TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

5 posters

Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 13 Mar 2013, 09:04

Mượn lời nhạc sĩ Việt Khang (Anh Là Ai ?) ...

Người Việt mình muốn bán nước, hẳn khách hàng chủ yếu là anh bạn láng giềng Tàu khựa rồi!
Lịch sử đã ghi danh những "đại thương gia" trong lĩnh vực này như Cù thị, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ...
Gần đây cũng có những kẻ mon men nối gót cha anh nhà hắn ...

Thôi thì bọn "đại thương gia" kể trên đã có sử xanh ghi chép, lão mở chủ đề này vinh danh các "tiểu thương gia", tiếp tay cho giặc.

Hai mươi mấy năm trước, có kẻ xung phong rinh ốc bươu vàng về nhân giống, kết quả là chúng ăn lan khắp ruộng đồng, phá hại mùa màng, tốn bao nhiêu công sức để diệt.
Rồi thương lái Tàu qua thu mua mèo. Kết quả là nạn chuột hoành hành, mùa màng thất bát ...
Rồi lại có đợt thu mua móng trâu, sừng bò. Lại có bọn "tiểu thương gia" đi thu mua giá cao. Trâu bò bị đem ra mần thịt, thịt thì vẫn bán bình thường có mất gì đâu? lại có bộ sừng, móng ngày xưa chẳng có giá, bây giờ lại được giá cao, sao lại không mần! Razz
Rồi thì mới đây, ngoài biển thì Tàu áp đặt cấm đánh bắt cá, gần bờ thì thương lái Tàu thu mua cá cơm giá cao, trên đất liền thì thương lái Tàu lại thu mua cua, gom hàng, mua chịu rồi ... xù! Tất cả đều làm cho đời sống người dân Nam ta xáo trộn

Lại còn có kẻ tiếp tay cho những dự án mà hậu quả về lâu về dài chưa thể biết được, chẳng hạn như trồng một loại cỏ có độ phát tán theo gió rất cao, lại chọn vùng cao, đầu ngọn gió mà trồng. Mới đây thì có vụ "giống lúa lạ" ở Long An.
Chuyên mới nói trước, chuyện cũ tìm nói sau, mang ra đây cho bà con chiêm nghiệm

Lạ đời câu chuyện “lúa lạ” ở Long An
(LĐ) - Số 53 - Thứ ba 12/03/2013 10:00
http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/La-doi-cau-chuyen-lua-la-o-Long-An/105535.bld

Cuối cùng thì Sở NNPTNT tỉnh Long An đã mạnh tay tiêu hủy 1,4ha “lúa lạ” do các cán bộ nhân danh “sự phát triển khoa học nông nghiệp” thuê người Trung Quốc trồng ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành.
“Lúa lạ” đã bị tiêu diệt, người dân thở phào không còn lo về một viễn cảnh không hay như kiểu “ốc bươu vàng”.

Kiểu trồng lúa “vô tiền khoáng hậu”

Ngày 8.3.2013, khi các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy “lúa lạ”, rất đông nông dân trong vùng kéo đến chứng kiến, đồng tình với giải pháp mạnh tay do Sở NNPTNT Long An đưa ra. Trên bờ ruộng, câu chuyện “lúa lạ” vẫn râm ran chen trong tiếng máy gặt đập liên hợp chạy xình xịch.

Ông Võ Văn Ba, nhà cách ruộng “lúa lạ” chừng 100 mét, kể: “Lúc đầu tui thấy mấy ông xuống thuê đất trồng lúa, trong đó có một người nói chuyện xí xô xí xào thì lấy làm lạ, nên hỏi thăm. Mấy ông Việt Nam xưng mình là nhà khoa học, còn ông kia là người Nhật Bản, xuống thuê đất trồng lúa Nhật để xuất khẩu. Nhưng đùng một cái khi báo chí phanh phui ra, mới biết “lúa lạ” là lúa Trung Quốc, còn cái ông nói xí xô xí xào kia cũng là người Trung Quốc, dân trong xóm ai cũng bức xúc”.

Bà Sáu Điệp, người dân ở gần ruộng ông Bền, nói: “Tui làm lúa mấy chục năm mà lần đầu tiên mới thấy giống lúa và kiểu trồng lúa kỳ cục như vậy. Lúa thì cây cao cây thấp, lại có chuyện lúa đực, lúa cái phải nhờ người thụ phấn; phân bón, thuốc sâu thì phun xịt liên miên, cây lúa hơn 1 tháng tuổi còn nhổ lên cấy xuống loạn xạ. Vậy mà mấy ổng nói giống lúa này quý lắm, giá bán lúa giống từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng/kg. Không biết có ai dám mua giống lúa này về trồng hay không, chứ gia đình tui thì dứt khoát không mua”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bền, chủ ruộng, cho biết: Những người thuê đất là ông Trương Quốc Ánh (cán bộ Viện KHKTNN Miền Nam), Huỳnh Minh Nhu (cán bộ Cty CP giống cây trồng Miền Nam) và Lji Wen Jiang (tiến sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, Trung Quốc). Họ cho biết, đây là giống lúa dương ưu đang được trồng thí nghiệm để sau đó người dân có nhu cầu thì họ sẽ... bán lúa giống.

“Tui cũng lấy làm lạ. Mấy ổng nói trồng thử nghiệm nhưng tại sao làm trên diện tích quá lớn? Theo tui biết, lúa thử nghiệm chỉ trồng trên quy mô nhỏ, sau khi thành công mới nhân rộng” - ông Bền nói.

Sự mạnh tay cần thiết
Sau khi dư luận phanh phui việc trồng “lúa lạ”, người chuyên gia Trung Quốc biến mất, còn ông Ánh và ông Nhu giải trình với Sở NNPTNT Long An: Đây là giống lúa lai nhị ưu 838 F1 có trong danh mục cho phép trồng của Bộ NNPTNT. Tuy nhiên khi Sở NNPTNT Long An yêu cầu hai ông này xuất trình giấy tờ chứng minh thì cả hai không xuất trình được.

Sau đó, các nhà khoa học của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng vùng Nam Bộ đã trực tiếp mang mẫu lúa giống nhị ưu 838 xuống tận ruộng “lúa lạ” đối chiếu so sánh và xác định đây là “giống lúa lạ”, thậm chí không thể biết nó là lúa gì, nên ngành nông nghiệp Long An quyết định tiêu hủy.

Ông Nhu đã bị xử phạt hơn 13 triệu đồng vì hành vi trồng lúa giống và sử dụng người nước ngoài trồng lúa mà không xin phép các cơ quan hữu trách.

Ngày 11.3.2013, Sở NNPTNT lại xử phạt ông Nhu 7 triệu đồng vì trồng giống lúa không có trong danh mục cho phép.

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Lua-la-2
Người dân tham gia tiêu hủy “lúa lạ”.

Sau khi Sở NNPTNT xử lý vụ trồng “lúa lạ”, có thể các cơ quan hữu trách (kể cả cơ quan chủ quản của hai ông Ánh, Nhu) sẽ xử lý nghiêm khắc các cán bộ có liên quan trong vụ đưa trái phép loài “lúa lạ” vào trồng trên đồng ruộng Việt Nam. Ngành nông nghiệp Long An và chính quyền địa phương đang xem xét trách nhiệm những cán bộ của Phòng NNPTNT huyện Châu Thành, các cán bộ nông nghiệp cấp sở đã giúp thuê đất, ém nhẹm thông tin vụ trồng “lúa lạ” đối với các cơ quan hữu trách.

“Nếu “lúa lạ” không bị phát hiện và tiêu hủy và nếu đây là loài cây trồng gây hại, một “thảm cảnh” theo kiểu “ốc bươu vàng” hoàn toàn có thể xảy ra” - một cán bộ khoa học nông nghiệp tỉnh Long An cho biết.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 13 Mar 2013, 09:09

Từ ốc bươu vàng đến hải ly và rùa tai đỏ

(LĐ) - Chủ nhật 18/07/2010 08:16

Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cấp phép cho Công ty cổ phần Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập 40 tấn (24.000 con) rùa tai đỏ từ Mỹ. Đây là loại được liệt trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và nằm trong 100 loại nguy hiểm nhất thế giới.

Rùa tai đỏ đã được nhập về và đang nuôi tại một nơi thuộc Vĩnh Long. Mang hoạ về cho đất nước và bây giờ người ta đôn đáo tìm cách giải quyết.

Không nhẽ các quan chức của Bộ NN&PTNT lại không biết đến loài xâm hại nguy hiểm này? Họ biết chứ, vì theo một quan chức của Bộ, thì “quan điểm của Bộ là không cho phép nhập khẩu loại động vật xâm hại môi trường này vào Việt Nam”. Câu hỏi là: Quan điểm đó thể hiện ở văn bản nào? Nếu có, văn bản đó được ký trước ngày 5-3-2010 khi giấy phép nhập khẩu ấy được ký hay sau đó?

Trong mọi trường hợp đây là trách nhiệm của Bộ NN&PTNN. Nhưng phải rất cụ thể, chứ không thể nói chung chung cả Bộ, tức là không ai cả.

Trước hết là ông Bộ trưởng, sau đến ông Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực này (nếu có), rồi trực tiếp là ông Cục trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản và người ký (nếu người ký không phải là ông Cục trưởng).

Bộ nên nêu rõ tên các vị này cho các ông chủ của đất nước được biết, nhất là bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long nơi có thể là nạn nhân trực tiếp của tai nạn này nếu rùa tai đỏ sổng ra ngoài và lan ra thành dịch như nạn ốc bươu vàng.

Các quan chức ăn lương của dân, đã không làm tốt việc của mình mà còn tắc trách như vậy nên bị sa thải nếu họ không từ chức. Sa thải họ sẽ có chỗ cho nhiều người có tâm huyết và năng lực thay thế, chứ chẳng phải lo hết quan làm việc, lo không có người làm việc nếu kỷ luật nghiêm.

Bộ cùng chính quyền địa phương nên có kế hoạch ráo riết để xử lý triệt để số rùa tai đỏ này, kế hoạch đó phải được công khai cho nhân dân và nhất là các phương tiện thông tin đại chúng giám sát. Không có sự giám sát, không có áp lực của báo chí và của người dân rùa tai đỏ có thể trở thành tai hoạ như ốc bươu vàng ngày nào mà hậu quả cho đến ngày nay vẫn không thể khắc phục được.

Đã có một ông giáo sư khả kính tuyên truyền cho việc nuôi hải ly. Cũng đã có người nhập về từ Trung Quốc. Nhưng, may thay, do có thảo luận công khai trên báo chí nên các tác hại có thể của loại chuột này mới được lộ ra và cuối cùng chuyện nuôi hải ly như một sản phẩm “mũi nhọn” giúp bà con nông dân làm giàu đã đi vào quyên lãng và không gây ra hậu quả gì.

Lại nhớ đến tai hoạ ốc bươu vàng, được đưa vào Việt Nam năm 1986 rồi bắt đầu nuôi ở quy mô công nghiệp năm 1992. Cũng lại do các cơ quan nhà nước khởi xướng (Bộ Khoa học Môi trường hay Bộ Nông nghiệp?) và nay đã thành tai hoạ cho bà con nông dân và cho môi trường.

Thiệt hại về vụ này có thể ước lượng là con số khổng lồ (riêng cho các chiến dịch diệt ốc bươu vàng đã lên đến hàng trăm tỉ). Nó được nhập về và nuôi trồng cũng với mục đích tốt: xuất khẩu và làm thức ăn. Nhưng hậu quả không lường mới là tai hoạ: Chúng ăn thực vật, hại mùa màng, hại lúa, đặc biệt là mạ dưới 3 tuần có thể bị chúng ăn hết 100%.

Thời đó báo chí còn chưa mấy nói đến (nếu có nói thì là tuyên truyền cho việc nuôi hơn là có những phản biện về những hệ quả có thể xảy ra). Đã không có thảo luận như với trường hợp chuột hải ly, nên hậu quả chúng ta phải gánh không biết bao giờ mới hết, chắc ốc bươu vàng sẽ là vấn nạn mãi mãi vì với quy mô lan ra cả nước, và chắc sang cả các nước lân cận, thì vô cùng khó khắc phục.

Chẳng rõ các quan chức thời đó có ai bị quy trách nhiệm gì không, hay họ đã đều “hạ cánh an toàn”?

Đấy là việc làm vô cùng tắc trách của các quan chức nhà nước. Có thể họ không biết, không hiểu, thế thì là lỗi của cấp trên của họ đã đưa những người không hiểu biết vào chức vị. Từ những việc nhỏ, chưa và có thể sẽ không gây hậu quả như nhập hải ly, rùa tai đỏ cần rút ra bài học nghiêm túc.

Nhân dân đóng thuế nuôi nhà nước là để nhà nước lo những chuyện như vậy, những chuyện mà từng người dân không thể lo nổi. Những người không có năng lực làm việc đó hãy rút lui để có chỗ cho người khác. Chọn quan chức, đánh giá thành tích của họ và cất nhắc họ phải dựa chính vào công việc mà họ được giao. Họ không làm tốt thì phải lo đào tạo cho họ, họ cố tình làm sai hay lạm dụng thì phải sa thải. Ngược lại thì việc làm sai và tắc trách ngày càng nhiều và nhà nước không làm tròn trách nhiệm của mình (thì dân ghét rồi dân cũng phải thay thôi).

Cũng đáng lưu ý là bất cứ chính sách nào, quyết định nào cũng có những hệ quả không lường trước. Để giảm thiểu các hệ quả xấu không lường trước thì chỉ có thảo luận công khai, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, ý kiến của nhân dân, của chuyên gia, để cho các ý kiến trái nhau va đập nhau và trong quá trình ấy chúng ta sẽ tiệm cận đến sự thật hơn.

Chính vì thế báo chí, người dân, các chuyên gia và các quan chức nên thảo luận công khai về cách xử lý đống rùa tai đỏ này để trách cho đất nước một tai hoạ nữa.

TS. Nguyễn Quang A
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Du Ca Wed 13 Mar 2013, 18:12

Tiểu thương gia bị "đầu đọc "quá trời .Đọc tin tức này thấy kinh khủng quá ! .Vì vậy thận trọng nhé ,đi đầu cũng đụng hàng Tầu hết hi..hi.. Very Happy

HH cập nhất tin tức nóng hổi liền nhanh ghê ! Very Happy

Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 15 Mar 2013, 17:48

Hang tau bay gio nen goi la" hang quoc cam "o VN ,vi toan do gia va doc hai cho suc khoe con nguoi ma thoi Laughing
Noi thiet tieu thuong gia chi la tiep tay "dau doc" dan thoi ,nhung chu yeu la may anh can bo lanh dao cho phep nhap hang tau moi chinh la "dau xo" gay nen toi loi nay a Evil or Very Mad
LT oi... rua tai do la con rua nhu the nao zay LT ,co hinh cho minh xem ke voi scratch

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 11 Apr 2013, 08:44

Só rì TTG, lão tà dạo này lu bu nên bỏ sót câu hỏi này.
Theo Wiki,
"Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ - tên gọi này xuất phát từ hình dáng bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, danh pháp khoa học Trachemys scripta elegans. Rùa tai đỏ có xuất xứ từ Bắc Mỹ, chúng sống tại thung lũng Mississippi. Hiện nay được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay. Đây là một loại động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác."
"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Images?q=tbn:ANd9GcR0IbmA5n1tlqNvcUCas6rCnXmrX2Q9dkGQGT_rDBvGbTCJJGFi

Như vậy, cái tai hại của nó là do ... ăn nhiều quá, "giành ăn với dân địa phương"
Do ăn nhiều, đẻ lắm, không đắt tiền nên người ta mua về nuôi, chán rồi lại "phóng sanh" ra các ao hồ công cộng.

Tại Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, rùa "xâm lăng", chiếm đất, rồi ngang nhiên đè đầu cưỡi lưng "Cụ Rùa":

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Rua-tai-do-4
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  tieng thoi gian Thu 11 Apr 2013, 15:40

Khong co chi.... hihi...Cam on nhung thong tin cua LT nghen rose
Tại Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, rùa "xâm lăng", chiếm đất, rồi ngang nhiên đè đầu cưỡi lưng "Cụ Rùa"...hihihi... HLT noi chuyen y nghia va zui qua TTG cuoi dau bung qua troi luon ne "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu 1091198195

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Du Ca Thu 11 Apr 2013, 17:50

Cho nên dạo này quán xá lúc nào cũng đông khách ! "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu 1037062544 Laughing
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 10 May 2013, 19:23

“Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh
http://phapluattp.vn/20130507113311501p0c1085/pho-trung-quoc-o-ha-tinh.htm

Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng lao động Trung Quốc ở cảng Vũng Áng thời điểm cao nhất khoảng 600-700 người. Hầu hết số lao động này thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa. Đây là công ty lớn nhất cảng Vũng Áng với 34 nhà thầu chính, 72 nhà thầu phụ.

Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xã Kỳ Liên, cho biết: “Hầu như những cửa hàng có bảng hiệu 100% tiếng Trung là nhà hàng của lao động Trung Quốc mua nhưng sổ đỏ lại đứng tên người Việt. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”.

Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”.

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu 6-chot-ffc70
Một trong những cửa hàng ở xã Kỳ Liên có vốn của lao động Trung Quốc. Ảnh: V.LONG

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu 6-box-ffc70
Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc không có một từ tiếng Việt. Ảnh: V.LONG

Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa-Thể thao huyện Kỳ Anh, cho biết sau khi tình trạng các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu sai quy định (không viết chữ Việt, không viết tên nước ngoài lên trên chữ Việt, tên nước ngoài phải nhỏ hơn tiếng Việt…), chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra, ban đầu chỉ buộc ghi lại, tháo dỡ biển và tuyên truyền cho bà con hiểu về các quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc lắp đặt các biển quảng cáo, cửa hàng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa chấp hành. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý.

Ông Vũ Lân, Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, cho biết có một số người Trung Quốc kết hôn với người Việt rồi về đây kinh doanh hoặc làm quen với người dân địa phương rồi nhờ người mình đứng tên mua đất. “Những trường hợp này mình biết nhưng do người Việt đứng tên nên mình không thể cấm. Mình chỉ giao cho xã theo dõi, kiểm tra nắm tình hình” - ông Lân nói!

Theo ông Văn Minh Quốc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Liên, ở nước Việt mà toàn thấy tiếng Trung là không được. Về những trường hợp người Trung Quốc đứng sau người Việt mua đất, nếu diễn ra trên diện rộng rất khó quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh, cho biết việc quản lý người nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những lao động đăng ký, họ đi lại theo thời vụ (đi ba tháng theo diện du lịch), sống không tập trung mà rải rác ở công trường, trong khu dân cư.

VIẾT LONG
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  huuhoi Sat 22 Jun 2013, 18:45

Khoai tây Trung Quốc tiếp tục "đội lốt" khoai tây Đà Lạt
17/06/2013 14:09

(TNO) Sáng 17.6, PV Thanh Niên Online trở lại chợ nông sản Đà Lạt (khu Trại Mát, P.11, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) để tìm hiểu tình hình khoai tây Trung Quốc nhập về chợ.
Sau khi UBND TP.Đà Lạt tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc chứa chất độc hại vào ngày 15.6, việc nhập khoai tây Trung Quốc về chợ nông sản có chững lại. Tuy nhiên, một số vựa nông sản vẫn tiếp tục “tân trang” khoai tây Trung Quốc chuyển đi TP.HCM và các tỉnh.
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoaitay1
Khoai tây Trung Quốc tại vựa khoai T.L
[color][font][color]
Văn phòng Ban quản lý chợ nông sản lúc 10 giờ sáng nay cửa mở toang nhưng không một bóng người. Trên lịch công tác tại Văn phòng Ban quản lý chợ ghi rõ: “Anh em kiểm tra nếu có khoai TQ nhập phải có hóa đơn”.
Các vựa khoai tây tại đây vẫn nhộn nhịp hoạt động, vựa nào cũng để sẵn một số bao đựng đất đỏ.
Một tiểu thương tiết lộ: “Khoai tây Đà Lạt vỏ mỏng dễ trầy xước, nếu rửa sẽ bị thối ngay, chỉ có khoai Trung Quốc mới phải rửa”. Tiểu thương này cho biết giá khoai tây Đà Lạt mới thu hoạch hiện nay có giá 18.000 đ/ký, khoai dự trữ lâu ngày có giá trên 20.000 đ/ký.

[/color][/font][/color]
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoaitay2
Khoai tây Trung Quốc hình thù thon dài không tròn như khoai tây Đà Lạt
[color][font][color]

Tại vựa khoai T.L, PV ghi nhận có vài tấn khoai tây vàng Trung Quốc mới rửa xong, đang chất đống. Củ khoai hình thù thon dài, không tròn như khoai Đà Lạt, có thể phân biệt được bằng mắt thường. Thế nhưng, chủ vựa T.L vẫn nói đây là khoai tây mua từ H.Đức Trọng với giá 10.000 đ/ký. Khoai tây tại vựa đang được phân loại to, nhỏ đóng vào bao (mỗi bao 40 kg) để đưa về các tỉnh tiêu thụ.
Khác với năm trước, năm nay nhiều vựa khoai trang bị cả máy rửa khoai nhập từ Trung Quốc (với giá từ 60 - 70 triệu đồng/máy). Công suất rửa khoảng 150 - 200 kg khoai/mẻ. Sau khi rửa xong, khoai sẽ được trộn với bột đất đỏ để “khoác áo” mới tựa như khoai tây hồng Đà Lạt.

[/color][/font][/color]
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoaitay3
Khoai tây Đà Lạt củ tròn và dễ trầy xước


Tin, ảnh: Lâm Viên
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  huuhoi Sat 22 Jun 2013, 18:47

Tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc có chất độc hại
15/06/2013 13:24

(TNO) Ngày 15.6, các cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã cưỡng chế tịch thu 26 tấn khoai tây Trung Quốc (TQ) mang đi tiêu hủy vì có chứa chất độc hại.
Số khoai tây trên có xuất xứ từ TQ do bà Nguyễn Thị Nguyệt, ngụ tổ Hòn Bồ, P.12 (Đà Lạt) nhập về Đà Lạt thông qua Công ty TNHH Quốc tế Anh Quân (Hà Nội) và Công ty TNHH MTV thương mai & xuất nhập khẩu Vân Linh (Lào Cai).
Theo Công an TP.Đà Lạt, bà Nguyệt nhập về 3 lô khoai tây TQ tổng cộng 82 tấn, trong đó có 1 lô khoai tây vàng 26 tấn đã chuyển đi TP.HCM tiêu thu.
Tại kho hàng cùa bà Nguyệt ở khu Hòn Bồ hiện có 52 tấn gồm khoai vàng và khoai hồng. Mặc dù các lô hàng có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm do trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh - Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VII cấp ngày 20.5 nhưng các cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt vẫn lấy mẫu 2 lô khoai tây vàng và hồng trong kho của bà Nguyệt đi kiểm nghiệm, phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả phân tích từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần.
Từ kết quả kiểm nghiệm trên, Chi cục Bảo vệ thực vật kết luận mẫu khoai tây hồng 26 tấn trên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Do đó UBND TP.Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng do bà Nguyệt nhập về từ TQ.
Sáng 15.6,các cơ quan chức năng đến kho của bà Nguyệt tịch thu 26 tấn khoai tây hồng chuyển đến bãi rác ở khu Cam Ly, P.5, TP.Đà Lạt để tiêu hủy.
Đây là lần đầu tiên TP.Đà Lạt quyết định tiêu hủy số lượng lớn khoai tây nhập khẩu từ TQ.
Theo chứng từ, số khoai tây trên bà Nguyệt nhập về chỉ với giá 3.344 đồng/ký. Hiện tại khoai tây Đà Lạt mới thu hoạch có giá 15.000 đ/ký, khoai dự trữ lâu ngày có giá từ 18.000-22.000 đồng/ ký. Các tiểu thương ở Đà Lạt mua lại khoai nhập về từ TQ với giá 10.000 đồng/ký, sau đó nhuộm màu đất đỏ bán về các tỉnh và TP.HCM với giá từ 15.000 đồng/kg trở lên.
PV Thanh Niên Online có mặt tại kho hàng của bà Nguyệt ghi lại một số hình ảnh việc tịch thu 26 tấn khoai tây có chất độc hại.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  huuhoi Sat 22 Jun 2013, 18:49

Hàng chục tấn khoai tây Trung Quốc vẫn đổ về Đà Lạt
22/06/2013 15:46

(TNO) Ngày 22.6, đoàn kiểm tra liên ngành TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đã kiểm tra tình hình kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ nông sản Đà Lạt (P.11, TP.Đà Lạt).
>> Nhập máy từ Trung Quốc để rửa và nhuộm khoai tây
>> Khoai tây Trung Quốc tiếp tục "đội lốt" khoai tây Đà Lạt
Tại chợ này có ba quầy kinh doanh khoai tây nhưng một quầy vắng chủ (đóng cửa). Đoàn đã kiểm tra hai quầy còn lại, phát hiện có khoảng 30 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về đây.
Lúc kiểm tra, ngay trước quầy Trang Lớn, tiểu thương đang phân loại khoai tây Trung Quốc rồi đóng vào bao.
Theo tiểu thương của quầy này, họ nhập khoai tây Trung Quốc từ một người tên Vân ở TP.Đà Lạt với giá 10.000 đồng/kg, sau đó phân loại rồi bán đi khắp nơi với giá khoảng 11.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo hóa đơn mua hàng của bà Vân thì giá khoai tây nhập khẩu này là 3.345 đồng/kg.
Cũng theo tiểu thương quầy Trang Lớn, họ phân loại rồi bán và nói là khoai tây Trung Quốc. Còn những người mua lại khoai tây có bôi đất đỏ để “hô biến” thành khoai tây Đà Lạt hay không thì họ không biết.
Tất cả số khoai tây này đều có hóa đơn, chứng từ nên đoàn kiểm tra chỉ lập biên bản lấy mẫu phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có an toàn hay không.
Cũng trong ngày hôm nay, đoàn kiểm tra liên ngành bất ngờ kiểm tra tại kho chứa khoai tây của một người tên Hiệp ở P.11, TP.Đà Lạt. Lúc kiểm tra chủ kho không có mặt, nhưng tại hiện trường có khoảng 400 kg khoai tây Trung Quốc đã hoàn thành công đoạn “mặc áo đỏ” và tiến hành đóng bao.
Tại hiện trường, một đống khoai tây “đỏ rực” đang nằm dưới đất, bên cạnh là mấy bao đất đỏ đã tán mịn cùng một số bịch khoai tây “đỏ”.
Hai nữ nhân viên làm thuê ở đây cho hay, họ quê ở Thanh Hóa và mới vào làm được khoảng một tuần. Họ cho biết khoai này là khoai tây Đà Lạt, và họ chỉ làm vậy chứ việc bán mua thì không biết.
Ngay tại hiện trường, đoàn kiểm tra đã dùng nước rửa ngẫu nhiên một ít trong đống khoai tây này. Lập tức, sau khi “cởi áo” thì số khoai tây được rửa trở lại nguyên hình là khoai tây Trung Quốc.
Theo một thành viên đoàn kiểm tra, khoai tây ở đây được tiểu thương mua lại của bà Nguyệt ở P.12, TP.Đà Lạt. Đoàn cũng lập biên bản lấy mẫu khoai tây và đất để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả phân tích nhanh cho thấy đều an toàn trong giới hạn cho phép.
Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã kiểm tra cơ sở của bà Nguyễn Thị Nguyệt (P.12, TP.Đà Lạt), phát hiện có nhập 52 tấn khoai tây Trung Quốc (26 tấn khoai hồng, 26 tấn khoai vàng). Sau khi phân tích mẫu khoai hồng cho thấy có nhiễm chất độc hại Chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép 16 lần và ngày 15.6, ngành chức năng đã tiến hành tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng của cơ sở này…
Thời gian qua đã xuất hiện tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập vào Đà Lạt với giá rẻ, sau đó một số tiểu thương bôi đất đỏ lên khoai tây này và “hô biến” thành khoai tây Đà Lạt để bán với giá cao, lừa người tiêu dùng để thu lợi (hiện nay khoai tây Đà Lạt có giá khoảng 20.000 đồng/kg).
Dưới đây là một số hình ảnh khoai tây Trung Quốc ở chợ nông sản Đà Lạt và tại kho của bà Hiệp:
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai1
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai2
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai4
Khoai tây Trung Quốc được bôi đất đỏ tại kho của bà Hiệp
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai5
Đất đỏ được chuẩn bị để “thay áo” cho khoai tây Trung Quốc
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai6
Rửa số khoai tây được “mặc áo đỏ” này
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai7
Sau khi rửa đất đỏ, lộ nguyên hình là khoai tây Trung Quốc
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai9
 Lấy mẫu khoai tây tại kho của bà Hiệp
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai10
Kho có chứa khoai tây Trung Quốc của bà Hiệp
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai11
Phân loại khoai tây Trung Quốc ở chợ nông sản Đà Lạt
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai12
 Cân khoai tây
 "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Khoai15
Lập biên bản lấy mẫu tại chợ nông sản Đà Lạt

Gia Bình thực hiện
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 23 Jun 2013, 16:28

Cam on HH da cho xem tin tuc nay nhe rose
Gan ve VN ma nghe nhung tin nay nghi lai het muon an do o VN luon,dan ba tau loi dung nhung nguoi kinh doanh tham tien de dau doc nguoi VN minh day ma ...ke ca nhung nguoi lam cho nha nuoc da an hoi lo cho nhap vao nhung thuc an doc hai nhu vay de hai dan minh ...that dang ghet !

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  huuhoi Sat 29 Jun 2013, 16:52

Cái này còn đáng ghét hơn nữa nè TTG:

Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-06-07
Nguồn: Á Châu Tự Do

Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này.

Bán hay không cũng chết

Một người nông dân Ê Đê tên Việt là Nguyễn Thị Hồ, sống ở buôn EaSup, Đắc Lắc, than thở với chúng tôi rằng bà đã mất nguyên một vườn hồ tiêu gần một hecta vì trót dại nghe lời người Trung Quốc, nhưng đáng sợ hơn người Trung Quốc vẫn là những tên cò người Việt Nam bấu lưng Trung Quốc vì đồng tiền bát gạo đã dẫm đạp lên lương tri, đến từng nhà lừa phỉnh bà con đồng bào thiểu số, nói ngon nói ngọt để mua rễ tiêu với giá ban đầu là hai, ba trăm ngàn đồng, sau đó là hai mươi ngàn đồng trên một kí lô, bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá gấp đôi, gấp ba lần.

Dây hồ tiêu có hình dáng và kiểu sống cũng giống như dây trầu, trồng bằng nhánh và sống bám vào một trụ vôi hoặc thân cây để ra trái, rễ phân bố trên khắp thân trụ và dưới lòng đất, chính vì dây hồ tiêu sinh rễ rất nhanh và rậm nên mùa mưa, việc lấy đi một ít rễ của nó là việc cần thiết để kích thích tiêu ra nhiều hoa trái. Đánh vào tâm lý này, ban đầu, thương lái Trung Quốc nhờ những cò Việt Nam đến từng nhà gạ mua những bao rễ bỏ đi trong quá trình làm cỏ với giá rất cao, từ một trăm ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng trên mỗi ký. Mà trung bình, mỗi gốc tiêu, khi làm cỏ, người ta phải cắt tỉa bớt ít nhất cũng vài ba lạng rễ nhằm kích thích cây ra nhiều trái, một vườn tiêu cả mấy chục ngàn gốc tiêu, nếu thu gom hết rễ bỏ đi, số tiền thu được là khá lớn.

Các chủ vườn tiêu đua nhau thu gom rễ để bán. Nhưng không dừng ở đó, ngay trong thời điểm tiêu chuẩn bị ra hoa, các thương lái Trung Quốc quay trở lại, tìm mua rễ tiêu với giá ba trăm ngàn đồng trên một ký lô, lúc này, chỉ còn một cách duy nhất là tìm cách cắt tỉa bớt rễ tiêu để bán. Nhiều chủ vườn đã thuê nhân công về cắt tỉa rễ tiêu, chất thành cả vài ba chục bao trước sân. Chờ người Trung Quốc đến.

Một chủ vườn hồ tiêu khác tên Thành, ở Buôn Hồ, than thở rằng ông đã nghi ngại bị Trung Quốc lừa ngay từ đầu nên quyết định chỉ bán rễ tiêu bỏ đi trong vụ làm cỏ chứ không lấy thêm rễ trong lúc tiêu ra hoa, mặc dù nghe mức giá cao ngất như vậy, ông cũng ham lắm nhưng thấy sợ bị họ lừa giống như chuyện trứng cút ở Sài Gòn, ốc bươu vàng ở miền Trung và nuôi hải ly, nuôi đỉa trên cả nước những năm gần đây.

Nhưng, cuối cùng, ông lại trở thành nạn nhân nặng nhất trong vụ mua bán rễ hồ tiêu này, cả vườn tiêu của ông bị kẻ trộm đào rễ, mãi cho đến khi lên thăm vườn, thấy tiêu bị héo, ông vẫn chưa biết là vườn tiêu bị trộm, ông tìm đủ loại thuốc trị nấm để bơm. Càng bơm, tiêu càng mau chết, cho đến lúc chế nước, cho ăn phân, ông mới giật mình nhận ra cả vườn tiêu đã bị đào rễ một cách rất tinh vi, kẻ trộm đã móc sạch phần rễ, chôn gốc vào vị trí cũ trong những đêm trời mưa để vừa xóa dấu vết dễ dàng lại vừa an toàn cho chúng vì tiếng mưa đã lấn át tiếng bước chân cũng như tiếng cuốc xẻng va vào đất.

Nghiệt nỗi, gần ba tháng sau, thương lái Trung Quốc vẫn không quay trở lại, cả hàng núi rễ hồ tiêu vất vưởng khắp các bờ rào, chờ mãi, không thấy họ đến nữa, bà con nông dân lại mang ra ủ làm phân để bón cho vụ tiêu sắp tới. Trong khi đó, hàng loạt các vườn tiêu bị mất mùa do suy nhược, nhiều vườn bị chết từng lớp vì kẻ trộm đào cẩu thả. Ông Thành chép miệng, nói rằng đụng tới thương lái Trung Quốc, người nông dân tin cũng chết mà tin nhưng không cẩn thận cũng bị hại như ông. Họ quá nguy hiểm.

Chính quyền làm ngơ?

Một người nông dân khác, ở Buôn Hồ, Đắc Lắc, yêu cầu giấu tên, ông nói rằng vấn đề hồ tiêu bị chết ở Tây Nguyên là do sự quản lý quá lỏng lẻo của chính quyền địa phương, trong khi một người Việt Nam trước đây muốn đi đâu hoặc ở đâu trong nước cũng đều phải đăng ký tạm vắng, tạm trú, có bà con đến nhà thăm, ở lại chơi vài hôm mà không đến trình báo công an thì bằng gì đêm đó cũng có an ninh đến nhà xét hỏi, thậm chí bắt người bà con về đồn, nói chung là đủ kiểu… Trong khi đó, người Trung Quốc nghênh ngang đi ngoài đường, lùng sục từng nhà mua trễ hồ tiêu, thậm chí còn bắt mối với cò Việt Nam để vào tận các buôn sâu tìm mua, làm hại bà con nông dân, mà chẳng có an ninh nào hỏi han, mặc cho họ tung hoành như chốn không người. Ông nghi ngại những thương lái Trung Quốc đã đút lót cho chính quyền địa phương để bôi trơn công việc.

Ông cho biết thêm, mùa hồ tiêu năm nay, sản lượng tiêu bị tụt dốc đáng kể và giá nông sản như tiêu, cà phê hay hạt điều đều bị rớt còn 50% đến 70% giá năm ngoái. Trong khi đó, phần lớn nông sản của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, mức giá cho nông sản Việt Nam và chất lượng sống của người nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Họ luôn tìm cách làm cho thị trường và người sản xuất ở Việt Nam bị rối loạn để cuối cùng phải bán tháo sản phẩm cho họ. Kết cục, người Trung Quốc được lợi, chỉ có nông dân là chịu thiệt thòi tất cả.

Với phần lớn người dân Tây Nguyên bây giờ, hai chữ Trung Quốc làm họ liên tưởng đến sự lừa phỉnh và chơi ác, họ thấy ớn sợ. Nhưng chính quyền địa phương thì không có thái độ gì trước việc làm mưa làm gió của người Trung Quốc trên đất Tây Nguyên. Mùa khô sắp đến, những gốc hồ tiêu sẽ trơ trọi vì thiếu rễ, thiếu nước, nông dân đang đối diện với nguy cơ mất mùa kỉ lục!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  huuhoi Mon 22 Jul 2013, 08:06

Đồ chơi trẻ em TQ tràn lan ở Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-toys-pervasively-popular-vn-07192013180052.html

Tuổi thơ nhuộm màu… TQ!

Mùa hè, những cánh diều giấy cắt dán từ trang vở cũ học trò không còn chấp chới bay trên bầu trời, mà thay vào đó là một bầu trời sặc màu Trung Quốc với không biết bao nhiều con diều có xuất xứ Trung Quốc, đương nhiên là tuổi hồn nhiên của các em chỉ biết chơi đùa, các em như một tờ giấy trắng, đang bị sắc màu “kẻ lạ” nhuộm dần dưới nắng hè. Không dừng ở đây, đồ chơi trẻ em các loại tràn lan trong các shop baby. Điều này làm nhức nhối các bậc làm cha làm mẹ.

Chị Nguyên, có con đầu lòng tròn ba tuổi, đang sống ở Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng chị hết sức bất mãn khi vào một shop baby của A Cà Phê ở Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam trong một lần đưa con về thăm ngoại. Đồ chơi ở đây có hơn 90% là xuất xứ Trung Quốc, từ cái xe đẩy tập đi cho đến chiếc xe hơi điện, con vụ, diều giấy, chiếc xe mô hình hay quả bóng… Tất cả đều xuất xứ Trung Quốc. Chị Nguyên hỏi tìm đồ chơi không phải là Trung Quốc thì nhận được câu trả lời rất khó chịu của người bán hàng rằng bây giờ mọi thứ đồ chơi đều là của Trung Quốc, nếu không chơi thì chịu khó nhịn chứ tìm đâu ra đồ chơi Việt Nam hoặc nước khác.

Chị Nguyên nói thêm rằng không riêng gì cửa hàng này, phần lớn nhiều shop baby mà chị gặp đều bán toàn đồ chơi Trung Quốc. Hỏi ra, chị mới hiểu là đồ chơi Trung Quốc tránh được tiền thuế, nhập theo đường tiểu ngạch và bán có lãi nhiều hơn đồ chơi Việt Nam sản xuất, chính vì thế, vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng bán đồ chơi Trung Quốc.

Một người mẹ trẻ khác tên Thúy, sống ở quần Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cũng than thở với chúng tôi rằng bây giờ, đi tìm một cửa hàng đồ chơi không có đồ Trung Quốc nghe có vẻ khó hơn mò kim đáy biển. Chị Thúy rất ngại phải để con mình chơi đồ Trung Quốc vì nó quá nguy hiểm, dường như những thứ đồ chơi hay bất kì vật dụng gì có xuất xứ Trung Quốc cũng làm chị Thúy cảm thấy lo sợ và ớn lạnh nghĩ đến chiến lược đồng hóa người Việt và làm cho người Việt trở nên yếu đối, ngu đần để dễ bề cai trị của kẻ ngoại xâm Trung Quốc cả ngàn năm nay.

Rất tiếc, chị Thúy phải lắc đầu thừa nhận là hình như nhà buôn Việt Nam là kẻ bị Tàu hóa trước tiên, động cơ kiếm tiền và mãnh lực lãi suất cao đã khiến họ đánh mất tinh thần dân tộc, đánh mất nghĩa vụi của một người dân trong cộng đồng, họ sẵn sàng nhận hàng lậu của Trung Quốc để bán với lãi suất cao, sẵn sàng bỏ qua sự chào mời của các doanh nghiệp Việt Nam vì sản phẩm của các công tuy này ít lãi hơn. Và cay đắng nhất là vấn đề các doanh nghiệp Việt nam không hề có ý định tạo ra một cuộc cạnh tranh hoặc cuộc chiến trên thương trường với các sản phẩm Trung Quốc.

Sự bất minh trong sản xuất và quản lý thị trường Để giải thích thêm nhận xét của chị Thúy, anh Cả, chồng chị Thúy cho biết thêm là dường như các doanh nghiệp Việt Nam không muốn cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc, có hai lý do để họ không cạnh tranh là khi đồ chơi Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam, bắt buộc những khách hàng có trách nhiệm với con cái phải đi tìm hàng Việt Nam để mua, và có đắt cũng chấp nhận. Lúc này, hàng Trung Quốc trên thị trường đã đặt chuẩn giá tương đương vời hàng Việt Nam bấy lâu nay. Và đồ chơi Việt Nam có thể nâng giá lên gấp rưỡi hoặc gấp hai lần so với hàng Trung Quốc vì nó là hàng nội địa, nó mang tinh thần “người Việt Nam xài hàng Việt Nam”.

Mất gốc trên chính quê hương

Và đây là vấn đề khó gỡ ra được đối với sản phẩm đồ chơi trẻ em Việt Nam, giá điện quá cao, giá thuê mặt bằng và các loại thuế, các loại dịch vụ quá cao, đó là chưa kể đến các cổ phần ma của các quan chức mà họ phải chung chi hằng tháng. Chính vì thế, sản phẩm càng có giá thật cao, qui trình sản xuất càng bóp nhỏ lại bao nhiêu, nhà sản xuất càng có lãi bấy nhiêu. Mà trong tình trạng hiện nay, không có cách nào tốt hơn việc hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt Nam và bán với giá ngang ngửa hàng Việt Nam, nhờ vậy, đồ chơi trẻ em của Việt nam sản xuất mới có cơ hội nâng giá lên gấp rưỡi, gấp đôi bình thường, và thị trường Việt Nam trở thành thị trường Trung Quốc – Việt Nam hợp tác cùng có lợi.

Một người mẹ khác, là giáo viên mầm non, hiện đang sống ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng chị thấy quá mệt mỏi vì việc đi tìm mua đồ chơi cho con mình, mỗi lần đi mua đồ chơi hoặc áo quần, chị buộc phải dắt con đến các siêu thị như Lotte Mart, Big C, Co.orp Mart mới có thể hy vọng tìm cho ra một ít đồ cho con trẻ. Cũng không ngoại trừ việc hàng Trung Quốc đã có mặt rất nhiều ở các siêu thị này, nhưng chí ít nó còn dán mác Trung Quốc, còn ở ngoài chợ đen và các shop baby thì hoàn toàn không có nhãn mác.

Chị than thở rằng mỗi lần mua như vậy, chị tốn gần hết một tháng lương của mình vì đồ chơi và áo quần trẻ con do Việt Nam sản xuất có giá thành rất đắt, gấp vài lần của Trung Quốc. Chị lấy làm hoài nghi không biết có sự thông đồng nào đó giữa nhà sản xuất, nhà buôn Việt Nam với nhà sản xuất, nhà buôn Trung Quốc hay không, vì theo chị thấy, nếu có, họ hoàn toàn có lợi trong chuyện này, chỉ có người mua của Việt Nam là thiệt thòi trăm bề. Mà trong khi đó, lượng khách hàng của gần chín chục triệu dân cho một thị trường chưa tới một trăm nhà sản xuất chuyên về đồ chơi, áo quần trẻ em của Việt Nam và chừng một trăm nhà sản xuất, nhà buôn, đầu nậu Trung Quốc, lúc này, chia phần lợi nhuận nghe có vẻ béo bở.

Chị bày tỏ sự lo ngại của mình về quan niệm dân tộc tính của người Việt Nam, có vẻ như bây giờ là thời điểm mà người Việt Nam bị Tàu hóa rất mạnh bởi động cơ tiền bạc và lợi nhuận. Mà những người bị Tàu hóa đầu tiên, trầm kha, có lẽ là những nhà buôn Việt Nam đang tiếp tay cho Trung Quốc tuồn hàng vào Việt Nam. Chị chia sẻ lo ngại về nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam sẽ bị mất gốc ngay trên chính quê hương bản quán vì bất kì thứ gì chung quanh chúng đều mang dấu ấn của Trung Quốc, không chừng, đến một lúc nào đó, trẻ con sẽ bị hội chứng nghiện đồ chơi Trung Quốc. Đó là một hậu quả có thể nhìn thấy trước!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  mùa xuân Thu 25 Jul 2013, 17:26

Hi...hi...bây giờ ở nơi nào cũng đụng hàng "Tàu "Very Happy

Đồ chơi trẻ E tràn ngập ,bé MX thích mấy con thú nhồi bông cứ đoi mua nhưng toàn chai na hi...cuối cùng cũng phải tới những Shop lớn hơi có tên tuổi mua cho Bé .Thiệt là khổ !Very Happy 
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

"Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu Empty Re: "Tiểu thương gia" - Sao cam tâm làm tay sai cho Tàu

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết