Một thời ly loạn
+12
tuthuy
Tho Ngoc
mùa xuân
nnk
Thi Mau
gia khanh
chiều hoang
Lôi Vũ
Linh
Cuội
Hoàng Lão Tà
huuhoi
16 posters
Trang 1 trong tổng số 10 trang
Trang 1 trong tổng số 10 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Một thời ly loạn
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày ...
Vì thế đất nước đã nghèo lại càng nghèo.
Chủ đề Một thời ly loạn sẽ góp lại những ca khúc ... buồn, về những ly tán, đau thương mà dân tộc Việt Nam phải trải qua.
Đây cũng là một chủ đề ngẫu hứng, không có thì giờ biên tập, sắp xếp ... Vậy mong rằng quý khách tình cờ ghé chơi cũng đừng chấp nhứt làm gì. Xin đa tạ.
Do các bản nhạc trong diễn đàn được gửi ở các website miễn phí, đóng mở khó lường nên nhiều bài đã bị xoá, không nghe được. Nếu quý vị nào muốn nghe nhưng không được vui lòng nhắn yêu cầu đến lão tà hoặc ban quản trị, hoặc có thể yêu cầu trực tiếp trong diễn đàn, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng trong khả năng có thể. Danh mục cập nhật nhất vui lòng xem tại "Danh mục ca khúc trong diễn đàn" nằm tại mục Thông Báo
Mến chúc quý vị có những giây phút thư giãn tại xó vắng Tiếng Thời Gian.
Ai trở về xứ Việt (Phan Văn Hưng - Minh Đức/Hoài Trinh) - Khánh Ly (youtube)
Anh là ai? (Việt Khang) - Hợp ca ASIA (youtube)
Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy, Hữu Loan) - Đức Tuấn (Youtube)
Bài ca dành cho những xác người (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Bài ca dành cho những xác người (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Bài vinh thăng cho một loài chim (Trầm Tử Thiêng) - Thái Thanh
Bên trời phiêu lãng (Phạm Đình Chương) - Sĩ Phú
Buồn từng phút giây (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Cần nhau (Nguyễn Đức Quang) - Mai Hương
Cả nước đấu tranh (Anh Bằng) - Ca đoàn Ngàn Khơi - ASIA (youtube)
Chai đá (Lê Minh Bằng) - Khánh Ly
Chiều trên đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Tất Nhiên) - Khánh Ly (youtube)
Chinh phụ hoài khúc (Lê Xuân Ái) - Hoàng Oanh
Chính chúng ta phải nói (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Cho một thành phố mất tên (Phạm Đình Chương) - Mai Hương
Chuyện hai người lính (Phạm Duy) - Thái Thanh
Con đò đưa xác (Ngọc Bích) - Thanh Thúy
Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi) - Thái Thanh
Dậy mà đi (Thơ Tố Hữu, nhạc Tôn Thất Lập) - hợp ca
Dựng lại người, dựng lại nhà - phim Đất Khổ (Trịnh Công Sơn) - Trịnh Công Sơn(youtube)
Để lại cho em (Phạm Duy) - Khánh Ly
Đêm bây giờ, đêm mai (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Đêm chôn dầu vượt biển (Châu Đình An) - Khánh Ly (youtube)
Đêm nhớ về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng) - Khánh Ly (youtube)
Định mệnh buồn (Phạm Đình Chương) - Thái Thanh
Đôi mắt người Sơn Tây (Thơ Quang Dũng, Nhạc Phạm Đình Chương) - Thái Thanh
Đừng mong ai, Đừng nghi ngại (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Em còn nhớ hay em đã quên (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)Gia tài của Mẹ (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Giọt mưa trên lá (tâm ca 4) (Phạm Duy) - Thái Thanh
Hãy cho tôi nhìn (Bảo Thu) - Thái Thanh
Hãy nhìn lại (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Im lặng thở dài (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Kinh chiều (Hoàng Thi Thơ) - Khánh Ly
Lại gần với nhau (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Mặt trời mù (Trúc Lam) - Elvis Phương
Mẹ Việt nam ơi! Chúng con vẫn còn đây (Nguyễn Ánh 9) - Nguyệt Ánh & Việt Dzũng
Một buổi sáng mùa xuân (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Một cõi vô vọng (Trúc Hồ) - Nguyên Khang-Lâm Nhật Tiến
Muôn kiếp ngậm ngùi (Hoàng Trọng - Lan Đình) - Thái Thanh
Này người anh em (Trần Lê Quỳnh) - Tuấn Khanh
Ngày trở về (Phạm Duy) - Duy Khánh/Thái Thanh
Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) - Elvis Phương
Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) - Thanh Lan-Duy Quang (youtube)
Người tình không chân dung (Hoàng Trọng/Dạ Chung) - Lệ Thu
Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp) - Hồng Nhung
Những ai còn là Việt Nam (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Nước mắt cho quê hương (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Phúc Âm buồn (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Quê hương đau nặng (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Sài Gòn niềm nhớ không tên (Nguyễn Đình Toàn) - Khánh Ly (youtube)
Sài Gòn niềm nhớ không tên (Nguyễn Đình Toàn) - Khánh Ly (youtube)
Sài Gòn ơi, vĩnh biệt (Nam Lộc) - Khánh Ly (youtube)
Sao mắt mẹ chưa vui (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta đi dựng cờ (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta hát trên đỉnh đèo (Duy Khánh) - Duy Khánh (youtube)
Ta phải thấy Mặt trời (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta quyết phải sống (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Tiếng hát sông Thao (Đỗ Nhuận) - Anh Ngọc, Thái Thanh
Tiếng hát to (Phạm Duy) - Thái Thanh
Tình ca người mất trí (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Tôi đã mất (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Tôi sẽ đi thăm (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Triệu con tim (Trúc Hồ) - Hợp ca ASIA (youtube)
Việt Nam quê hương ngạo nghễ (Nguyễn Đức Quang) - Nguyễn Đức Quang (youtube)
Xin mặt trời ngủ yên (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày ...
Vì thế đất nước đã nghèo lại càng nghèo.
Chủ đề Một thời ly loạn sẽ góp lại những ca khúc ... buồn, về những ly tán, đau thương mà dân tộc Việt Nam phải trải qua.
Đây cũng là một chủ đề ngẫu hứng, không có thì giờ biên tập, sắp xếp ... Vậy mong rằng quý khách tình cờ ghé chơi cũng đừng chấp nhứt làm gì. Xin đa tạ.
Do các bản nhạc trong diễn đàn được gửi ở các website miễn phí, đóng mở khó lường nên nhiều bài đã bị xoá, không nghe được. Nếu quý vị nào muốn nghe nhưng không được vui lòng nhắn yêu cầu đến lão tà hoặc ban quản trị, hoặc có thể yêu cầu trực tiếp trong diễn đàn, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng trong khả năng có thể. Danh mục cập nhật nhất vui lòng xem tại "Danh mục ca khúc trong diễn đàn" nằm tại mục Thông Báo
Mến chúc quý vị có những giây phút thư giãn tại xó vắng Tiếng Thời Gian.
Mục lục ghi dần
Ai trở về xứ Việt (Phan Văn Hưng - Minh Đức/Hoài Trinh) - Khánh Ly (youtube)
Anh là ai? (Việt Khang) - Hợp ca ASIA (youtube)
Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy, Hữu Loan) - Đức Tuấn (Youtube)
Bài ca dành cho những xác người (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Bài ca dành cho những xác người (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Bài vinh thăng cho một loài chim (Trầm Tử Thiêng) - Thái Thanh
Bên trời phiêu lãng (Phạm Đình Chương) - Sĩ Phú
Buồn từng phút giây (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Cần nhau (Nguyễn Đức Quang) - Mai Hương
Cả nước đấu tranh (Anh Bằng) - Ca đoàn Ngàn Khơi - ASIA (youtube)
Chai đá (Lê Minh Bằng) - Khánh Ly
Chiều trên đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Tất Nhiên) - Khánh Ly (youtube)
Chinh phụ hoài khúc (Lê Xuân Ái) - Hoàng Oanh
Chính chúng ta phải nói (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Cho một thành phố mất tên (Phạm Đình Chương) - Mai Hương
Chuyện hai người lính (Phạm Duy) - Thái Thanh
Con đò đưa xác (Ngọc Bích) - Thanh Thúy
Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi) - Thái Thanh
Dậy mà đi (Thơ Tố Hữu, nhạc Tôn Thất Lập) - hợp ca
Dựng lại người, dựng lại nhà - phim Đất Khổ (Trịnh Công Sơn) - Trịnh Công Sơn(youtube)
Để lại cho em (Phạm Duy) - Khánh Ly
Đêm bây giờ, đêm mai (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Đêm chôn dầu vượt biển (Châu Đình An) - Khánh Ly (youtube)
Đêm nhớ về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng) - Khánh Ly (youtube)
Định mệnh buồn (Phạm Đình Chương) - Thái Thanh
Đôi mắt người Sơn Tây (Thơ Quang Dũng, Nhạc Phạm Đình Chương) - Thái Thanh
Đừng mong ai, Đừng nghi ngại (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Em còn nhớ hay em đã quên (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)Gia tài của Mẹ (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Giọt mưa trên lá (tâm ca 4) (Phạm Duy) - Thái Thanh
Hãy cho tôi nhìn (Bảo Thu) - Thái Thanh
Hãy nhìn lại (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Im lặng thở dài (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Kinh chiều (Hoàng Thi Thơ) - Khánh Ly
Lại gần với nhau (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Mặt trời mù (Trúc Lam) - Elvis Phương
Mẹ Việt nam ơi! Chúng con vẫn còn đây (Nguyễn Ánh 9) - Nguyệt Ánh & Việt Dzũng
Một buổi sáng mùa xuân (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Một cõi vô vọng (Trúc Hồ) - Nguyên Khang-Lâm Nhật Tiến
Muôn kiếp ngậm ngùi (Hoàng Trọng - Lan Đình) - Thái Thanh
Này người anh em (Trần Lê Quỳnh) - Tuấn Khanh
Ngày trở về (Phạm Duy) - Duy Khánh/Thái Thanh
Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) - Elvis Phương
Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) - Thanh Lan-Duy Quang (youtube)
Người tình không chân dung (Hoàng Trọng/Dạ Chung) - Lệ Thu
Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp) - Hồng Nhung
Những ai còn là Việt Nam (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Nước mắt cho quê hương (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Phúc Âm buồn (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Quê hương đau nặng (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Sài Gòn niềm nhớ không tên (Nguyễn Đình Toàn) - Khánh Ly (youtube)
Sài Gòn niềm nhớ không tên (Nguyễn Đình Toàn) - Khánh Ly (youtube)
Sài Gòn ơi, vĩnh biệt (Nam Lộc) - Khánh Ly (youtube)
Sao mắt mẹ chưa vui (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta đi dựng cờ (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta hát trên đỉnh đèo (Duy Khánh) - Duy Khánh (youtube)
Ta phải thấy Mặt trời (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Ta quyết phải sống (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Tiếng hát sông Thao (Đỗ Nhuận) - Anh Ngọc, Thái Thanh
Tiếng hát to (Phạm Duy) - Thái Thanh
Tình ca người mất trí (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Tôi đã mất (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Tôi sẽ đi thăm (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly
Triệu con tim (Trúc Hồ) - Hợp ca ASIA (youtube)
Việt Nam quê hương ngạo nghễ (Nguyễn Đức Quang) - Nguyễn Đức Quang (youtube)
Xin mặt trời ngủ yên (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly (youtube)
Được sửa bởi huuhoi ngày Wed 04 May 2011, 08:35; sửa lần 6.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
MỘT BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1969)
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1969)
Trình bày: Khánh Ly
Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé ra đồng
Đạp trái mìn nổ chậm
Xác không còn đôi chân
Một buổi sáng mùa xuân
Ngực đứa bé tan tành
Ngàn hoa đồng cỏ nội
Cúi xuống nhìn con tim
Em thơ ơi chiều nay trường học lại
Trong sân chơi bạn và thầy im lời
Bài học về yêu thương trên giấy mới
Sao hôm nay nét mực đã phai
Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé yên nằm
Bàn tay cầm cỏ dại
Có hoa vàng mong manh
Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé im lìm
Bờ môi dường thầm hỏi
Có thiên đường hay không ?
Được sửa bởi huuhoi ngày Sun 07 May 2023, 13:49; sửa lần 1.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
.... Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định. Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên đinh hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngần hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.
Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại. Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân. Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó. Hố thẳm đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê. ...
(Trịnh Công Sơn - 1968 - Trích lời tựa tập nhạc Kinh Việt Nam)
Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đường đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người
Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai
Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại. Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân. Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó. Hố thẳm đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê. ...
(Trịnh Công Sơn - 1968 - Trích lời tựa tập nhạc Kinh Việt Nam)
BÀI CA DÀNH CHO NHỮNG XÁC NGƯỜI
Sáng tác: Trịnh Công Sơn - 1968
Khánh Ly trình bày
Sáng tác: Trịnh Công Sơn - 1968
Khánh Ly trình bày
Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đường đi tới, dù chông gai
Thì quanh đây đã có người
Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 17 Mar 2020, 16:34; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Trong một cuộc chiến mà ai cũng rêu rao chính nghĩa thuộc về mình, thiệt thòi nhất vẫn là dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Bao nhiêu lính Mỹ, Nga, Tàu đã chết tại mảnh đất này ? So với bao nhiêu người Việt đã chết trực tiếp hoặc gián tiếp trong cuộc chiến?
Và hậu quả còn kéo dài với một xã hội chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ, về các giá trị tinh thần ...
Có hai người lính ở chung một làng
Cùng yêu Tổ Quốc Việt Nam
Có hai người lính ở chung một làng
Cùng yêu ruộng đất Việt Nam
Có hai người lính cùng chung họ hàng
Cùng chung nòi giống Việt Nam.
Có hai người lính cùng chung một lòng
Cùng không để mất Việt Nam
Có hai người lính cùng tiến lên đường
Quyết tâm gìn giữ Việt Nam.
Có hai người lính ruổi rong đường trường
Ngày đêm ủ ấp hờn căm
Có hai người lính ruổi rong đường trường
Cùng đi lùng bắt địch quân
Có hai người lính là hai người hùng
Cùng đi diệt lũ thù chung !
Có hai người lính nằm trên ruộng đồng
Cùng ôm khẩu súng chờ mong
Có hai người lính, một sớm mai hồng
Giết nhau vì nước Việt Nam.
Bao nhiêu lính Mỹ, Nga, Tàu đã chết tại mảnh đất này ? So với bao nhiêu người Việt đã chết trực tiếp hoặc gián tiếp trong cuộc chiến?
Và hậu quả còn kéo dài với một xã hội chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ, về các giá trị tinh thần ...
CHUYỆN HAI NGƯỜI LÍNH
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Thanh
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Thanh
Có hai người lính ở chung một làng
Cùng yêu Tổ Quốc Việt Nam
Có hai người lính ở chung một làng
Cùng yêu ruộng đất Việt Nam
Có hai người lính cùng chung họ hàng
Cùng chung nòi giống Việt Nam.
Có hai người lính cùng chung một lòng
Cùng không để mất Việt Nam
Có hai người lính cùng tiến lên đường
Quyết tâm gìn giữ Việt Nam.
Có hai người lính ruổi rong đường trường
Ngày đêm ủ ấp hờn căm
Có hai người lính ruổi rong đường trường
Cùng đi lùng bắt địch quân
Có hai người lính là hai người hùng
Cùng đi diệt lũ thù chung !
Có hai người lính nằm trên ruộng đồng
Cùng ôm khẩu súng chờ mong
Có hai người lính, một sớm mai hồng
Giết nhau vì nước Việt Nam.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Trong văn học Việt Nam, từng có những câu thể hiện "tự hào dân tộc":
"Than ôi Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa"
(thế mà chịu trong vòng trói buộc
Mấy mươi năm nhơ nhuốc, lầm than )
Dân tộc Việt cũng có một sức mạnh lớn lao để có thể trường tồn bên cạnh một anh láng giềng to lớn tham lam hay bắt nạt ...
Nhưng mà quanh đi quẩn lại cái sức mạnh đó chỉ dùng để sinh tồn, mà chưa giúp dân tộc ta cất cánh được, ắt hẳn phải có một nguyên nhân gì đó. Nhiều người đã thử bàn về tính cách, điểm mạnh điểm yếu của nước mình. (Điều này cũng chẳng có gì mới so với các dân tộc khác đã làm). Mà đã "thử bàn" thì chắc chắn chưa có đồng thuận, lời bàn ra tán vào. Vậy thì cứ thử xem họ nói gì cái đã.
Dưới đây là ý kiến của ông Đỗ Thông Minh viết từ Nhật Bản
Chép lại từ nguồn: thuvien-ebook.com
Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẩn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâu?
Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay. Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẻ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy? Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”. Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68 cũng nhận xét rằng: “Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...”. Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó. Đã từng có cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ dịch ra tiếng Việt, mà tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ “Trung Quốc” bằng chữ “Việt Nam” thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Đài Loan và năm 2000 được in và phát hành tại Trung Quốc là điều chúng ta càng nên quan tâm. Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tính tự ty mặc cảm, bài bác tất cả những gì của mình, trong khi mới nhìn của người một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng. Năm 2001, có cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyển Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dử kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận và cuốn “Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21” của bà Lê Thị Huệ đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình. Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng...
Chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả. Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dể bị kẻ xấu lừa. Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẩy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước... Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là “già rồi” không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng. Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trể hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo... Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẻ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được. Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng động của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)? Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẻ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẻ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém. Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại Học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xã rác khá bừa bãi nữa. Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngả năm, ngả bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cởi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!? Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau. Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẻ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẻ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm. Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm dầy xéo...
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau. Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẳng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lủy Đà Nẳng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam? Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức... mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân... Thật là hởi ơi! Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diển biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép. Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời trung cổ. Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giử được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỷ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử. Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào?
Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, người Việt dù có 2 triệu ở hải ngoại hay 80 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1,000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao. Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lủy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lủy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nửa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng binh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dử kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng? Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngả”, rung động như “r”... thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sữa các dàn organ cho cả Âu Châu... Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh... Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời. Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy?
Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.”. Người Nhật thì chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.”.
Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Trong gần 30 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 30 đến 40 tỷ Mỹ Kim, cộng thêm một số tiền đầu tư của ngoại quốc 40 đến 45 tỷ MK (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này). Với số tiền khổng lồ đó, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẻ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hủ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước. Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng. Chúng tôi xin mạo muội bầy tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.
"Than ôi Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa"
(thế mà chịu trong vòng trói buộc
Mấy mươi năm nhơ nhuốc, lầm than )
Dân tộc Việt cũng có một sức mạnh lớn lao để có thể trường tồn bên cạnh một anh láng giềng to lớn tham lam hay bắt nạt ...
Nhưng mà quanh đi quẩn lại cái sức mạnh đó chỉ dùng để sinh tồn, mà chưa giúp dân tộc ta cất cánh được, ắt hẳn phải có một nguyên nhân gì đó. Nhiều người đã thử bàn về tính cách, điểm mạnh điểm yếu của nước mình. (Điều này cũng chẳng có gì mới so với các dân tộc khác đã làm). Mà đã "thử bàn" thì chắc chắn chưa có đồng thuận, lời bàn ra tán vào. Vậy thì cứ thử xem họ nói gì cái đã.
Dưới đây là ý kiến của ông Đỗ Thông Minh viết từ Nhật Bản
Chép lại từ nguồn: thuvien-ebook.com
TỰ VẤN: NGƯỜI VIỆT MẠNH YẾU CHỖ NÀO?
Đỗ Thông Minh - Nhật Bản
Đỗ Thông Minh - Nhật Bản
Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẩn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâu?
Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay. Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 2.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẻ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy? Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”. Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68 cũng nhận xét rằng: “Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...”. Chúng ta có rất nhiều gương bất khuất, dám hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, dám vượt biển, vượt biên tìm tự do. Nhưng nói chung các hành vi ấy còn thụ động và tiêu cực. Không trực tiếp góp phần cụ thể trong việc phát triển đất nước. Chúng ta với những đức tính tốt, cũng đã có nhiều thành tựu, nhưng những tính xấu đã làm lu mờ hay làm tan nát ít nhiều những thành tựu đó. Đã từng có cuốn “Người Nhật Xấu Xí”, “Người Mỹ Xấu Xí” và mới đây có cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương, do ông Nguyễn Hồi Thủ dịch ra tiếng Việt, mà tạp chí Thế Kỷ 21 và một số người cho là chỉ cần thay chữ “Trung Quốc” bằng chữ “Việt Nam” thì cũng đúng thôi. Cuốn sách xuất bản ở Đài Loan và năm 2000 được in và phát hành tại Trung Quốc là điều chúng ta càng nên quan tâm. Tôi không đồng ý lắm với ông Bá Dương vì lối phê bình mang nặng tính tự ty mặc cảm, bài bác tất cả những gì của mình, trong khi mới nhìn của người một cách phiến diện mà đã khen ngợi một cách quá đáng. Năm 2001, có cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” của ông Nguyển Gia Kiểng, cuốn sách đào sâu nhiều khuyết điểm trong văn hóa, lịch sử nhưng có nhiều dử kiện khó xác định và đi quá xa gây ra nhiều tranh luận và cuốn “Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21” của bà Lê Thị Huệ đã nêu lên nhiều khuyết điểm của người mình. Năm 2002, nghe nói ở Việt Nam cũng có cuốn “Người Việt Xấu Xí” của ông Trần Quốc Vượng...
Chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Chúng tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả. Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dể bị kẻ xấu lừa. Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẩy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước... Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là “già rồi” không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng. Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trể hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo... Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẻ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được. Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng động của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)? Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẻ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẻ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém. Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại Học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xã rác khá bừa bãi nữa. Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngả năm, ngả bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cởi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!? Chúng tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau. Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẻ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẻ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm. Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm dầy xéo...
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau. Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẳng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lủy Đà Nẳng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện. Thật vậy, khi thấy Pháp Quốc mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp Quốc, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế Chiến Thứ 2, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam? Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức... mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế Chiến Thứ 2, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân... Thật là hởi ơi! Vài chục năm trước, chúng tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế Chiến Thứ 2 vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diển biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép. Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời trung cổ. Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giử được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỷ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế Chiến Thứ 2, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử. Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào?
Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, người Việt dù có 2 triệu ở hải ngoại hay 80 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1,000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao. Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lủy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lủy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nửa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng binh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dử kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng? Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngả”, rung động như “r”... thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sữa các dàn organ cho cả Âu Châu... Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh... Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời. Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy?
Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bầy cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được. Người Hoa Kỳ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng: “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.”. Người Nhật thì chủ trương: “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách.”.
Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Trong gần 30 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 30 đến 40 tỷ Mỹ Kim, cộng thêm một số tiền đầu tư của ngoại quốc 40 đến 45 tỷ MK (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này). Với số tiền khổng lồ đó, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẻ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hủ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước. Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng. Chúng tôi xin mạo muội bầy tỏ phần nào những ưu tư đối với đất nước và dân tộc. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng ...
Chiều nay không có em,
mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn
mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em,
xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau,
xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi
thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi...
Và chiều nay không có em,
đường phố cũ chân mềm
Tôi là người khai hoang
đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu,
cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên,
người ơi xin chớ quên
Đừờng vào thành,
hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình
thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi,
bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em,
đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người trong đêm,
mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường
đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên,
người ơi xin chớ quên ...
CƠN MÊ CHIỀU
Sáng tác: Nguyễn Minh Khôi
Trình bày: Thái Thanh
Sáng tác: Nguyễn Minh Khôi
Trình bày: Thái Thanh
Chiều nay không có em,
mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn
mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em,
xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau,
xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi
thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi...
Và chiều nay không có em,
đường phố cũ chân mềm
Tôi là người khai hoang
đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu,
cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên,
người ơi xin chớ quên
Đừờng vào thành,
hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình
thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi,
bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em,
đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người trong đêm,
mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường
đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên,
người ơi xin chớ quên ...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Bít hỏi không đúng chỗ, nhưng chủ quán có Cho Nhau- Thái Thanh ca hong, cho Cuội chôm dứ
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Một thời ly loạn
HLT để bên chuyên mục ca sĩ Thái Thanh nhé Cuội!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Nhớ năm nào thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt nam làm lễ cầu siêu cho các vong linh tử nạn trong chiến tranh Việt Nam...
Gần đây, khi giặc Tàu bành trướng gây hấn ở biển Đông, người ta mới thấy trên báo chí trong nước có nhắc tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa tử nạn trong cuộc chiến không cân sức bảo vệ Hoàng Sa.
...
Còn bao nhiêu cái nón sắt vô danh nằm đâu đó ...
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.
Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ,
mộng mơ của anh mộng mơ của một con người .
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà,
khác chi bốn mùa êm trôi,
có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ
và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền ,
phải thế không anh?
Bây giờ trong cái nón sắt của anh để lại trên bờ lau sậy này ,
chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ .
Trong cái nón sắt của anh bây giờ vẫn có đủ trời,
vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về
Xuân muôn thuở dịu dàng ,
Đông rét lạnh,
Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái,
Hạ cháy lửa nung trời .
Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó,
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó .
Nhưng anh ,
bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm,
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ.
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai?
Anh là ai?
Anh là ai?
Gần đây, khi giặc Tàu bành trướng gây hấn ở biển Đông, người ta mới thấy trên báo chí trong nước có nhắc tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa tử nạn trong cuộc chiến không cân sức bảo vệ Hoàng Sa.
...
Còn bao nhiêu cái nón sắt vô danh nằm đâu đó ...
NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG
Lời : Dạ Chung
Nhạc : Hoàng Trọng
Trình bày: Lệ Thu
Lời : Dạ Chung
Nhạc : Hoàng Trọng
Trình bày: Lệ Thu
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.
Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ,
mộng mơ của anh mộng mơ của một con người .
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà,
khác chi bốn mùa êm trôi,
có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ
và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền ,
phải thế không anh?
Bây giờ trong cái nón sắt của anh để lại trên bờ lau sậy này ,
chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ .
Trong cái nón sắt của anh bây giờ vẫn có đủ trời,
vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về
Xuân muôn thuở dịu dàng ,
Đông rét lạnh,
Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái,
Hạ cháy lửa nung trời .
Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó,
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó .
Nhưng anh ,
bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm,
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ.
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai?
Anh là ai?
Anh là ai?
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 17 Mar 2020, 16:39; sửa lần 2.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Tương tự như bài Chuyện Hai Người Lính của Phạm Duy, Trịch Công Sơn cũng góp một bài:
1. Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
Những ai còn là Việt Nam
Triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
Mặt người Việt Nam trên đó
Ði trên những xác người
Bao năm thắng những ai
Quê hương héo khô rồi
Anh em Bắc Nam Trung
Ra đi giữ núi sông
Trong tim có chờ mong
Một ngày mai đây nhìn đất nước
Reo vui cờ thống nhất
Chân bước đi trên ba miền
2. Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
Những ai còn là Việt Nam
Hận thù giả dối
Hãy mở mắt ra nhìn kiếp tôi đòi
Nhìn ngày Việt Nam tăm tối
Bao năm xác xơ đời
Dân ta tắm máu tươi
Ai vui đếm xác người
Ði trong bóng anh em
Nghe sắt thép vây quanh
Cơn đau muốn vùng lên
Còn lại bao nhiêu người yêu dấu
Xin quay về tranh đấu
Chờ sớm mai đi cùng nhau.
NHỮNG AI CÒN LÀ VIỆT NAM
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
1. Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
Những ai còn là Việt Nam
Triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
Mặt người Việt Nam trên đó
Ði trên những xác người
Bao năm thắng những ai
Quê hương héo khô rồi
Anh em Bắc Nam Trung
Ra đi giữ núi sông
Trong tim có chờ mong
Một ngày mai đây nhìn đất nước
Reo vui cờ thống nhất
Chân bước đi trên ba miền
2. Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
Những ai còn là Việt Nam
Hận thù giả dối
Hãy mở mắt ra nhìn kiếp tôi đòi
Nhìn ngày Việt Nam tăm tối
Bao năm xác xơ đời
Dân ta tắm máu tươi
Ai vui đếm xác người
Ði trong bóng anh em
Nghe sắt thép vây quanh
Cơn đau muốn vùng lên
Còn lại bao nhiêu người yêu dấu
Xin quay về tranh đấu
Chờ sớm mai đi cùng nhau.
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 17 Mar 2020, 16:40; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
... trời lửa khói bước anh đi ...
Giờ tình chết trong chia ly. Ái ân xưa còn chi ..."
Chiến tranh gây ra bao nổi chia lìa, để bao người phải ôm hận
Bài Định mệnh buồn của Phạm Đình Chương qua giọng hát Thái Thanh đã được đẩy lên tận cùng của niềm ai oán
Một người tình đột nhiên cách xa.
Một người chờ, năm tháng dài, đằng đẳng xót xa.
Nghe đêm mưa, gió lạnh dật dờ.
Nghe yêu đương, bóng đêm mong hờ.
Trời lửa khói bước anh đi,
Chờ tình chết trong chia ly, ái ân xưa còn chi
Ðành ngậm ngùi, thao thức từng đêm trắng khó nguôi
Khi bên nhau, ước mộng tuyệt vời
Khi xa nhau, nói thương trọn đời
Chỉ còn đó nỗi đơn côi, âm thầm nhớ nhung không thôi
Trong suốt một kiếp người
Yêu là sao? Hận tình là sao?
Khi cơn chinh chiến chia lìa nhau
Có em lẻ loi giữa cơn giông đời, tủi hờn đớn đau
Có ngờ đâu một cách biệt nhau
“ Tình trong giây phút, bỗng thành thiên thu “
Ðịnh mệnh buồn, tình trong phút giây
Ðịnh mệnh buồn, ôm mối sầu, ai oán khó khuây
Ôi ! cô đơn héo mòn hình hài
Ôi ! đau thương ngất ngư miệt mài
Kỷ niệm cũ, có phôi phai.
Khi rượu uống không hề say
Mà chỉ là đắng cay.
Giờ tình chết trong chia ly. Ái ân xưa còn chi ..."
Chiến tranh gây ra bao nổi chia lìa, để bao người phải ôm hận
Bài Định mệnh buồn của Phạm Đình Chương qua giọng hát Thái Thanh đã được đẩy lên tận cùng của niềm ai oán
ĐỊNH MỆNH BUỒN
Sáng tác: Phạm Đình Chương
Thái Thanh trình bày
Sáng tác: Phạm Đình Chương
Thái Thanh trình bày
Một người tình đột nhiên cách xa.
Một người chờ, năm tháng dài, đằng đẳng xót xa.
Nghe đêm mưa, gió lạnh dật dờ.
Nghe yêu đương, bóng đêm mong hờ.
Trời lửa khói bước anh đi,
Chờ tình chết trong chia ly, ái ân xưa còn chi
Ðành ngậm ngùi, thao thức từng đêm trắng khó nguôi
Khi bên nhau, ước mộng tuyệt vời
Khi xa nhau, nói thương trọn đời
Chỉ còn đó nỗi đơn côi, âm thầm nhớ nhung không thôi
Trong suốt một kiếp người
Yêu là sao? Hận tình là sao?
Khi cơn chinh chiến chia lìa nhau
Có em lẻ loi giữa cơn giông đời, tủi hờn đớn đau
Có ngờ đâu một cách biệt nhau
“ Tình trong giây phút, bỗng thành thiên thu “
Ðịnh mệnh buồn, tình trong phút giây
Ðịnh mệnh buồn, ôm mối sầu, ai oán khó khuây
Ôi ! cô đơn héo mòn hình hài
Ôi ! đau thương ngất ngư miệt mài
Kỷ niệm cũ, có phôi phai.
Khi rượu uống không hề say
Mà chỉ là đắng cay.
Được sửa bởi huuhoi ngày Sun 07 May 2023, 13:53; sửa lần 1.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Mấy bản nhạc này NNS thích lắm đây.
Nhưng Linh...hổng dám bàn, sợ bị kêu làm PPS, vì kiếm hình nội dung ly loạn khó lắm lắm...
Nhưng Linh...hổng dám bàn, sợ bị kêu làm PPS, vì kiếm hình nội dung ly loạn khó lắm lắm...
Linh- Tổng số bài gửi : 144
Join date : 16/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Thời ly lọan cho qua đi , cực khổ quá mờ làm PPS chi Linh hén
Lôi Vũ- Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Đúng gồi đó Linh,
Khi nào chợt hoài cổ một chút thì thoạt ghé qua đây nghía tí thôi !
Khi nào chợt hoài cổ một chút thì thoạt ghé qua đây nghía tí thôi !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Trong tác phẩm Cô gái Đồ Long, bài ca thánh hỏa của Minh Giáo mà các giáo chúng cùng hát khi Minh giáo có nguy cơ bị diệt vong trong tay chín đại môn phái trong cuộc vây đánh Quang Minh đỉnh, HH nhớ mang mán có câu:
"... sống đã chẳng có chi vui
(thì) chết đâu có gì phải đau buồn"
Trịnh Công Sơn lại có những lời ca:
"sống từng ngày ... chết từng ngày
Còn sống một ngày là hẹn chết mai sau ..."
(Thì ai cũng tới chỗ đó, nhưng mà cần gì phải hẹn hò chứ nhỉ ! )
Chết từng ngày
Sống từng ngày
Còn sống một ngày
Còn nhìn thấy quanh đây
Hàng vạn cách dơi
Tanh hôi bên đời
Từng bầy thú gian
Xum xoe môi cười
Tuổi trẻ ra đi
Về miền tăm tối
Hàng triệu tiếng than
Nghe trên môi người
Tuổi trẻ chết oan
Trên tay nhân loại
Một đời Việt Nam
Nào có lâu dài
Từng ngày sống
Từng ngày lo
Ngồi nhìn quanh
Rồi lại chờ một ngày mới
Lòng buồn thêm
Vì người chết nhiều mãi
Từng ngày sống không vui
Từng ngày chết cho ai
Từng ngày chết cho ai
Từng ngày hét la to
Từng ngày sống âm u
Một đời sống ao tù
Từng ngày trong bóng tối
Ngồi lặng nghe thế giới
Buồn từng phút giây
Sống từng ngày
Chết từng ngày
Còn sống một ngày
Là hẹn chết mai đây
"... sống đã chẳng có chi vui
(thì) chết đâu có gì phải đau buồn"
Trịnh Công Sơn lại có những lời ca:
"sống từng ngày ... chết từng ngày
Còn sống một ngày là hẹn chết mai sau ..."
(Thì ai cũng tới chỗ đó, nhưng mà cần gì phải hẹn hò chứ nhỉ ! )
BUỒN TỪNG PHÚT GIÂY
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1970-1971)
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1970-1971)
Trình bày: Khánh Ly
Chết từng ngày
Sống từng ngày
Còn sống một ngày
Còn nhìn thấy quanh đây
Hàng vạn cách dơi
Tanh hôi bên đời
Từng bầy thú gian
Xum xoe môi cười
Tuổi trẻ ra đi
Về miền tăm tối
Hàng triệu tiếng than
Nghe trên môi người
Tuổi trẻ chết oan
Trên tay nhân loại
Một đời Việt Nam
Nào có lâu dài
Từng ngày sống
Từng ngày lo
Ngồi nhìn quanh
Rồi lại chờ một ngày mới
Lòng buồn thêm
Vì người chết nhiều mãi
Từng ngày sống không vui
Từng ngày chết cho ai
Từng ngày chết cho ai
Từng ngày hét la to
Từng ngày sống âm u
Một đời sống ao tù
Từng ngày trong bóng tối
Ngồi lặng nghe thế giới
Buồn từng phút giây
Sống từng ngày
Chết từng ngày
Còn sống một ngày
Là hẹn chết mai đây
Được sửa bởi huuhoi ngày Sun 07 May 2023, 13:53; sửa lần 2.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
HLT thấy bây giờ ra đường vẫn cứ còn
Vào những ngày ly loạn đó, nhìn bạn bè, người thân (bị) lao vào cuộc chiến, rồi bỏ mạng nơi xa, nghe bài này hẳn ai cũng phải tự hỏi theo rằng
"từng ngày sống không vui
Từng ngày chết cho ai ?"
Hàng vạn cách dơi
Tanh hôi bên đời
Từng bầy thú gian
Xum xoe môi cười
Vào những ngày ly loạn đó, nhìn bạn bè, người thân (bị) lao vào cuộc chiến, rồi bỏ mạng nơi xa, nghe bài này hẳn ai cũng phải tự hỏi theo rằng
"từng ngày sống không vui
Từng ngày chết cho ai ?"
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
"Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau"
Không chỉ chết người ngoài chiến tuyến, người ở nhà cũng không yên
ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ
Thơ: Hữu Loan (Màu tím hoa sim)
Nhạc: Phạm Duy
Trình bày: Đức Tuấn
Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
Bùn đồng quê bết đôi giầy chến sĩ
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
Thời loạn ly có ai cần áo cưới
Cưới vừa xong là tôi đi.
Cưới vừa xong là tôi đi.
Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
Mà nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ vàng
Chiếc bình hoa ngày cưới
Đã thành chiếc bình hương
Nhớ xưa em hiền hoà
Áo anh em viền tà
Nhớ người yêu mầu tím
Nhớ người yêu mầu sim.
Giờ phút lìa đời
Chẳng được nói một lời
Chẳng được ngó mặt người...
Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh
Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Rồi mùa Thu trên những dòng sông
Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang
Gió rờn rợn trên mộ vàng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca
Có lời nào ru ời ời :
À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim...
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau"
Không chỉ chết người ngoài chiến tuyến, người ở nhà cũng không yên
ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ
Thơ: Hữu Loan (Màu tím hoa sim)
Nhạc: Phạm Duy
Trình bày: Đức Tuấn
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi kháng chiến
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
Bùn đồng quê bết đôi giầy chến sĩ
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
Thời loạn ly có ai cần áo cưới
Cưới vừa xong là tôi đi.
Cưới vừa xong là tôi đi.
Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
Mà nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền suôi
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ vàng
Chiếc bình hoa ngày cưới
Đã thành chiếc bình hương
Nhớ xưa em hiền hoà
Áo anh em viền tà
Nhớ người yêu mầu tím
Nhớ người yêu mầu sim.
Giờ phút lìa đời
Chẳng được nói một lời
Chẳng được ngó mặt người...
Nàng có ba người anh đi bộ đội lâu rồi
Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh
Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Rồi mùa Thu trên những dòng sông
Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang
Gió rờn rợn trên mộ vàng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca
Có lời nào ru ời ời :
À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim...
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 17 Mar 2020, 16:44; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Anh chàng DT này ngộ hén, ca bài buồn cách chi miệng củng cừ tươi roi rói, thật là chờ ương sắc ha chủ quán
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Chắc là tại các ca sĩ bây giờ đã luyện tới cảnh giới tối cao, buồn hiu nhưng không thay đổi nét mặt đó, Cuội à !
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Dậy là công phu thâm hậu hả LTHoàng Lão Tà đã viết:Chắc là tại các ca sĩ bây giờ đã luyện tới cảnh giới tối cao, buồn hiu nhưng không thay đổi nét mặt đó, Cuội à !
chiều hoang- Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010
Re: Một thời ly loạn
Thì đúng gồi ! Dzún như Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hoàng vậy! Nhưng mà ... thì cũng ... ô hô ai tai !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Trong thời ly loạn, không phải âm nhạc lúc nào cũng mang màu sắc ảm đạm, tang thương.
Trong khi phần lớn các tác giả trong Nam sáng tác nhạc bi thương về cuộc chiến, làm nản lòng chiến sĩ, thì các tác giả miền Bắc lại sáng tác hùng ca, làm tăng sĩ khí.
Mời các thân hữu cùng nghe
Hồng Hà ơi ... ới ơi ...
Hồng Hà mênh mông, trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông, nhiều bến ai về
có thấy làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi, đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
có những chàng áo nâu về say mê giòng nước Vui tràn trề
(lặp lại)
Ven sông người đông tiếng hợp chợ chiều
Vui bên giòng sông, lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà réo ú u u ù Sông Hồng Hà reo
Khi đi lập công dưới trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng hà réo ... sông hồng hà reo
(lặp lại)
Hồng Hà ơi, ta nhớ mùa thu xưa
Nước về như bóng cờ lên khi quân về Thủ đô
Hồng Hà ơi nay cũng mùa thu thấy ngao ngán nhìn sông bên Việt Trì còn đó.
Hồng Hà reo, ai đó cùng ta đang vui vầy bên nước phù sa đang xóa nhòa đồng lúa
Hồng Hà ơi
Đây những người bao năm lạc loài đang ước được mong ai quay về quê nhà
Trong khi phần lớn các tác giả trong Nam sáng tác nhạc bi thương về cuộc chiến, làm nản lòng chiến sĩ, thì các tác giả miền Bắc lại sáng tác hùng ca, làm tăng sĩ khí.
Mời các thân hữu cùng nghe
TIẾNG HÁT SÔNG THAO
(Hay là Du Kích Sông Thao)
Sáng tác: Đỗ Nhuận
Trình bày: Anh Ngọc và Thái Thanh
(Hay là Du Kích Sông Thao)
Sáng tác: Đỗ Nhuận
Trình bày: Anh Ngọc và Thái Thanh
Hồng Hà ơi ... ới ơi ...
Hồng Hà mênh mông, trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông, nhiều bến ai về
có thấy làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi, đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
có những chàng áo nâu về say mê giòng nước Vui tràn trề
(lặp lại)
Ven sông người đông tiếng hợp chợ chiều
Vui bên giòng sông, lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà réo ú u u ù Sông Hồng Hà reo
Khi đi lập công dưới trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng hà réo ... sông hồng hà reo
(lặp lại)
Hồng Hà ơi, ta nhớ mùa thu xưa
Nước về như bóng cờ lên khi quân về Thủ đô
Hồng Hà ơi nay cũng mùa thu thấy ngao ngán nhìn sông bên Việt Trì còn đó.
Hồng Hà reo, ai đó cùng ta đang vui vầy bên nước phù sa đang xóa nhòa đồng lúa
Hồng Hà ơi
Đây những người bao năm lạc loài đang ước được mong ai quay về quê nhà
Được sửa bởi huuhoi ngày Sun 07 May 2023, 13:54; sửa lần 1.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
bài này nghe ..sung ha chủ quán
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Một thời ly loạn
Trong chiến tranh, khi mà người trai bị lôi ra mặt trận, sống chết chưa biết thế nào, thì ở nhà, cuộc sống của người vợ là một chuỗi dài cô đơn, chờ đợi .. nhẫn nhục nuôi con!
Mời Linh và các thân hữu cùng nghe
Lênh đênh tiếng ca buồn lắng
Trong chiều khóc nhân gian sầu
Bao nhiêu xót xa hờn oán
Sẽ mang đến muôn ngàn sau
Quê hương tóc tang lửa khói
Cho người héo hon chờ mong
Ai đi nhớ nhung thổn thức
Chia tay ngấn lệ sầu tuôn
Ôi có thương yêu nào
Dài theo năm tháng cho ân tình sâu
Vì người cách quan san
Đời lắm ly tan cho tình phũ phàng
Ôi sống trong điên cuồng
Ngờ đâu nên nỗi
Mong chi tìm nhau
Hồn từng ngất thương đau
Lòng nát canh thâu
Ôi sầu chinh chiến
Ai hay xót xa lẻ bóng
Nghe tình gối chăn hững hờ
Anh ơi gió mưa chìm khuất
Mái tranh vẫn mơ người xưa
Cô đơn sống trong sầu nhớ
Kiếp nào biết anh còn không
Bên con khẽ ru hồn héo
Đêm đêm sống trong hoài mong
(Bài này thu trong bang Tiếng Tơ Đồng 1 (nhạc phim) cho nên nhạc dạo có vẻ ... kịch tính quá. Trong băng Thanh Thúy 5, nhạc đệm êm dịu hơn một chút ! . Nhưng xét về chất giọng Thái Thanh thì HH thích ở bản này hơn)
Mời Linh và các thân hữu cùng nghe
MUÔN KIẾP NGẬM NGÙI
Sáng tác: Hoàng Trọng - Lan Đình
Trình bày: Thái Thanh
(Nhạc phim Ngậm Ngùi - 1971, Băng nhạc Tiếng Tơ Đồng 1)
Sáng tác: Hoàng Trọng - Lan Đình
Trình bày: Thái Thanh
(Nhạc phim Ngậm Ngùi - 1971, Băng nhạc Tiếng Tơ Đồng 1)
Lênh đênh tiếng ca buồn lắng
Trong chiều khóc nhân gian sầu
Bao nhiêu xót xa hờn oán
Sẽ mang đến muôn ngàn sau
Quê hương tóc tang lửa khói
Cho người héo hon chờ mong
Ai đi nhớ nhung thổn thức
Chia tay ngấn lệ sầu tuôn
Ôi có thương yêu nào
Dài theo năm tháng cho ân tình sâu
Vì người cách quan san
Đời lắm ly tan cho tình phũ phàng
Ôi sống trong điên cuồng
Ngờ đâu nên nỗi
Mong chi tìm nhau
Hồn từng ngất thương đau
Lòng nát canh thâu
Ôi sầu chinh chiến
Ai hay xót xa lẻ bóng
Nghe tình gối chăn hững hờ
Anh ơi gió mưa chìm khuất
Mái tranh vẫn mơ người xưa
Cô đơn sống trong sầu nhớ
Kiếp nào biết anh còn không
Bên con khẽ ru hồn héo
Đêm đêm sống trong hoài mong
(Bài này thu trong bang Tiếng Tơ Đồng 1 (nhạc phim) cho nên nhạc dạo có vẻ ... kịch tính quá. Trong băng Thanh Thúy 5, nhạc đệm êm dịu hơn một chút ! . Nhưng xét về chất giọng Thái Thanh thì HH thích ở bản này hơn)
Được sửa bởi huuhoi ngày Sun 07 May 2023, 13:55; sửa lần 1.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Trang 1 trong tổng số 10 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Similar topics
» Thời Hại Điện
» Thời Trang Cá sấu
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 1 (111 BC - 39)
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 2 (43 - 541)
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 3 (602 - 905)
» Thời Trang Cá sấu
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 1 (111 BC - 39)
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 2 (43 - 541)
» Thời kỳ Bắc thuộc lần 3 (602 - 905)
Trang 1 trong tổng số 10 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47