Bách Việt Giang San
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bách Việt Giang San
Tình cờ lên google đánh chữ "Bách Việt" thì được dẫn đến wikipedia, thấy tài liệu này hay quá, thôi thì làm đạo chích rinh về đây để dành:
Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè) là từ chỉ các dân tộc Việt cổ đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía Nam Trung Quốc, một phần ở thượng du, trung và đồng bằng châu thổ miền Bắc Việt Nam. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên[3]
Nguồn gốc
Thời cổ, người Trung Quốc gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [1].
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam. Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt lần đầu tiên trong lịch sử, Việt là tên một loại vũ khí độc đáo của người Việt cổ đồng thời cũng có nghĩa là vượt, vượt sông Hoàng Hà xuống lưu vực phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng cũng trùng với vùng đất Bách Việt [2].
Đặc điểm và phân loại
Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Nam Việt, Tây Âu, Lạc Việt, U Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Tây Âu (西甌), Lạc Việt (雒越, 駱越, 貉越) là các nhóm chính.
Đông Âu, sống ở vùng trước là lãnh thổ của các nước Ngô và Việt. (ngày nay là vùng Ôn Châu (溫州), Chiết Giang, Trung Quốc)
Mân Việt, cũng nằm trong lãnh thổ cũ của nước Việt (tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được cho là tổ tiên của người Mân ở Trung Quốc hiện đại (những người nói tiếng Mân Nam)
Nam Việt, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, về sau phát triển vào địa bàn tỉnh Quảng Tây và vùng phía Nam. Họ được cho là tổ tiên của người Quảng Đông hiện đại.
Tây Âu, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây
Lạc Việt, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay, là tổ tiên của người Việt Nam hiện đại.
Cho đến gần đây, các học giả Trung Quốc mới bắt đầu cố gắng phân biệt các nhóm một cách nghiêm túc hơn. Trong khi nhiều học giả vẫn dựa quá nhiều vào việc trích dẫn các sách cổ, các kết quả khảo cổ học gần đây đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình phân tích.
Một số học giả [3] [4]liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau:
Tục cắt tóc ngắn và xăm mình
Xây nhà sàn
Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban)
Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch
Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên
Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng
Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ
Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà
Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch
Tục táng trên vách đá
Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến
Hình dáng hình học của đồ gốm sứ
Kỹ thuật dệt phát triển cao
Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc điểm trên đều có ở mỗi nhóm tộc Việt. Chẳng hạn, người Việt ven biển phía Nam Trung Quốc, phía Đông Nam Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, sử dụng rìu đá có vai, còn người ở vùng biển phía Bắc và xa phía Tây Nam Trung Quốc thì không.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:
Nhóm Bắc, phân bố khắp vùng Trung và Bắc Quảng Đông, nối với vùng Bắc và Đông Quảng Tây, và trong thời kỳ đầu còn trải dài lên phía Bắc tới Phúc Kiến, Giang Tây, Chiết Giang và Nam Giang Tô.
Nhóm Nam, với địa bàn trải dài tới vùng mà ngày nay là Tây Nam Quảng Đông, Nam và Tây Quảng Tây, và Bắc Việt Nam.
Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn [5]. Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới Quảng Đông. [6] Phát triển từ các nhóm văn hóa thời Đồ Đá Cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội phát triển cao với một nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam. Xem thêm bài Trống đồng.
Hướng tới một phân loại cụ thể hơn, các nhà học giả khác đã sử dụng cách chia ba để phân tách các nhóm văn hóa Việt. Ba nhóm này bao gồm:
Nhóm Nam Việt: phân bố tại miền Trung và miền Bắc Quảng Đông, và trong thời kỳ đầu còn bao gồm cả Phúc Kiến, Chiết Giang, và Nam Giang Tô. (trùng với nhóm Bắc của cách chia đôi)
Nhóm Tây Âu, còn gọi là Âu Việt (甌越): phân bố ở các vùng Quế Giang (桂江) và Tây Giang (西江) của Quảng Tây.
Nhóm Lạc Việt: phân bố ở Tây Nam Quảng Đông kéo tới Đông Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam.
Tuy hai nhóm Tây Âu (phía Tây Nam) và Lạc Việt (phía Đông Nam) có thể xếp vào một nhóm khi phân biệt với nhóm Việt phía Bắc, giữa hai nhóm này cũng có những điểm khác biệt quan trọng về cấp độ phát triển. Địa lý là một nhân tố quan trọng để giải thích sự khác biệt này. Phía Tây là vùng đồi núi, do đó, giao thông liên lạc khó khăn và các đa dạng địa phương có thể được bảo tồn lâu dài hay tiếp tục phát triển. Ở miền Đông Nam và các khu vực ven biển, giao thông liên lạc dễ dàng hơn, do đó, sự thâm nhập của các văn hóa bên ngoài cũng dễ dàng hơn, và theo thời gian, các đa dạng văn hóa địa phương có xu hướng phát triển về phía một dạng văn hóa chung. Theo các kết quả khảo cổ học, tuy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các nhóm văn hóa vùng Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam, các nhóm văn hóa vùng Tây Nam Trung Quốc thể hiện các khác biệt địa phương nổi bật cho thấy một giai đoạn phát triển thấp hơn, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp.
Dòng di cư của người Hán và chiếm đất
Từ thế kỷ 9 trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu Ngô và Ư Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa ( Người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu Ngô và Ư Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn nổi tiếng với những thanh bảo kiếm.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là Ngô và Việt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là Tề và Tấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay.
Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 10.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh.
Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau.
Tuy nhiên, dưới đời nhà Tần và nhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỉ 4, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốc và Bắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa( Giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải rời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán ( Hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Cao Sơn (高山族-Cao Sơn tộc) ở Đài Loan, người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (水族) ở miền Nam Trung Quốc.
Trong khi hầu hết các dân tộc Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ 10. [7]
Di sản của Bách Việt
Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" (越) này.
Ảnh hưởng của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa chưa được người Hán khẳng định một cách chính thức, nhưng rõ ràng ảnh hưởng đó là đáng kể. Các ngôn ngữ của những quốc gia cổ như Ngô và Việt đã hình thành nền tảng cho tiếng Ngô hiện đại (吳語 - Ngô văn) và ở một mức độ nào đó cũng là nền tảng cho tiếng Mân (閩方言) - các ngôn ngữ của vùng Phúc Kiến. Các nhà nhân học ngôn ngữ cũng đã khẳng định rằng một số lượng lớn các từ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ các từ Việt cổ. Một ví dụ là từ "giang" (江), nghĩa là "sông". Các con sông ở phía Bắc Trung Quốc đều được gọi là "hà" (河), trong khi các con sông ở phía Nam Trung Quốc được gọi là "giang" (江). Dấu vết của ngôn ngữ Việt, đặc biệt là cấu trúc "tính từ đi sau danh từ" (ngược lại với tiếng Trung Quốc) vẫn còn lại trong các tác phẩm văn thơ kinh điển của Trung Quốc như Kinh Thi[8], và trong tên gọi của các vị thần/vương truyền thuyết mà người Trung Quốc coi là của họ như Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khốc [9].
Ở một mức độ nào đó, một số dấu vết còn lại của các dân tộc Việt và văn hóa của họ còn có thể được thấy trong một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là người Tráng, và nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Một số học giả cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn khẳng định cụ thể hơn rằng đây là sản phẩm của người Âu Việt và Lạc Việt[10][11][12][13][14], với các lập luận chẳng hạn như: có thể thấy các khái niệm Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng; một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ...
Cách dùng hiện đại
Trong tiếng Trung Quốc hiện đại, các chữ "越" và "粵" là khác nhau. Chữ thứ nhất thường được dùng để chỉ vùng đất nguyên thủy của Vương quốc Việt, một khu vực phía bắc của Chiết Giang và Thượng Hải, đặc biệt là các khu vực xung quanh Thiệu Hưng và Ninh Ba. Hát tuồng Chiết Giang, chẳng hạn, được gọi là "Việt kịch" (越劇). Chữ "越" cũng được dùng để chỉ Việt Nam (越南). Chữ thứ hai "粵" (yuè) được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông, được sử dụng tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Macau và trong nhiều cộng đồng Hoa kiều ở các nước trên thế giới, còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語).
Trong chữ Hán-Nôm mà người Việt Nam sử dụng, chữ "越" cũng được dùng trong tên Việt Nam - "越南".
Tài liệu trích dẫn:
1. Meacham, William "Origins and Development of Yue Coastal Neolithic: A Microcosm of Cultural Change on the Mainland of East Asia," Berkeley: University of California Press, 1983. Tác giả gọi nền văn hóa vùng nam Trung Quốc là 'Bắc Sơn Nam Trung Quốc' (South China Bacsonian)
2. Đại Việt Sử ký Toàn thư. Quyển I. Kỷ Hồng Bàng thị: "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam)"
3. Yu Tianji, Qin Shengmin, Lan Riyong, Liang Xuda and Qin Cailan (eds.) Gu Nan Yue Guo Shi., [The History of the State of Ancient Yue.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1988., pp. 179-188.
4. Chen Guoqiang, Wu Nianji, Jiang Bingzhao and Qin Tucheng, Bai Yue Minzu Shi, [The History of the Bai Yue People.] Beijing: Zhongguo Shehui Kexue Chubanshe, 1988, pp. 41-61.
5. Yu Tianzi, Qin Shengmin, Lann Riyong, Liang Xuda, Qin Cailan (eds.) pp. 194-8. Lu Mingtian, "Qin Han Qianhou Lingan Bai Yue Zhuyao Zhixide Fenbu ji qi Zu Cheng." [The Distribution and Names of the Important Branches of the Bai Yue Peoples of the Lingnan Before and After the Qin and Han.] pp. 143-159 in Bai Yue Minzu Shi Yanjiu Huipian, [The Research Committee of the History of the Bai Yue Peoples] (eds) Bai Yue Minzushi Lun Cong, [A Collection of Essays on the History of the Bai Yue Peoples.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1985. pp. 144-5 bổ sung sự có mặt của các loại rìu đá có vai (shouldered axe) trong cái mà tác giả gọi một đặc điểm nổi bật của văn hóa phía Đông Nam.
6. Meacham, pps. 147-177.
7. Khoảng thế kỷ 12-13, khi quân Mông Cổ diệt nước Đại Lý, dân nước này chạy về phía Nam và trở thành tổ tiên của người Thái hiện là sắc tộc chính tại Thái Lan và Lào, và là dân tộc thiểu số tại Việt Nam và Miến Điện. Có thuyết cho rằng những người này có tổ tiên là Bách Việt.
8. Một trong nhiều ví dụ:
Trung tâm dao dao (Thử ly: trong lòng nao nao)
Tại bỉ trung hà (Bách châu: giữa dòng sông)
9. Không phải "Nông Thần", "Nghiêu Đế", "Thuấn Đế" ....
10. Kim Định, Dịch Kinh linh thể, [1]
11. Kim Định, Gốc rễ triết Việt, Ghi chú về Lạc Thư là sách của Lạc dân
12. Trần Quang Bình, Kinh Dịch, sản phẩm văn hóa của nền văn minh Âu Lạc [2]
13. Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? Loạt bài trên Thanh Niên Online
14. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch- Nguyễn Vũ Tuấn Anh
BÁCH VIỆT
Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè) là từ chỉ các dân tộc Việt cổ đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía Nam Trung Quốc, một phần ở thượng du, trung và đồng bằng châu thổ miền Bắc Việt Nam. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên[3]
Nguồn gốc
Thời cổ, người Trung Quốc gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [1].
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam. Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt lần đầu tiên trong lịch sử, Việt là tên một loại vũ khí độc đáo của người Việt cổ đồng thời cũng có nghĩa là vượt, vượt sông Hoàng Hà xuống lưu vực phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng cũng trùng với vùng đất Bách Việt [2].
Đặc điểm và phân loại
Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Nam Việt, Tây Âu, Lạc Việt, U Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Tây Âu (西甌), Lạc Việt (雒越, 駱越, 貉越) là các nhóm chính.
Đông Âu, sống ở vùng trước là lãnh thổ của các nước Ngô và Việt. (ngày nay là vùng Ôn Châu (溫州), Chiết Giang, Trung Quốc)
Mân Việt, cũng nằm trong lãnh thổ cũ của nước Việt (tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được cho là tổ tiên của người Mân ở Trung Quốc hiện đại (những người nói tiếng Mân Nam)
Nam Việt, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, về sau phát triển vào địa bàn tỉnh Quảng Tây và vùng phía Nam. Họ được cho là tổ tiên của người Quảng Đông hiện đại.
Tây Âu, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây
Lạc Việt, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay, là tổ tiên của người Việt Nam hiện đại.
Cho đến gần đây, các học giả Trung Quốc mới bắt đầu cố gắng phân biệt các nhóm một cách nghiêm túc hơn. Trong khi nhiều học giả vẫn dựa quá nhiều vào việc trích dẫn các sách cổ, các kết quả khảo cổ học gần đây đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình phân tích.
Một số học giả [3] [4]liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau:
Tục cắt tóc ngắn và xăm mình
Xây nhà sàn
Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban)
Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch
Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên
Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng
Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ
Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà
Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch
Tục táng trên vách đá
Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến
Hình dáng hình học của đồ gốm sứ
Kỹ thuật dệt phát triển cao
Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc điểm trên đều có ở mỗi nhóm tộc Việt. Chẳng hạn, người Việt ven biển phía Nam Trung Quốc, phía Đông Nam Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, sử dụng rìu đá có vai, còn người ở vùng biển phía Bắc và xa phía Tây Nam Trung Quốc thì không.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:
Nhóm Bắc, phân bố khắp vùng Trung và Bắc Quảng Đông, nối với vùng Bắc và Đông Quảng Tây, và trong thời kỳ đầu còn trải dài lên phía Bắc tới Phúc Kiến, Giang Tây, Chiết Giang và Nam Giang Tô.
Nhóm Nam, với địa bàn trải dài tới vùng mà ngày nay là Tây Nam Quảng Đông, Nam và Tây Quảng Tây, và Bắc Việt Nam.
Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn [5]. Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới Quảng Đông. [6] Phát triển từ các nhóm văn hóa thời Đồ Đá Cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội phát triển cao với một nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam. Xem thêm bài Trống đồng.
Hướng tới một phân loại cụ thể hơn, các nhà học giả khác đã sử dụng cách chia ba để phân tách các nhóm văn hóa Việt. Ba nhóm này bao gồm:
Nhóm Nam Việt: phân bố tại miền Trung và miền Bắc Quảng Đông, và trong thời kỳ đầu còn bao gồm cả Phúc Kiến, Chiết Giang, và Nam Giang Tô. (trùng với nhóm Bắc của cách chia đôi)
Nhóm Tây Âu, còn gọi là Âu Việt (甌越): phân bố ở các vùng Quế Giang (桂江) và Tây Giang (西江) của Quảng Tây.
Nhóm Lạc Việt: phân bố ở Tây Nam Quảng Đông kéo tới Đông Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam.
Tuy hai nhóm Tây Âu (phía Tây Nam) và Lạc Việt (phía Đông Nam) có thể xếp vào một nhóm khi phân biệt với nhóm Việt phía Bắc, giữa hai nhóm này cũng có những điểm khác biệt quan trọng về cấp độ phát triển. Địa lý là một nhân tố quan trọng để giải thích sự khác biệt này. Phía Tây là vùng đồi núi, do đó, giao thông liên lạc khó khăn và các đa dạng địa phương có thể được bảo tồn lâu dài hay tiếp tục phát triển. Ở miền Đông Nam và các khu vực ven biển, giao thông liên lạc dễ dàng hơn, do đó, sự thâm nhập của các văn hóa bên ngoài cũng dễ dàng hơn, và theo thời gian, các đa dạng văn hóa địa phương có xu hướng phát triển về phía một dạng văn hóa chung. Theo các kết quả khảo cổ học, tuy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các nhóm văn hóa vùng Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam, các nhóm văn hóa vùng Tây Nam Trung Quốc thể hiện các khác biệt địa phương nổi bật cho thấy một giai đoạn phát triển thấp hơn, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp.
Dòng di cư của người Hán và chiếm đất
Từ thế kỷ 9 trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu Ngô và Ư Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa ( Người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu Ngô và Ư Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn nổi tiếng với những thanh bảo kiếm.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là Ngô và Việt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là Tề và Tấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay.
Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 10.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh.
Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau.
Tuy nhiên, dưới đời nhà Tần và nhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỉ 4, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốc và Bắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa( Giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải rời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán ( Hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Cao Sơn (高山族-Cao Sơn tộc) ở Đài Loan, người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (水族) ở miền Nam Trung Quốc.
Trong khi hầu hết các dân tộc Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ 10. [7]
Di sản của Bách Việt
Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" (越) này.
Ảnh hưởng của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa chưa được người Hán khẳng định một cách chính thức, nhưng rõ ràng ảnh hưởng đó là đáng kể. Các ngôn ngữ của những quốc gia cổ như Ngô và Việt đã hình thành nền tảng cho tiếng Ngô hiện đại (吳語 - Ngô văn) và ở một mức độ nào đó cũng là nền tảng cho tiếng Mân (閩方言) - các ngôn ngữ của vùng Phúc Kiến. Các nhà nhân học ngôn ngữ cũng đã khẳng định rằng một số lượng lớn các từ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ các từ Việt cổ. Một ví dụ là từ "giang" (江), nghĩa là "sông". Các con sông ở phía Bắc Trung Quốc đều được gọi là "hà" (河), trong khi các con sông ở phía Nam Trung Quốc được gọi là "giang" (江). Dấu vết của ngôn ngữ Việt, đặc biệt là cấu trúc "tính từ đi sau danh từ" (ngược lại với tiếng Trung Quốc) vẫn còn lại trong các tác phẩm văn thơ kinh điển của Trung Quốc như Kinh Thi[8], và trong tên gọi của các vị thần/vương truyền thuyết mà người Trung Quốc coi là của họ như Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khốc [9].
Ở một mức độ nào đó, một số dấu vết còn lại của các dân tộc Việt và văn hóa của họ còn có thể được thấy trong một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là người Tráng, và nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Một số học giả cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn khẳng định cụ thể hơn rằng đây là sản phẩm của người Âu Việt và Lạc Việt[10][11][12][13][14], với các lập luận chẳng hạn như: có thể thấy các khái niệm Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng; một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ...
Cách dùng hiện đại
Trong tiếng Trung Quốc hiện đại, các chữ "越" và "粵" là khác nhau. Chữ thứ nhất thường được dùng để chỉ vùng đất nguyên thủy của Vương quốc Việt, một khu vực phía bắc của Chiết Giang và Thượng Hải, đặc biệt là các khu vực xung quanh Thiệu Hưng và Ninh Ba. Hát tuồng Chiết Giang, chẳng hạn, được gọi là "Việt kịch" (越劇). Chữ "越" cũng được dùng để chỉ Việt Nam (越南). Chữ thứ hai "粵" (yuè) được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông, được sử dụng tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Macau và trong nhiều cộng đồng Hoa kiều ở các nước trên thế giới, còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語).
Trong chữ Hán-Nôm mà người Việt Nam sử dụng, chữ "越" cũng được dùng trong tên Việt Nam - "越南".
Tài liệu trích dẫn:
1. Meacham, William "Origins and Development of Yue Coastal Neolithic: A Microcosm of Cultural Change on the Mainland of East Asia," Berkeley: University of California Press, 1983. Tác giả gọi nền văn hóa vùng nam Trung Quốc là 'Bắc Sơn Nam Trung Quốc' (South China Bacsonian)
2. Đại Việt Sử ký Toàn thư. Quyển I. Kỷ Hồng Bàng thị: "Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam)"
3. Yu Tianji, Qin Shengmin, Lan Riyong, Liang Xuda and Qin Cailan (eds.) Gu Nan Yue Guo Shi., [The History of the State of Ancient Yue.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1988., pp. 179-188.
4. Chen Guoqiang, Wu Nianji, Jiang Bingzhao and Qin Tucheng, Bai Yue Minzu Shi, [The History of the Bai Yue People.] Beijing: Zhongguo Shehui Kexue Chubanshe, 1988, pp. 41-61.
5. Yu Tianzi, Qin Shengmin, Lann Riyong, Liang Xuda, Qin Cailan (eds.) pp. 194-8. Lu Mingtian, "Qin Han Qianhou Lingan Bai Yue Zhuyao Zhixide Fenbu ji qi Zu Cheng." [The Distribution and Names of the Important Branches of the Bai Yue Peoples of the Lingnan Before and After the Qin and Han.] pp. 143-159 in Bai Yue Minzu Shi Yanjiu Huipian, [The Research Committee of the History of the Bai Yue Peoples] (eds) Bai Yue Minzushi Lun Cong, [A Collection of Essays on the History of the Bai Yue Peoples.] Nanning: Guangxi Renmin Chubanshe, 1985. pp. 144-5 bổ sung sự có mặt của các loại rìu đá có vai (shouldered axe) trong cái mà tác giả gọi một đặc điểm nổi bật của văn hóa phía Đông Nam.
6. Meacham, pps. 147-177.
7. Khoảng thế kỷ 12-13, khi quân Mông Cổ diệt nước Đại Lý, dân nước này chạy về phía Nam và trở thành tổ tiên của người Thái hiện là sắc tộc chính tại Thái Lan và Lào, và là dân tộc thiểu số tại Việt Nam và Miến Điện. Có thuyết cho rằng những người này có tổ tiên là Bách Việt.
8. Một trong nhiều ví dụ:
Trung tâm dao dao (Thử ly: trong lòng nao nao)
Tại bỉ trung hà (Bách châu: giữa dòng sông)
9. Không phải "Nông Thần", "Nghiêu Đế", "Thuấn Đế" ....
10. Kim Định, Dịch Kinh linh thể, [1]
11. Kim Định, Gốc rễ triết Việt, Ghi chú về Lạc Thư là sách của Lạc dân
12. Trần Quang Bình, Kinh Dịch, sản phẩm văn hóa của nền văn minh Âu Lạc [2]
13. Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? Loạt bài trên Thanh Niên Online
14. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch- Nguyễn Vũ Tuấn Anh
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
trống đồng chạm trổ nhìn tinh vi quá chủ quán hen, chứng tỏ ngày xưa mình đã văn minh rồi
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Bách Việt Giang San
Lão tà thầy trong sách xưa chép:
Thời vua Nghiêu (2365 - 2255 trước Tây lịch), nước Việt Thường cho sứ sang thông hiếu, biếu vua Nghiêu một con rùa ngàn năm, trên lưng khắc chữ khoa đẩu ghi lịch thời tiết. Vua Nghiêu sai quan chép lại để làm lịch. (Vua Nghiêu đóng đô tại Bình Dương, thuộc tỉnh Sơn Tây sau này).
Vậy hơn 4 ngàn năm trước, nước Việt đã có chữ viết, và có cả lịch thời tiết nữa!
Thời vua Nghiêu (2365 - 2255 trước Tây lịch), nước Việt Thường cho sứ sang thông hiếu, biếu vua Nghiêu một con rùa ngàn năm, trên lưng khắc chữ khoa đẩu ghi lịch thời tiết. Vua Nghiêu sai quan chép lại để làm lịch. (Vua Nghiêu đóng đô tại Bình Dương, thuộc tỉnh Sơn Tây sau này).
Vậy hơn 4 ngàn năm trước, nước Việt đã có chữ viết, và có cả lịch thời tiết nữa!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
Trước họa xâm lăng của Trung Quốc, không được xúc phạm khí phách Việt Nam!
Thụy My09-08-2012
Phỏng vấn GS Tương Lai
Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, ngày 06/08/2012, bảy mươi mốt nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đã cùng ký tên trong một lá thư ngỏ bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trí thức đã tham gia ký tên về lá thư ngỏ trên đây.
RFI : Kính chào giáo sư Tương Lai. Thưa giáo sư, các nhân sĩ trí thức đã hai lần gởi kiến nghị lên Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi, vì sao lại có thêm lá thư ngỏ lần này ?
Giáo sư Tương Lai : Như các bạn đã biết, ngày 10/7 năm ngoái chúng tôi đã có một kiến nghị gởi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bản kiến nghị đó, chúng tôi nêu lên toàn diện các vấn đề đối nội, đối ngoại, mà trong đó đặc biệt làm nổi bật vấn đề gay gắt nhất là nguy cơ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trung Quốc nếu không đấu tranh quyết liệt để ngăn chận, thì họ sẽ thực hiện mưu đồ của họ.
Và thực tế sau một năm, càng ngày càng tỏ rõ những nhận định ấy là hoàn toàn chính xác. Các lực lượng hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt và mưu toan xâm lược của họ. Rồi trong bản ý kiến của 14 trí thức ở nước ngoài cũng gởi Nhà nước Việt Nam ngày 8/9/2011 cũng đã trình bày toàn bộ nhận định của trí thức về bối cảnh quốc tế và những vấn đề đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Những ý kiến của các trí thức ấy và kiến nghị của chúng tôi càng ngày càng được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ, vì nói lên được tiếng nói thiết tha của người dân, và đặc biệt là ý chí chống xâm lược, kiên quyết đấu tranh không chịu khuất phục trước âm mưu của chủ nghĩa Đại Hán.
Trong bối cảnh sau một năm, những ngày tháng Bảy và tháng Tám vừa rồi, phải nói là những ngày nóng bỏng, khi mà Trung Quốc thực hiện những mưu toan rất trắng trợn. Họ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, trong đó bao gồm cả vùng lãnh hải rộng lớn, và vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – những phần đất thuộc chủ quyền Việt Nam đã được pháp lý công nhận, quốc tế ủng hộ. Rồi họ định thành lập cái Bộ chỉ huy quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa đó. Họ dùng cái chiến thuật lấy thịt đè người, một lúc ào ạt xua 23 nghìn chiếc tàu đánh cá, trong đó chen lẫn vào những tàu hải giám và tàu quân sự nữa, tràn ngập Biển Đông. Cái món võ lấy thịt đè người xưa kia của họ, nay lại đang được thực hiện.
Chúng tôi biết Nhà nước Việt Nam cũng có những giải pháp, và cũng có một thái độ khác hơn trước, khác hơn so với năm ngoái. Nhưng mà như thế chưa đủ. Mà chưa đủ nhất là, không biết dựa vào lòng dân, không dựa vào thế mạnh của sức mạnh nhân dân, để đấu tranh chống lại âm mưu xâm lược của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Chưa có những tuyên bố mạnh mẽ, khiến cho quốc tế, những người có cảm tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam cũng lấy làm ngạc nhiên. Tại sao trước mưu toan quá trắng trợn và thế giới đều thấy như thế, thì thái độ của Việt Nam lại quá mềm mỏng đến thế ?
Thậm chí trong ngày kỷ niệm thành lập Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) 1/8 vừa rồi, thì những người lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Quốc phòng lại ôm hôn vị đại biện lâm thời sứ quán Trung Quốc, và vẫn nói rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là tốt đẹp. Điều đó xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, sự phẫn nộ của dân trước thế lực bành trướng và những hành động ngoại xâm rất rõ ràng. Việc nó chia lô gọi thầu quốc tế trên vùng biển, vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, khác nào là nó xông vào nhà mình, lấy cái sân nhà của mình nó chia lô bán ? Thế mà ta vẫn nói là quan hệ vẫn thắm thiết ! Thắm thiết cái nỗi gì ?
Trước vấn đề ứng xử như thế, chúng tôi – những người trí thức xót xa cho vận mệnh của dân tộc – chúng tôi thấy không thể ngồi yên. Cho nên một lần nữa chúng tôi nhắc lại những kiến nghị một năm trước đây của anh em trí thức nhân sĩ trong và ngoài nước, nhắc nhở những người lãnh đạo cần quan tâm đến ý kiến, nguyện vọng của dân. Dựa vào dân để biểu tỏ cái khí phách Việt Nam, trước thái độ hung hăng và ngông nghênh của giới cầm quyền hiếu chiến Trung Quốc. Trong khi mà thời cơ quốc tế có khác so với trước nhiều. Một nước nhỏ như Philippines mà họ cũng dám có thái độ đương đầu quyết liệt.
Chúng tôi nghĩ là Nhà nước cũng đang có những sự chuẩn bị, thì điều đó chúng tôi không biết. Nhưng mà những biểu hiện ra bên ngoài, trước mắt là một thái độ không thích đáng. Và cái thái độ ấy xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân, nếu vẫn cho rằng cái tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn bền vững. Bền vững cái nỗi gì ? Mười sáu chữ vàng cái nỗi gì, khi miệng thì nói rất hay, nhưng việc làm của họ thì sờ sờ ra đấy !
Vậy thì trong khi chuẩn bị để đối phó, các vị làm gì chúng tôi không biết. Cái gì có thể được thì hãy công bố cho dân biết đi. Đương nhiên có những vấn đề bí mật quân sự thì làm sao mà công bố. Nhưng tất cả những gì đang hiển hiện trước mắt dân, thì dân thấy băn khoăn, cảm thấy lo lắng cho vận nước.
RFI : Nhất là khi trong lịch sử Trung Quốc cũng đã nhiều lần xâm lược Việt Nam ?
Trước đây ông cha ta trong tình thế địa chính trị rất phức tạp : ở bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, trứng chọi với đá, thường xuyên phải chống chọi với nạn ngoại xâm phương Bắc. Thế kỷ thứ 13, thứ 15, thứ 18, rồi thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động. Như vậy là từ thời dựng nước đã phải chống chọi với quân Nam Hán, quân nhà Tống, rồi đến Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, vân vân và vân vân, ông cha ta có bao giờ chịu khuất phục đâu !
Thế kỷ 13 ba lần đánh tan quân Nguyên. Vì sao làm được như thế ? Vì cả nước quyết tâm dám khắc lên tay hai chữ Sát Thát. Thế kỷ 15 tại sao mười năm chiến tranh chống quân Minh, cuối cùng quét sạch mấy chục vạn quân Minh. Thế kỷ 18 quân Thanh, và thế kỷ 20, cuộc chiến tranh biên giới. Đây là một đòn rất hiểm của Đặng Tiểu Bình, khi thế lực hiếu chiến Trung Quốc vì lợi ích dân tộc hẹp hòi của mình, không muốn thấy một Việt Nam thống nhất vững mạnh, sẽ là một lực cản cho ý đồ bành trướng về phương Nam. Cho nên đã chọc ngang mảng sườn phía Nam, dùng thế lực Pôn Pốt nhưng đã bị thất bại. Việt Nam đánh tan bọn Pôn Pốt, cứu nhân dân Campuchia ra khỏi họa diệt chủng. Điều này thì chính ông Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần ca ngợi.
Thất bại, Đặng Tiểu Bình quay sang tấn công phía Bắc, lúc mà Việt Nam sau ngần ấy năm chiến tranh, đất nước đang kiệt quệ, y nghĩ rằng có thể khuất phục được Việt Nam. Tuy nói rằng dạy cho Việt Nam một bài học, nhưng thực ra Trung Quốc thất bại một cách nặng nề trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy rõ ràng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước thế lực phương Bắc.
Nói rằng đấy là thời kỳ phong kiến phương Bắc, còn bây giờ là xã hội chủ nghĩa Trung Quốc ? Trong nhiều bài phân tích tôi đã nói rõ, cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc đó không thể là một mô hình để Việt Nam noi theo được. Và người ta cũng vạch rõ, thực chất đó là một cái chủ nghĩa tư bản man rợ mang màu sắc Trung Quốc mà thôi !
Những học giả có lương tri của Trung Quốc đã từng nói rất rõ điều này. Thế mà bây giờ dựa vào chuyện đó, vẫn cứ nói về tình hữu nghị mà không quyết liệt lên án chính sách bành trướng Đại Hán, thì đấy là sự xúc phạm đến tinh thần của dân tộc. Thứ hai là những người biểu tình, những thanh niên có ý thức đối với đất nước, thì lại đàn áp, bắt bớ. Đó là chuyện không thể chấp nhận được !
RFI : Tức là phải tỏ rõ thái độ trước Trung Quốc, và bảo đảm quyền tự do dân chủ của người dân, đặc biệt là quyền bày tỏ thái độ thông qua việc biểu tình phải không ạ ?
Đúng như vậy. Bởi vì khi họ làm như thế, chính là họ kế tục truyền thống thế kỷ 13 khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay, truyền thống thế kỷ 15 cả nước một lòng đánh tan quân Minh. Bây giờ những di tích vẫn còn đó, ngay tại thủ đô. Cánh đồng mồ, ở đấy năm vạn quân nhà Minh đã phơi thây, và Lê Thái Tổ đã ra lệnh chôn những thây ma đó, dựng bia để nói lên lòng khoan dung của Việt Nam. Gò Đống Đa thế kỷ 18 chôn mấy chục vạn quân Thanh còn ở đấy.
Cái bài học cứu nước đó, cái khí phách anh hùng đó, người Việt Nam luôn luôn ghi nhớ. Cho nên động đến lòng yêu nước, động đến tinh thần dân tộc là động đến một cái gì nhạy cảm, có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Vậy thì tại sao các nhà lãnh đạo không biết khơi dậy sức mạnh đó của dân, mà lại sợ những lực lượng nào là Việt Tân nọ kia lợi dụng những cuộc biểu tình, đẩy tới những mưu toan.
Đó là thần hồn nát thần tính mà thôi, chứ những người yêu nước đủ sức dập tan tất cả những ý đồ xấu. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại trỗi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, lướt qua mọi khó khăn hiểm nghèo, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tại sao bây giờ các vị lại sợ những chuyện đó nhỉ ?
Sợ là sợ có bọn xấu chui vào để lũng đoạn, biến cuộc biểu tình này thành cuộc lật đổ. Nếu như vậy là mất tự tin quá lắm rồi ! Khi chúng ta có một lực lượng công an, quân đội hùng hậu như vậy, thì việc gì mà phải sợ một cái nhóm những anh là Việt Tân hay gì đó, để mà cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đó là một việc làm trái khoáy. Tại sao thế kỷ 13 vua Trần có thể tổ chức được hội nghị Diên Hồng khi sơn hà nguy biến, mà bây giờ các vị không dám làm chuyện đó ?
Vừa rồi 42 nhân sĩ trí thức, trong đó có tôi, ký tên gởi cho lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị đứng ra tổ chức biểu tình. Chúng tôi sẽ đăng ký ngày biểu tình hẳn hoi, và đề nghị công an giúp chúng tôi tổ chức biểu tình chống xâm lược Trung Quốc. Nếu có những lực lượng nào định lợi dụng cuộc biểu tình đó để mà phá rối trật tự trị an, thì giúp chúng tôi tóm cổ họ lại, trị họ đi ! Nếu thật sự tin vào dân thì không việc gì phải sợ một nhúm người lợi dụng. Mà thực ra nói cho cùng, có khi đấy chính là sợ dân chăng ?
Các anh mất chính nghĩa, các anh không trong sáng nên các anh sợ dân chăng ? Vậy thì để chứng minh rằng, không, chúng tôi không sợ dân, Nhà nước này là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy đứng ra tổ chức biểu tình đi ! Để cho dân biểu tình phản đối thế lực xâm lược Trung Quốc. Để nói với bọn hiếu chiến Trung Quốc rằng, cái ngài chớ hòng khuất phục một dân tộc đã từng ba lần đánh tan tác quân Nguyên, nhiều lần đánh tan quân Thanh, quân Minh, quân Đặng Tiểu Bình. Thế thì tại sao không dám làm điều đó ?
Vì vậy kỳ này trong thư ngỏ, đương nhiên chúng tôi nói một cách mềm mỏng, có lý có tình, tự kiềm chế để nói cho các vị có thể nghe được, có thể chấp nhận được. Nhưng mà trong đó toát lên tấm lòng yêu nước thiết tha, và sự phẫn nộ trước bè lũ xâm lược, trước những hành động tiếp tay cho bọn xâm lược, ngăn cản nhân dân không được biểu thị lòng yêu nước. Đó chính là tinh thần của thư ngỏ.
RFI : Thưa, giáo sư có nghĩ là thư ngỏ lần này cũng sẽ bị rơi vào im lặng như những lần trước không ?
Chuyện này tôi không thể nói được vì chúng tôi không phải là các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi nghĩ với tất cả sự kiềm chế, tất cả sự thiết tha bày tỏ ý kiến, chúng tôi đã có một thư ngỏ nói lên ý chí, nguyện vọng của chúng tôi, những người trí thức ; và chúng tôi nghĩ là đã nói lên tiếng nói của nhân dân. Bằng con đường chính thức, hợp pháp, chúng tôi gởi đến Quốc hội, Chủ tịch nước, tức là đại diện cao nhất cho một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng tôi gởi đến chính phủ, tức là cơ quan hành pháp, thực thi mọi đường lối, sách lược. Và chúng tôi gởi đến Bộ Chính trị, là cơ quan đầu não đưa ra những quyết sách.
Nếu các vị lãnh đạo thực sự có thiện chí, chứng tỏ mình là đại diện chân chính của dân, thì các vị chắc phải trả lời, dưới hình thức này hay hình thức khác. Còn nếu không trả lời, thì tự các vị đã xác lập cho mình một chỗ đứng là – không, chúng tôi chỉ nghe ý kiến của tôi thôi ! Còn ý kiến của các anh, chúng tôi không chấp nhận.
Thì cái gì phải đến sẽ đến. Cái giá phải trả cho việc quay lưng lại với nhân dân, nó đắt lắm ! Và tôi chắc rằng các vị lãnh đạo đủ thông minh để hiểu được rằng phải lựa chọn – trả một cái giá đắt thì không ai muốn ! Cho nên tôi tin rằng, với tất cả những thiện chí của chúng tôi, với tất cả sự kiềm chế của chúng tôi, thì các vị sẽ có hồi âm. Còn cách hồi âm như thế nào có lẽ còn tùy tình thế.
Nhưng chúng tôi thì vẫn thiết tha chờ đợi. Chúng tôi đầy thiện chí, nói lên tình cảm, ý chí và nguyện vọng của dân, không làm một cái gì thiếu minh bạch, thiếu công khai cả. Tất cả mọi vấn đề đặt ra rõ như ban ngày. Vậy thì các vị hãy trả lời cho chúng tôi những điều đã rõ ra như ban ngày đó.
RFI : Xin rất cảm ơn giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: RFI – Tiếng Việt
(Hình ảnh do LT tự ý chèn vào. )
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
LT có tham gia kí ko???he..he.. Không biết nhiều dụ như dậy có làm "chấn động ""ý chí "mấy ổng ko???/
Chương Bách Việt này hay lắm hôm bữa MX có đọc mấy lần đó ,vì hơi dài và đọc nhiều lần mới hiểu nhiều he..he..bấy giờ mới biết Bách Việt có nguồn gốc ra sao đây
Chương Bách Việt này hay lắm hôm bữa MX có đọc mấy lần đó ,vì hơi dài và đọc nhiều lần mới hiểu nhiều he..he..bấy giờ mới biết Bách Việt có nguồn gốc ra sao đây
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Bách Việt Giang San
LT rinh bài bên kia qua bên nay cho hợp cảnh, chừa chỗ nói chuyện khác hén:
huuhoi đã viết:Bài này được một người thân gửi cho, mang lên đây để mọi người tham khảo
Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 20,000) người Jing (Kinh = Việt) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Hoa) là một "khám phá" gây nhiều cảm xúc (xem hình bên dưới).
Tài liệu cho biết họ đã rời xa Việt Nam khoảng 500 năm về trước (thời loạn lạc nhà Mạc?) mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt, trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Hoa. Nghe họ hát "Qua Cầu Gió Bay", những điệu múa với cái giọng Việt lơ lớ thật xúc động. Bài "khúc hát ân tình" là một bản nhạc của miền Nam thời di cư 1954. Chú ý bài hát cuối cùng (4) có thể lấy nước mắt của người xem vì lời kêu gọi giữ nước được hát lên giữa lòng đất nước Trung Hoa.
QP
Lời chú dẫn:
The girl in the picture her name is Tang xiao Yuan 唐小媛. she is chinese citizen of vietnamese (kinh) descent . In my opinon she looks very beautiful in the traditional Vietnamese costume (Jing zu) She performed in competitions of Beijing to become an embassador for the 2008 Olympics.
Thực ra những clip ở trên thì HH cũng không biết chắc nguồn gốc. (Giữ nguyên nội dung được nhận). Mà cũng có thể đây chỉ là giao lưu văn nghệ thanh niên do 2 chính phủ tổ chức ??? (Ai biết đọc chữ Tàu thì giải thích dùm! )
Còn nội dung nói về nhóm người Việt đang nỗ lực duy trì bản sắc dân tộc cùng với hình ảnh thì chắc là rõ rồi!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
huuhoi đã viết:Jing NationalityNguồn: http://www.travel-china.net/jing-nationality.html
The Jing Nationality
Population:22,517
Major area of distribution:
Wanwei, Wutou and Shanxin in the Fangcheng Multi-ethnic Autonomous County, the Guangxi Zhuang Autonomous Region
Language: Zinan
Religion: Buddhism ,Taoism and few followers of Catholicism
Major Festival :Spring Festival
Jing nationality is a very small ethnic group with population of 22,517 who live in compact communities primarily in the three islands of Wanwei, Wutou and Shanxin in the Fangcheng Multi-ethnic Autonomous County, the Guangxi Zhuang Autonomous Region, near the Sino-Vietnamese border. About one quarter of them live among the Han and Zhuang ethnic groups in nearby counties and towns.The Jing ethnic group had their own script which was called Zinan. Created on the basis of the script of the Han people towards the end of the 13th century, it was found in old song books and religious scriptures. Most Jings read and write in the Han script because they have lived with Hans for a long time. They speak the Cantonese dialect.
Jing costume is simple and practical. Traditionally, women wear tight-fitting, collarless short blouses buttoned in front plus a diamond-shaped top apron and broad black or brown trousers. When going out, they would put on a light colored gown with narrow sleeves. They also like earrings. Men wear long jackets reaching down to the knees and girdles. Now most people dress themselves like their Han neighbors though a few elderly women retain their tradition and a few young women coil their hair and dye their teeth black.
Many Jings are believers of Buddhism or Taoism, with a few followers of Catholicism. They also celebrate the Lunar New Year – Spring Festival – and the Pure Brightness Festival, the Dragon Boat Festival and the Mid-Autumn Festival like the Hans.
The ancestors of the Jings emigrated from Vietnam to China in the early 16th century and first settled on the three uninhabited lands since the neighborhood had been populated by people of Han and Zhuang ethnic group. Shoulder to shoulder with the Hans and Zhuangs there, they developed the border areas together and sealed close relations in their joint endeavors over the centuries.
There used to be some taboos, such as stepping over a fishing net placed on the beach, sitting on a new raft before it was launched, and stepping on the stove. But many old habits that hampered the growth of production have died out bit by bit.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
huuhoi đã viết:Dẫn từ 1 blog:
http://vn.360plus.yahoo.com/caominh103/article?mid=583
Dân tộc Kinh ở Trung quốc
Dân tộc Kinh (hay còn gọi là Người Kinh, The Kinhs - The Jings – The Gins) là dân tộc chiếm đại đa số trong cộng đồng 56 dân tộc Việt Nam với hơn 70 triệu người nhưng tại Trung quốc, họ chỉ là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 56 dân tộc (Người Kinh Tàu).
Người Kinh hay dân tộc Kinh (chữ Hán: 京族, bính âm: jīngzú, phiên âm Hán Việt: Kinh tộc) là tên gọi của Người Việt ở Trung quốc. Với khoảng hơn 150.000 người (một trăm năm mươi ngàn người) sinh sống trên ba hòn đảo là Vạn Vĩ (Wanwei), Ô Ðầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin), Quảng Tây (giáp Quảng Ninh - Việt Nam).
Hình ảnh các cô gái Việt (hay Kinh) xinh đẹp với cái nón lá đã được các chương trình du lịch của Trung quốc quảng bá như mời mọc du khách quốc tế đến tỉnh với tỉnh Quảng Tây - Trấn tự trị Phòng Thành - Huyện Đông Hưng – Nơi có dân tộc Kinh sinh sống.
Kinh tộc (xưa xưng là Việt tộc) là một trong những dân thiểu số của Trung quốc, chủ yếu rải rác ở các địa khu của những dân tộc tự trị ở vùng duyên hải thuộc khu Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây. Theo thống kê năm 1982, Người Kinh (Tàu) có 110.995 nhân khẩu. Họ là một phần của dòng dõi Lạc Việt thời xa xưa (đã bị tộc Hán truy bức xuống phương Nam) nhưng vào đầu thế kỷ thứ 16, họ đã từ vùng Ðồ Sơn của Việt Nam hiện giờ di cư đến địa điểm bây giờ, cư ngụ trên ba hòn đảo là Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm - Huyện Giang Bình nên người Tàu quen gọi là "Kinh tộc tam đảo."
Người Kinh (Tàu) vốn nói tiếng Kinh và có một văn tự gốc gọi là chữ Nôm nhưng từ lâu họ cũng nói thêm tiếng địa phương (Quảng Châu và xử dụng Hán tự). Tuy nhiên về ngữ pháp họ không nói ngược như dân Tàu mà vẫn tuân theo ngữ pháp từ xa xưa của người Việt.
Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình - Bạch Long. Vùng đất đó lúc bấy giờ thuộc Việt nam nhưng theo Công ước Pháp - Thanh ký năm 1887 thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Tàu. Thời gian trôi qua nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Họ tạo thành một trong cộng đồng 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Trung quốc.
Theo tài liệu bằng chữ Nôm thì hgười Kinh (Tàu), còn lưu giữ trong một ngôi đình thì tổ tiên của họ đã từ bãi Ðồ Sơn (tỉnh Hải Phòng - Việt Nam) đến vùng đất này vào năm Hồng Thuận vào cuối đời Hậu Lê - Tức là đời vua Lê Tương Dực (1510 - 1516), như vậy họ đã sinh sống lập nghiệp trên đất Trung Hoa gần 500 năm.
Y phục của người Kinh rất đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ thích đeo khuyên tai, tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hay khăn đen bọc lấy và vấn xung quanh đầu. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Hiện nay người Kinh (Tàu) ăn mặc gần giống như người Tàu, mặc dù vậy các cụ già vẫn còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen (vì vẫn còn tục ăn trầu), còn đàn ông thì ăn mặc thực tế theo hiện đại .
Về ẩm thực, người Kinh (Tàu) ăn cơm là chính, ngoài ra còn thích ăn cá tôm cua, ăn khoai sắn, khoai sọ, ... ngày Tết họ thích ăn xôi chè. Họ làm nước mắm cá để chấm và nêm thức ăn. Một điểm lý thú là họ thích hai món, ăn hoài không ngán: Ðó là "bánh đa" bằng bột gạo có rắc mè nướng trên than hồng mà sách Tàu gọi là "Phong xuy hỉ" (bánh phồng do gió thổi!) và "bún riêu, bún ốc" mà sách Tàu ghi là "Hỉ ty" tức sợi bún nấu với canh cua và ốc.
Nhà cửa của người Kinh (Tàu) thấp, làm bằng gỗ hay tre đan thành phên. Phong tục hôn nhân thì "một vợ, một chồng", thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên sắp đặt, bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau. Phần lớn họ theo Phật giáo, cúng vái các vị thần thánh và thờ cúng tổ tiên.
Người Kinh (Tàu) rất ưa thích lối hát đối đáp giao tình (antiphonal songs), lời nhạc nghe du dương và trữ tình (kiểu như hát Quan họ hay lối hát đúm, hát đối quen thuộc ở miền Bắc Việt Nam). Lối hát đối đáp này thường được tổ chức long trọng vào ngày Tết, ngày Hội.
Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh (Tàu) gồm có đàn nhị (two - Stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và đàn bầu (độc huyền cầm - Single - Stringed fiddle, là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi). Những truyện dân gian và cổ tích của họ rất nhiều. Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.
Người Kinh (Tàu) có một kho tàng văn học dân gian truyền khẩu vô cùng phong phú với ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích trong đó truyện cổ tích mà họ hay kể nhất đó là "truyện Thạch Sanh" (mà tên Lý Thông trong truyện được cải lại là Nguyễn Thông). Còn cái đàn "tích tịch tình tang" gẩy bằng móng tay chính là cây đàn bầu:
Ðàn kêu tích tịch tình tang,
Ai mang công chúa dưới hang đem về.
Người Kinh (Tàu) sinh nhai chính bằng ngư nghiệp, còn nông nghiệp là thứ yếu. Ví dụ ở làng Sơn Tâm thì 70% lợi tức của làng do ngư nghiệp, 27% do nông nghiệp còn lại 3% do các hoạt động khác.
huuhoi đã viết:Còn đây có phải chiếc áo dài, nón lá cùng với điệu hò dô, dô hò kéo chài của người Việt không?
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Bách Việt Giang San
HH gioi qua troi ,tim dau ra nhung hinh anh cua nguoi Viet o TQ
Minh rat tu hao ve nguoi Viet du song o bat cu noi nao van khong bao gio quen coi nguon do la deu rat dang qui LT va HH hen
Minh rat tu hao ve nguoi Viet du song o bat cu noi nao van khong bao gio quen coi nguon do la deu rat dang qui LT va HH hen
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Similar topics
» Hà Giang - vùng đất địa đầu
» Mừng Đón Giáng Sinh
» Nhạc Giáng Sinh
» Thơ Nguyễn Thị Giáng Châu
» Duy chỉ có ở Việt nam
» Mừng Đón Giáng Sinh
» Nhạc Giáng Sinh
» Thơ Nguyễn Thị Giáng Châu
» Duy chỉ có ở Việt nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47