TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

3 posters

Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  nnk Sun 20 Mar 2011, 00:42

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

“Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.”



Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.


Dưới đây là bài viết cảm động của một độc giả gửi báo Dân trí về cách ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.

Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.

Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.

Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.

Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.

Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".

Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.

Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.




nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 21 Mar 2011, 10:35

Cám ơn NNK mang bài về.
Hình như người viết là một cảnh sát Nhật, gốc Việt phải không, NNK?

Lúc này, báo chí ở Việt Nam hết lời ca ngợi tinh thần và đạo đức người Nhật.
LT rinh bài ở các báo về đây luôn nhé:

Đây là bài trên BBC:

Thiên tai và lối ứng xử của người Nhật

Báo Việt Nam tỏ ý khen người Nhật bình tĩnh, có kỷ luật, người dân nhận hàng cứu tế của chính quyền một cách trật tự, trong cảnh thử thách, thiên tai dồn dập.

Còn người Việt, theo tờ Sài gòn Tiếp Thị, sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.

Trong cuộc trao đổi với BBC Việt Ngữ ngày 17/3, giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh, giám đốc tổ hợp giáo dục Stellar Management ở Việt Nam cho rằng cung cách ứng xử của người Nhật xuất phát từ hai lợi thế, đó là văn hóa và giáo dục.

Augustine Hà Tôn Vinh: Qua thảm họa của Nhật Bản chúng ta thấy lộ ra bài học, không chỉ dành riêng cho Việt Nam. Mà cho cả thế giới nữa. Báo chí, đài truyền hình, lãnh đạo trên thế giới đều nhìn thấy. Lối ứng xử đặc biệt, trong một thảm họa khủng khiếp. Mọi người vẫn sắp hàng, bình thản, vẫn nhường nhau. Trẻ em không chạy lang thang, không đi đâu hết. Cái đó không thể nào có ở một nước thiếu văn hóa được.

Hai yếu tố giúp người Nhật có kỷ luật trước thử thách của thiên tai là văn hóa và giáo dục. Văn hóa là nền tảng của con người của cả dân tộc. Giáo dục đưa con người ta vào khuôn mẫu, một cách ứng xử hợp với văn hóa. Cá nhân tôi khi đi dạy không bao giờ tôi nói giáo dục không. Giáo dục có thể đề cập đến những tư tưởng hay kiến thức mới của thời đại, cho nó phù hợp với thời đại. Chúng ta thường thấy là có rất nhiều người giàu nhưng cái ứng xử nó không có văn hóa. Đó là những người trọc phú, ví dụ như vậy.

Có những người không giàu, hoặc thiếu thốn nhưng cái ứng xử của người ta lại rất văn hóa. Chính vì thế chúng ta phải tìm cách nối kết văn hóa với giáo dục. Văn hóa là truyền thống, là chuỗi thời đại nối kết tất cả từ trước đến nay. Giáo dục từ truyền thống đến hiện đại, là phương cách để phát triển đất nước. Khi Minh trị Thiên hoàng Nhật Bản lên ngôi, sau đó nắm quyền, ông nói rằng văn minh Tây phương nhưng văn hóa phải là Nhật Bản.

Tinh thần của Nhật Bản được tóm tắt qua hai hình tượng. Hoa anh đào và người võ sĩ. Hoa anh đào là cái gì đó trong sáng, nhẹ nhàng, thanh khiết. Còn người võ sĩ rất là chính trực ngay thẳng, không ngần ngại dùng quyền lực, chế tài để thưởng phạt.

BBC: Lần này ông có ngạc nhiên không khi thủ tướng Nhật nói rằng Nhật Bản sẵn sàng nhận trợ giúp của quốc tế để vượt qua thảm họa. Từ trước tới giờ người Nhật khá là tự lập phải không?

Augustine Hà Tôn Vinh: Chuyện Nhật chấp nhận hỗ trợ của các nước nói lên hai điều. Thứ nhất là người Nhật rất khiêm nhường, từ bỏ thái độ nước lớn. Thứ hai là quyền lợi, mạng sống của người dân quan trọng hơn là sự tự hào của quốc gia. Nhật chấp nhận hỗ trợ của những nước nhỏ hơn Nhật nhiều lần. Điều này cho thấy chính phủ Nhật rất nhân bản. Nếu có thêm đội cứu trợ của các nước đến, hy vọng sẽ có thêm người Nhật được cứu thoát. Họ coi mạng sống của người dân quan trọng hơn tư thế của chính phủ.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 21 Mar 2011, 10:41

Còn đây là bài viết trên Tuổi trẻ:

Người Nhật mạnh mẽ hơn sau thảm họa

TT - Niềm tin ấy là của ông Kensaku Matsumoto, doanh nhân người Nhật, khi tâm sự với Tuổi Trẻ. Ông nói sau thảm họa kinh hoàng này, người Nhật lại có cơ hội nắm tay nhau tái thiết đất nước.

“Tôi nghĩ chỉ khoảng hai năm mọi việc sẽ dần trở lại như ban đầu. Người Nhật luôn chuẩn bị tinh thần để đối phó với những điều khó khăn như thế này” - ông Kensaku Matsumoto nói.

Ông Kensaku Matsumoto cùng bốn đồng nghiệp có mặt ở VN chỉ sau trận động đất, sóng thần hai ngày, thực hiện lời hứa với các đối tác VN.

Với ông và những người Nhật, chữ tín là quan trọng, rằng các đối tác VN đã phải sắp xếp khá nhiều công việc và chờ đợi cuộc gặp này, “chúng tôi không thể vì thế mà xem nhẹ lời hứa này” (xem Tuổi Trẻ ngày 14-3).

Ông Matsumoto kể khi xảy ra động đất, ông đang làm việc trong văn phòng công ty ở Tokyo. Cả căn phòng rung lên bần bật, màn hình máy tính rơi xuống đất, kệ sách, tài liệu cũng đổ ập xuống: “Tôi hét lớn yêu cầu tất cả nhân viên bình tĩnh rời khỏi văn phòng, đừng hoảng hốt, chỉ mang theo giấy tờ tùy thân và thoát ra ngoài thật nhanh. Khi chúng tôi quay lại văn phòng, điện thoại đã không còn liên lạc được, không còn cách nào liên lạc với người thân. Tôi yêu cầu mọi người về nhà. Bản thân tôi phải đi bộ hơn bốn giờ vì không có phương tiện công cộng nào cả. Về đến nhà tôi mới biết người cậu 78 tuổi cùng mợ và người em bà con ở Sendai, trung tâm trận động đất, đã mất tích.

Sau hơn 10 lần đến VN tìm cơ hội hợp tác đầu tư, kế hoạch đến VN lần này của chúng tôi đã hoàn tất từ hơn một tháng trước, chỉ còn một ngày nữa mọi chuyện sẽ được giải quyết trong chuyến đi này. Đi VN hay đến Sendai tìm cậu, mợ và người em đang ở đâu đó trong đống đổ nát...?”.

Không phải người Nhật nào cũng quen với động đất

* Ông lại quyết định đến đây, người thân và bản thân ông đã nghĩ gì khi chọn quyết định đó?

- Đến giờ này cậu tôi vẫn mất tích, không tìm thấy thi thể và có thể không còn sống. Sẽ có lúc bạn phải đứng giữa những quyết định khác nhau, giống như đứng ở ngã ba: rẽ trái hay rẽ phải.

Tôi rất âu lo cho cậu tôi, đã tìm mọi cách liên lạc nhưng không thể đến Sendai vì đường sá tắc hết. Ở đó đã có các đội cứu hộ mà tôi tin họ cũng dành tình thương cho cậu tôi như tôi vậy. Tôi có cố gắng đến đó cũng sẽ rất khó khăn mà không chắc có thể tìm được cậu.

Mọi người ủng hộ tôi đi VN và giữ liên lạc với nhau.

Đến VN tôi nghe tin Nhà máy điện hạt nhân Fukushima có khả năng nổ, phóng xạ phát ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng nhiều người. Tôi yêu cầu các nhân viên nghỉ việc, rời khỏi Tokyo. Hôm sau khi gọi điện thoại đến công ty không nghĩ sẽ có ai nhấc máy nhưng tôi ngạc nhiên vô cùng: 35 nhân viên vẫn đi làm bình thường.

* Trong những ngày này chúng tôi vẫn thấy người dân Nhật nhẫn nại, bình thản, đùm bọc yêu thương nhau, kiên nhẫn xếp hàng ngoài trời tuyết, giá lạnh để chờ đến lượt mình...?

- Chúng tôi được dạy từ nhỏ kể cả ở nhà, ở trường rằng phải bình tĩnh trước mọi chuyện. Người Nhật nào cũng hiểu trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nếu ai cũng nghĩ đến mình, tranh giành, chen lấn... thì những người khác liệu có còn gì. Vì vậy họ đùm bọc, đoàn kết, yêu thương san sẻ mọi thứ cho nhau.

Sống trong môi trường như thế bạn không thể hành xử khác được.

* Dường như mọi người đều có một sự chuẩn bị cho thiên tai như thế này?

- Không phải ai cũng có “cơ hội” để có những trải nghiệm kinh khủng này. Tôi năm nay đã 66 tuổi nhưng đây mới là lần thứ hai trải qua thảm họa khủng khiếp như thế. 17 năm trước ở Osaka động đất làm nhiều nhà cửa sập, cháy... hàng ngàn người chết, mất tích.

Người Nhật chúng tôi hiểu rằng mình sống trên một vùng đất không bình thường, động đất vẫn xảy ra thường xuyên trong nhiều năm qua nên có thể nói là kinh nghiệm đối phó với động đất của từng cá nhân luôn trong tư thế sẵn sàng.

Tôi, vợ con tôi... đều được dạy khi động đất thì chui xuống gầm bàn hoặc vào nhà vệ sinh (diện tích nhỏ nhưng có nhiều bức tường). Lúc nào trong nhà cũng có balô chứa sẵn những thứ cần thiết nhất để chạy. Nhà cửa ở Nhật cũng vì thế được xây dựng khá kiên cố...

Cái mà chúng tôi không lường trước được là sóng thần lần này quá lớn đã gây ra thảm họa kinh hoàng.

Tinh thần samurai
* Câu chuyện các nhân viên công ty ông làm chúng tôi liên tưởng đến “Fukushima 50” - những người tình nguyện ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã quyết định ở lại vì sự an toàn của nhà máy và của đồng bào mình, bất chấp nguy hiểm của bản thân?

- Họ thật dũng cảm. Đó không chỉ là lòng trung thành, trách nhiệm của họ với công ty mà đó còn là tình yêu, sự hi sinh của họ với gia đình, với đồng bào mình. Những nhân viên của tôi hay những kỹ sư, những người thợ ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima tình nguyện ở lại làm việc thể hiện sự yêu thương gia đình, yêu thương người thân của họ nữa chứ không đơn thuần chỉ là công việc.

Chẳng hạn tôi nếu vì lý do nào đó chết đi nhưng khi biết rằng vợ con mình được an toàn, có cuộc sống tốt hơn thì tôi cũng sẵn sàng chấp nhận cái chết đó.

Hồi động đất ở Osaka, báo chí đã kể nhiều về câu chuyện trong nhà lửa cháy lan rộng vẫn còn kẹt một người con, bố mẹ lao vào cứu con nhưng người con đó lại bảo bố mẹ thoát ra để họ an toàn vì nếu ở lại sẽ cùng chết.

Và người Nhật ai cũng sẽ làm như thế. Luôn phải biết chết khi nào cho xứng đáng. Hồi tôi 5 tuổi, ông nội tôi, một samurai đích thực, đã chỉ cho tôi cách harakiri (tự mổ bụng chết, giữ trọn khí tiết). Hồi đó tôi sợ lắm, chỉ khóc mà thôi nhưng sau này tôi hiểu được tinh thần của hành động đó.

Tất nhiên giờ đây không phải harakiri nữa, nhưng tôi đã chia sẻ lại cho các con tôi tinh thần này.

* Ông nghĩ rằng bao lâu nữa Nhật Bản sẽ khắc phục xong hậu quả của thảm họa này?

- Tôi nghĩ chỉ khoảng hai năm mọi việc sẽ dần trở lại như ban đầu. Người Nhật luôn chuẩn bị tinh thần để đối phó với những điều khó khăn như thế này. Tôi tin rằng sau thảm họa này những người Nhật sẽ mạnh mẽ hơn, đoàn kết nhau tái thiết đất nước.

* Những ngày ở VN, ông cảm nhận sự chia sẻ của người VN với mất mát của người dân Nhật như thế nào?

- (giọng ông Matsumoto chùng xuống, mắt ông đẫm lệ) Tôi vô cùng cảm kích những tấm lòng của người dân VN. Khi gặp chúng tôi họ chủ động thăm hỏi, chia sẻ, có người còn hỏi tôi rằng họ có thể làm gì để giúp người dân Nhật Bản.

Tôi xúc động vô cùng. Càng xúc động hơn khi nghe tin Chính phủ VN ủng hộ 200.000 USD, sẵn sàng cử đội cứu hộ sang Nhật Bản trợ giúp. Đi đến đâu, gặp các đối tác tôi cũng nhận được sự chia sẻ rất tình người.

Tôi được biết rất nhiều người dân VN cũng đã tìm đến báo chí, Hội Chữ thập đỏ để tìm cách ủng hộ Nhật Bản. Tôi nhìn điều đó và thấy rằng người VN các bạn cũng có những đức tính đáng quý như người Nhật vậy.

LÊ NAM - VIỄN SỰ thực hiện

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  nnk Mon 21 Mar 2011, 13:04

nnk cung kg biet' chi1nh xa'c . hinh nhu* la vay. cai' do' nnk doc. tren vietbf.com ddo' HH. ma` cung cong nhan. la tinh than cua? nguoi nhat. ma.nh thiet.

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  huuhoi Wed 23 Mar 2011, 12:28

Mời các thân hữu cùng tham khảo:

Giải mã tinh thần Nhật

Khi nghiên cứu về thảm họa, người ta luôn nhận thấy đi kèm sau những cuộc thảm họa là tình trạng tội phạm như hôi của, cướp bóc, hãm hiếp, vốn là những đặc trưng trong thời kỳ “loạn lạc” do thảm họa gây ra.

Thường thì những hiện tượng phi chuẩn mực ấy là kết quả của sự phân hóa xã hội, sự bất công xã hội và lợi dụng những cuộc thảm họa mà những thành phần yếu thế sẽ tìm cách “lấy lại công bằng” thông qua việc cướp bóc của cải sau thảm họa.

Nhật Bản không phải là nước không có bất bình đẳng xã hội hay khoảng cách giàu nghèo thấp, dù gần 90% người Nhật tự nhận họ thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội. Vậy vì sao vẫn có bất bình đẳng xã hội mà không có cướp bóc, hôi của... xảy ra sau thảm họa?

Có lẽ cần quay về quan niệm của nhà xã hội học lừng danh của Pháp Émile Durkheim khi ông cho rằng tình trạng lệch lạc, tội phạm trong xã hội sẽ xảy ra ở mức thấp nhất nếu mọi người cùng chia sẻ những giá trị chung, cùng chấp nhận ý thức cộng đồng.

Dù chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng phải thừa nhận rằng một trong những nền tảng của tinh thần Nhật Bản là các giá trị của Thần đạo (Shinto) vốn đề cao sự thanh khiết, có nghĩa là chân thành trong tình cảm và hành động, không làm phương hại đến sự hài hòa của tự nhiên và người khác.

Thần đạo đã in sâu vào lối sống, nếp nghĩ của người dân Nhật, đó là đề cao tinh thần cố gắng và lối sống lạc quan. Phải chăng chính vì thế người dân Nhật không bi lụy hay tuyệt vọng cho dù phải sống trong sự thiếu thốn cùng cực do thảm họa gây nên.

Những giá trị tinh thần ấy gần như đã được nhập tâm trong toàn xã hội Nhật Bản trong cơ cấu sắc tộc thuần nhất nên việc xã hội hóa ý thức tập thể, tức quá trình giáo dục làm mọi người cùng nhập tâm, cùng chia sẻ những giá trị chung tạo nên ý thức tập thể được thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Có lẽ chính vì cùng chia sẻ một ý thức tập thể, những giá trị chung như vậy nên người Nhật mới có thái độ ứng xử tuyệt vời như trong thảm họa vừa qua.

Do đó có lẽ việc xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người cùng chia sẻ những giá trị chung để họ có thể sống và ứng xử một cách hài hòa với thiên nhiên và tha nhân mới là điều quan trọng và cần thiết hơn là một xã hội mà ở đó có con số phần trăm tăng trưởng GDP cao nhưng lại đầy sự phi chuẩn và thiếu tổ chức xã hội.

LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hội học, ĐH Mở TP.HCM)
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  nnk Mon 04 Apr 2011, 15:32

có nhiều đạo cũng hay lắm , nhưng vẫn kg giúp gì được nhiều, chắc do tinh thần người dân là chính

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  huuhoi Mon 04 Apr 2011, 17:45

Nhưng cái gì làm nên tinh thần của người dân như vậy???

NNK có ý kiến gì không?
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  nnk Tue 12 Apr 2011, 20:08

huuhoi đã viết:Nhưng cái gì làm nên tinh thần của người dân như vậy???

NNK có ý kiến gì không?
HH hoỉ khó khó quá.nhưng đã ngồi trên thớt rồi biết seo:
nnk nhớ trong sách Trung Dung có viết: thien mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo( cái tính tự nhiên mà trời ban cho mỗi người goị là Tính, tuân thủ theo tính ấy gọi là đạo, tu bổ sửa sang cho hợp với hoàn cảnh, thời gian,đối tượng.v.v. gọi là giáo). Khổng Tử noí: duy thượng trí dữ hạ ngu bất di( chỉ có người thượng trí và kẻ hạ ngu là kg vì hoàn cảnh giáo dục mà thay đổi), còn đa phần đều bị chi phối bởi hoàn cảnh giáo dục. ông cũng gọi đó là tiên thiên và hậu thiên, tiên thiên là tính sẵn có. hậu thiên là cái mà đượ bổ túc thêm. NNk nhận thấy người Nhật rất chú trọng về phần hậu thiên. giống như đứa bé 9 tuổ trên có đượ đức tính đó có lẻ là nhờ luyện tập từ nhỏ. theo nnk biết ,trong học đường từ năm mẫu giáo là họ đã tập cho các em tính nhãn nhịn, tinh thần ý thức tập thể bằng nhiều hình thức khác nhau. ví dụ như cách xếp hàng để nhận thức ăn , ăn cực hơn ở nhà bình thường gấp 3 lần, đến lúc nhận được thức ăn thì càng khó khăn hơn. có lẻ vì họ quen chịu đựng nên khi gặp biến cố họ kg bị rối loạn hàng ngũ như những quốc gia khác trên thế giới. kg biết ý nnk có đúng kg Laughing

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật Empty Re: Bài học cảm động từ một cậu bé 9 tuổi ở Nhật

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết