TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Khổng Tử Phiếm Đàm

+3
Du Ca
huuhoi
tieng thoi gian
7 posters

Trang 4 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4

Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Wed 30 Nov 2016, 21:39

Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập; Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.


Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Chẳng lo vì không có chức vị, chỉ lo không có đức tài xứng với chức vị ấy. Đừng lo người khác không biết mình, chỉ cần làm sao có năng lực khiến cho người khác biết đến mình.
----

Phiếm đàm: ai cũng mong có đường tiến thân. Mà biểu hiện của tiến thân rõ nhất là chức vị. Đôi khi cơ hội đến, nếu cứ e dè liệu mình có đủ sức cán đán chức vị đó không khiến cơ hội vuột mất. Vậy, nên hiểu "lo" không có nghĩa là "đợi cho đến khi hết lo" thì hãy hành động. Nếu có cơ hội đến thì phải chớp lấy.
Cần hiểu tích cực lời nói của Khổng Tử: phải biết lo nghĩ. Khi một người đã biết lo mình không có đức tài xứng tầm thì tự nhiên người đó phải cố gắng không ngừng để bù đắp chỗ còn thiếu của mình, từ đó hành động cẩn trọng, có khi kết quả còn tốt hơn kẻ đủ tài nhưng chủ quan.
Còn ví như cơ hội không đến thì sao? Khổng Tư động viên rằng "cũng không nên lo quá". Cơ hội chưa tới thì mình vẫn phải học hỏi, trau giồi tài năng, rồi có lúc người ta biết đến mình.
Thực tế thì chỉ có tài thôi cũng chỉ là cần, nhung chưa đủ. Công nghệ xã hội tiến triển quá nhanh, người giỏi cũng càng nhiều, sự cạnh tranh càng lớn, nên cơ hội không dễ gì tự nhiên tìm đến. Vì vậy, người giỏi còn cần phải biết quảng bá thương hiệu của mình để người ta biết đến mình nữa!

Hèn Chi có người giờ làm quan to .Người giỏi làm gì cũng giỏi nhưng nên nhớ một điều phái có Đức thì thì mới Trụ nổi Anh có tài nhưng ko có Đức thì rồi một ngày Tài của Anh cũng sẽ biến đi Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Wed 30 Nov 2016, 21:41

hiên âm Hán-Việt: Tử viết: Sâm hồ, ngô đạo nhất dĩ quán chi.”.
Tăng tử viết: “Duy”.
Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã ?”.
Tăng tử viết: “Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ”.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: "này anh Sâm, đạo của ta chỉ từ một lẻ mà thông suốt cả"
Tăng tử thưa: "vâng"
Khổng tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng tử: “Thầy muốn nói gì vậy?” Tăng tử đáp: “Đạo của thầy vốn chỉ từ chỗ trung, thứ mà ra”.
----

Phiếm đàm: câu "nhất dĩ quán chi" của Khổng Tử quá sức trừu tượng, khó mà nắm hết ý được. O&3 một chỗ khác trong Luận Ngữ (sẽ có dịp nhắc lại), ông cũng nhấn mạnh câu này, tuy nhiên, trong 2 bối cảnh đó, có người lại diễn theo hai ý hơi khác nhau, có lẽ xuất phát từ câu giải thích của Tăng Tử (họ giải thích "nhất dĩ quán chi" theo hướng "quan điểm nhất quán" luôn luôn dựa vào Trung-Thứ).
Theo thiển ý, Khổng Tử muốn nói đạo của mình không chỉ dựa vào Trung-Thứ như Tăng Tử nói, mà chủ ý Đạo có tính thống nhất về cơ sở đạo đức, lý luận, từ đó làm nền tảng vững chắc để phát triển cho mọi lĩnh vực, hành động. Mọi lý thuyết du nhập, tích luỹ được từ bên ngoài sẽ được "đồng hoá" trên cái nền tảng đó và phát triển thêm lên để đạt thành tựu cao hơn nữa.
==========

Giải thích cao quá hỏng hiểu Laughing
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Wed 30 Nov 2016, 21:43

6. 子曰:君子喻於义,小人喻於利
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Người quân tử chỉ biết điều nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ biết điều lợi.
==========

KT nói đúng quá đi hi…khỏi cần giai thích cũng hiều rồi Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 31 Jan 2018, 20:24

THIÊN V:  CÔNG DÃ TRÀNG (公冶 长 )

(Công Dã Tràng là một học giả nước Lỗ cuối thời Xuân Thu. Ông đồng thời là môn đồ và con rể của Khổng tử)

1. 子 谓公冶长 : “可妻也。虽在缧绁之中, 非兲罪也”. 以兲子妻之.
Phiên âm Hán-Việt: Tử vị Công Dã Tràng: “Khả thế dã. Tuy tại luy tiết chi trung, phi kì tội dã”. Dĩ kì tử thế chi.

Dịch nghĩa: Khổng tử khen Công Dã Tràng: “Có thể gả con gái cho trò ấy. Tuy bị tù, nhưng không phải tội của nó”. Rồi đem con gái gả cho
---
Phiếm đàm: Học trò bị tù oan, thầy thương xót là lẽ thường tình. Nhưng đem gả con gái cho người bị tù vậy liệu có làm khổ đời con gái mình không?
Nếu như 2 người đã có tình ý thì hành động nói trên là coi trọng tình nghĩa. Nếu là chỉ định hôn sự, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó thì không khỏi bị coi là bất cập!  


2. 子 谓南容 ,“邦有道,不 废;邦无道,免於刑戮”. 以兲兄之子妻之
Phiên âm Hán-Việt: Tử vị Nam Dung, bang hữu đạo, bất phế; Bang vô đạo, miễn ư hình lục. Dĩ kỳ huynh chi tử thế chi.

Dịch nghĩa: Khổng tử khen Nam Dung: “Nước có đạo (chính trị tốt) trò ấy không bị bỏ; nước mà vô đạo
(chính trị xấu, hôn ám) thì không bị hình phạt”. Rồi đem con gái của anh gả cho.
---

Phiếm đàm:  
Sách Tứ Thư Bình Giải có giải thích: "Công Dã Tràng và Nam Dung là hai người học trò của Đức Khổng tử. Công Dã Tràng là người nước Tề. Nam Dung còn có tên là Nam Cung Quát, anh của Mạnh Ý Tử là đại phu nước Lỗ.
Công Dã Tràng đã từng bị giam trong lao tù nhưng qua sự kiện này, Khổng Tử thấy được đức hạnh của ông, không phạm lỗi lầm mà bị mắc oan. Có lẽ trong cơn hoạn nạn nhân cách của ông càng bộc lộ rõ , do đó Khổng Tử mới không ngần ngại mà gả con gái cho.
Nam Dung thì thể hiện đức hạnh trong cả 2 trường hợp. Khi nước thái bình, Nam Dung nhờ có tài nên được trọng dụng. Khi nước loạn lạc, Nam Dung tránh khỏi vị giết oan nhờ sự thận trọng khéo léo trong ngôn hạnh, cách cư xử , tiến thối đúng thời, không làm mất lòng ai. Vì thế Khổng tử mến mà đem cháu gái gả cho."

Tóm lại, Khổng tử kết thân lấy tiêu chuẩn đức hạnh làm đầu. Thích ai thì cứ đem con gái, cháu gái mà gả cho. :-)

==========

3. 子 谓子贱,君子哉若人,鲁无君子者,斯焉取斯?
Phiên âm Hán-Việt: Tử vị Tử Tiện, quân tử tai nhược nhân, Lỗ vô quân tử giả, tư yên thủ tư?

Dịch nghĩa: Khổng tử khen Tử Tiện: “Quân tử thay Tử Tiện! Nước Lỗ mà không có người quân tử thì trò ấy làm sao có được phẩm cách như vậy”.
----

Phiếm đàm:   Khen một đệ tử để đề cao nước Lỗ có nhiều quân tử! Mà Khỗng Tử là người đề cao người quân tử, lại xuất thân từ nước Lỗ. Nói như vậy sao khỏi tạo ra ấn tượng ông đang tự khen mình?


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 02 May 2023, 15:46; sửa lần 2.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 05 Feb 2019, 19:55

THIÊN V:  CÔNG DÃ TRÀNG (公冶 长 ) tiếp theo

(Dù rằng bài trước chỉ có mỗi một đoạn nhưng để mở đầu năm mới lão tà tui sang trang nhé)

4. 子贡问曰:“赐也何如?”. 子曰:“女,器也”. 曰:“何器也?”. 曰:“瑚琏也”.
Phiên âm Hán-Việt:
Tử Cống vấn viết: Tứ dã hà như ?
Tử viết: Nhữ, khí dã.
Viết: Hà khí dã ?
Viết: Hồ liễn dã.

Dịch nghĩa:
Tử Cống hỏi: còn Tứ (tên của Tử Cống) là người thế nào ạ?
Khổng tử đáp: Ngươi giống như một công cụ.
Tử Cống hỏi : Như công cụ nào ?
Khổng tử: Như cái hồ liễn
(Chú thích: Hồ liễn là cái bình đựng thức ăn cúng trong tông miếu)

---
Phiếm đàm: Tử Cống thấy thầy khen các bạn học mà chưa thấy khen mình nên sốt ruột mà hỏi.
Không dè Khổng Tử nói thẳng "giống như một công cụ", có lẽ ngụ ý chỉ để cho người sử dụng, không có tính chủ động.
Tử Cống còn cố hỏi vớt vát cho biết mình được ví như công cụ gì, Khổng Tử an ủi rằng giống đồ dùng đựng vật cúng tế, ý cũng là vật được trân trọng.
Vậy nên ở đời thấy người khác được khen mà chưa tới lượt mình thì thôi, đừng có hỏi. Nếu người ta thấy mình giỏi hẳn đã khen rồi, còn mình hỏi thì hoặc nhận được sự thật phũ phàng như trên đây hoặc nhận những lời đãi bôi, không thật lòng.
Chợt liên tưởng trong truyện Hiệp Khách Hành, anh chàng Cẩu Tạp Chủng được mẹ (hờ) dạy rằng có đói cũng không được xin ăn, vì nêu cho thì người ta đã cho rồi, còn không muốn cho thì có xin gãy lưỡi họ cũng không cho. Dĩ nhiên mẫu chuyện này chỉ là trường hợp cực đoan, nhưng cũng là đôi điều có thể suy ngẫm vậy! 

==========

5. 或曰:“雍也仁而不佞”. 子曰: 焉用佞?御人以口给,屡憎於人,不知兲仁。焉用佞?
Phiên âm Hán-Việt:
Hoặc viết: Ung dã nhân nhi bất nịnh.
Tử viết: Yên dụng nịnh ? Ngữ nhân dĩ khẩu cấp, lũ tăng ư nhân, bất tri kỳ nhân. Yên dụng nịnh?

Dịch nghĩa:
Có người nói: Ung là người có đức nhân, không biết nịnh.
Khổng tử nói: Biết nịnh làm gì? Nhanh mồm nhanh miệng, thường bị người ta ghét, mà chẳng cần biết anh ta có nhân không. Sao cần phải nịnh ?

---
Phiếm đàm: Quan niệm của Khổng Tử là theo triết lý phương Đông, (trên tinh thần "Thánh nhân ư từ quả"" - Thánh nhân vốn kiệm lời) không ưa người hoa ngôn xảo ngữ. Ở chương 1 Luận ngữ có viết "xảo ngôn lệnh sắc, tiển hĩ nhân" là vậy. Kiên định với lập trường của mình, Khổng tử lại nói như vậy.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, quan điểm "hữu xạ tự nhiên hương" e rằng không còn phù hợp lắm. Nhiều người có tài nhưng kiệm lời thì không được trọng dụng, lắm kẻ bất tài nhưng được cái ba hoa mà được thăng chức.
Trong cuộc tranh đua để được người ta biết đến mình, kẻ to mồm hơn thường gây được sự chú ý.
Một khi đã được chú ý thì mới có cơ hội trổ tài.
Nếu được cho cơ hội mà thành công như những gì mình nói, ấy là thực tài, được trọng dụng là việc chính đáng
Nếu được cho cơ hội mà không tận dụng được cơ hội, tạo thành công như mình nói thì lộ ra là kẻ dẻo mồm, mà không thực tài. Loại người này có tiếp tục được trọng dụng hay không thì còn tùy vào người lãnh đạo.
Vấn đề là nhanh mồm nhanh miệng nhưng nói gì chắc nấy và có đạo đức thì vẫn tốt hơn


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 02 May 2023, 15:47; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 02 May 2023, 15:44

Lâu lâu ghé về rũ bụi một chút

6. 子使漆雕开仕。对曰:“吾斯之未能信”. 子说。
Phiên âm Hán-Việt:
Tử sử Tất Điêu Khai sĩ, đối viết: Ngô tư chi vị năng tín. Tử duyệt.

Dịch nghĩa:
Khổng tử bảo Tất Điêu Khai ra làm quan, anh ta trả lời: Con nghĩ con chưa đủ tự tin để ra làm quan. Khổng tử nghe rất vui lòng.

Phiếm đàm:
Nếu chỉ nhìn qua thì thấy ông Khổng Tử này khá là kỳ: bảo người ta ra làm quan, người ta chưa sẵn sàng ra thì ông thầy lại rất vui lòng là sao?
Những ai có nhiều cơ hội theo dõi học trò trong cả quá trình phát triển có lẽ sẽ thấy một diễn tiến tuần tự theo thời gian:
- Lúc bắt đầu, học trò rất chăm chú, háo hức như nuốt từng câu từng chữ của thầy với một lòng ngưỡng mộ. Lúc này khoảng cách kiến thức của thầy và trò còn rất lớn.
- Sau một thời gian, trò đã giỏi hơn trước, đôi khi biết cả những điều mà thầy chưa cập nhật. Sự sùng bái đối với thầy đã giảm bớt.
- Càng cứng cáp hơn nữa, trò sẽ có những ý tưởng độc lập, đôi khi muốn thoát khỏi sự ràng buộc bởi tư tưởng của thầy

Nếu ông thầy vẫn cứ khăng khăng áp đặt ý chí của mình lên trò, tất sẽ tạo ra sự bất mãn, tích tụ dần trong đứa học trò.
Ở đây, có thể đoán Khổng tử khích lệ học trò ra làm quan (dù biết tài năng học trò chưa đủ) có thể với ý định khích lệ, nhưng cũng không loại trừ ông thấy được sự nôn nóng công danh ở Tất Điêu Khai nên mới khuyến khích thử. May rằng Tất Điêu Khai tự biết sức mình chưa đủ. Do đó Khổng Tử mới lấy làm vui.  


7. 子曰:“道不行,乘桴浮於海,从我者,其由与!”, 子路闻之喜。子曰:“由也好勇过我,无所取材” .
Phiên âm Hán-Việt:
Tử viết: Đạo bất hành, thừa phù phù ư hải, tòng ngã giả, kỳ Do dư !.
Tử Lộ văn chi hỉ. Tử viết: Do dã hảo dũng quá ngã, vô sở thủ tài.

Dịch nghĩa:
Khổng tử viết: Nếu Đạo của ta không được thực hiện, ta sẽ ngồi bè gỗ trôi ra biển, theo ta đi có lẽ chỉ có Trọng Do… Tử Lộ nghe thấy rất vui.
Khổng tử nói tiếp: Do này, chí dũng cảm của người cao hơn ta, tìm đâu ra người như thế. (cách dịch của Phùng Hoài Ngọc)

Câu cuối cùng, xem ra các nhà Hán học cũng hiểu khác nhau. Nguyễn Hiến Lê dịch sau:
"Anh Do hiếu Dũng hơn ta, nhưng ta chưa có tài liệu (gỗ) để làm bè"

Phiếm đàm:
Ngồi bè gỗ trôi ra biển thể hiện sự buông xuôi, bỏ cuộc.
Dù vậy, tùy bối cảnh, câu này cũng có thể là bày tỏ sự quyết tâm cao độ (Giống như Hưng Đạo Đại Vương trước trận Vạn Kiếp có thề "trận này không đánh tan giặc Nguyên thì quyết không trở lại bến sông này nữa"); nhưng Khổng Tử đâu đó cũng từng có lúc bất đắc chí, có ý than thở "Đạo ta cùng rồi chăng? (Ngô Đạo cùng hỉ?), hoặc Chẳng ai đoái hoài tới ta cả (mạc tri ngã phù)
Ở đây, Khổng Tử nhìn quanh thấy chỉ có Tử Lộ là người trung thành, sẵn lòng theo mình đến phút chót mà chẳng thay lòng. Tìm đâu ra người như thế. Âu đó cũng là một niềm an ủi  lớn cho con người cả đời tận tụy vì Đạo như Khổng Tử.

Không dám bình ai dịch đúng ai sai vì không biết tiếng Hán, bản thân lão tà đồng cảm với cách dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê hơn. Khổng tử chỉ nói đùa, nhưng Tử Lộ vốn là người thật thà, thẳng tính, nghe vậy là vui sướng. Thấy vậy, Khổng tử đỡ lời, khen vớt 1 câu và nói rằng ta chưa đi được đâu


8 孟武伯问子路仁乎?子曰:“不知也”. 又问。子曰:“由也,千乘之国,可使治兲赋也,不知兲仁也”.“求也何如?”.子曰:“求也,千室之邑, 百乘之家,可使为之宰也,不知其仁也”,“赤也何如?” .子曰:“赤也,束带立於朝,可使与宾客言也,不知兲仁也。”
Phiên âm Hán-Việt:
Mạnh Vũ Bá vấn Tử Lộ nhân hồ ? Tử viết: Bất tri dã. Hựu vấn.
Tử viết: “Do dã, thiên thừa chi quốc, khả sử trị kỳ phú dã, bất tri kỳ nhân dã.
“Cầu dã hà như?”.
Tử viết: “Cầu dã, thiên thất chi ấp, bách thừa chi gia, khả sử vi chi tể dã, bất tri kỳ nhân dã.
“Xích dã hà như ?”.
Tử viết: Xích dã, thúc đới lập ư triều, khả sử dữ tân khách ngôn dã, bất tri kỳ nhân dã.

Dịch nghĩa:
Mạnh Võ Bá hỏi: “Thầy Tử Lộ phải là người nhân không”.
Khổng tử đáp: “Không biết”.

Lại hỏi nữa, Khổng tử bảo: “Anh Do có thể điều khiển quân đội một nước có ngàn binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Cầu là người thế nào?”
Khổng tử đáp: “Anh Cầu có thể làm quan tể cai trị một ấp có ngàn nhà hoặc một thái ấp (của một quí tộc) có trăm binh xa; còn nhân hay không thì không biết”.
- “Thầy Xích là người thế nào?” Khổng tử đáp: “Anh Xích có thể thắt đai (bận lễ phục) đứng ở triều đình để tiếp đãi tân khách; còn nhân hay không thì không biết”.

Phiếm đàm:
Được hỏi về chữ "Nhân" của học trò mình, ai Khổng Tử cũng nói "không biết!", trong khi ông là người luôn ra giảng chữ Nhân, Vậy là sao?
Đối với một người, chúng ta thường thấy những gì mà họ thể hiện ra ngoài, mà ai cũng thấy. Cổ nhân hay nói "biết người biết mặt, biết lòng đâu - Tri nhân tri diện bất tri tâm, là vì vậy. Ngay cả với 3 đệ tử của mình là Tử Lộ (Trọng Do), Nhiễm Hữu (Cầu) và Tử Hoa (Công Tây Xích), Khổn tử cũng dè dặt khi nhận xét, vì ông biết Nhân là thứ phải làm cả đời. Do đó ông chỉ trả lời về năng lực làm việc của họ mà thôi.
Điều này cũng nhất quán với cách Khổng tử nhận định chính ông (“Nhược thánh dữ nhân, tắc ngô khởi cảm -若聖與仁,則吾豈敢。” (Ví bằng là bậc thánh, bậc nhân thì ta không dám.))


9. 子谓子贡曰:“女与回也孰愈?”对曰:“赐也何敢望回?回也闻一以知十,赐也闻一以知二。”子曰:“弗如也。吾与女弗如也” .
Phiên âm Hán-Việt:
Tử vị Tử Cống viết: “Nhữ dữ Hồi dã thục dũ ?.
Đối viết: “Tứ dã hà cảm vọng Hồi ? Hồi dã văn nhất dĩ tri thập, tứ dã văn nhất dĩ tri nhị.
Tử viết: “Phất như dã. Ngô dữ nhữ phất như dã.”

Dịch nghĩa :
Khổng tử nói với Tử Cống: Ngươi với Nhan Hồi ai giỏi hơn ?
Tử Công đáp: Con làm sao dám sánh với Nhan Hồi. Hồi nghe một việc thì suy ra được mười việc, con nghe một việc chỉ suy ra được 2 việc thôi.
Khổng tử nói: Chẳng bằng. Ta và ngươi chẳng bằng Hồi. (theo tác giả Phùng Hoài Ngọc)

(Theo sách cụ Nguyễn Hiến Lê thì dịch là "Ta đồng ý với anh rằng anh không bằng anh Hồi")

Phiếm đàm:
Thường thì trong mỗi người đều có ít nhiều tự tôn, tự đại, dù cố thể hiện ra ngoài vẻ khiêm tốn, nhưng trong lòng hẳn cũng tự cho mình cũng có chỗ hơn người. Trên phương diện tích cực thì điều này mang lại sự tự tin, cho ta động lực để bước tiếp, miễn đừng có hoang tưởng quá mà phát cuồng là được.
Các học trò Khổng Tử đều là những người học cao hiểu rộng, nên việc so sánh với nhau là điều khó tránh. Nhưng là ông thầy lại kêu 1 học trò tự so sánh mình với người học trò đắc ý nhất của thầy, thì không khỏi có chút ... làm người ta tổn thương, hoặc khó xử.
Nếu Tử Cống không phục Nhan Hồi, nhưng nói thẳng ra như vậy chẳng khác nào chê thầy thiên vị hoặc không biết nhìn người?, còn nói xuôi theo thầy há chẳng là "khẩu thị tâm phi" sao? Laughing
Ở đây Tử Cống trả lời cũng khéo lắm: người bình thường học gì biết nấy, còn con học 1 biết 2 cũng là hay rồi. Nhân tiện ca ngợi học trò đắc ý của thầy một chút.

So sánh 2 cách dịch, lão tà nghiêng về cách dịch của Phùng Hoài Ngọc hơn. Về mặt lý thì Khổng Tử ở bối cảnh khác cũng từng nói "cái nhân của Hồi hơn ta" nên ông nói ta không bằng Hồi không lạ. Về mặt tình cảm, "ngay cả ta cũng không bằng hồi, thì anh thua Hồi có gì phải phật ý", cũng là cách hay để không làm Tử Cống tổn thương.
Bởi vậy, Khổng Tử cũng thấu hiểu câu "thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng" và biết né nó vậy!"


Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 4 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 4 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết