TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Khổng Tử Phiếm Đàm

+3
Du Ca
huuhoi
tieng thoi gian
7 posters

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Tue 01 Mar 2016, 18:11

Hi..hi..bàn luận đẻ học hỏi á
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Tue 01 Mar 2016, 18:22

Cảm on TTG nhé flower
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 04 Mar 2016, 05:08

15. 子贡曰: “贫而无谄,富而无骄,何如?”
子曰: “可也。未若贫而乐,富而好礼者也”.
子贡曰:“诗”云,„如切如磋!如琢如磨”, 兲斯之谓与?”
子曰:“赐也!始可与言“诗”已矣,告诸往而知来者。”
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cống viết “Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như ? ”.
Tử viết “Khả dã. Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã”.
Tử Cống viết “Thi vân, như thiết như tha ! Như trác như ma, kỳ tư chi vị dư ?”.
Tử viết “Tứ dã ! Thuỷ khả dữ ngôn “Thi” dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lai giả”.

Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi "Nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, hạng người đó ra sao?"
Khổng tử đáp: “Khá đấy; nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ lễ”.
Tử Cống thưa: “Kinh Thi có câu: Như cắt như gọt, như giũa như mài”. Ý nghĩa như vậy chăng?”
Khổng tử khen: “này anh Tứ, như anh là đã bắt đầu có thể bàn, giảng về Kinh Thi rồi đó. Vì bảo cho điều trước mà anh hiểu được điều sau”.
----
Phiếm đàm: Nghèo mà không đánh mất tư cách của mình, giàu mà không huênh hoang đã là cái gì đó hiếm hoi trong xã hội ngày nay. Xưa, khi mà chủ nghĩa vật chất chưa được đề cao mà được như vậy đã khó thì ngày nay còn khó vạn lần, khi mà ra ngoài nhìn những người giàu có được tôn vinh, săn đón thì ít ai tránh khỏi chạnh lòng. Việc chạnh lòng so sánh có thể hình thành thái độ tích cực hay tiêu cực
Tích cực: đặt cho mình mục tiêu vươn lên làm giàu (chính đáng) để ngang bằng với người ta. Như vậy sẽ làm động lực tốt cho sự phát triển cá nhân, rồi rộng ra đến xã hội
Tiêu cực: làm giàu bất chấp thủ đoạn; hoặc xu nịnh, a dua người giàu để trục lợi. Cả hai đều dẫn tới sự xói mòn đạo đức cá nhân rồi đến xã hội.
Tuy nhiên, nếu phát huy theo hướng tích cực như trên vẫn chưa đủ làm nên bậc quân tử. Khổng Tử muuốn đẩy lên mức độ toàn tâm toàn ý hướng thiện, khi hành vi tốt và tâm ý hoàn toàn đồng ý, không do dự khi làm việc tốt, thống nhất giữa "lý trí" và "tình cảm" khi ông dùng chữ "vui" và "thích"
Ý đồ là thế, nhưng không hoàn toàn hợp lý, đặc biệt khi muốn nhóm "nghèo mà vui". Nếu họ hoàn toàn hài lòng với cái nghèo, sống theo kiểu "an bần lạc đạo" thì ai tạo ra sự phát triển cho xã hội? Tệ hơn nữa là ai làm gương cho đám đông noi theo? (mấy ai sẽ theo Đạo nếu thấy những người đi trước đều kham khổ, nghèo xơ xác? - người thường sẽ mất động lực học theo)
Vậy nên chỉ cần theo phần sau, chẳng nên vui với cái nghèo, mà phải làm sao thoát khỏi cái nghèo một cách chính đáng.
Tử Cống liên tưởng đến câu trong Kinh Thi, hàm ý phải rèn giũa, luyện tập tích cực mới nên. Điều đó đúng ý đồ Khổng Tử nên ông khen rằng Tử Cống đã hiểu ý Kinh Thi, có thể dùng nó mà nói chuyện với người khác
==========


LT bàn này hay hén hi..mình đọc cau trên hiểu nhưng khi cau sau theo Tử Công thưa mình ko đủ vò công hiểu ngheLT bàn nói hiểu he..he.. Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 04 Mar 2016, 05:14

Mà đúng ngèo thì có cái vui nhưng XH mà nghèo quá cũg ko phát triển nổi .Giàu thì giữ Lễ ..câu này mình ko hiểu chỉ nghĩ người giàu thì ko hênh hoang ,khoe khoang thôi hi..giữ sự khiêm tốn ai mà ko biết mình giàu đi lhoe chi Laughing
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 10 Mar 2016, 13:39

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách, luật lệ. Vậy, rõ ràng chính trị là quan trọng.
Thực tế, các chính sách, luật lệ này là do một nhóm ít người đặt ra, và trên lý thuyết là được thông qua một cách công khai minh bạch với sự hậu thuẫn của số đông người dân. Nếu chúng ta không bày tỏ ý kiến về các chính sách đó, coi như chúng ta đồng ý (hay không phản đối).
Thực tế, ngay cả ở những nước dân chủ, không phải ai cũng có cơ hội góp ý cho luật pháp. Điều này còn tệ hơn khi con người cho rằng mình chẳng có quyền hạn, ý nghĩa gì, chỉ là phận "con sâu cái kiến", có nói cũng chẳng ai nghe, nên không dám tỏ bày ý kiến, từ đó bàng quang với mọi sự kiện chính trị xảy ra chung quanh. Khi bàn về chính trị thì mọi người tỏ ra e ngại, như thể đang động chạm đến vấn đề "cấm kị". Như vậy, người đó đã tự tước "quyền con người" của mình trước khi người khác tước đoạt nó.
Chúng ta có thể quá nhỏ bé để tiếng nói có trọng lượng, nhưng thử tưởng tượng 95% người dân cũng nghĩ như ta thì sao? Khi đó chúng ta đã trao quyền thao túng cho 5% dân số còn lại quyết định số phận của chúng ta. Thật nguy hiểm biết bao!

Khổng Tử có nói "Chính vi đại", nghĩa là giữ cho ngay thẳng (trong chính trị, trong cuộc sống) là việc trọng đại. Công dân tốt nên giữ lòng ngay thẳng, và quan tâm đến chính trị.

Phiếm đàm chương I đã xong, lão tà tiếp qua chương II

THIÊN II: VI CHÍNH (为政)
(Giữ cho chính đáng)

Tạm chia chương này thành 3 phần:
- Tại nhà: giữa đạo hiếu
- Tại trường: học hành cho nghiêm túc
- Trong (điều hành) xã hội: giữ lòng ngay thẳng, phụng sự đạo lý.

1. 子曰:为政以德,譬如北辰, 居兲所而众星兯之
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh cung chi

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Làm chính trị bằng đạo đức, (thì) giống như sao Bắc đẩu ở nơi cố định mà quần tinh (các ngôi sao) quy tụ chung quanh
---
Phiếm đàm: Đạo đức dĩ nhiên là nền tảng cao quý của con người. Người có đạo đức khi cai trị thường phải cân nhắc, suy xét mọi việc sao cho có ích cho (phần lớn) mọi người, nên thường vất vả hơn kẻ cầm quyền độc tài. Lại chính vì muốn chia xẽ quyền lợi cho mọi người một cách công bằng nên lợi lộc cho một số tay chân gần gũi cũng như các thế lực tài phiệt sẽ kém đi. Trong xã hội ngày nay, đó là điều bất lợi cho việc lôi kéo mọi người hội tụ quanh mình. Như vậy có phải thi hành đoạ đức sẽ không lôi kéo được quần tinh?
Ta cũng thấy, nều dùng tiền tài, thế lực mà lôi kéo mọi người tất sẽ không bền. Thuộc hạ tập hợp quanh mình vì lợi ích thì họ cũng sẽ sẵn sàng bỏ rơi nếu có người khác mang lại lợi ích nhiều hơn, hoặc khi mình sa sút không thể mang lại cho họ nhiều lợi ích như trước. Hơn nữa, những kẻ bị lôi kéo bằng tiền tài thì mục tiêu của họ sẽ vì tiền tài, khó lòng toàn tâm toàn ý phục vụ xã hội. Mà như vậy thì công việc chung khó thể tốt đẹp. Kết cục sẽ làm đổ vỡ chính thể. Hạng như thế sao gọi là "chúng tinh" hay  là "sao" được?
Khi làm chính trị, có đủ thế lực làm lớn, lại thì hnah2 đạo đức, công bằng thì sẽ lôi kéo được người tài về giúp sức. Đó mới chính là "sao" theo lời của Khổng Tử. Như vậy mới có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp.

==========
2. 子曰:诗三百,一言以蔽之,曰:“思无邪”
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: “Tư vô tà”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Kinh Thi có 300 bài, một câu tóm tắt là: "Tư tưởng không có suy nghĩ tà xấu (thuần chính)".
---
Phiếm đàm: Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Thiên Khổng Tử thế gia trong Sử ký của Tư Mã Thiên chép rằng "Ngày xưa Kinh Thi có tất cả hơn ba nghìn thiên. Đến thời Khổng Tử, Khổng Tử bỏ bớt những thiên trùng điệp, chỉ lấy 305 thiên có thể có ích cho lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng". Khổng Tử cũng rất đề cao kinh Thi (do mình san định lại ?) , từng nói "Không học Thi thì không biết nói chuyện gì" (bất học Thi, vi dĩ ngôn). Thực ra Kinh Thi cũng không khác gì mấy với các tập "Ca dao, Dân ca Việt Nam" lưu truyền lại mà thôi, có chăng thì Khổng Tử gạn lọc lại những thành phần tinh tuý. Tuy nhiên, ngay cả việc Khổng Tử có phải là người san định Kinh Thi hay không thì cũng còn nhiều tác giả hoài nghi.
Khổng Tử đề cao kinh Thi vì tư tưởng thuần chính. Tuy nhiên, đọc thử vài bài thì cũng chỉ nói về tình cảm người-người trong xã hội, chẳng cao siêu gì lắm. Chẳng hạn "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu" ....

==========
3. 子曰:道之以政,齐之以刑,民免而无耻,道之以德, 齐之以礼,有耻且格 .
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Lãnh đạo dân bằng pháp luật, giữ kỷ cương bằng hình phạt, dân có thể tránh được sai phạm nhưng mất lòng tự trọng. Lãnh đạo dân bằng đức độ và giữ kỷ cương bằng lễ giáo khiến người ta biết xấu hổ mà tự cảm hóa.
---
Phiếm đàm:Thời Khổng Tử,bằng chứng minh hoạ chủ yếu chỉ dựa vào 2 thái cực là Nghiêu-Thuấn (đạo đức) và Kiệt-Trụ (bạo lực). Tuy rằng sơ siễng nhưng cũng có thể khái quát hoá đáp ứng của xã hội con người trong phạm trù tự giác hay bị ép buộc. Xã hội loài người ngày càng phức tạp, con người ngày càng đa dạng, không thể chờ đợi đáp ứng của mọi người trong xã hội đều giống nhau, nên không thể phê phán câu này theo kiểu "vạch lá tìm sâu" được; mà chỉ nên hiểu đại để rằng "một khi cảm hoá được người ta bằng đạo đức thì công việc sau đó sẽ dễ dàng, người đó sẽ tự giác mà làm đúng lẽ phải, tuân thủ kỷ cương. Ép buộc người ta vào khuôn khổ nhưng người đó không thực sự cảm nhận được giá trị của khuôn khổ đó thì người ta vẫn có thể nhẫn nhục mà phục tùng (cam chịu mất sự tự trọng)".
Nhìn bề ngoài, kết cục có vẻ như nhau, nhưng một khi công cụ đàn áp, đè nén vào khuôn khổ đó bị suy yếu thì người ta sẽ phát sinh phản kháng, tiềm tàng nguy cơ phá vỡ kỷ cương đã được áp đặt.

Nói về áp dụng thực tế trong xã hội ngày nay, không thể mong có một nền Nhân Chính, đạo đức nào có đủ khả năng cảm hoá toàn bộ xã hội; dẫn đến tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh", gây hội chứng "mất lòng tin vào đạo đức" lan toả, khiến người ta nghi ngờ về "giá trị cũng như hiệu quả của việc tuân thủ đạo đức". Vì thế, không thể áp dụng đơn thuần 1 trong 2 cách. Một xã hội tốt đẹp phải: trước hết có nền giáo dục ưu việt để đề cao giá trị đạo đức, đồng thời phải có bộ máy pháp lý và hành pháp minh bạch, mạnh mẽ để trấn áp các hành vi phi đạo đức, để các phần tử tốt trong xã hội an tâm mà làm theo đạo đức.
Đến đây, ta lại thấy nguy cơ lạm dụng quyền lực, khi bộ máy trấn áp mượn tiếng trấn áp tội phạm để đàn áp những ý kiến đối lập thách thức quyền lực của mình. Do đó, một hệ thống tam quyền phân lập rõ ràng minh bạch từ đầu là rất quan trọng, đồng thời phải có nền giáo dục tốt để người dân biết được đâu là lẽ phải, đâu là quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong một xã hội công bằng. Có như vậy mới có thể phát huy nền chính trị đạo đức được.
Ông Khổng Tử thời đó còn không thuyết phục được mọi người, thì bây giờ ổng có sống lại cũng chỉ Khóc ròng mà thôi!

==========
4. 子曰:吾十亓而志於学,三十而立,四十而不惑,亓十而知天命,六十而耳顺,七十而从心所欲不逾矩.
Phiên âm Hán-Việt:Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri
thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi thì đã xác định chí hướng; bốn mươi tuổi không nghi hoặc nữa; năm mươi tuổi biết mệnh trời; sáu mươi tuổi biết theo mệnh trời; bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lí
---
Phiếm đàm: Nhiều nhà nho học vẫn dịch "tam thập nhi lập" là ba mươi tuổi đã tự lập. Thực ra Khổng Tử mồ côi cha từ nhỏ, năm 16 tuổi thì mẹ mất, năm 19 tuổi thì cưới vợ, như vậy không thể đợi tới 30 mới tự lập được. Xét theo sự kiện cuộc đời thì năm 30 ông (được Lỗ Chiêu Công tài trợ) đến Lạc Dương học lễ, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ. Như vậy có lẽ nên dịch chính xác hơn là xác định được chí hướng. Mười năm sau thì không còn nghi hoặc gì về con đường mình đã chọn. (kiểu như ván đã đóng thuyền  Very Happy ).
Câu mà người đời hay dùng (chẳng biết có hiểu nghĩa không) là "ngũ thập tri thiên mệnh"; tức là đã biết nhiệm vụ mình được trời uỷ thác cho, phải làm theo. Sáu mươi tuổi thì thuận tai, phân biệt phải trái rõ ràng thuận theo ý trời mà làm. Bảy mười tuổi mới đạt mức tâm ý hợp nhất: tình cảm phù hợp theo lý trí/đạo lý, không vượt ngoài khuôn khổ đạo lý.
Người thường chúng ta gầy dựng sự nghiệp có thể bắt đầu sớm hay trễ, nhưng nếu sau 40 mà chưa xác định con đường mình đi thì chắc chẳng còn cơ hội tiến xa được nữa. Vậy nên 40 tuổi thì nên chọn con đường mình theo một cách rõ ràng. Năm mươi tuổi thì cũng đã quá cái đỉnh cao sự nghiệp rồi, nếu đủ chín chắn thì nên biết sứ mệnh của mình với gia đình, với xã hội. Sáu mươi là tuổi về hưu mà còn sân si, không phân biệt phải trái thì chẳng phải là thứ "già dịch" rồi sao? Tuổi 70 cũng đã gần đất xa trời, ham muốn cũng đã lụi tàn, quay về cái tâm thiện lương, không vượt khuôn khổ là đúng rồi.

Vì thế, đây cũng chỉ là một diễn tiến tâm lý một người (tốt, bình thường) mà thôi.

==========
5. 孟懿子问孝,子曰:“无违”, 樊迟御,子告之曰:“孟孙问孝於我, 我对曰无违”
  樊迟曰:“何谓也”. 子曰:“生,事之以礼;死,葬之以礼,祭之以礼”
Phiên âm Hán-Việt: Mạnh Ý tử vấn hiếu, Tử viết “Vô vi”,
Phàn Trì ngữ, Tử cáo chi viết: “Mạnh Tôn vân hiếu ư ngã, ngã đối viết vô vi. Phàn Trì viết: “Hà vị dã ?”. Tử viết “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ.”

Dịch nghĩa: Mạnh Ý tử hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Vô Vi”.
Phàn Trì đánh xe cho Khổng Tử, ông kể "Mạnh tôn tử hỏi ta về chữ Hiếu, ta trả lời "vô vi". Phàn Trì hỏi: "vậy là ý gì?" Khổng Tử nói: " khi (cha mẹ) còn sống thì phụng sự hợp lễ; khi (cha mẹ) chết thì chôn cất, cúng tế đúng theo lễ"
---
Phiếm đàm: tại sao cái "cao thâm" của phương Đông hay bị thất truyền? Chính bởi cái kiểu quan điểm "người khôn ăn nói nữa chừng. Để cho kẻ dại nửa mừng, nửa lo" theo cách của Khổng tử ở đây.
"Vô vi" có nghĩa là không bị phụ thuộc (hay bị ảnh hưởng), còn có nghĩa "không làm, không lo lắng, an nhàn vô sự ..." Khổng tử trả lời Mạnh Tôn Tử như vậy thì thử hỏi đố ai mà biết ông định nói cái gì???
Đã không chịu nói cho rõ rồi còn bày đặt đi méc lại với người đánh xe là sao?

Đọc sách phương Đông hay thấy có chuyện nói rất mơ hồ để tìm xem ai có "căn cơ" hay có "duyên" mà theo Đạo của mình. Vì hồi đó có ít thầy nên họ mới nổi tiếng, chứ thử đem áp dụng cho đời nay, chẳng có ai chịu khó mày mò tìm hiểu ý nghĩa sâu xa, chỉ cần thấy khó hiểu là đi tìm thầy khác mà học. Thiếu gì !

==========
6. 孟武伯问孝,子曰:父母唯兲疾之忧.
Phiên âm Hán-Việt: Mạnh Vũ Bá vấn hiếu, Tử viết: “Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu”

Dịch nghĩa: Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo Hiếu.
Khổng tử đáp: Cha mẹ chỉ lo bệnh tật mà thôi.
---
Phiếm đàm: Khổng tử nói ở đây không rõ ràng, ai hiểu sao thì hiểu. Một lần nữa, cái kiểu nói lấp lững, nửa vời như vậy làm cho giới trẻ bây giờ tránh xa Nho học. Ai hơi sức nào làm theo một lời khuyên mà mình chẳng biết là mình có hiểu đúng ý tác giả hay không. Nếu hỏi thăm xung quanh thì cũng "9 người 10 ý".
Bệnh tật dĩ nhiên là nỗi lo, nhưng cha mẹ lo bệnh tật thì liên quan gì tới chữ Hiếu?
Nhiều người theo tập quán Á Đông, cha mẹ hy sinh tất cả cho con cái, mà không (hoặc không nói) quan tâm tới chính mình, thì dịch rằng sức khoẻ ở đây là của con cái. Vì cha mẹ chỉ lo chuyện sức khoẻ, nên con phải giữ gìn thân thể (do cha mẹ sinh ra) khỏe mạnh mới là có Hiếu. Trái lại, không biết giữ sức khỏe thân thể cũng là bất Hiếu.
Nhưng ở góc độ làm con, cứ lo giữ gìn sức khoẻ cho mình đã là hiếu hay sao? Do đó có ý dịch rằng "cha mẹ chỉ lo "mình" bệnh tật" (vì ngại con cái phải chăm lo, mai mốt mất đi thì con cái không có người định hướng, làm chỗ dựa tinh thần).
Tuy vậy, cách hiểu này cũng bị chỉ trích: "cha mẹ VN mình đâu có ích kỷ, thường giàu tính hy sinh nên làm sao chỉ nghĩ tới bản thân mình?"
Vậythì có thể hiểu như vầy (cho dù sai văn phạm, không sát câu gốc nhưng hợp với bối cảnh): "phận làm con hiếu thì nỗi lo duy nhất là tình trạng sức khoẻ của cha mẹ", bởi lẽ cha mẹ già rồi, nếu bệnh tật xảy ra thì nguy cơ càng cao. Làm sao cho cha mẹ không bệnh tật thì mới sống lâu được. Cách diễn từ ở đây: "phụ mẫu" là tính từ bổ nghĩa cho "duy kỳ tật".
Nói tóm lại là con cái nên biết chăm lo sức khoẻ (thể chất lẫn tinh thần) của cha mẹ, và của chính mình nữa!

==========
7. 子游问孝,子曰: 今之孝者,是谓能养。至於犬马,皆能有养,不敬,何以别乎?
Phiên âm Hán-Việt:Tử Du vấn hiếu, Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng, bất kính, hà dĩ biệt hồ ?”.

Dịch nghĩa:
Tử Du hỏi về đạo Hiếu, Khổng Tử nói: "Ngày nay người ta nói cứ biết nuôi dưỡng cha mẹ đã là Hiếu. Ngay cả đến chó, ngựa người ta cũng có thể nuôi dưỡng, vậy nuôi cha mẹ mà bất kính thì có khác gì (nuôi súc vật) đâu?
---
Phiếm đàm: Ông bà ta có câu:
"Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày"
Trong xã hội ngày nay khi cách sống Đại gia đình không còn phổ biến, cộng thêm lối sống vật chất, vị kỷ, bon chen khiến chữ Hiếu bị phai lạt. Cộng vào đó là sự bận rộn và áp lực công việc khiến người ta lơ là vấn đề tinh thần. Lo cho cha mẹ đầy đủ về vật chất thì coi như đã đủ "báo hiếu" rồi.
Rất nhiều bậc cha mẹ không hề muốn tiêu xài tiền bạc, vật chất mà con cái cung cấp. Họ không muốn là gánh nặng của con mình, nhưng họ lại rất cần sự quan tâm, chia xẻ. Để họ thấy rằng họ không bị gạt ra ngoài rìa cuộc sống. Sự đón nhận cấp dưỡng đôi khi được cha mẹ diễn dịch rằng mình hoàn toàn là gánh nặng, không mang lại lợi ích gì khác. Cái mà họ cần là cảm thấy mình có ích. Nấu cho con, cho cháu một bữa cơm, kể cho cháu nghe câu chuyện xưa và được con cháu lắng nghe, họ cảm thấy rằng mình còn tồn tại và còn có ích.
Ngày nay, giá trị đạo đức bị hạ thấp đến nỗi việc chu cấp vật chất đã được coi là mức "chuẩn" về hiếu. Lắm kẻ giàu có còn đắn đo tính toán khi phải chu cấp cho cha mẹ, trong khi đó chi tiền không tiếc cho những thứ phù phím của bản thân. Tất cả đều là hậu quả của nền giáo dục sai lầm từ ban đầu, và nền văn hoá xã hội bị suy đồi vì phong trào đấu tranh, bon chen và đề cao chủ nghĩa vật chất.
Mong thay một sự thay đổi giáo dục và cách nhìn tiến bộ của xã hội! ...

==========
8. 子夏问孝,子曰:色难。有事,弟子朋兲劳;有酒食,先生馔,曾是以为孝乎?
Phiên âm Hán-Việt:Tử Hạ vấn hiếu, Tử viết: Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kỳ lao; hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ ?

Dịch nghĩa: Tử Hạ hỏi về chữ Hiếu, Khổng Tử nói "Cái khó là ở chỗ sắc diện. Khi có việc, con cái giành việc cực nhọc, Khi ăn uống mời cha mẹ trước, như vậy có thể là Hiếu chăng?"
---
Phiếm đàm: theo ngu ý, câu này cũng đại ý như câu trên. Cha mẹ không ngại khó nhọc (đã khó nhọc nuôi con cả đời rồi, còn gì mà tiếc), lại chẳng cần gì đồ ăn thức uống ngon. Nếu con cái tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, vui vẻ mà phụng sự thì cái vui của cha mẹ là mình đã sinh dưỡng nên người tốt, chẵng bõ công khó nhọc một đời. Ngược lại, đỡ đần cho cha mẹ, dâng cơm nước nhưng thái độ không vui, mặt cau màu có thì cha mẹ có ngồi nghỉ ngơi, có ăn của ngon vật lạ gì thì cũng nuốt không trôi. Vậy đâu phải là Hiếu?


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Mon 29 Aug 2016, 09:46; sửa lần 10.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Thu 10 Mar 2016, 19:33

Giáo dục nhân cách con người là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển đối với mỗi quốc gia đang trên con đường tiến đến một xã hội văn minh, giàu mạnh!

TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ" Khổng Tử

Very Happy
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Tue 22 Mar 2016, 09:25

Đọc thử vài bài Kinh Thi thấy khó hiểu ,vần điệu ca dao nhưng từ ngữ "uốn "nhiều hơn nếu không dịch rõ Hạt Bui chậm hiểu không hiểu gì hết

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 21 Jul 2016, 12:54

9. 子曰: 吾与回言,终日不违,如愚。退而省兲私,亦足以发,回也不愚
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu. Thoái nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi,
dã bất ngu”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: ta xét những lời nói của trò Hồi (Nhan Hồi hay Nhan Uyên) trong cả ngày, thấy dường như chẳng có gì cả, như là kẻ ngu (không hiểu). Thế nhưng khi anh ta về rồi, ta xét lại thấy trong đời tư thì (Hồi) phát huy đầy đủ (sở học), vậy là đâu có ngu.
---
Phiếm đàm: Cách học của Nhan Hồi có vẻ như là tiêu biểu cho phong cách thường thấy ở cả Tàu lẫn Việt Nam. Đó là "không phản biện", nói sao nghe vậy. Chính vì thế thầy, hay người ngoài chẳng thể biết học trò có tiếp thu được hay không, có hiểu được cái gì từ đó hay không. Và vì thế, có thể bị đánh giá là thụ động, hoặc thậm chí là 'Ngu" như cách Khổng Tử nói.
Tính ưu việt của học thuật Âu Mỹ có lẽ là khuyến khích tương tác, phản biện. Ta có thể suy ra ở đây là Khổng Tử cũng thích có phản biện (nên mới nói Hồi có vẻ "ngu"). Lão tà không chắc các học giả Nho học thâm nho nhọ đít của Tàu (lẫn ta) có bao giờ để ý chuyện này chưa? nhưng thực tế là cách giáo dục cổ hủ cho rằng ai nói gì nghe nấy mới là "ngoan".
Tuy quan niệm như vậy nhưng Khổng Tử cũng chịu khó đánh giá việc làm "ngoài lớp học" của Nhan Hồi và biết "Hồi không ngu".
Thực tế ngoài đời ngày nay, những kẻ ít lời thường bị đánh giá thấp. Thiên hạ vẫn bị đánh lừa bởi những lời hoa mỹ. Để tránh sai lầm, cần quan sát hành vi ngoài đời nữa chứ không chỉ bằng lời nói.

==========
10. 子曰:视其所以,观其所由,察其所安, 人焉廋哉?人焉廋哉?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai ? Nhân yên sưu tai ?

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Nhìn kỹ cách người làm, xét xem người làm vì cái gì, kiểm tra xem động lực, niềm vui khi người đó làm , như thế người ta có gì mà giấu được ? Có gì mà giấu được ?
---
Phiếm đàm: câu này tiếp theo câu trên kể ra là hợp chỗ lắm. Nhân trường hợp Nhan Hồi ít nói, dường như "ngu" nhưng để đánh giá đúng một con người cần quan sát nhiều hơn là qua cách họ nói. Người ta có thể làm vì những động cơ khác nhau, có thể vì lợi ích, vì danh tiếng, vì ... nhiều lắm, nhưng liệu điều đó có đúng với bản chất của họ không thì khó đánh giá hơn. Ngoài đời nhiều người cũng đi làm từ thiện, cũng nói chuyện thiện nhưng vì mục đích đánh bóng tên tuổi mà làm. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì khó biết đâu là thực lòng, đâu là có ý đồ. Nếu họ thực lòng thì làm việc nặng nhọc với sự vui vẻ, không nề hà thể hiện trên nét mặt. Nếu làm mà nhăn nhó, chiếu lệ thì chẳng phải thực tâm!  Laughing "
==========
11. 子曰:温故而知新,可以为师矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ ”

Dịch nghĩa: Khổng tử nói : "ôn việc cũ để biết việc mới, có thể làm thầy vậy!"
---
Phiếm đàm: Ngày nay người ta đề công nhận là việc "học từ thất bại của người khác là khôn ngoan hơn là từ thất bại của chính mình", vì không nên phải trả giá cho thất bại nếu có thể rút kinh nghiệm từ cái giá người khác đã trả.
Đó là nói về "thất bại", tuy nhiên quá khứ không chỉ có thất bại. Hàng ngàn năm lịch sử nhân loại có biết bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tình huống đã xảy ra mà nếu như ta chiêm nghiệm được để áp dụng thì có thể tránh nhiều sai lầm.
Vấn đề không thống nhất trong câu nói này của Khổng Tử là phần "khả dĩ vi sư hĩ".
Thông thường thì câu này được hiểu theo đa số là "có thể làm thầy người khác vậy!". Cũng hợp lý vì nếu mình đã nghiền ngẫm kim cổ, thông tuệ rồi thì đủ khả năng làm thầy người kkhác. Tuy nhiên trên đời có bao nhiêu người là (hoặc muốn là) thầy? Không lẽ câu này chỉ có giá trị với nhóm người đó thôi sao? Nói vậy thì hẹp hòi quá.
Việc học là việc quan trọng không với riêng ai. Nếu muốn tiến bộ, muốn làm công việc của mình hiệu quả, muốn dạy con cái tốt ... đều phải học. Để có kinh nghiệm thì phải biết việc cũ,  suy đoán, lập kế hoạch cho việc mới.
Vậy, câu này nên hiểu là "việc ôn việc cũ, suy ra/biết việc mới thì bản thân nó có thể dạy ta nhiều điều, có thể dạy cho chính ta vậy!"

==========
12. 子曰:君子不器
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Quân tử bất khí.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói "Quân tử không phải là 1 thiết bị (đồ dùng)
---
Phiếm đàm: Câu nói mơ hồ. Quân tử hay tiểu nhân, ... chẳng ai là một đồ dùng cả. Tuy nhiên, nhìn một góc độ khác, mọi người đều đóng góp như một phần của một công việc, một mục đích nào đó.
Cụ Nguyễn Hiến Lê giải thích đồ dùng nghĩa là chỉ dùng vào được một việc, Người Quân tử phải hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc. Nói như vậy cũng có chỗ không hợp lý vì đồ dùng vẫn có thể dùng được trong nhiều việc khác nhau.
Đâu là sự khác biệt giữa "khí cụ" và "con người"? Chịu khó nhìn kỹ, ta sẽ thấy "khí cụ" tự nó không thể làm được việc gì cả. Nó cần được chủ thể nào đó sử dụng, điều khiển. Nếu một kẻ, dù có khả năng làm việc rất hiệu quả, đầu óc nhanh nhạy, nhưng thiếu tính độc lập, chỉ biết để cho người ta sai khiến thì không phải là hạng Quân tử.
Quân Tử phải phân biệt thị phi, nắm vững lẽ phải và chủ động hành động phục vụ lẻ phải, theo nguyên tắc đạo đức.
Nhiều kẻ có học tự cho mình là suy nghĩ độc lập nhưng thực tế vẫn bị giật dây, cung cấp thông tin sai lạc để điều khiển, khiến người đó "chủ động" và tình nguyện làm theo ý đồ đen tối của người đứng sau. Hạng người này chưa đủ để gọi là người Quân Tử.

==========
13. 子贡问君子。子曰:先行其言而后从之
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: Tiên hành kì ngôn nhi hậu tòng chi.

Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi về quân tử. Khổng tử đáp: hãy làm trước đi đã, sau mới nói ra.                          
---
Phiếm đàm: Nhiều người rất thích chứng tỏ bản thân. Họ cố tỏ ra giỏi trong ... mọi lĩnh vực, nên lúc nào cũng lên tiếng chỉ vẻ thế này thế nọ. Rất dễ khi nói chuyện tốt, nhưng chẳng dễ khi làm nó. Lý thuyết nhưng thiếu thực tiễn thì kém sức thuyết phục. Vậy, nên trãi nghiệm bản thân để kiểm chứng điều mình nói thì lời nói mới có trọng lượng, mới đáng tin cậy. Người Quân Tử nên làm thế.
Cách nghĩ kiểu của Khổng Tử ăn sâu vào cách suy nghĩ của nhiều người. Khi nghe ai nói điều phải thì hay chống chế kiểu như "ông có làm được không mà đòi dạy đời?"
Nhưng chỉ suy nghĩ một chiều như vậy thì cũng là hẹp hòi. Nhiều vị giáo sư, diễn giả được chào mời diễn thuyết, huấn luyện các nơi về đủ mọi chủ đề. Thật khó mà đòi hỏi những người này có kinh nghiệm thực tế trên mọi điều họ nói. Vậy, họ dựa trên lý thuyết, cộng với khả năng lập luận của bản thân để đưa ra đề nghị, lời khuyên cho các học viên, thính giả làm theo.
Việc làm như trên được chấp nhận phổ biến trong xã hội ngày nay, nhưng bị Khổng Tử cho là "chưa được Quân Tử cho lắm".

Vậy chúng ta tạm chia những người "hay nói" thành 2 nhóm:
Nhóm 1: những kẻ ba hoa, nói những lời lý thuyết mà không có chiều sâu, nếu bị hỏi tới thì tắc tị. Nhóm này vẫn gây được ấn tượng đối với những người nông cạn, thiếu kiến thức và không chịu đào sâu suy nghĩ.
Nhóm 2: những bậc "du thuyết", diễn giả: rất giỏi về lý thuyết, có kinh nghiệm sâu trên vài lĩnh vực và có khả năng lập luận, suy đoán trong các trường hợp chưa thực sự trãi nghiệm. Họ là các nhà tư vấn, giảng viên đào tạo kỹ năng, chính trị gia ...

Dĩ nhiên, đa phần còn lại là "mội thứ một chút" Laughing  Khó mà trãi nghiệm đủ thứ để làm Quân Tử theo kiểu của Khổng Tử. Người bình thường vẫn có thể bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mình chưa từng trãi, miễn là đừng có bảo thủ giữ ý kiến mình cho dù sai rành rành ra đó là được rồi!  Laughing  

==========
14. 子曰:君子周而不比,小人比而不周
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: "Người quân tử kết thân, đoàn kết với mọi người mà không kết đảng vì tư lợi; tiểu nhân kết đảng vì tư lợi mà không thân với mọi người"
---
Phiếm đàm: Phàm thì bọn tiểu nhân, cho dù dùng thuật ngữ hoa mỹ gì thì cũng đều hướng tới cái lợi lộc cá nhân. Thế mới gọi là tiểu nhân. Người quân tử hướng tới mục đích cao đẹp, phục vụ chính nghĩa.
Để phục vụ cho mục đích nào đi nữa, muốn đạt được thành tựu to lớn thì cũng phải tập họp quần chúng. Do đó việc lôi kéo, thuyết phục người khác là chuyện không tránh khỏi. Căn cứ vào vẻ bề ngoài, khó mà phân biệt đâu là quân tử, đâu là tiểu nhân, vì những kẻ tiểu nhân đại gian ác thì rất khôn ngoan, khéo léo dấu điều tư lợi dưới các mỹ từ, lôi cộng đồng ra làm cái vỏ bảo vệ. Chẳng hạn các thuật ngữ thường được dùng trước nay:
- "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo"
- "công bằng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên", "công bằng xã hội"
- "giành chính quyền về tay nhân dân"
- "phục vụ quần chúng", "đầy tớ nhân dân", "công bộc" ...
- "nhân dân làm chủ", "làm chủ tập thể"
Chính vì thế chỉ đọc câu nói của Khổng Tử thì cũng chưa đủ, mà phải sáng suốt nhìn vào hành vì, quan sát lúc gặp khó khăn ... thì mới biết được đâu là tập họp chính nghĩa, đâu là "tư lợi kéo bè kéo cánh".
Nếu thấy biểu hiện "một người làm quan cả họ được nhờ", con ông này, bà nọ được "bổ nhiệm đúng quy trình" vào các vị trí quan trọng, nhiều bổng lộc, quyền lực mặc dù tài năng, kinh nghiệm chưa được chứng minh; cộng sự xung quanh toàn là người nhà, chiến hữu bất tài ... thì rõ ràng là "kéo bè kéo cánh". Khi đó, cho dù mở miệng nói ra toàn là nhân nghĩa, đạo đức gì gì, thì bản chất cũng chỉ là tiểu nhân tư lợi.

==========
15. 子曰:学而不思则罔,思而不学则殆
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: "Học mà không suy nghĩ sẽ trở nên rối rắm, mờ tối; chỉ suy nghĩ mà không học sẽ rất nguy hiểm, mỏi mệt."
---
Phiếm đàm: "suy nghĩ" ở đây có nghĩa là đào sâu, phân tích ý nghĩa của điều học được. Ngày nay không ít kẻ quá tin vào những điều học được mà chẳng bao giờ có ý nhìn lại, đánh giá. Họ tin rằng vì điều này đã được đưa vào sách vở, đã được những người có danh tiếng rao giảng thì chắc chắn là đúng rồi, cần gì phải đánh giá lại cho mệt óc.
Suy nghĩ đó cũng không sai, nếu không nói là mang lại hiệu quả tức thời. Vậy tại sao lại nói là "trở nên rối rắm, mờ tối" ? há chẳng sai lắm sao?
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phức tạp, đa cực. Không còn rõ ràng trắng-đen, nên có rất nhiều góc nhìn khác nhau về mọi thứ. Nếu ta chỉ học không suy nghĩ, đánh giá, thì việc gì xảy ra nếu ta gặp phải 1 quan điểm có lý nhưng trái ngược với điều ta được học? Kẻ cực đoan sẽ quay ngoắc 180 độ, cho rằng hồi giờ mình sai! Kẻ bảo thủ sẽ bịt tai, đi theo "lối cũ ta về". Như vậy tất sẽ mờ tối, không tiến bộ; một số tình huống phức tạp sẽ trở nên rối rắm. Vì vậy cần phải suy nghĩ, chắt lọc, chỉ giữ lại những tinh hoa của điều học được.
Còn dĩ nhiên, nếu chỉ nhìn vào sự việc và suy nghĩ... suy nghĩ tìm lối đi của chính mình, không học từ kinh nghiệm đã đúc kết từ người đi trước thì thành tựu sẽ hạn chế, bản thân sẽ mệt mõi và đôi khi còn nguy hiểm vì đi sai đường. Vế này chắc không ai phản đối  Laughing  

==========
16. 子曰:攻乎异端,斯害也已
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Bỏ sức ra công kích những niềm tin, học thuyết khác thì chỉ có hại mà thôi
---
[color=#0033ff]Phiếm đàm: thật ra cách dịch trên đây cũng hơi khiên cưỡng.
Dân gian thường hiểu "dị đoan" là những sự hiểu, diễn giải lệch lạc. Khổng tử thường lên án những "tà thuyết", nên nếu hiểu "công" là công kích thì "dị đoan" ở đây không thể có nghĩa tiêu cực được. (công kích điều xấu thì sao lại có hại?)
Để phát triển theo hướng công kích điều xấu (trên giả định rằng Khổng Tử nói thì phải đúng, nên ta phải diễn giải làm sao cho hợp lý  Laughing ), (theo cụ Nguyễn Hiến Lê,) một số người cho rằng từ "dĩ" ở đây đúng ra là từ "chỉ" nghĩa là "dừng lại" . Khi đó hiểu rằng "công kích tà thuyết dị đoan thì cái hại sẽ ngưng lại, tiêu tan". Về ý nghĩa có vẻ hợp lý, nhưng lại phải thay đổi chữ nghĩa trong câu, có thể đó không phải là ý của Khổng Tử.
Cụ Nguyễn Hiến Lê thì hiểu thao cách : "Chuyên tâm nghiên cứu những cực đoan thì có hại", theo thiển ý thì cũng không ổn lắm. "dị đoan" không hẳn là "cực đoan".
Một lần nữa, ta lại thấy sự mơ hồ trong lời nói của Khổng. Đôi khi những điều "tốt đẹp" được gán cho Khổng Tử thực chất chỉ là những "sáng tạo" của người triển khai mà thôi!  Laughing "
==========
17. 子曰: 由,诲汝,知之乎?知之为知之,不知为不知,是知也
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Do, hối nhữ, tri chi hồ ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: này trò Do, (để ta) chỉ cho anh, chữ "Biết" là gì? Biết (hiểu) thì nói là biết, không biết (hiểu) thì nói không biết. Đó là biết vậy.

Phiếm đàm:
Chú thích: Trò Do tức là Tử Lộ, cao đồ của Khổng Tử
Câu này vốn hết sức "kinh điển". Lúc nhỏ nghe xổ tri chi tri chi .... gì gì cứ như bắp rang. Nói thì dễ nhưng làm thì khó vì có khi không rõ mình có biết thiệt hay không.
Có người thật tâm tin là mình biết, ra sức nói cho người khác nghe nhưng thực ra họ hiểu sai cả mà vẫn tin mình đúng. Vậy chiếu theo câu này của Khổng thì người này có Biết hay không? Anh ta nói vì nghĩ rằng mình Biết, nhưng người nghe lại nói anh ta không biết mà vẫn nói, vậy là "Không Biết"
Lại có kẻ chẳng biết ngọn ngành, nhưng được cái dẻo mồm nguỵ biện, khi có người hỏi tới mà bảo không biết thì sợ người khinh nên ra sức nói nhăng nói cuội tỏ ra mình biết. Sự thể ở đời nhiều người thiếu kiến thức, thiếu sự đánh giá, nghe nói thao thao bất tuyệt thì ngưỡng mộ mà tin theo, cho rằng người này là Biết. Bản thân người nói linh tinh này đôi khi nói xong thấy thiên hạ gật gù tán thưởng thì ... khoái chí cho rằng mình Biết luôn.
Khó thật. Vậy làm sao mới là Biết thật sự?
Cuối cùng thì phải tuỳ vào cái Tâm người nói. Nếu mình tin rằng mình biết thì cứ nói theo chỗ mình hiểu, đồng thời phải lắng nghe phản biện. Nếu phản biện hợp lý, chỉ ra đúng chỗ sai của mình thì phải thừa nhận là mình biết sai (hay chưa biết). Đạt đến như vậy thì :
thứ nhất: không có gì đáng xấu hỗ vì mình đã thể hiện hết điều mình nghĩ
thứ hai: có nói ra mới biết mình không biết, đồng thời chấn chỉnh kiến thức của mình. Vậy là biết thêm kiến thức mới

==========



Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 16 Aug 2016, 18:14; sửa lần 9.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 25 Jul 2016, 18:41

Đôi khi người đời chỉ nhìn bề ngoài người ta hiểu lầm ,biết đâu khuôn mặt ,hay cử chỉ có vẽ "ngu "nhưng thật họ là thiên tài sao Very Happy

tính ưu việt của học thuật Âu Mỹ có lẽ là khuyến khích tương tác, phản biện. Ta có thể suy ra ở đây là Khổng Tử cũng thích có phản biện (nên mới nói Hồi có vẻ "ngu"). Lão tà không chắc các học giả Nho học thâm nho nhọ đít của Tàu (lẫn ta) có bao giờ để ý chuyện này chưa? nhưng thực tế là cách giáo dục cổ hủ cho rằng ai nói gì nghe nấy mới là "ngoan". .Thời xưa phong kiến mà ,nói chung có vẽ hay áp đật ,thời nay thì củng cải cách đôi chút chớ ..nếu theo cổ quài thì mình cũng bị gọi cổ hũ lạc hậu Very Happy

hực tế ngoài đời ngày nay, những kẻ ít lời thường bị đánh giá thấp. Thiên hạ vẫn bị đánh lừa bởi những lời hoa mỹ. Để tránh sai lầm, cần quan sát hành vi ngoài đời nữa chứ không chỉ bằng lời nói.
========== Ai dám tin vào lời nói không ,người ta nói người nói nhiều bán bắp giống an đó he..he,, Laughing


Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Thu 28 Jul 2016, 01:13

Hi..Khổng Tử nói cau trên rõ quá mà ,làm cong việc gì cũng có mục đích lợi Anh mới làm ...LT phiến đàm cũng có lý nhưng cũng kho đoán lòng dạ con người lắm ..Thời nay hầu như nhìn quanh con người sống hướng tới việc lợi cho mình nhiều hơn vì Xã Hội buộc người ta như vậy Laughing ...Hạt Bụi cũng vậy làm gì có lợi cho mình làm con ko làm chi cho mệt Laughing Laughing Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 28 Jul 2016, 09:45

Hìhì, HB ui, lâu lâu ổng cũng phải nói vài câu rõ ràng chứ không thì lại bị kêu toàn nói chuyện mập mờ khó hiểu ! Mad

Mình làm điều mình muốn và không cố làm cho người khác hiểu khác đi là ổn rồi.
Tôi không xấu mà cũng chẳng tốt, và tôi cũng không cố làm ra vẻ tôi là người tốt. Vậy là tôi trung thực ! Twisted Evil
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Thu 28 Jul 2016, 18:07

Lời nói của Lão chưa chac à nghen !....có nhiều người nói mình là người trung thực nhưng chẳng trung thực tí nào hì..Cho nên mình không ngộ nhận mình là người trung thực chỉ làm những điều gì ko trái lương tam thoi Very Happy

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 29 Jul 2016, 01:57

Nghe hai vị bàn luận hay quá ,mình góp vài cau bàn luận cho Sum tụ nghen

khổng Tử nói :ôn cố nhĩ tri tan ,khả di vi sư hỉ "
HLT bàn hay quá nhưng nói nhiều quá Laughing ...theo mình :nhìn quá khứ để hoàn thiện
Bản than tốt hơn ...suy nghĩ hành động tốt ..mọi người nhận cái hay như vậy là Thầy rồi

Những bậc thien tài là Thầy thien hạ còn mình chỉ là Thầy các con thoi Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Fri 05 Aug 2016, 18:45

Khổng Tử gì mà hay vậy nè .mà lời bàn cũng hay hi.. Very Happy .Người Quân Tử trong Khổng Tử khó ai đạt được ,hỏng ai hoàn hảo nhưng mình cần phải học ..học mãi

Có trãi nghiệm ,va chạm mới chia sẽ còn không nói chi họ nghĩ mình nói doc ..nói ra trật bài .Người nào bảo thủ giữ ý kiến mình thì bảo đãm không tài nào tiến bộ ,

Những kẻ ba hoa nói chi chớ ,giống như nhiều người học cao rộng mà lời nói trống rỗng hi..hi...thôi mình cũng chẳng học cao rộng chiụ làm người lặng im lắng nghe và học hỏi he..he.. Very Happy

Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Fri 05 Aug 2016, 18:53

. 孟武伯问孝,子曰:父母唯兲疾之忧.
Phiên âm Hán-Việt: Mạnh Vũ Bá vấn hiếu, Tử viết: “Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu”

Dịch nghĩa: Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo Hiếu.
Khổng tử đáp: Cha mẹ chỉ lo bệnh tật mà thôi.
---
Phiếm đàm: Khổng tử nói ở đây không rõ ràng, ai hiểu sao thì hiểu. Một lần nữa, cái kiểu nói lấp lững, nửa vời như vậy làm cho giới trẻ bây giờ tránh xa Nho học. Ai hơi sức nào làm theo một lời khuyên mà mình chẳng biết là mình có hiểu đúng ý tác giả hay không. Nếu hỏi thăm xung quanh thì cũng "9 người 10 ý".
Bệnh tật dĩ nhiên là nỗi lo, nhưng cha mẹ lo bệnh tật thì liên quan gì tới chữ Hiếu?
Nhiều người theo tập quán Á Đông, cha mẹ hy sinh tất cả cho con cái, mà không (hoặc không nói) quan tâm tới chính mình, thì dịch rằng sức khoẻ ở đây là của con cái. Vì cha mẹ chỉ lo chuyện sức khoẻ, nên con phải giữ gìn thân thể (do cha mẹ sinh ra) khỏe mạnh mới là có Hiếu. Trái lại, không biết giữ sức khỏe thân thể cũng là bất Hiếu.
Nhưng ở góc độ làm con, cứ lo giữ gìn sức khoẻ cho mình đã là hiếu hay sao? Do đó có ý dịch rằng "cha mẹ chỉ lo "mình" bệnh tật" (vì ngại con cái phải chăm lo, mai mốt mất đi thì con cái không có người định hướng, làm chỗ dựa tinh thần).
Tuy vậy, cách hiểu này cũng bị chỉ trích: "cha mẹ VN mình đâu có ích kỷ, thường giàu tính hy sinh nên làm sao chỉ nghĩ tới bản thân mình?"
Vậythì có thể hiểu như vầy (cho dù sai văn phạm, không sát câu gốc nhưng hợp với bối cảnh): "phận làm con hiếu thì nỗi lo duy nhất là tình trạng sức khoẻ của cha mẹ", bởi lẽ cha mẹ già rồi, nếu bệnh tật xảy ra thì nguy cơ càng cao. Làm sao cho cha mẹ không bệnh tật thì mới sống lâu được. Cách diễn từ ở đây: "phụ mẫu" là tính từ bổ nghĩa cho "duy kỳ tật".
Nói tóm lại là con cái nên biết chăm lo sức khoẻ (thể chất lẫn tinh thần) của cha mẹ, và của chính mình nữa!


Nhiều người sống ko có hiếu đối xử Cha Mẹ tội lắm ,cho nên Cha Mẹ chỉ lo bệnh tật cũng có nghĩa khi về gìa  rồi bịnh đâu sợ con cái bỏ bê Cha Mẹ Cô đơn .Người nào hiểu được khi Cha Mẹ gìa lẫn không hiểu gì còn thưuong chăm lo cuối đời ,Còn người nào không hiểu thôi ..tội lắm Mình thây trước mắt mình mà ,thôi thì mình hỏng còn Cha Mẹ làm phận dâu con trọn dạo hiếu với Cha Mẹ ngưởi í  Very Happy

Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Sat 06 Aug 2016, 04:14

Người bình thường vẫn có thể bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mình chưa từng trãi, miễn là đừng có bảo thủ giữ ý kiến mình cho dù sai rành rành ra đó là được rồi! Laughing

Trừ trường hợp đọc sách vở nhiều .Mình cùng nghĩ có trãi nghiệm  ,va chạm đủ thử mình mới chia sẽ ,vì đó là những kinh ngiệm minh kinh qua . Có qua con sông uốn khúc thì mới thấy dễ dàng qua con sông phảng lặng he..he..thực tế sống là chắc ăn play

...Sách vở là một phần ta đọc,sàn lọc những điều hay bổ ích trong đầu ..còn thực tế thì phải ứng dụng nếu ta gặp tình huống .Mình cũng nói dóc  nhưng nói dóc những gì mình đi qua và đã dụng phải Very Happy.Thì ko ai bắt bẻ mình được ! Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Sun 14 Aug 2016, 00:31

Hoàng Lão Tà đã viết:9. 子曰: 吾与回言,终日不违,如愚。退而省兲私,亦足以发,回也不愚
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi, như ngu. Thoái nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi,
dã bất ngu”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: ta xét những lời nói của trò Hồi (Nhan Hồi hay Nhan Uyên) trong cả ngày, thấy dường như chẳng có gì cả, như là kẻ ngu (không hiểu). Thế nhưng khi anh ta về rồi, ta xét lại thấy trong đời tư thì (Hồi) phát huy đầy đủ (sở học), vậy là đâu có ngu.
---
Phiếm đàm: Cách học của Nhan Hồi có vẻ như là tiêu biểu cho phong cách thường thấy ở cả Tàu lẫn Việt Nam. Đó là "không phản biện", nói sao nghe vậy. Chính vì thế thầy, hay người ngoài chẳng thể biết học trò có tiếp thu được hay không, có hiểu được cái gì từ đó hay không. Và vì thế, có thể bị đánh giá là thụ động, hoặc thậm chí là 'Ngu" như cách Khổng Tử nói.
Tính ưu việt của học thuật Âu Mỹ có lẽ là khuyến khích tương tác, phản biện. Ta có thể suy ra ở đây là Khổng Tử cũng thích có phản biện (nên mới nói Hồi có vẻ "ngu"). Lão tà không chắc các học giả Nho học thâm nho nhọ đít của Tàu (lẫn ta) có bao giờ để ý chuyện này chưa? nhưng thực tế là cách giáo dục cổ hủ cho rằng ai nói gì nghe nấy mới là "ngoan".
Tuy quan niệm như vậy nhưng Khổng Tử cũng chịu khó đánh giá việc làm "ngoài lớp học" của Nhan Hồi và biết "Hồi không ngu".
Thực tế ngoài đời ngày nay, những kẻ ít lời thường bị đánh giá thấp. Thiên hạ vẫn bị đánh lừa bởi những lời hoa mỹ. Để tránh sai lầm, cần quan sát hành vi ngoài đời nữa chứ không chỉ bằng lời nói.

==========
10. 子曰:视其所以,观其所由,察其所安, 人焉廋哉?人焉廋哉?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai ? Nhân yên sưu tai ?

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Nhìn kỹ cách người làm, xét xem người làm vì cái gì, kiểm tra xem động lực, niềm vui khi người đó làm , như thế người ta có gì mà giấu được ? Có gì mà giấu được ?
---
Phiếm đàm: câu này tiếp theo câu trên kể ra là hợp chỗ lắm. Nhân trường hợp Nhan Hồi ít nói, dường như "ngu" nhưng để đánh giá đúng một con người cần quan sát nhiều hơn là qua cách họ nói. Người ta có thể làm vì những động cơ khác nhau, có thể vì lợi ích, vì danh tiếng, vì ... nhiều lắm, nhưng liệu điều đó có đúng với bản chất của họ không thì khó đánh giá hơn. Ngoài đời nhiều người cũng đi làm từ thiện, cũng nói chuyện thiện nhưng vì mục đích đánh bóng tên tuổi mà làm. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì khó biết đâu là thực lòng, đâu là có ý đồ. Nếu họ thực lòng thì làm việc nặng nhọc với sự vui vẻ, không nề hà thể hiện trên nét mặt. Nếu làm mà nhăn nhó, chiếu lệ thì chẳng phải thực tâm!  Laughing "
==========
11. 子曰:温故而知新,可以为师矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ ”

Dịch nghĩa: Khổng tử nói : "ôn việc cũ để biết việc mới, có thể làm thầy vậy!"
---
Phiếm đàm: Ngày nay người ta đề công nhận là việc "học từ thất bại của người khác là khôn ngoan hơn là từ thất bại của chính mình", vì không nên phải trả giá cho thất bại nếu có thể rút kinh nghiệm từ cái giá người khác đã trả.
Đó là nói về "thất bại", tuy nhiên quá khứ không chỉ có thất bại. Hàng ngàn năm lịch sử nhân loại có biết bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tình huống đã xảy ra mà nếu như ta chiêm nghiệm được để áp dụng thì có thể tránh nhiều sai lầm.
Vấn đề không thống nhất trong câu nói này của Khổng Tử là phần "khả dĩ vi sư hĩ".
Thông thường thì câu này được hiểu theo đa số là "có thể làm thầy người khác vậy!". Cũng hợp lý vì nếu mình đã nghiền ngẫm kim cổ, thông tuệ rồi thì đủ khả năng làm thầy người kkhác. Tuy nhiên trên đời có bao nhiêu người là (hoặc muốn là) thầy? Không lẽ câu này chỉ có giá trị với nhóm người đó thôi sao? Nói vậy thì hẹp hòi quá.
Việc học là việc quan trọng không với riêng ai. Nếu muốn tiến bộ, muốn làm công việc của mình hiệu quả, muốn dạy con cái tốt ... đều phải học. Để có kinh nghiệm thì phải biết việc cũ,  suy đoán, lập kế hoạch cho việc mới.
Vậy, câu này nên hiểu là "việc ôn việc cũ, suy ra/biết việc mới thì bản thân nó có thể dạy ta nhiều điều, có thể dạy cho chính ta vậy!"

==========
12. 子曰:君子不器
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Quân tử bất khí.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói "Quân tử không phải là 1 thiết bị (đồ dùng)
---
Phiếm đàm: Câu nói mơ hồ. Quân tử hay tiểu nhân, ... chẳng ai là một đồ dùng cả. Tuy nhiên, nhìn một góc độ khác, mọi người đều đóng góp như một phần của một công việc, một mục đích nào đó.
Cụ Nguyễn Hiến Lê giải thích đồ dùng nghĩa là chỉ dùng vào được một việc, Người Quân tử phải hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc. Nói như vậy cũng có chỗ không hợp lý vì đồ dùng vẫn có thể dùng được trong nhiều việc khác nhau.
Đâu là sự khác biệt giữa "khí cụ" và "con người"? Chịu khó nhìn kỹ, ta sẽ thấy "khí cụ" tự nó không thể làm được việc gì cả. Nó cần được chủ thể nào đó sử dụng, điều khiển. Nếu một kẻ, dù có khả năng làm việc rất hiệu quả, đầu óc nhanh nhạy, nhưng thiếu tính độc lập, chỉ biết để cho người ta sai khiến thì không phải là hạng Quân tử.
Quân Tử phải phân biệt thị phi, nắm vững lẽ phải và chủ động hành động phục vụ lẻ phải, theo nguyên tắc đạo đức.
Nhiều kẻ có học tự cho mình là suy nghĩ độc lập nhưng thực tế vẫn bị giật dây, cung cấp thông tin sai lạc để điều khiển, khiến người đó "chủ động" và tình nguyện làm theo ý đồ đen tối của người đứng sau. Hạng người này chưa đủ để gọi là người Quân Tử.

==========
13. 子贡问君子。子曰:先行其言而后从之
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cống vấn quân tử. Tử viết: Tiên hành kì ngôn nhi hậu tòng chi.

Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi về quân tử. Khổng tử đáp: hãy làm trước đi đã, sau mới nói ra.                          
---
Phiếm đàm: Nhiều người rất thích chứng tỏ bản thân. Họ cố tỏ ra giỏi trong ... mọi lĩnh vực, nên lúc nào cũng lên tiếng chỉ vẻ thế này thế nọ. Rất dễ khi nói chuyện tốt, nhưng chẳng dễ khi làm nó. Lý thuyết nhưng thiếu thực tiễn thì kém sức thuyết phục. Vậy, nên trãi nghiệm bản thân để kiểm chứng điều mình nói thì lời nói mới có trọng lượng, mới đáng tin cậy. Người Quân Tử nên làm thế.
Cách nghĩ kiểu của Khổng Tử ăn sâu vào cách suy nghĩ của nhiều người. Khi nghe ai nói điều phải thì hay chống chế kiểu như "ông có làm được không mà đòi dạy đời?"
Nhưng chỉ suy nghĩ một chiều như vậy thì cũng là hẹp hòi. Nhiều vị giáo sư, diễn giả được chào mời diễn thuyết, huấn luyện các nơi về đủ mọi chủ đề. Thật khó mà đòi hỏi những người này có kinh nghiệm thực tế trên mọi điều họ nói. Vậy, họ dựa trên lý thuyết, cộng với khả năng lập luận của bản thân để đưa ra đề nghị, lời khuyên cho các học viên, thính giả làm theo.
Việc làm như trên được chấp nhận phổ biến trong xã hội ngày nay, nhưng bị Khổng Tử cho là "chưa được Quân Tử cho lắm".

Vậy chúng ta tạm chia những người "hay nói" thành 2 nhóm:
Nhóm 1: những kẻ ba hoa, nói những lời lý thuyết mà không có chiều sâu, nếu bị hỏi tới thì tắc tị. Nhóm này vẫn gây được ấn tượng đối với những người nông cạn, thiếu kiến thức và không chịu đào sâu suy nghĩ.
Nhóm 2: những bậc "du thuyết", diễn giả: rất giỏi về lý thuyết, có kinh nghiệm sâu trên vài lĩnh vực và có khả năng lập luận, suy đoán trong các trường hợp chưa thực sự trãi nghiệm. Họ là các nhà tư vấn, giảng viên đào tạo kỹ năng, chính trị gia ...

Dĩ nhiên, đa phần còn lại là "mội thứ một chút" Laughing  Khó mà trãi nghiệm đủ thứ để làm Quân Tử theo kiểu của Khổng Tử. Người bình thường vẫn có thể bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mình chưa từng trãi, miễn là đừng có bảo thủ giữ ý kiến mình cho dù sai rành rành ra đó là được rồi!  Laughing  

==========
14. 子曰:君子周而不比,小人比而不周
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: “Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: "Người quân tử kết thân, đoàn kết với mọi người mà không kết đảng vì tư lợi; tiểu nhân kết đảng vì tư lợi mà không thân với mọi người"
---
Phiếm đàm: Phàm thì bọn tiểu nhân, cho dù dùng thuật ngữ hoa mỹ gì thì cũng đều hướng tới cái lợi lộc cá nhân. Thế mới gọi là tiểu nhân. Người quân tử hướng tới mục đích cao đẹp, phục vụ chính nghĩa.
Để phục vụ cho mục đích nào đi nữa, muốn đạt được thành tựu to lớn thì cũng phải tập họp quần chúng. Do đó việc lôi kéo, thuyết phục người khác là chuyện không tránh khỏi. Căn cứ vào vẻ bề ngoài, khó mà phân biệt đâu là quân tử, đâu là tiểu nhân, vì những kẻ tiểu nhân đại gian ác thì rất khôn ngoan, khéo léo dấu điều tư lợi dưới các mỹ từ, lôi cộng đồng ra làm cái vỏ bảo vệ. Chẳng hạn các thuật ngữ thường được dùng trước nay:
- "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo"
- "công bằng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên", "công bằng xã hội"
- "giành chính quyền về tay nhân dân"
- "phục vụ quần chúng", "đầy tớ nhân dân", "công bộc" ...
- "nhân dân làm chủ", "làm chủ tập thể"
Chính vì thế chỉ đọc câu nói của Khổng Tử thì cũng chưa đủ, mà phải sáng suốt nhìn vào hành vì, quan sát lúc gặp khó khăn ... thì mới biết được đâu là tập họp chính nghĩa, đâu là "tư lợi kéo bè kéo cánh".
Nếu thấy biểu hiện "một người làm quan cả họ được nhờ", con ông này, bà nọ được "bổ nhiệm đúng quy trình" vào các vị trí quan trọng, nhiều bổng lộc, quyền lực mặc dù tài năng, kinh nghiệm chưa được chứng minh; cộng sự xung quanh toàn là người nhà, chiến hữu bất tài ... thì rõ ràng là "kéo bè kéo cánh". Khi đó, cho dù mở miệng nói ra toàn là nhân nghĩa, đạo đức gì gì, thì bản chất cũng chỉ là tiểu nhân tư lợi.

==========
15. 子曰:学而不思则罔,思而不学则殆
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: "Học mà không suy nghĩ sẽ trở nên rối rắm, mờ tối; chỉ suy nghĩ mà không học sẽ rất nguy hiểm, mỏi mệt."
---
Phiếm đàm: "suy nghĩ" ở đây có nghĩa là đào sâu, phân tích ý nghĩa của điều học được. Ngày nay không ít kẻ quá tin vào những điều học được mà chẳng bao giờ có ý nhìn lại, đánh giá. Họ tin rằng vì điều này đã được đưa vào sách vở, đã được những người có danh tiếng rao giảng thì chắc chắn là đúng rồi, cần gì phải đánh giá lại cho mệt óc.
Suy nghĩ đó cũng không sai, nếu không nói là mang lại hiệu quả tức thời. Vậy tại sao lại nói là "trở nên rối rắm, mờ tối" ? há chẳng sai lắm sao?
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phức tạp, đa cực. Không còn rõ ràng trắng-đen, nên có rất nhiều góc nhìn khác nhau về mọi thứ. Nếu ta chỉ học không suy nghĩ, đánh giá, thì việc gì xảy ra nếu ta gặp phải 1 quan điểm có lý nhưng trái ngược với điều ta được học? Kẻ cực đoan sẽ quay ngoắc 180 độ, cho rằng hồi giờ mình sai! Kẻ bảo thủ sẽ bịt tai, đi theo "lối cũ ta về". Như vậy tất sẽ mờ tối, không tiến bộ; một số tình huống phức tạp sẽ trở nên rối rắm. Vì vậy cần phải suy nghĩ, chắt lọc, chỉ giữ lại những tinh hoa của điều học được.
Còn dĩ nhiên, nếu chỉ nhìn vào sự việc và suy nghĩ... suy nghĩ tìm lối đi của chính mình, không học từ kinh nghiệm đã đúc kết từ người đi trước thì thành tựu sẽ hạn chế, bản thân sẽ mệt mõi và đôi khi còn nguy hiểm vì đi sai đường. Vế này chắc không ai phản đối  Laughing  


Vẽ trên mình bổ sung như thế này :Đang lãnh đạo ,nhan dan làm chủ Laughing .Theo mình nghĩ Đảng của Khổng Tử nói thời đó là Ám chỉ lãnh đạo đúng ko Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 15 Aug 2016, 08:01

Hạt Bụi ui, kẻ tiểu nhân kết bè kết đảng vì tư lợi ở mọi lúc, mọi nơi, không loại trừ, nhưng cũng không nhất thiết phải là lãnh đạo.
Tuy nhiên, một khi bè đảng tiểu nhân tư lợi nắm được quyền lãnh đạo thì cái ác sẽ trở nên phổ biến, lan tràn khắp xã hội, tai hại sẽ khôn lường
(Khổng tử có nói "Bất nhân nhi tại cao vị, thị bá kỳ ác ư chúng dã", sẽ bàn ở chương sau)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Mon 15 Aug 2016, 08:46

[color=#3366ff]Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Bỏ sức ra công kích những niềm tin, học thuyết khác thì chỉ có hại mà thôi
---
Phiếm đàm: thật ra cách dịch trên đây cũng hơi khiên cưỡng.
Dân gian thường hiểu "dị đoan" là những sự hiểu, diễn giải lệch lạc. Khổng tử thường lên án những "tà thuyết", nên nếu hiểu "công" là công kích thì "dị đoan" ở đây không thể có nghĩa tiêu cực được. (công kích điều xấu thì sao lại có hại?)
Để phát triển theo hướng công kích điều xấu (trên giả định rằng Khổng Tử nói thì phải đúng, nên ta phải diễn giải làm sao cho hợp lý Laughing ), (theo cụ Nguyễn Hiến Lê,) một số người cho rằng từ "dĩ" ở đây đúng ra là từ "chỉ" nghĩa là "dừng lại" . Khi đó hiểu rằng "công kích tà thuyết dị đoan thì cái hại sẽ ngưng lại, tiêu tan". Về ý nghĩa có vẻ hợp lý, nhưng lại phải thay đổi chữ nghĩa trong câu, có thể đó không phải là ý của Khổng Tử.
Cụ Nguyễn Hiến Lê thì hiểu thao cách : "Chuyên tâm nghiên cứu những cực đoan thì có hại", theo thiển ý thì cũng không ổn lắm. "dị đoan" không hẳn là "cực đoan".
Một lần nữa, ta lại thấy sự mơ hồ trong lời nói của Khổng. Đôi khi những điều "tốt đẹp" được gán cho Khổng Tử thực chất chỉ là những "sáng tạo" của người triển khai mà thôi! Laughing "


Khổng Tủ nói đúng quá chớ còn gì gì khiển cưỡng .Mỗi một học thuyết có những niềm tin khác nhau ,Ta cần tôn trọng mặc dù ta không cùng quan điểm .Nếu như mà đi cônh kích thì như ta đã gieo tội gây chiến tranh rồi Twisted Evil

Lão Tà giai thích mình cũng chảng hiểu nhiều Very Happy
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 15 Aug 2016, 13:11

Hì hì, DC chẳng hiểu nhiều thì cũng là lẽ thường tình thôi, tất cả là lỗi tại Khổng Tử nói năng mơ hồ c022

Lão tà nói khiên cưỡng bởi lẽ việc diễn dịch theo cách trên là theo ý của lão là chính, chưa chắc gì đúng ý Khổng Tử. (Nếu "Dị đoan" mà dịch là "học thuyết khác" thì không khiên cưỡng sao?. Khi đó "mê tín dị đoan" sẽ thành "tin vào học thuyết khác" ???? )
Phần phiếm đàm, lão đưa thêm 2 cách hiểu khác, để minh chứng cho câu kết của lão : "Đôi khi những điều "tốt đẹp" được gán cho Khổng Tử thực chất chỉ là những "sáng tạo" của người triển khai mà thôi!"

Thế mới là "phiếm đàm" chứ Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 1090697419
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Tue 16 Aug 2016, 05:33

He..he..Du Ca không đe ý cau sau chua dịch ,chỉ để ý cau dịch rồi theo HB nghĩ vậy

Khổng Tử là mot nhà luân lý đạo nghĩa mà mình sẽ không nghĩ "dị đoan " là tốt

Nếu cau sau phản tích mà ko bàn tới "dị đoan "thì cũng có nghĩa ko có ai cong kích niềm tin và học thuyết khác

Nếu dịch đúng nghĩa theo lý của Khổng Tử thì .:Công kích dị đoan là diệt trừ cái hại

Nếu đọc kỹ xíu lời Lão Tã mà động não he..he..thì hơi hiểu mà áp vo đọc liền hiểu chết liền Laughing

Theo mình nghĩ cau này của Khổng Tử
Hay làm nhiều người suy luận diễn giải ..

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 17 Aug 2016, 13:09

18. 子张学干禄, 子曰:多闻阙疑,慎言兲余,则寡尤;多见阙殆,慎行其余,则寡悔。言寡尤,行寡悔,禄在兲中矣

Phiên âm Hán-Việt: Tử Trương học can lộc, Tử viết: “Đa văn khuyết nghi, thận ngôn kỳ dư, tắc quả vưu; Đa kiến khuyết đãi, thận hành kỳ dư, tắc quả hối. Ngôn quả vưu, hành quả hối, lộc tại kỳ trung hĩ ”.

Dịch nghĩa: Tử Trương muốn học cách làm quan, được bổng lộc. Khổng Tử nói: "phải biết lắng nghe nhiều, điều gì chưa rõ (con nghi ngờ) thì để lại đó; lời nói ra phải cẩn trọng thì sẽ ít phạm sai lầm. Quan sát cho nhiều, những gì chưa hiểu thì đợi đã (đừng làm), hành động cẩn thận thì sẽ ít phải ăn năn. Lời nói ít sai lầm, hành động không phải hối hận thì lộc sẽ tới tay thôi"
----
Phiếm đàm: Khổng tử chủ trương học để ra làm quan. Chuyện này khỏi bàn, ai chẳng muốn thăng quan tiến chức. Vấn đề là làm quan thanh hay quan tham mới là chuyện. Kẻ lánh đời để cho quan tham lộng hành thì chẳng phải là hay.
Khi dạy học trò, đào tạo những người có tiềm năng ra làm quan, có cơ hội định hướng hoặc cải tạo xã hội, điều quan trọng của người thầy là phải dạy cho họ nhân cách tốt. Ở đây, Khổng Tử khuyến khích học trò kiếm bổng lộc, nhưng bằng cách hướng dẫn hành vi đúng đắn, chừng mực cho họ. Nhanh mà ẩu không bằng chậm mà chắc là điều Khổng muốn nói. (lẻ dĩ nhiên nhanh mà chắc vẫn là tốt nhất rùi:lol: )

Chú thích. – Tử Trương, họ Chuyên Tôn, tên Sư, học trò Khổng tử.
==========
19. 哀公问曰:“何为则民服?”. 孔子对曰:举直错诸枉,则 民朋;举枉错诸直,则民不服。
Phiên âm Hán-Việt: Lỗ Ai Công vấn viết: “Hà vi tắc dân phục?”. Khổng tử đối viết: “Cử trực thố chư uổng, tắc dân phục; Cử uổng thố chư trực, tắc dân bất phục."

Dịch nghĩa: Lỗ Ai Công (vua nước Lỗ, quê Khổng tử, là con Lỗ Định công, lên ngôi năm 494 TCN) hỏi: Làm sao cho dân phục ? Khổng tử đáp: Bổ nhiệm người ngay thẳng trên kẻ ba hoa bất tài, ắt dân phục. Xếp kẻ ba hoa bất tài trên người ngay thẳng thì dân không phục."
----
Phiếm đàm: Câu này đúng quá đến nỗi chẳng ai dám nói khác đi. Vấn đề là có gì để phải "đóng khung mà treo" hay không thì phải coi lại.
Chúng ta so sánh một cái tốt với một cái xấu thì về mặt lý, chẳng ai chọn cái xấu cả. Cần chỉ rõ cho người ta làm sao phân biệt cái tốt với cái xấu mới là quan trọng. Ngay cả phần trên, Khổng tử cũng thừa nhận kẻ ít nói có thể bị lầm là ngu (trường hợp Nhan Hồi, câu II.9), vậy thì kẻ ba hoa bị lầm tưởng là uyên bác rất hay xảy ra. Đó là lý do rất nhiều tay ba hoa được đặt trên kẻ ngay thẳng. Lại có khi kẻ cầm đầu thích nịnh, hay thích mượn người để lừa dối quần chúng thì ba hoa tỏ ra rất đắc lực. Như vậy dùng người còn tuỳ ý đồ của người dùng.
Quay lại trên lập trường "Vi Chính", rõ ràng dùng kẻ ngay thẳng hơn kẻ ba hoa, bởi vì ngay thẳng thì luôn làm theo điều đúng. Nếu ngay thẳng mà khả năng có hạn thì ít ra chúng ta cũng có thể theo dõi và biết được chuyện gì đang xảy ra và nếu cần thì can thiệp hỗ trợ từ đâu. Nếu dở quá thì thay người, nhưng ít ra dân không bị lừa gạt.
Bọn ba hoa chỉ có chỗ đứng khi người cầm đầu xấu!

==========
20. 季康子问:使民敬、忠以劝,如之何?.
子曰:临之以庄,则敬;孝慈,则忠;举善而教不能,则劝
Phiên âm Hán-Việt: Quí Khang tử vấn: “Sử dân kính, trung dĩ khuyến, như chi hà ?”.
Khổng tử viết: “Lâm chi dĩ trang, tắc kính; Hiếu từ, tắc trung; Cử thiện nhi giáo bất năng, tắc khuyến”

Dịch nghĩa: Quí Khang tử hỏi: “Muốn cho dân cung kính, khuyến khích nhau trung thành, thì làm cách nào?”
Khổng tử đáp: “Xử với dân mà nghiêm trang, đúng mực thì dân cung kính. Hiếu thuận (với cha mẹ), từ ái
(với người dưới) thì dân trung thành. Cất nhắc người tốt, dạy dỗ người chưa biết thì dân khuyên nhau làm điều thiện”.
Chú thích. – Quí Khang tử, họ Quí Tôn, tên Phì, là một đại phu của Lỗ.
---
Phiếm đàm: Ý nghĩa của câu dịch đã khá rõ ràng cho ý nghĩa của Khổng Tử về phép điều hành đất nước.
Dĩ nhiên câu hỏi của người làm quan nhằm tìm cách cũng có uy tín, quyền lực của mình: dân cung kính, trung thành. Khổng tử trả lời rất rõ ràng: gieo nhân thì tất gặt quả. Muốn được kính trọng thì trước tiên phải gương mẫu. Để người dân có động lực phấn đấu thì phải đề bạt người tài giỏi thực sự, đồng thời dạy dỗ để tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội vươn lên.
Chủ thuyết như thế chắc chắn không vừa ý bọn chính quyền bại hoại. Vì lẽ chúng muốn sướng thân phè phỡn trên công sức, tiền bạc của người khác mà ông lại bắt chúng phải gương mẫu; chúng muốn bè cánh thân tín cho chắc ăn, thì ông lại bảo phải đề bạt người hiền; chúng muốn ngu dân để dễ cai trị, thuần phục thì ông lại đòi tăng dân trí.
Vì thế lãnh tụ cộng sản từng tiếp tục đường lối "đốt sách chôn học trò" của Tần Thuỷ Hoàng qua phong trào cách mạng văn hoá: "mười thằng trí thức không bằng cục c... nông dân" hoặc là "trí-phú-địa-hào: đào tận gốc, trốc tận rễ"
Ngày nay, mặc dù Trung Cộng đang cố gắng truyền bá viện Khổng Tử ra thế giới nhưng vẫn hành động ngược lại, kéo bè kéo lũ, phe phái đặc quyền đặc lợi, và không dấu diếm chủ nghĩa bành trướng bá quyền.

==========
21. 或谓孔子曰:“子奚不为政 ?”, 子曰:“书”云:„孝乎惟 孝, 友於兄弟‟施於有政,是亦为政,奚其为为政?”
Phiên âm Hán-Việt: Hoặc vi Khổng tử viết: Tử hề bất vi chính ?
Tử viết: Thư vân “Hiếu hồ duy hiếu, hữu ư huynh đệ. Thi ư hữu chính, thị diệc vi chính, hề kỳ vi vi chính ?”

Dịch nghĩa: Có người hỏi Khổng Tử: “tại sao ông không tham chính (ra làm quan)”
Khổng tử nói: Kinh thi có câu “hiếu là hiếu với cha mẹ, thuận thảo là vói anh em. Làm cho người cầm quyền biết được điều đó thì đã làm chính trị rồi, cớ gì nhất định phải ra tham chính?”

Phiếm đàm: Khổng tử nói câu này là đề cao giáp dục, cảm hoá. Không thể phủ nhận vai trò của giáo dục nhưng liệu câu này có khả thi hay không? Ở chỗ khác, Khổng Tử nói “hà chính mãnh ư hổ” (Nhà cầm quyền mà hà khắc thì (tai hại) như hổ dữ); dạy hổ không thể dùng lời nói không mà được.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, chúng ta có ca ngợi thầy Chu Văn An từ quan về nhà mở lớp đào tạo nhiều học trò giỏi ra làm quan giúp nước giúp đời, nhưng mấy ai ghi danh sử sách thay đổi xã hội? Việc giáo dục có thể góp phần đào tạo người tài, giúp họ tìm kiếm một chỗ đúng chốn quan trường nhưng chưa chắc hoọ không bị tha hoá bỡi hệ thống chính trị thối nát hiện hành. Vẫn có khả năng có người mạnh mẽ hành động, tác động được lên hệ thống, nhưng xác suất cùng cường độ so với người chủ xướng ban đầu thấp đi nhiều.
Ta có thể thông cảm cho Khổng Tử vì ông đã bôn ba các nước thuyết phục vương hầu dùng mình đề an bang tế thế nhưng không thành. Vì thế, cũng như Chu Văn An, ông lui về làm giáo dục, với hy vọng đào tạo ra lờp người thay mình thực hiện Nhân Chính. Câu nói này có ý nghĩa biện hộ cho mình hơn là giáo dục người khác nên làm theo ông.
Tóm lại, nhìn xuyên suốt cuộc đời của Khổng Tử, ta nên hiểu câu nói trên như sau “nếu không trực tiếp tham chính trực tiếp được thì ta vẫn có thể gián tiếp tác động vào nó thông qua giáo dục và đạo tạo lực lượng tinh hoa chính trị, thông qua đó có thể tác động lên hệ thống chính trị.”

==========
22. 子曰: 人而无信,不知兲可也。大车无輗,小车无軏,兲何以行之哉?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ hà dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai”.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: “Người mà không biết giữ uy tín thì chẳng làm nên việc (lớn) được. Cỗ xe lớn (xe trâu) không có đòn ngang để ách vai trâu, cỗ xe nhỏ không có đòn cong ách cổ ngựa thì đi làm sao được.
---
Phiếm đàm: Chữ Tín là nền tảng để gắn kết lâu dài. Một xã hội với tầm nhìn ngắn hạn thì chỉ phục vụ lợi ích nhiệm kỳ của băng đảng nắm quyền mà thôi. Khổng Tử dùng cái đòn vai trâu, ách xe ngựa để chỉ sự gắn kết giữa nguồn lực vận hành (trong xã hội là người lao động), cỗ xe (bộ khung pháp lý, hành chánh xã hội) và người điều khiển (chính quyền). Mất lòng tin, tức là phá bỏ sự gắn kết bộ khung và nguồn lực thì chẳng sớm thì muộn cỗ xe sẽ ngưng vận hành. Tuy nhiên, mất bao lâu để khôi phục lòng tin, tái tạo gắn kết thì còn tuỳ thuộc cách thức tiến hành. Nếu chỉ vin vào câu trên (câu II-21) của Khổng Tử thì chỉ là cầu may.
Khổng Tử cả đời rao giảng, đề cao tín nghĩa. Trung Cộng mượn danh Khổng Tử phổ biến văn hoá nước mình, nhưng lại là một nước nổi tiếng lừa đảo, giả dối. Đồ giả, đồ gian cũng từ Trung Quốc, nói nhân nghĩa mà hành động tham tàn …;

==========
23. 子张问:“十世可知也?”子曰:殷因於夏礼,所损益可知也;周因於殷礼,所损益可知也。其或继周者, 虽百世,可知也”.
Phiên âm Hán-Việt: Tử Trương vấn: “Thập thế khả tri dã ?”.
Tử viết: “Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích khả tri dã; Chu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích khả tri dã. Kỳ hoặc kế Chu giả, tuy bách thế, khả tri dã”.

Dịch nghĩa:
Tử Trương hỏi “Có thể đoán trước Mười đời sau (xã hội) sẽ ra sao được không?
Khổng Tử nói: “Nhà Ân làm theo lễ nghi phép tắc của nhà Hạ, dù có thểm bớt điều chỉnh thì cũng đoán biết được. Nhà Chu làm theo nhà Ân, dù có thểm bớt điều chỉnh thì cũng đoán biết được. Giả như đời sau vẫn làm theo nhà Chu, dù trãi qua trăm đời thì vẫn có thể dự đoán trước được”.
---
Phiếm đàm: Xã hội phát triển phải có tính kế thừa. Kiến thức xã hội ngày càng mênh mông, khó lòng một ai có thể thấu hiểu hết được. Không biết kế thừa cái tốt của đời trước thì khó tìm ra đường tốt đẹp hơn. Nếu xã hội sau biết kế thừa thì đã có sẵn một nền tảng nhất định. Nhìn vào cái cốt lõi được giữ lại, ta có thể tiên đoán lãnh đạo muốn gì, và sẽ làm gì sau này. Vì thế, Khổng Tử nói dẫu tram đời sau vẫn có thể dự đoán.
Ví như xã hội cộng sản sau khi thắng thế thì hào hứng quá độ, đòi xô đổ mọi giá trị cũ trong khi chưa định hình được giá trị mới, chỉ biết phá mà không biết xây nên mới dẫn đến sự băng hoại của xã hội. Làm đâu sai đó, sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó …. Cứ như vậy thì đến Khổng Tử cũng bó tay, không biết đâu mà lần
Chú thích: Nhà Hạ (2205-1767); nhà Thương sau đổi tên là Ân (1766-1122); nhà Chu (1122-274), ba triều đại đó nối nhau, gọi là tam đại.

==========
24. 子曰:非兲鬼而祭之;谄也。见义不为,无勇也.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Phi kỳ quỷ nhi tế chi, siểm dã. Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã”.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: “Không phỉa tổ tiên mình mà đi cúng tế, đó là nịnh bợ. Thấy điều nghĩa mà không làm là không dũng cảm”
---
[color=#0033ff]Phiếm đàm: Cúng kính là cái lễ đối với tổ tiên. Ý nghĩa đằng sau nó có thể là tưởng nhớ người thân, cảm tạ tổ tiên … Cũng không sai khi việc này được nhân rộng thành tưởng nhớ tiền nhân có công đức đóng góp cho xã hội.
Thế nhưng nhiều kẻ dua nịnh, mượn ý nghĩa tốt đẹp nói trên để tung hô bọn bại hoại có thế lực. Ông A, bà B làm quan, về “vinh quy bái tổ” xây cái tổ đình to như cái chùa. Thế là có bọn a dua nhào vô lễ tế nhằm tạo quan hệ mong hưởng chút ơn thừa. Đó là siểm nịnh.
Trong khi việc chẳng đâu vào đâu thì lăn xăn mà làm, còn thấy việc nghĩa thì lại khoanh tay. Đó là người siểm nịnh mà không có sự can đảm vậy [/colot]


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Sat 27 Aug 2016, 21:41; sửa lần 3.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Wed 17 Aug 2016, 19:02

Lời Khổng Tủ hay quá ,hèn chi có người ngâm miết giờ làm quan lớn Very Happy

Nhanh mà ẩu không bằng chậm mà chắc là điều Khổng muốn nói. (lẻ dĩ nhiên nhanh mà chắc vẫn là tốt nhất rùi:lol: )

Chuyện gì cần làm nhanh thì nhanh ,chuyện gì cần làm chậm thì phải chậm cho chắc .Chậm miết thì bản tính thành rờ rà ..thành thói quen he..he.Cho nên có nhanh có chậm để cuộc sống cân bằng hơn Laughing

Nới thiệt nghen làm việc chung với mấy người chậm chạp cũng khó lắm ,nhịp điệu cứ nhẹ nhẹ ....thôi thì mình cần nhịp điệu nhanh hơn chậm xíu cho bắt kịp thời gian Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 19 Aug 2016, 21:34

Bất cứ việc gì, nếu cùng làm tốt như nhau thì nhanh bao giờ cũng tốt hơn chậm. Lời nói của Khổng tử nên hiểu rằng đừng vì nhanh mà ẩu chứ không phải là nên từ từ mà làm. Chỉ cái gì không biết thì cần phải học cho biết rồi mới nói...
Nếu có nhiều chuyện đều cần phỉa làm nhanh, thì khi đó phải xác định cái nào ưu tiên hơn thì làm trước thôi Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 20 Aug 2016, 01:57

Ủa CL nghe Lão Tà phiềm đàm là "chậm là chắc "chớ đau phải từ từ làm Laughing hai này khác nghen đúng ko Mùa Xuân geek
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 2 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết