh đuổi Sơn Tinh để cướp lại Mỵ Nương cũng còn lưu lại ảnh xạ của tục cướp dâu, hiện tượng đọng lại trong phong tục của người Mông.

Mỵ Châu- Trọng Thủy không chỉ là câu chuyện cảnh giác, “trái tim lầm chỗ để trên đầu” (Tố Hữu), câu chuyện chiến tranh gián điệp…, mà thông qua câu chuyện tình bi thảm này, người ta thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội. Mỵ Châu được cha giao cho giữ nỏ thần – vật thiêng liêng và quan trọng nhất trong cả nước. Nàng đã sống nặng vì mình, vì tình yêu của mình, còn Trọng Thủy thì nặng vì cha, vì đất nước của anh ta. Bi kịch của những người không xử lý được hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tình và lý.

Cũng vậy, bi kịch Mỵ Nương- Trương Chi không phải là bi kịch của sự giàu nghèo, của giai cấp, giữa một anh dân chài và một cô tiểu thư con quan thừa tướng mà là bi kịch của kẻ cầu toàn, kẻ đi tìm cái tuyệt đối. Mỵ Nương mê tiếng hát của Trương Chi nhưng lại không chấp nhận khuôn mặt xấu xí của anh ta. Cô muốn một sự hoàn thiện hoàn mỹ, cả cái này lẫn cái kia, mà cuộc đời lại chỉ cho phép chọn một.

Lược qua câu chuyện Tam Mỵ trên, tôi muốn gảy ra đây một vài thông điệp mà người xưa nhắn gửi trong huyền thoại Việt Nam.

Trước hết, ba người đàn bà đều có tên bắt đầu bằng chữ Mỵ. Mỵ có nghãi là đẹp. Mỵ còn được đọc là “mế”, “mệ”, chỉ người đàn bà trong tiếng tiền Việt – Mường, hoặc Việt cổ. Hơn nữa, Mỵ Nương, Mỵ Châu vốn không phải tên riêng, mà là tên chung chỉ đàn bà. Bởi vậy có thể đi đến hai kết luận: người đàn bà là đẹp. Người đàn bà là đẹp, đã đành, nhưng còn giữ vai trò quan trọng nữa. Mỵ Châu được giao giữ nỏ thần, một vật thiêng. Truyền thống “nội tướng”, “lệnh ông không bằng cồng bà”, “đội quân tóc dài” của người phụ nữ Việt Nam, có lẽ bắt đầu từ đây.

Nếu đặt ba truyện theo thứ tự Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mỵ Châu- Trọng Thủy, Trương Chi, chúng ta thấy diện mạo bên ngoài và diện mạo nội tâm của người phụ nữ ngày một rõ rệt hơn. Ở Sơn Tinh – Thủy Tinh, mặc dù là đối tượng của sự tranh chấp giữa thần núi và thần nước, nhưng người ta khong thấy rõ phản ứng, cũng như tâm lý của Mỵ Nương. Ở Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự cá nhân hóa của người phụ nữ đã tiến lên một bước, bởi vì nhân vật phải đối diện với quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Và ở chuyện Trương Chi thì sự cá nhân hóa ở người phụ nữ đã phát triển đầy đủ. Câu chuyện giữa Mỵ Nương và Trương Chi là câu chuyện cá nhân với cá nhân. Trong cuộc đấu tranh với chính mình, thế giới nội tâm của Mỵ Nương đã bộc lộ đầy đủ, sâu sắc.

Người ta thường nói đến “cảm giác mức độ” của người Việt Nam, đến sự nhận thức về “ngưỡng” của văn hóa Việt nam. Những câu chuyện trên truyền đạt thông điệp đó một cách rõ ràng, sinh động và đầy sức thuyết phục. Mỵ Châu thì sống vì cá nhân mình (tức là tình yêu với Trọng Thủy) nên đã mất nỏ thân, dẫn đến mất nước, chết hàm oan dưới lưỡi gươm của cha. Trọng Thủy sống vì cộng đồng của anh ta, theo lời cha phản bội tình yêu của Mỵ Châu, cuối cùng cũng hối hận đâm đầu xuống giếng tự vẫn. Con đường sống của ncon người là đi tìm hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, điều mà Mỵ Châu, Trọng Thủy chỉ đạt được sau khi chết qua hình tượng lấy ngọc trai rửa nước giếng thì ngọc sáng ra. Trong Trương Chi, Mỵ Nương say mê tiếng hát, yêu vẻ đẹp tâm hồn của anh chàng dân chài nhưng lại không yêu nổi vẻ mặt xấu xí của anh ta. Nàng muốn sự hoàn thiện, đẹp cả người lẫn nết. Điều này đã gây ra cái chết của Trương Chi và sự đau khổ của nàng. Sự tận thiện tận mỹ, có lẽ chỉ có trong lý tưởng, trong ý niệ. Thực tế là trần tục, đầy sự khiếm khuyết. Nếu không chấp nhận, cầu toàn, ảo tưởng cũng dẫn đến sự hủy diệt ở hương diện này hay phương diện khác.

Sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa lý tưởng và thực tế không phải là thứ “triết lý để tồn tại” mà là một minh triết, một túi khôn dân gian. Thông điệp quan trọng này được tổ tiên nhắn gửi qua huyền thoại, truyền thuyết và cổ tích, qua số phận của những người đàn bà, của phụ nữ Việt nam, từ khởi thủy.

Giáo sư Đỗ Lai Thúy

Trích “Phân tâm học và Tính cách dân tộc”
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  huuhoi Tue 26 Nov 2013, 08:40

Cám ơn DC mang bài về cho mọi người cùng tham khảo.

Đọc xong bài này, HH thấy hơi phân vân.

Ai cũng thấy văn hoá Việt cũng như thực tế lịch sử Việt đặt vị trí người Phụ Nữ khá cao trong xã hội (so với các nước trong khu vực). Mẹ Âu Cơ là Mẹ của Bách Việt (chí ít là theo huyền sử); người tự mình hô hào, lãnh đạo khởi nghĩa trong bối cảnh cực kỳ khó khăng khi bị giặc Tàu đô hộ, rồi đánh đuổi giặc đi, tự phong VUA như Bà Trưng thì trong lịch sử thế giới có ai làm được? ... Mỗi năm Việt Nam có 2 ngày vinh danh Phụ Nữ, trong khi cánh đàn ông thì chẳng có ngày nào Laughing .

Tuy nhiên, với cái tiêu đề của GS hơi quá "Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà". Ông chỉ tách ra 3 mẫu chuyện, gắn kết nó với 3 hiện tượng tâm lý; thôi thì đều là suy diễn, miễn có cái lý của nó là được. Nhưng nếu dùng nó để gán cho "tính cách Việt: Khởi thuỷ là đàn bà" thì có cái gì đó không ổn.
Phải chăng ông muốn nói về cái "tính cách khởi thuỷ của người đàn bà Việt"? Bởi lẽ nếu gán cho cả dân tộc thì mai này một ai đó tìm về cổ sử thời xa hơn một chút, đọc truyền thuyết Lạc Long Quân theo Lĩnh Nam Chích Quái, xoi vào một điểm nhỏ lại lôi ra rằng tính cách người Việt là "lăng nhăng" khi "dám lấy vợ (hay con gái ? có sự khác biệt giữa các nguồn) của Đế Lai, vốn là anh con Bác ruột của mình; rồi lại mở màn sự kiện Li Dị đầu tiên trong lịch sử khi chia đôi bầy con ...
Nếu dựa vào một vài mẫu chuyện rời rạc mà quy cho tính cách dân tộc thì e ... hơi quá!

Hoặc có thể trong từ "Một chùm" ông ngụ ý sẽ gom những nhóm chuyện khác nhau để phản ánh những vấn đề khác nhau trong xã hội ? Nếu theo góc nhìn này thì HH không có gì phải nói cả.

Hì hì, ở đây không có ý "phê bình văn học" vì HH đâu có đọc hết nội dung của GS viết đâu mà dám bình. Chẳng qua chỉ là nhân một đoạn ngắn mà viết tám loạn cho vui thôi

Một đính chính nhỏ, có thể do GS không để ý khi viết "ba người đàn bà đều có tên bắt đầu bằng chữ Mỵ" mặc dù sau đó chính ông đã giải thích Mỵ không phải là tên riêng. Tuy nhiên nếu nói Mỵ nương, Mỵ châu là tên chung chỉ đàn bà thì cũng chưa hẳn đúng.

Theo thông lệ, con gái vua Hùng gọi chung là Mỵ Nương (kiểu như công chúa ?), con trai vua Hùng gọi chung là Quan Lang (kiểu như hoàng tử?). Ví dụ như Mỵ nương trong truyện Sơn Tinh-Thuỷ Tinh có tên là Ngọc Hoa
Riêng Mỵ nương trong truyện Trương Chi thì lại là con gái của Tể tướng, sao lại là Mỵ nương thì ... HH không rõ. Có thể do người kể chuyện quy tất cả quan lại và vua chúa vô cùng một nhóm chăng?
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 26 Nov 2013, 17:11


Ai cũng thấy văn hoá Việt cũng như thực tế lịch sử Việt đặt vị trí người Phụ Nữ khá cao trong xã hội....Very Happy 
Nhu vay o VN nam nu deu binh dang nhu nhau thi tot qua roi HH va MX oi .
TTG thay o nhung nuoc Hoi giao hien gio van con trong nam khinh nu , nhieu nuoc tren the gioi phu nu Hoi giao cung dang tranh dau de gianh quyen binh dang nhu nam gioi ma khong biet co duoc khong ...Neu ma ho van con tiep tuc "lam ban voi ong tao"giong nhu Chieu noi thi kho a Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  Du Ca Tue 26 Nov 2013, 18:32

Thx ..HH và TTG bàn tãn dzui !

Mỗi năm Việt Nam có 2 ngày vinh danh Phụ Nữ, trong khi cánh đàn ông thì chẳng có ngày nào Laughing 

Đàn ông chả có gì để vinh danh á đúng ko TTG !Laughing 

Thì GS nhìn vô LS ngàn năm văn hiến của  dân tộc Việt mà đề cao Phụ Nừ hi.. Razz 

Neu ma ho van con tiep tuc "lam ban voi ong tao"giong nhu Chieu noi thi kho a Laughing 

Sao vậy TTG chậm hỉu ....ko hỉu !Mad 
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  tieng thoi gian Thu 28 Nov 2013, 00:27

Neu ma ho van con tiep tuc "lam ban voi ong tao"giong nhu Chieu noi thi kho a ...

Sao vậy TTG chậm hỉu ....ko hỉu !!!!!co gi dau khong hieu DC ...Thi ho phai ra khoi nha de di hoc di lam cung nhu dan ong vay thoi,tiep xuc voi the gioi ben ngoai nhu vay moi hoc hoi canh tranh ma doi quyen binh dang nhu canh dan ong vay do...Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  Du Ca Fri 29 Nov 2013, 10:38

Ồ thì ra ...DuCa vốn chậm tiêu hoá Chị TTG kekeke...Very Happy Very Happy 
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  tieng thoi gian Mon 02 Dec 2013, 06:02

Ồ thì ra ...DuCa vốn chậm tiêu hoá Chị TTG kekeke...

TTG co luc cung giong vay thoi ...dau phai chuyen gi minh cung de tieu het dau Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Một chùm tính cách Việt:  Khởi thủy là đàn bà Empty Re: Một chùm tính cách Việt: Khởi thủy là đàn bà

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết