Quán Nhạc Bình Dân
+8
nnk
gia khanh
Hoàng Lão Tà
Cuội
Thi Mau
huuhoi
mùa xuân
NTT
12 posters
Trang 2 trong tổng số 5 trang
Trang 2 trong tổng số 5 trang • 1, 2, 3, 4, 5
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Đúng là răng ,rứa ,mô ,tê...hi...hi.Hình này đèo gì dậy ???chôm hả
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Chính thị đồ chôm! hi hi.
Đó là đèo Lũng Lô ở Yên Bái đó MX.
Một bài hát của Duy Khánh nè:
Chung vui đêm này cho trọn tình yêu thương
Đẹp tình quê hương mai tôi về chúng mình đôi đường
Giờ phút phân kỳ ai lên đường ai vấn vương
Mình thương, thương nhau trong đời
Thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi
Xin nhớ anh ơi!
Anh ra đi vì nghe lời buồn quê hương
Nhịp cầu yêu thương bao năm rôì vẫn còn đôi đường
Từ giả phố phường anh lên đường không vấn vương
Hỏi anh bao nhiêu thu rồi, biên cương xa vời mơ ước gì hỡi lòng trai
Sông núi chia phôi
Anh ơi, anh ơi!
Trời Nam đau khổ, nhà Việt Nam cách trở, Mẹ Việt Nam đau khổ
Mình người Nam muôn thuở giữ trong lòng cho trọn tình quê
Hơn hai mươi năm chinh chiến điêu tàn, đau xót vô vàn
Tôi sống âm thầm không nói nên lời nên viết bài ca tặng người
Anh ơi cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương
Xin anh còn giữ vẹn câu thề
Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê
Ngày mai ta xa nhau rồi nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi
Quê cũ mừng vui
Đó là đèo Lũng Lô ở Yên Bái đó MX.
Một bài hát của Duy Khánh nè:
XIN ANH GIỮ TRỌN TÌNH QUÊ
Sáng tác và trình bày: Duy Khánh
Sáng tác và trình bày: Duy Khánh
Chung vui đêm này cho trọn tình yêu thương
Đẹp tình quê hương mai tôi về chúng mình đôi đường
Giờ phút phân kỳ ai lên đường ai vấn vương
Mình thương, thương nhau trong đời
Thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi
Xin nhớ anh ơi!
Anh ra đi vì nghe lời buồn quê hương
Nhịp cầu yêu thương bao năm rôì vẫn còn đôi đường
Từ giả phố phường anh lên đường không vấn vương
Hỏi anh bao nhiêu thu rồi, biên cương xa vời mơ ước gì hỡi lòng trai
Sông núi chia phôi
Anh ơi, anh ơi!
Trời Nam đau khổ, nhà Việt Nam cách trở, Mẹ Việt Nam đau khổ
Mình người Nam muôn thuở giữ trong lòng cho trọn tình quê
Hơn hai mươi năm chinh chiến điêu tàn, đau xót vô vàn
Tôi sống âm thầm không nói nên lời nên viết bài ca tặng người
Anh ơi cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương
Xin anh còn giữ vẹn câu thề
Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê
Ngày mai ta xa nhau rồi nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi
Quê cũ mừng vui
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Sư Phụ nhạc mùi "Cẩm "bài này nghe mùi ghê hén NTT
NTT thích nhạc DK hát lắm ????
MX thích DK hát bài "người lính già xa quê Hương "nghe chú ấy hát rất là tình cảm
NTT thích nhạc DK hát lắm ????
MX thích DK hát bài "người lính già xa quê Hương "nghe chú ấy hát rất là tình cảm
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
NTT thấy ca sĩ nào hát bài nào hay thì thích nghe, không thật sự "mê" một ca sĩ nào. Duy Khánh hát nhiều bài hay, nhưng dzở cũng không ít, các ca sĩ nổi tiếng khác cũng vậymùa xuân đã viết:NTT thích nhạc DK hát lắm ????
MX viết
TÌNH CỜ GẶP NHAU - MẠNH ĐÌNH
Tình cờ gặp lại nhau
Dường như lâu lắm rất quen nhau
Gặp lại nhau mắt vương niềm đau
Gặp lại nhau lúc sắp xa nhau
Gặp lại nhau tóc xanh phai màu
Khăn thờ nàng đội ai
Mà em đội í ...ơ .. trên đầu
Nửa thương bên nọ thì thương
Nửa sâu bên phía ớ hơi nao
Này nàng ơi thấu chăng nỗi lòng
Hỏi người người về đâu
Đường đi ấy thấy nỗi sông sâu
Hỡi người xưa có nhớ gì không
Chờ nhau bạc áo trốn xa xăm
Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu
Chờ nhau bạc áo trốn xa xăm
Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu
Dường như lâu lắm rất quen nhau
Gặp lại nhau mắt vương niềm đau
Gặp lại nhau lúc sắp xa nhau
Gặp lại nhau tóc xanh phai màu
Khăn thờ nàng đội ai
Mà em đội í ...ơ .. trên đầu
Nửa thương bên nọ thì thương
Nửa sâu bên phía ớ hơi nao
Này nàng ơi thấu chăng nỗi lòng
Hỏi người người về đâu
Đường đi ấy thấy nỗi sông sâu
Hỡi người xưa có nhớ gì không
Chờ nhau bạc áo trốn xa xăm
Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu
Chờ nhau bạc áo trốn xa xăm
Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu
Re: Quán Nhạc Bình Dân
MĐ hát bài này càng mùi hơn nữa Thanks
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
NTT thấy ca sĩ nào hát bài nào hay thì thích nghe, không thật sự "mê" một ca sĩ nào. Duy Khánh hát nhiều bài hay, nhưng dzở cũng không ít, các ca sĩ nổi tiếng khác cũng vậy
Tùy bài hát và tùy lối cảm nhận khác nhau của mỗi người có đúng ko NTT ,MX cũng vậy bài nào mình nghe được là thấy thích liền còn ko thì nghe ko lọt lỗ tai đâu
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Cảm ơn MX với lại NTT vần cần mẫn post nhạc, dạo phố sớm trưa nhéa
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
MX lỡ mang tiếng siêng năng ,cần mẫn rùi mà hi...hi.
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Còn bài hát bình dân nào nữa không chủ quán ?
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Hi hi, sẵn đây HH mời mọi người nghe bài dân ca này:
Nghe xong không hiểu gì cả thì cũng chớ có lấy làm lạ!
MÔ TÊ RĂNG RỨA
Dân ca Thanh-Nghệ
Trình bày: Tam ca Đông Phương
Dân ca Thanh-Nghệ
Trình bày: Tam ca Đông Phương
Nghe xong không hiểu gì cả thì cũng chớ có lấy làm lạ!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Đã lỡ bật đài rồi thì phải ráng nghe chứ seo
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
huuhoi đã viết:Hi hi, sẵn đây HH mời mọi người nghe bài dân ca này:
MÔ TÊ RĂNG RỨA
Dân ca Thanh-Nghệ
Trình bày: Tam ca Đông Phương
Nghe xong không hiểu gì cả thì cũng chớ có lấy làm lạ!
Không hiểu thật
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Nè NTT ,HH có noi ở trên đó mà , đừng đập đầu chứ khà..khà…vì ko phải là tiếng Cà Mau mà NTT
MX rãnh rãnh chút chôm vài bài ngừ ta làm sẵn ủng hộ quán NTT nhé
MX rãnh rãnh chút chôm vài bài ngừ ta làm sẵn ủng hộ quán NTT nhé
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Phải đa , sang trang mới rồimùa xuân đã viết:Nè NTT ,HH có noi ở trên đó mà , đừng đập đầu chứ khà..khà…vì ko phải là tiếng Cà Mau mà NTT
MX rãnh rãnh chút chôm vài bài ngừ ta làm sẵn ủng hộ quán NTT nhé
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Cuội ơi !
Ngừ nào có nhạc trữ trong kho thì nhanh hơn MX chứ lị ,ngừ này còn phải đi chôm đã
Ngừ nào có nhạc trữ trong kho thì nhanh hơn MX chứ lị ,ngừ này còn phải đi chôm đã
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
NTT ơi ,MX có bài này ủng hộ quán nè .MX chưa bao giờ biết Cà Mau và con người Cà Mau nhưng nghe bài hát này và thấy NTT thì hiểu phần nào hi..hi..
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
Áo Mới Cà Mau
Tác giả: Thanh Sơn
Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam.
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời.
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau,
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
Về Cái Nước, Đầm Dơi, nghe ai ru câu ơi hời,
Thương em đừng để duyên lỡ thời, tội nghiệp ghê nghe sắc se con tim tôi.
Chừng nào về Năm Căn, nhớ nhau qua lại cũng gần, một lần về U Minh,
Nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau.
Mai mốt Cà Mau em lớn, tuy út mà "sửa soạn" đẹp hơn,
Cà Mau đường đi không khó, mà chỉ khó có sông vắng đò.
Em đứng mình ên một hướng, duyên dáng mời khách lạ ngàn phương,
Cà Mau mặc thêm áo mới, về Cà Mau là thấy thương em rồi.
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời.
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau,
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
Về Cái Nước, Đầm Dơi, nghe ai ru câu ơi hời,
Thương em đừng để duyên lỡ thời, tội nghiệp ghê nghe sắc se con tim tôi.
Chừng nào về Năm Căn, nhớ nhau qua lại cũng gần, một lần về U Minh,
Nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau.
Mai mốt Cà Mau em lớn, tuy út mà "sửa soạn" đẹp hơn,
Cà Mau đường đi không khó, mà chỉ khó có sông vắng đò.
Em đứng mình ên một hướng, duyên dáng mời khách lạ ngàn phương,
Cà Mau mặc thêm áo mới, về Cà Mau là thấy thương em rồi.
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Hoan hô người Cà Mau dễ thương, MX dễ xương
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Cám ơn MX, lần đầu tiên NTT nhge bài hát này
Người Cà Mau dễ thương thật, tiếc là NTT không có nằm trong thành phần đễ thương này
Và đễ tiếp theo...
Theo Wiki (không biết có ai rãnh đọc không )
Dạ cổ hoài lang
Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên...
Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:
Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu...
Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế...
Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:
1) Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu:
Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời...ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.
2) Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):
Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình...
Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu. Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:
Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán...Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn[5] lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca...
Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:
Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ, 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó...
Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:
Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn...
Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ.
Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:
Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917.
Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.
Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.
GS. Trần Quang Hải (con trai của GS. Trần Văn Khê) cho là ca khúc ra đời vào năm 1920 và nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)
Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu[10] và nhiều người đồng thuận hơn.
Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:
...Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919...
Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:
Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật...Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc...
Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:
Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ.
Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:
Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn không có căn cứ.
Lời bài ca
Từ là từ phu tướng,
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng thêm đau.
Đường dù say ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Xin chớ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.
Ông Trần Đức Thuận nhận xét:
Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái "tính thường" này đã làm rung cảm người nghe...
Người Cà Mau dễ thương thật, tiếc là NTT không có nằm trong thành phần đễ thương này
Và đễ tiếp theo...
DẠ CỔ HOÀI LANG
Sáng Tác: Cao Văn Lầu, Ca Sĩ: Hương Lan
Trên Mảnh Đất Tình Người, 2002
Sáng Tác: Cao Văn Lầu, Ca Sĩ: Hương Lan
Trên Mảnh Đất Tình Người, 2002
Theo Wiki (không biết có ai rãnh đọc không )
Dạ cổ hoài lang
Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên...
Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:
Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu...
Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế...
Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:
1) Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu:
Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời...ít lâu sau (nhờ vợ ông có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con.
2) Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm (nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):
Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình...
Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ “dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hoài lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu. Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn Lầu, thì ông Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:
Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải hoàn cảnh vợ chồng ly tán...Vì quá đau buồn nên ông không thể tiếp tục đặt lời ca, mãi đến năm sau vợ chồng hàn gắn[5] lại ông mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20 câu và tiếp tục đặt lời ca...
Và cũng theo ông Hưng, cái tên Dạ cổ hoài lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:
Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu (Mậu Ngọ, 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình. Ông Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần nữa. Lúc đó, ngoài các thầy trò còn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hoài lang 20 câu nhịp đôi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó...
Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:
Bản Dạ cổ hoài lang về nguyên nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn...
Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần trên, còn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm, vì có lúc hai ông nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ông lại nói năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ.
Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:
Ông Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917.
Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41), hai nhà sử học Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, 1992) không cho biết năm khởi thảo, nhưng đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.
Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50), Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28), Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gòn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919.
GS. Trần Quang Hải (con trai của GS. Trần Văn Khê) cho là ca khúc ra đời vào năm 1920 và nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)
Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của bài Dạ cổ hoài lang là 1915.
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu[10] và nhiều người đồng thuận hơn.
Ông Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:
...Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm 1919...
Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ông viết:
Ở chùa Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật...Tuy đã đi tu nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gủi vào bài từ, đề là Dạ cổ hoài lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc...
Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:
Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh không ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc. Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xuân nữ.
Nhưng qua tìm hiểu của ông Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:
Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau chùa Vĩnh Đức. Không có chùa nào mang tên Hòa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn không có căn cứ.
Lời bài ca
Từ là từ phu tướng,
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng thêm đau.
Đường dù say ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Xin chớ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.
Ông Trần Đức Thuận nhận xét:
Bản Dạ cổ hoài lang không dừng lại ở nguyên dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng, nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia duyên rẽ thúy. Có lẽ chính cái "tính thường" này đã làm rung cảm người nghe...
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Hoan hô NTT làm siêng nữa khà..khà… MX đọc sau rùi cho ý kiến nghen ,chưa có thời gian nhiều
Người Cà Mau dễ thương thì NTT cũng dậy mà Cuội hén, như Cuội khen MX thì MX nhận liền vì người xứ Nẫu dễ thương trong đó có bạn Cuội nhà mình dễ thương nữa
Mà nè Cuội ,Cuội cũng Lão cổ lố sĩ giống LT nhà hả …Nè đừng nói giống y nghen ,giống một nữa thôi nghen
Người Cà Mau dễ thương thì NTT cũng dậy mà Cuội hén, như Cuội khen MX thì MX nhận liền vì người xứ Nẫu dễ thương trong đó có bạn Cuội nhà mình dễ thương nữa
Mà nè Cuội ,Cuội cũng Lão cổ lố sĩ giống LT nhà hả …Nè đừng nói giống y nghen ,giống một nữa thôi nghen
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
HH lại tiếp tục làm khó, đánh đố người Cà Mau dễ thương coi thử có nghe ra lời bài hát dân ca Bắc Bộ này không hén
HÁT BAI - HAI BÁT
Dân ca miền Bắc (Sơn Tây)
Trình bày: Tam Ca Đông Phương
Dân ca miền Bắc (Sơn Tây)
Trình bày: Tam Ca Đông Phương
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Mèn đét ơi, gì mà chó, bò, ngổng tùm lum tùm la. Người Cà Mau không những bó tay mà còn bó luôn chân
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Hi h, lão tà biết ngay là NTT nghe không ra mà. Dân giang hồ tứ xứ như lão mà còn phải rờ mu rùa mới hiểu được nữa mà !
Thôi, bài này cũng dzui dzui, để lão chép lại cho bà con xả xì-trét nè:
HÁT BAI - HAI BÁT (nói lái)
Dân ca Sơn Tây
Hát tang tình cho chó cắn bò rông
Cô gái (ứ) trong phòng, mang trống (ứ mà) reo
Ừ ư ứ ứ ư
Hát tang tình cho chó cắn bò reo
Ông lão trong lều (chứ) ôm điếu (chứ) bò ra
Ừ ư ứ ứ ư
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Thì thêm bát nữa hát cho vui nhà
Hát tang tình cho ngỗng cắn vịt la
Ông Phó xây nhà, giở lá (ứ) ngồi chơi
Ừ ư ứ ứ ư
Hát tang tình cho ngỗng chết vịt toi
Ông lái yêu đời, khăn gói (ứ) quà lưa
Ừ ư ứ ứ ư,
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Thì thêm bát nữa hát cho vui nhà
Thôi, bài này cũng dzui dzui, để lão chép lại cho bà con xả xì-trét nè:
HÁT BAI - HAI BÁT (nói lái)
Dân ca Sơn Tây
Hát tang tình cho chó cắn bò rông
Cô gái (ứ) trong phòng, mang trống (ứ mà) reo
Ừ ư ứ ứ ư
Hát tang tình cho chó cắn bò reo
Ông lão trong lều (chứ) ôm điếu (chứ) bò ra
Ừ ư ứ ứ ư
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Thì thêm bát nữa hát cho vui nhà
Hát tang tình cho ngỗng cắn vịt la
Ông Phó xây nhà, giở lá (ứ) ngồi chơi
Ừ ư ứ ứ ư
Hát tang tình cho ngỗng chết vịt toi
Ông lái yêu đời, khăn gói (ứ) quà lưa
Ừ ư ứ ứ ư,
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai , hai bát (ứ) không no
Thì thêm bát nữa hát cho vui nhà
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Nè NTT đọc bài viết xong nghe cô Hương Lan ca cổ sầu thiệt hi...hi....MX rất sợ cải lương và vọng cỏ lắm .NTTđúng là giàu tình cảm Khà....Khà.....như vậy sếp vào họ Mít rùi
Bài của LT đúng là dân ca miền "trọ trẹ ""Khà ...Khà..
Bài của LT đúng là dân ca miền "trọ trẹ ""Khà ...Khà..
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Quán Nhạc Bình Dân
Nhạc bình dân có cả chó mèo trong đó nữa seo bòn ca mình ?
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Quán Nhạc Bình Dân
gia khanh đã viết:Nhạc bình dân có cả chó mèo trong đó nữa seo bòn ca mình ?
Thì đúng rồi. 70% dân VN là nông dân sống đời lam lũ bình dị, gần gũi với chó mèo, heo gà.
Vậy nên không thể bỏ quên những người bạn này trong tiết mục âm nhạc được !
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Trang 2 trong tổng số 5 trang • 1, 2, 3, 4, 5
Similar topics
» Đà Lạt Nhạc quán Diễm Xưa
» Côn đảo, "chốn yên bình" ?
» Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình
» BÔNG LỤC BÌNH
» Đảo Bình Ba - Cam Ranh
» Côn đảo, "chốn yên bình" ?
» Cố Đô Hoa Lư - Ninh Bình
» BÔNG LỤC BÌNH
» Đảo Bình Ba - Cam Ranh
Trang 2 trong tổng số 5 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47