Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
Hồi nào tới giờ dẫn chứng, kể chuyện toàn lấy từ tích Tàu. Mặc dù cố công nói rằng vốn giòng "Bách Việt" ta vốn là chủ nhân miền đất Nam sông Dương tử, khi mà Hán tộc chỉ sống du mục lang thang miền Bắc Hoàng hà ... nhưng kẻ tin người không. Phàm thì kẻ giàu có, mạnh mẽ nói mới có người tin. Chẳng thế mà ông cha ta có câu "Miệng nhà quan có gan có thép" đó ư!
Vậy hôm nay mình mở chủ đề này rinh những chuyện "Thuần Việt" cho vui.
Lời Tựa:
Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả.
Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.
Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư?
Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là “Nam Hải dị nhân liệt truyện”, trước là để lưu cái sự tích của người trước, sau là để các văn nhân tài tử xem cho biết anh tài nước mình, thì chẳng những là giúp được khi vui cười, mà cũng có thể tư ích trí khôn được cho người ta nữa.
Còn như những sự quái lạ, là lời tục truyền để lại, thì chúng tôi cũng theo mà chép vào đây, hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả.
Ngày 27 tháng sáu năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân thứ Sáu
Phan Kế Bính
Vậy hôm nay mình mở chủ đề này rinh những chuyện "Thuần Việt" cho vui.
Lời Tựa:
Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả.
Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.
Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư?
Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là “Nam Hải dị nhân liệt truyện”, trước là để lưu cái sự tích của người trước, sau là để các văn nhân tài tử xem cho biết anh tài nước mình, thì chẳng những là giúp được khi vui cười, mà cũng có thể tư ích trí khôn được cho người ta nữa.
Còn như những sự quái lạ, là lời tục truyền để lại, thì chúng tôi cũng theo mà chép vào đây, hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả.
Ngày 27 tháng sáu năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân thứ Sáu
Phan Kế Bính
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
MỤC LỤC
CHƯƠNG THỨ I: CÁC BẬC ĐẠI ANH KIỆT
• TRƯNG VƯƠNG
• BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
• ĐINH TIÊN HOÀNG
• LÝ THÁI TỔ
• LÊ THÁI TỔ
CHƯƠNG THỨ II: CÁC BẬC DANH THẦN
• LÝ THƯỜNG KIỆT
• HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
• NGUYỄN TRÃI
• TRỊNH KIỂM
• LƯƠNG HỮU KHÁNH
• PHẠM ĐÌNH TRỌNG
CHƯƠNG THỨ III: CÁC BẬC DANH HIỀN
• MẠC ĐĨNH CHI
• CHU VĂN AN
• NGUYỄN BỈNH KHIÊM
• ĐẶNG ĐÌNH TƯỚNG
CHƯƠNG THỨ IV: CÁC BẬC VĂN TÀI
• NGUYỄN HIỀN
• LƯƠNG THẾ VINH
• VŨ CÔNG DUỆ
• GIÁP HẢI
• PHẠM TRẤN, ĐỖ UÔNG
• LÊ NHƯ HỔ
• PHÙNG KHẮC KHOAN
• LÊ QUÍ ĐÔN
CHƯƠNG THỨ V: CÁC BẬC MÃNH TƯỚNG
• LÊ PHỤNG HIỂU
• ĐOÀN THƯỢNG
• PHẠM NGŨ LÃO
• NGUYỄN XÍ
• PHẠM TỬ NGHI
• ĐINH VĂN TẢ
• VÕ TÁNH
• NGUYỄN VĂN THÀNH
• LÊ VĂN DUYỆT
CHƯƠNG THỨ VI: CÁC VỊ THẦN LINH ỨNG
• SỬ ĐỒNG TỬ
• PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
• TẢN VIÊN SƠN THẦN
• LÝ ÔNG TRỌNG
• TÔ LỊCH GIANG
• THẦN BẠCH MÃ
• THẦN SÓC THIÊN VƯƠNG
• LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA
CHƯƠNG THỨ VII: CÁC VỊ TIÊN TÍCH
• TỪ THỨC
• TÚ UYÊN
• PHẠM VIÊN
• TỪ ĐẠO HẠNH
• NGUYỄN MINH KHÔNG
• TRẦN LỘC
CHƯƠNG THỨ VIII: CÁC NGƯỜI CÓ DANH TIẾNG
• NGÔ SOẠN
• NHỊ KHANH
• TẢ AO
• NGUYỄN THỊ ĐIỂM
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
CHƯƠNG THỨ I: CÁC BẬC ĐẠI ANH KIỆT
Xưa về thời nội thuộc nhà Đông Hán, ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu (tức huyện An Lãng, tỉnh Phúc Yên bây giờ), có quan Lạc tướng họ Hùng sinh được hai người con gái, chị tên là Trắc, em tên là Nhị; hai chị em vốn có tiếng anh hùng.
Chị lấy chồng tên là Thi Sách, về dòng dõi vua Hùng Vương, làm quan châu ở bộ Chu Diên (bây giờ là phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên).
Quan Thái thú bấy giờ tên là Tô Định, tính tham tàn hay hại người, thấy Thi Sách lấy được bà ấy, sợ về sau có mưu phản gì chăng, mới kéo binh vây thành Chu Diên, giết mất Thi Sách.
Bà ấy tức giận lắm, cùng với em là Nhị chiêu binh tập mã, để đánh bào thù chồng. Các hào kiệt trong nước ai cũng có bụng oán Tô Định, tranh nhau kéo đến theo bà ấy; không bao lâu được hơn 10 vạn quân, bà ấy mới đem quân đến đánh Tô Định. Tô Định chống giữ không nổi, phải chạy ra bể Nam Hải rồi lẻn về Tàu. Bà ấy thừa thế đánh tràn, hạ được 56 thành ở xứ Lĩnh Nam (thuộc hạt Quảng Đông, Quảng Tây, nước Tàu); mới đổi là họ Trưng, tự lập lên làm vua, gọi là Trưng Vương, bấy giờ là năm Canh Tý niên hiệu Kiến Võ thứ 16 đời vua Quang Vũ nhà Hán (sau Thiên Chúa 40 năm).
Bà Trưng Vương làm vua được 3 năm, vua Quang Vũ sai quan Phục Ba tướng quân là Mã Viện đem binh sang đánh. Bà Trưng Vương đem quân chống nhau với quân Tàu ở hồ Lãng Bạc (tức hồ Tây, Hà Nội). Mã Viện tài kiêm văn võ, mà lại khéo dùng binh, đánh nhau mấy trận thì quân của bà Trưng Vương cùng thua cả, mới lui về giữ Cấm Khê (bây giờ thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây). Bà ấy nghĩ mình là quân ô hợp, không thể đương được với quân Mã Viện, mà hàng thì bà ấy cũng không chịu hàng. Sau mới rút quân về đến xã Hát Môn, huyện Phúc Lộc (tức là huyện Phúc Thọ, thuộc Sơn Tây), thì bà ấy bức chí nhảy xuống sông Hát giang tự tận.
Em là Trưng Nhị thấy chị đã liều mình xuống sông, cũng liều mình xuống theo chị nốt.
Than ôi! Một đôi nữ anh hùng nước Nam, tuy vì tài liễu yếu đào thơ, không làm được công nghiệp oanh oanh liệt liệt; nhưng biết giận kẻ tàn ác, khởi binh đánh đuổi đi, cũng lừng lẫy được một thời mà lưu danh thiên cổ, gây dựng nền độc lập cho đời sau. Khá khen thay! Khá khen thay!
Từ lúc hai bà ấy xuống sông, rồi hóa ra hai người bằng đá, nổi lênh đênh trên mặt nước trôi đi. Các làng quanh sông thấy vậy, tranh nhau ra khấn để vớt về thờ, nhưng chỉ cho làng Đồng Nhân huyện Thanh Trì (bây giờ thuộc về tỉnh Hà Đông) vớt được, mới lập đền thờ ở bãi làng ấy. Dân xã Hát Môn thấy sự thiêng làm vậy, cũng lập đến thờ vọng ở bên sông.
Đến đời vua Anh Tôn nhà Lý, chỗ bãi Đồng Nhân lở gần đến miếu thờ. Vua sai làng Hưng Viên bên trong đê, ra đền rước tượng hai bà ấy vào, rồi vua ban tiền bạc cho dân lập miếu mà thờ, phong sắc là “Trinh linh chi phu nhân”. Đền ấy bây giờ vẫn còn, tục gọi là đền Hai Bà.
Đến đời nhà Trần, lại phong thêm tám chữ: “Uy liệt chế thắng thuần trinh bảo thuận”.
Đến bây giờ vẫn còn anh linh lắm.
đền thờ hai Bà Trưng tại thành Cổ Loa
Nguồn khác:
Theo Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, xin trích dẫn đoạn viết lúc hai bà xuất quân như sau : "Lúc xuất quân, tang chồng chưa hết, bà trang điểm rất đẹp, các tướng hỏi, bà nói : Việc binh không để ảnh hưởng. Nếu giữ lễ mà làm xấu dung nhan, thì nhuệ khí tự nhiên suy kém, cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm màu sắc của quân và khiến bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng..." .Và Bà Trưng Trắc lên đàn thề, xin trích dẫn trong Thiên Nam Ngũ Lục như sau :
Một xin rửa sạch quốc thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn thừa công lệnh này.[/i]
TRƯNG VƯƠNG
Xưa về thời nội thuộc nhà Đông Hán, ở huyện Mê Linh, đất Phong Châu (tức huyện An Lãng, tỉnh Phúc Yên bây giờ), có quan Lạc tướng họ Hùng sinh được hai người con gái, chị tên là Trắc, em tên là Nhị; hai chị em vốn có tiếng anh hùng.
Chị lấy chồng tên là Thi Sách, về dòng dõi vua Hùng Vương, làm quan châu ở bộ Chu Diên (bây giờ là phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên).
Quan Thái thú bấy giờ tên là Tô Định, tính tham tàn hay hại người, thấy Thi Sách lấy được bà ấy, sợ về sau có mưu phản gì chăng, mới kéo binh vây thành Chu Diên, giết mất Thi Sách.
Bà ấy tức giận lắm, cùng với em là Nhị chiêu binh tập mã, để đánh bào thù chồng. Các hào kiệt trong nước ai cũng có bụng oán Tô Định, tranh nhau kéo đến theo bà ấy; không bao lâu được hơn 10 vạn quân, bà ấy mới đem quân đến đánh Tô Định. Tô Định chống giữ không nổi, phải chạy ra bể Nam Hải rồi lẻn về Tàu. Bà ấy thừa thế đánh tràn, hạ được 56 thành ở xứ Lĩnh Nam (thuộc hạt Quảng Đông, Quảng Tây, nước Tàu); mới đổi là họ Trưng, tự lập lên làm vua, gọi là Trưng Vương, bấy giờ là năm Canh Tý niên hiệu Kiến Võ thứ 16 đời vua Quang Vũ nhà Hán (sau Thiên Chúa 40 năm).
Bà Trưng Vương làm vua được 3 năm, vua Quang Vũ sai quan Phục Ba tướng quân là Mã Viện đem binh sang đánh. Bà Trưng Vương đem quân chống nhau với quân Tàu ở hồ Lãng Bạc (tức hồ Tây, Hà Nội). Mã Viện tài kiêm văn võ, mà lại khéo dùng binh, đánh nhau mấy trận thì quân của bà Trưng Vương cùng thua cả, mới lui về giữ Cấm Khê (bây giờ thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây). Bà ấy nghĩ mình là quân ô hợp, không thể đương được với quân Mã Viện, mà hàng thì bà ấy cũng không chịu hàng. Sau mới rút quân về đến xã Hát Môn, huyện Phúc Lộc (tức là huyện Phúc Thọ, thuộc Sơn Tây), thì bà ấy bức chí nhảy xuống sông Hát giang tự tận.
Em là Trưng Nhị thấy chị đã liều mình xuống sông, cũng liều mình xuống theo chị nốt.
Than ôi! Một đôi nữ anh hùng nước Nam, tuy vì tài liễu yếu đào thơ, không làm được công nghiệp oanh oanh liệt liệt; nhưng biết giận kẻ tàn ác, khởi binh đánh đuổi đi, cũng lừng lẫy được một thời mà lưu danh thiên cổ, gây dựng nền độc lập cho đời sau. Khá khen thay! Khá khen thay!
Từ lúc hai bà ấy xuống sông, rồi hóa ra hai người bằng đá, nổi lênh đênh trên mặt nước trôi đi. Các làng quanh sông thấy vậy, tranh nhau ra khấn để vớt về thờ, nhưng chỉ cho làng Đồng Nhân huyện Thanh Trì (bây giờ thuộc về tỉnh Hà Đông) vớt được, mới lập đền thờ ở bãi làng ấy. Dân xã Hát Môn thấy sự thiêng làm vậy, cũng lập đến thờ vọng ở bên sông.
Đến đời vua Anh Tôn nhà Lý, chỗ bãi Đồng Nhân lở gần đến miếu thờ. Vua sai làng Hưng Viên bên trong đê, ra đền rước tượng hai bà ấy vào, rồi vua ban tiền bạc cho dân lập miếu mà thờ, phong sắc là “Trinh linh chi phu nhân”. Đền ấy bây giờ vẫn còn, tục gọi là đền Hai Bà.
Đến đời nhà Trần, lại phong thêm tám chữ: “Uy liệt chế thắng thuần trinh bảo thuận”.
Đến bây giờ vẫn còn anh linh lắm.
đền thờ hai Bà Trưng tại thành Cổ Loa
Nguồn khác:
Theo Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, xin trích dẫn đoạn viết lúc hai bà xuất quân như sau : "Lúc xuất quân, tang chồng chưa hết, bà trang điểm rất đẹp, các tướng hỏi, bà nói : Việc binh không để ảnh hưởng. Nếu giữ lễ mà làm xấu dung nhan, thì nhuệ khí tự nhiên suy kém, cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm màu sắc của quân và khiến bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng..." .Và Bà Trưng Trắc lên đàn thề, xin trích dẫn trong Thiên Nam Ngũ Lục như sau :
Một xin rửa sạch quốc thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn thừa công lệnh này.[/i]
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
Hì hì,
Lịch sử Việt Nam buồn tẻ quá, nên hổng ai hưởng ứng hết trơn!
Lỡ rùi, nên vẫn phải tiếp hén:
Về thời nội thuộc nhà Đường ở quận Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, Sơn Tây), có ông Phùng Hưng, nguyên đời đời được tập phong làm Tù trưởng châu ấy (tức là quan lang).
Nhà ông Phùng Hưng giầu có quyền hành nhất vùng ấy, lại có sức khỏe lạ thường, có thể đấm chết hổ, đẩy ngã trâu. Em tên là Phùng Hãi, cũng có sức khỏe đội nổi nghìn cân, đi hơn 10 dặm. Các người rợ đâu đâu cũng phục nhà ông ấy.
Trong năm Trinh Nguyên nhà Đường (791), nước Nam có đám loạn quân khởi biến. Hai anh em ông Phùng Hưng nhân dịp ấy, mới đem quân đi dẹp loạn các nơi lân ấp, đi đến đâu dẹp tan đến đấy.
Ông ấy đắc chí rồi, đổi tên gọi là Cự Lão, tự xưng là Đô quân. Em thì đổi tên là Cự Lực, tự xưng là Đô bảo. Nhân dùng mẹo của bộ tướng tên là Đỗ Anh Luân, đem quân tràn ra các châu quận, người theo về ngày càng nhiều, có ý muốn đến phá phủ Đô hộ.
Quan Đô hộ bấy giờ là Cao Chính Bình, đem quân đi đánh bị thua, rồi lo lắng thành bệnh mà chết. Ông Phùng Hưng chiếm giữ phủ thành, tự coi việc Đô hộ, được 7 năm thì mất.
Chúng muốn lập em là Hãi lên nối ngôi, nhưng trong bọn bầy tôi có người đầu mục tên là Bồ Phá Lặc, có sức khỏe đạp đổ núi, nhắc nổi vạc, người ấy nhất định không nghe, mới lập con ông Hưng tên là An lên nối nghiệp, mà đem quân ra cự nhau với Phùng Hãi. Hãi chịu thua. Bồ Phá Lặc bắt đầy ra ở đỗng Chu Nhan.
An được lập rồi, tôn vua cha gọi là Bố Cái đại vương (tục bấy giờ gọi cha là Bố, gọi mẹ là Cái). Được hai năm, vua Đức Tôn nhà Đường sai Triệu Xương sang làm Đô hộ. Triệu Xương sai sứ đến dụ hàng, An chịu hàng, cơ nghiệp họ Phùng mới đổ.
Khi trước ông Phùng Hưng mới mất, thường có hiển linh ở trong dân thôn, hiện hình ra nghìn xe, muôn ngựa, bay ở trên các mái nhà, cùng là trên ngọn cây cổ thụ, trông tựa hồ đám mây ngũ sắc. Lại có tiếng đàn sáo bát âm ở trên không, và tiếng quát tháo. Lại thấp thoáng trông thấy cả cờ, tàn, võng, lọng. Phàm trong làng có việc gì mừng hay sợ, tất báo mộng trước cho các người hào trưởng. Dân gian thấy lắm sự hiển linh, mới lập miếu ở mé tây phủ Đô hộ để thờ. Dân có việc cầu đảo, thường ứng nghiệm lắm.
Đến thời Ngô chủ Quyền, có giặc Bắc sang xâm. Ngô chủ nằm mơ thấy một ông cụ đầu bạc phơ phơ, áo mũ tề chỉnh, tự xưng là Phùng Hưng và nói rằng: “Tôi xin lĩnh một muôn thần binh, phục sẵn ở chỗ hiểm yếu, ông nên tiến binh mà đánh giặc đi, đã có tôi giúp, không cần phải lo”. Đến lúc Ngô chủ đánh nhau với Hoằng Thao ở sông Bạch Đằng, quả nhiên nghe trên không có tiếng xe ngựa ầm ầm. Ngô chủ phá được quân Nam Hán trở về, sai sửa sang đình miếu cho hoa mỹ rồi dùng lễ thái lao đến tạ ơn.
Từ bấy giờ triều nào cũng có phong tặng, phong làm bộ “Phu hựu chương tín sùng nghĩa đại vương”.
Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật. Trong số các hiện vật còn lưu giữ được, đáng kể nhất là 16 đạo sắc phong của các đời Vua, các bức hoành phi và ba câu đối ca ngợi Phùng Hưng và các vị tướng sĩ.
Long chủng triệu Nam Bang, bào noãn tinh anh, quy thuỷ hậu linh phân trị hoá
Hồ quan Kinh Bắc khấu, lê nguyên ái đối, phối thiên huy hiệu hợp sinh hô.
Dịch nghĩa:
Giống Rồng khởi dựng nước Nam, bọc trứng sinh các bậc anh tài, toả ra các vùng sông nước, tỏ rõ sự linh thiêng, cùng nhau mở mang đất nước
Mũ hổ làm giặc Bắc phải kinh hoàng, dân chúng vô cùng mến phục, công lao to lớn sánh với đất trời, thật xứng với tên gọi rạng rỡ muôn đời.
Lịch sử Việt Nam buồn tẻ quá, nên hổng ai hưởng ứng hết trơn!
Lỡ rùi, nên vẫn phải tiếp hén:
BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG
Về thời nội thuộc nhà Đường ở quận Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, Sơn Tây), có ông Phùng Hưng, nguyên đời đời được tập phong làm Tù trưởng châu ấy (tức là quan lang).
Nhà ông Phùng Hưng giầu có quyền hành nhất vùng ấy, lại có sức khỏe lạ thường, có thể đấm chết hổ, đẩy ngã trâu. Em tên là Phùng Hãi, cũng có sức khỏe đội nổi nghìn cân, đi hơn 10 dặm. Các người rợ đâu đâu cũng phục nhà ông ấy.
Trong năm Trinh Nguyên nhà Đường (791), nước Nam có đám loạn quân khởi biến. Hai anh em ông Phùng Hưng nhân dịp ấy, mới đem quân đi dẹp loạn các nơi lân ấp, đi đến đâu dẹp tan đến đấy.
Ông ấy đắc chí rồi, đổi tên gọi là Cự Lão, tự xưng là Đô quân. Em thì đổi tên là Cự Lực, tự xưng là Đô bảo. Nhân dùng mẹo của bộ tướng tên là Đỗ Anh Luân, đem quân tràn ra các châu quận, người theo về ngày càng nhiều, có ý muốn đến phá phủ Đô hộ.
Quan Đô hộ bấy giờ là Cao Chính Bình, đem quân đi đánh bị thua, rồi lo lắng thành bệnh mà chết. Ông Phùng Hưng chiếm giữ phủ thành, tự coi việc Đô hộ, được 7 năm thì mất.
Chúng muốn lập em là Hãi lên nối ngôi, nhưng trong bọn bầy tôi có người đầu mục tên là Bồ Phá Lặc, có sức khỏe đạp đổ núi, nhắc nổi vạc, người ấy nhất định không nghe, mới lập con ông Hưng tên là An lên nối nghiệp, mà đem quân ra cự nhau với Phùng Hãi. Hãi chịu thua. Bồ Phá Lặc bắt đầy ra ở đỗng Chu Nhan.
An được lập rồi, tôn vua cha gọi là Bố Cái đại vương (tục bấy giờ gọi cha là Bố, gọi mẹ là Cái). Được hai năm, vua Đức Tôn nhà Đường sai Triệu Xương sang làm Đô hộ. Triệu Xương sai sứ đến dụ hàng, An chịu hàng, cơ nghiệp họ Phùng mới đổ.
Khi trước ông Phùng Hưng mới mất, thường có hiển linh ở trong dân thôn, hiện hình ra nghìn xe, muôn ngựa, bay ở trên các mái nhà, cùng là trên ngọn cây cổ thụ, trông tựa hồ đám mây ngũ sắc. Lại có tiếng đàn sáo bát âm ở trên không, và tiếng quát tháo. Lại thấp thoáng trông thấy cả cờ, tàn, võng, lọng. Phàm trong làng có việc gì mừng hay sợ, tất báo mộng trước cho các người hào trưởng. Dân gian thấy lắm sự hiển linh, mới lập miếu ở mé tây phủ Đô hộ để thờ. Dân có việc cầu đảo, thường ứng nghiệm lắm.
Đến thời Ngô chủ Quyền, có giặc Bắc sang xâm. Ngô chủ nằm mơ thấy một ông cụ đầu bạc phơ phơ, áo mũ tề chỉnh, tự xưng là Phùng Hưng và nói rằng: “Tôi xin lĩnh một muôn thần binh, phục sẵn ở chỗ hiểm yếu, ông nên tiến binh mà đánh giặc đi, đã có tôi giúp, không cần phải lo”. Đến lúc Ngô chủ đánh nhau với Hoằng Thao ở sông Bạch Đằng, quả nhiên nghe trên không có tiếng xe ngựa ầm ầm. Ngô chủ phá được quân Nam Hán trở về, sai sửa sang đình miếu cho hoa mỹ rồi dùng lễ thái lao đến tạ ơn.
Từ bấy giờ triều nào cũng có phong tặng, phong làm bộ “Phu hựu chương tín sùng nghĩa đại vương”.
===============
Đình Quảng Bá hiện toạ lạc tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đình thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại vương) và 6 vị thần khác. Theo truyền thuyết thì nơi đây là đại bản doanh của Phùng Hưng khi tiến đánh thành Tống Bình, tiêu diệt quân nhà Đường. Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật. Trong số các hiện vật còn lưu giữ được, đáng kể nhất là 16 đạo sắc phong của các đời Vua, các bức hoành phi và ba câu đối ca ngợi Phùng Hưng và các vị tướng sĩ.
Long chủng triệu Nam Bang, bào noãn tinh anh, quy thuỷ hậu linh phân trị hoá
Hồ quan Kinh Bắc khấu, lê nguyên ái đối, phối thiên huy hiệu hợp sinh hô.
Dịch nghĩa:
Giống Rồng khởi dựng nước Nam, bọc trứng sinh các bậc anh tài, toả ra các vùng sông nước, tỏ rõ sự linh thiêng, cùng nhau mở mang đất nước
Mũ hổ làm giặc Bắc phải kinh hoàng, dân chúng vô cùng mến phục, công lao to lớn sánh với đất trời, thật xứng với tên gọi rạng rỡ muôn đời.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
cũng hấp dan lắm mà HH, nnk sẽ nghiên cứ từ từ. thx chủ wán
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
Chủ quán iêu nước hén nnk
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
Cuội đã viết:Chủ quán iêu nước hén nnk
Đúng rồi, mỗi ngày chủ quán đều uống rất nhiều nước! :idea:
ĐINH TIÊN HOÀNG
Tiên Hoàng họ Đinh tên là Hoàng, người ở đỗng Hoa Lư, phủ Đại Hoàng (bây giờ là phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình), nguyên là con quan nha tướng của Dương Đình Nghệ tên là Đinh Công Trứ.
Tục truyền ở đỗng Hoa Lư xưa có con rái cá cực to, vợ ông Công Trứ một hôm tắm ở dưới suối, bị con rái cá hiếp, về mới có mang. Khi con rái cá bị người ta bắt được ăn thịt, quẳng xương ra đường cái, thì bà ấy nhặt về mà gác lên gác bếp.
Về sau, ông Công Trứ mất rồi, bà ấy mới sinh ra Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng lớn lên, thông minh nhanh nhẹn mà tài nghề lội nước. Nhà nghèo phải nương nhờ ở với chú. Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem đất, đi từ Hưng, Tuyên theo long mạch đến mãi phủ Đại Hoàng, trông xuống dòng sông thấy nước sâu thăm thẳm mà xoáy mạnh lắm, đồ là ở đấy tất có huyệt đế vương. Mới gọi trẻ thuê tiền cho lặn thử xuống chỗ ấy xem làm sao. Tiên Hoàng vốn tài lặn, mới nhận lời lặn xuống, thì sờ thấy có con ngựa bằng đá đứng ở dưới đáy sông, mới lên bờ bảo với người khách, người khách đưa cho nắm cỏ, bảo thử xuống dử vào mồm ngựa xem ra làm sao, ngài cầm nắm cỏ xuống dử thì con ngựa há miệng ra đớp ngay.
Ngài lại lên nói chuyện với người khách, người khách lấy tiền thưởng cho ngài rồi đi. Ngài vốn thông minh, biết ngay chỗ ấy hẳn là đại huyệt, về nói chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ trở lên gác bếp, rồi lấy nắm xương đưa cho ngài, ngài đem ra, lại lặn xuống chỗ vực sâu ấy, cũng lấy cỏ bọc nắm xương dử vào mồm ngựa thì con ngựa cũng đớp mà nuốt đi.
Từ đấy ngài sinh ra bạo tợn, các trẻ chăn trâu bò đều sợ, bầu ngài lên làm tướng, bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, đi đánh nhau với trẻ làng khác. Đi đến đâu, các trẻ phải sợ hãi kính phục.
Một bữa, hội hết trẻ các làng ở ngoài đồng, nhân có con bò của chú cho đi chăn, mổ ngay ra làm cỗ để khao các chúng. Chú ở nhà nghe tin, vác gậy ra đồng xem làm sao, thì thấy chúng đã ăn tiệc xong rồi. Chú tức giận lắm, vác gậy đuổi đánh, ngài sợ hãi, chạy đã bí đường, phải nhảy choàng xuống sông, bỗng dưng có con rồng vàng ở dưới sông hiện ra đội ngài lên, người chú thấy vậy kinh hoàng, vội vàng bỏ gậy mà lạy phục xuống đất.
Từ bấy giờ danh tiếng ngài lừng lẫy, các hào kiệt trong nước để lòng trông mong về ngài. Nhân bấy giờ về cuối đời Nam Tấn, nước Nam có 12 ông Sứ quân nổi lên, mỗi người chiếm giữ một phương, như là:
1. – Ngô Xương Xí giữ ở Bình Kiều.
2. – Kiều Công Hãn giữ ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Vĩnh Yên), tự xưng là Tam chế.
3. – Nguyễn Khoan giữ phủ Tam Đái (nay là phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên), tự xưng là Thái bình công.
4. – Ngô Nhật Khánh giữ châu Đường Lâm (nay là làng Cam Lâm, huyện Phú Thọ, Sơn Tây), tự xưng là Anh hiền công.
5. – Đỗ Cảnh Thạc giữ ở Tương giang (tức là Đỗ Động giang nay thuộc Thanh Oai, Hà Đông).
6. – Lý Khuê giữ ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
7. – Nguyễn Thủ Tiệp giữ ở Tiên Du (thuộc Bắc Ninh), tự xưng là Nguyễn lịnh công.
8. – Lã Đường giữ ở Tế giang (nay là Văn giang, Bắc Ninh), tự xưng là Tá công.
9. – Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (thuộc Thanh Trì, Hà Đông), tự xưng là Nguyễn thạch công.
10. – Kiểu Thuận giữ ở Hồi Hồ (nay là huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tự xưng là Kiểu linh công.
11. – Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (nay là Khoái Châu, Hưng Yên), tự xưng là Phạm phòng át.
12. – Trần Lẫm giữ ở cửa Bố Chính (nay là Kỳ Bố thuộc phủ Kiến Xương), tự xưng là Trần minh công.
Tiên Hoàng nhân dịp ấy, theo về nương nhờ với Trần minh công. Trần minh công thấy ngài là dòng dõi tướng võ, và có tài cán, mới dùng cho cai quản binh lính. Không bao lâu, Trần minh công mất, ngài thay lĩnh hết cả quân quyền, tự xưng là Đinh Bộ Lĩnh, dần dần đem quân đi dẹp các nơi, thì đi đến đâu dẹp tan đến đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Rồi lại nhất thống được hết mọi nơi mới lên ngôi Thiên tử đóng đô ở Hoa Lư, sửa sang thành quách, cung điện, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Khi trước thầy địa lý Tàu về lại trở sang, toan mang mả tổ táng vào thủy mã huyệt, sang đến nơi thì đã thấy ngài nổi lên hùng dũng, biết là ngài được đất ấy rồi. Người khách không sao được, muốn lập mưu để phản lại, mới vào hầu mà nói rằng:
- Ngài được ngôi đại địa ấy, cũng bởi lúc phúc nhà ngài mà trời cho đấy; nhưng có ngựa phải có kiếm thì mới tung hoành ra bốn bể, vậy ngài nên để thêm thanh kiếm lên cổ ngựa thì mới hay.
Tiên hoàng tưởng nó nói thật, mới lấy thanh gươm gác lên trên cổ ngựa, không ngờ kiếm có sát khí, có kiếm thì tuy làm được lừng lẫy, nhưng không được lâu dài. Vì thế ngài ở ngôi được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết mất, mà đến đời con là Vệ vương, thì cơ nghiệp lại về tay triều khác.
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Fri 11 Mar 2011, 13:11; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
Thêm râu ria cho vui (không có trong Nam Hải Dị Nhân ):
Nói về chuyện Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng, sách "Việt Sử Yếu Lĩnh" kể:
Đỗ Thích vốn là một chức “lại” hèn mọn, được vua cất nhắc, cho làm nội quan hầu hạ trong cung. Y chiêm bao thấy nuốt sao Bắc Đẩu, cho rằng y có số làm vua nên thấy có dịp tốt liền giết vua để được lãnh đạo dân tộc. Dân chúng bấy giờ có câu hát chê cười:
“Con cóc nằm ngóc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời”
Mọi chuyện hậu Đinh Tiên hoàng đến đời Lý đều được ghi nhận trong lới sấm của sư Vạn Hạnh:
Bài 1: Năm Thái Bình thứ 5 (tức năm 974; Thái Bình là niên hiệu của vua Đinh Tiên hoàng) có sấm văn rằng:
“Đỗ Thích thí Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Cạnh đầu đa hoành tử
Đạo lộ tuyệt nhân hành
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Thập bát tử đăng tiên
Kế đô nhập nhị thiên”
(Dịch: Đỗ Thích giết Đinh đinh – Nhà Lê xuất hiện bậc tài trí sáng suốt – Tranh nhau, nhiều người chết ngang – Đường đạo chẳng ai đi – Mười hai xưng là đại vương – Mười điều ác, không có một điều thiện – Thập bát tử lên tiên – Số trời tính được hai).
Câu đầu cho biết sự kiện xảy ra năm 979, Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn.
Câu 2 nói về việc Lê Hoàn lợi dụng cơ hội lên ngôi vua, dẹp giặc
Câu 3 nói về phe Nguyễn Bặc, Đinh Điền bị Lê Hoàn giết hại
Câu 4 nói về những kẻ hành động trái đạo lý như Dương Thái Hậu, Lê Hoàn, những người trong phe đảng Lê Hoàn do tướng Phạm Cự Lượng đứng đầu
Câu 5 nói về việc Lê Hoàn có 11 người con trai và 1 con trai nuôi, tất cả đều được phong tước vương, là nguyên nhân gây ra cảnh hỗn loạn tranh giành ngôi báu.
Câu 6 nói về Lê Long Đĩnh tức Lê Ngoạ triều
Câu 7 dự đoán nhà Lý sẽ thay nhà Tiền Lê: ba chữ Thập, Bát, Tử họp lại thành chữ Lý (chiết tự theo chữ Tàu)
Câu 8 dự đoán nhà Lý truyền được độ 2 thế kỷ
Mọi việc diễn biến đều xảy ra đúng như vậy.
Bài 2: Trước chùa Cổ Pháp có cây đa bị sét đánh nứt ra, trong ruột cây có những câu thơ sau:
“Thụ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên giang
Thiên hạ thái bình”
(Dịch: Gốc cây to lớn – Vỏ cây xanh xanh – Hòa đao cây rụng – Thập bát tử nên – Đông a vào đất – Cây khác lại sinh – Cung Chấn mặt trời hiện – Cung Đoài sao lặn – Khoảng năm 6, 7 – Thiên hạ thái bình)
Câu 1 và 2: “cây” chỉ lịch trình tiến hoá; ngày nay ta vẫn biểu thị lịch trình tiến hóa bằng dạng cây phân nhánh (cây phổ hệ...)
Câu 3: Hòa, Đao, Mộc là chiết tự chữ Lê; ý là nhà Tiền Lê sẽ đổ
Câu 4: Thập, Bát, Tử là chiết tự chữ Lý; ý là nhà Lý sẽ lên thay
Thiền sư Vạn Hạnh dự toán nhà Lý sẽ lên thay nhà Tiền-Lê, nên thúc đẩy sự biến chuyển của lịch sử. Bài sấm truyền đi, thiền sư nói với Lý Công Uẩn: “Cứ theo lời sấm này thì họ Lý phải nổi lên, hiện nay không có ai bằng ông cả.” Thiền sư lại đặt kế hoạch cho tướng Đào Cam Mộc thực hiện, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi.
Câu 5: Đông, A là chiết tự của chữ Trần, ý nói sau nhà Lý sẽ đến nhà Trần
Câu 6: Cây khác chỉ dòng nhà Lê khác; ý nói đến nhà Hậu-Lê sẽ tiếp nối nhà Trần.
Biến chuyển lịch sử của nước ta đã diễn ra đúng như vậy
Riêng 4 câu cuối thì ngày nay đang bắt đầu ứng nghiệm, nên đã có thể hiểu được, tạm diễn giải như sau:
Câu 7: Chấn, quẻ ở Bát quái Hậu thiên (phép Dịch toán dùng Bát quái Hậu thiên) thuộc phương chính đông; “mặt trời” thuộc về ngày, là ánh sáng. Ánh sáng phương đông chỉ có thể là Dịch Học, nền học vấn xây dựng văn minh tinh thần. Câu sấm ngụ ý thời đại mới sẽ là thời đại phát dương quang đại của Dịch Học, của văn minh tinh thần.
Câu 8: Đoài, ở Bát quái Hậu thiên, thuộc phương chính tây; “Sao” thuộc về đêm, ẩn tinh ngụ ý bóng tối. Bóng tối phương tây là chủ nghĩa duy vật, thiên về vật chất mà mấy thế kỷ nay hoành hành ở tây phương. “Phương tây sao lặn” chỉ sự sụp đổ của chủ nghĩa duy vật.
Câu 9: Các biến chuyển lớn của lịch sử thường phải tính bằng đơn vị thế kỷ (chứ không phải từng năm, từng tháng). Vậy “lục thất niên gian” ở đây không nên hiểu là 6, 7 năm mà phải hiểu là 6, 7 thế kỷ sau. Liên hệ với câu 6 ta nên hiểu là: “6,7 thế kỷ sau nhà Hậu Lê.”
Câu 10: Thiên hạ sẽ sống trong cảnh thái bình thịnh trị.
(Việt sử yếu lĩnh)
Nói về chuyện Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng, sách "Việt Sử Yếu Lĩnh" kể:
Đỗ Thích vốn là một chức “lại” hèn mọn, được vua cất nhắc, cho làm nội quan hầu hạ trong cung. Y chiêm bao thấy nuốt sao Bắc Đẩu, cho rằng y có số làm vua nên thấy có dịp tốt liền giết vua để được lãnh đạo dân tộc. Dân chúng bấy giờ có câu hát chê cười:
“Con cóc nằm ngóc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời”
Mọi chuyện hậu Đinh Tiên hoàng đến đời Lý đều được ghi nhận trong lới sấm của sư Vạn Hạnh:
Bài 1: Năm Thái Bình thứ 5 (tức năm 974; Thái Bình là niên hiệu của vua Đinh Tiên hoàng) có sấm văn rằng:
“Đỗ Thích thí Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Cạnh đầu đa hoành tử
Đạo lộ tuyệt nhân hành
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Thập bát tử đăng tiên
Kế đô nhập nhị thiên”
(Dịch: Đỗ Thích giết Đinh đinh – Nhà Lê xuất hiện bậc tài trí sáng suốt – Tranh nhau, nhiều người chết ngang – Đường đạo chẳng ai đi – Mười hai xưng là đại vương – Mười điều ác, không có một điều thiện – Thập bát tử lên tiên – Số trời tính được hai).
Câu đầu cho biết sự kiện xảy ra năm 979, Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn.
Câu 2 nói về việc Lê Hoàn lợi dụng cơ hội lên ngôi vua, dẹp giặc
Câu 3 nói về phe Nguyễn Bặc, Đinh Điền bị Lê Hoàn giết hại
Câu 4 nói về những kẻ hành động trái đạo lý như Dương Thái Hậu, Lê Hoàn, những người trong phe đảng Lê Hoàn do tướng Phạm Cự Lượng đứng đầu
Câu 5 nói về việc Lê Hoàn có 11 người con trai và 1 con trai nuôi, tất cả đều được phong tước vương, là nguyên nhân gây ra cảnh hỗn loạn tranh giành ngôi báu.
Câu 6 nói về Lê Long Đĩnh tức Lê Ngoạ triều
Câu 7 dự đoán nhà Lý sẽ thay nhà Tiền Lê: ba chữ Thập, Bát, Tử họp lại thành chữ Lý (chiết tự theo chữ Tàu)
Câu 8 dự đoán nhà Lý truyền được độ 2 thế kỷ
Mọi việc diễn biến đều xảy ra đúng như vậy.
Bài 2: Trước chùa Cổ Pháp có cây đa bị sét đánh nứt ra, trong ruột cây có những câu thơ sau:
“Thụ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên giang
Thiên hạ thái bình”
(Dịch: Gốc cây to lớn – Vỏ cây xanh xanh – Hòa đao cây rụng – Thập bát tử nên – Đông a vào đất – Cây khác lại sinh – Cung Chấn mặt trời hiện – Cung Đoài sao lặn – Khoảng năm 6, 7 – Thiên hạ thái bình)
Câu 1 và 2: “cây” chỉ lịch trình tiến hoá; ngày nay ta vẫn biểu thị lịch trình tiến hóa bằng dạng cây phân nhánh (cây phổ hệ...)
Câu 3: Hòa, Đao, Mộc là chiết tự chữ Lê; ý là nhà Tiền Lê sẽ đổ
Câu 4: Thập, Bát, Tử là chiết tự chữ Lý; ý là nhà Lý sẽ lên thay
Thiền sư Vạn Hạnh dự toán nhà Lý sẽ lên thay nhà Tiền-Lê, nên thúc đẩy sự biến chuyển của lịch sử. Bài sấm truyền đi, thiền sư nói với Lý Công Uẩn: “Cứ theo lời sấm này thì họ Lý phải nổi lên, hiện nay không có ai bằng ông cả.” Thiền sư lại đặt kế hoạch cho tướng Đào Cam Mộc thực hiện, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi.
Câu 5: Đông, A là chiết tự của chữ Trần, ý nói sau nhà Lý sẽ đến nhà Trần
Câu 6: Cây khác chỉ dòng nhà Lê khác; ý nói đến nhà Hậu-Lê sẽ tiếp nối nhà Trần.
Biến chuyển lịch sử của nước ta đã diễn ra đúng như vậy
Riêng 4 câu cuối thì ngày nay đang bắt đầu ứng nghiệm, nên đã có thể hiểu được, tạm diễn giải như sau:
Câu 7: Chấn, quẻ ở Bát quái Hậu thiên (phép Dịch toán dùng Bát quái Hậu thiên) thuộc phương chính đông; “mặt trời” thuộc về ngày, là ánh sáng. Ánh sáng phương đông chỉ có thể là Dịch Học, nền học vấn xây dựng văn minh tinh thần. Câu sấm ngụ ý thời đại mới sẽ là thời đại phát dương quang đại của Dịch Học, của văn minh tinh thần.
Câu 8: Đoài, ở Bát quái Hậu thiên, thuộc phương chính tây; “Sao” thuộc về đêm, ẩn tinh ngụ ý bóng tối. Bóng tối phương tây là chủ nghĩa duy vật, thiên về vật chất mà mấy thế kỷ nay hoành hành ở tây phương. “Phương tây sao lặn” chỉ sự sụp đổ của chủ nghĩa duy vật.
Câu 9: Các biến chuyển lớn của lịch sử thường phải tính bằng đơn vị thế kỷ (chứ không phải từng năm, từng tháng). Vậy “lục thất niên gian” ở đây không nên hiểu là 6, 7 năm mà phải hiểu là 6, 7 thế kỷ sau. Liên hệ với câu 6 ta nên hiểu là: “6,7 thế kỷ sau nhà Hậu Lê.”
Câu 10: Thiên hạ sẽ sống trong cảnh thái bình thịnh trị.
(Việt sử yếu lĩnh)
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
lần đầu cuối tuần ở nhà .nên online, mà chưa đủ thời gian đọc hết cái naỳ, để trong tuần nghiên cú típ, thx LT trưóc nha
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện
LÝ THÁI TỔ
Thái Tổ họ Lý tên là Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh.
Tục truyền đời ông thân sinh ra ngài, nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một người tiểu nữ có mang [iii], nhà sư thấy thế đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân xuống giếng chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng rồi, ngồi khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ trong chùa Ứng Tâm gần đấy.
Ông sư chùa Ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mơ thấy ông Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều, chỉ thấy một người đàn bà có mang xin vào ngủ nhờ.
Nhà sư lấy làm lạ hỏi rằng:
- Chồng con quê quán ở đâu?
Người đàn bà kể tên họ nhà chồng, và nói lại truyện sa xuống giếng. Nhà sư cho ở nhờ ngoài cửa tam quan. Được vài tháng, có một đêm, thơm nức cả chùa, nhà sư thức dậy trông ra tam quan, thì thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm, thì người đàn bà ấy đã sinh ra một đứa con trai. Bà hộ chùa bế đứa bé vào chùa cho nhà sư xem thì thấy hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Xem rồi, bỗng nhiên trời nổi cơn mưa to gió lớn. Đến lúc bà hộ chùa trở ra, thì người đàn bà đã chết rồi, nhà sư sai đem chôn ở đàng sau vườn.
Từ đấy, nhà sư nuôi người con trai, lên sáu tuổi đã có khí phách thông minh. Một hôm nhà sư sai mang oản lên chùa dâng cúng, thì chú nhỏ đã khoét lấy ruột oản ăn trước. Đến đêm, ông Long thần báo mộng cho nhà sư. Sáng mai, nhà sư gọi mắng chú nhỏ ấy. Chú nhỏ hỏi:
- Ai nói với ông như thế?
Nhà sư kể sự ông Long thần báo mộng, chú kia tức lắm, lên chùa đánh vào cổ ông Long thần ba cẳng tay, rồi viết vào sau lưng lưng bốn chữ rằng: “Lưu tam thiên lý”. Đến đêm ông Long thần lại báo mộng cho ông sư rằng: “Hoàng đế đã đuổi tôi rồi, thì ông nghỉ lại để tôi đi”. Nhà sư thức dậy sớm, vội vàng lên chùa soát xem, thì thấy sau lưng ông Long thần có mấy chữ ấy, mới bắt tiểu lấy nước vào rửa, thì rửa làm sao cũng không sạch. Nhà sư bảo chú nhỏ ấy rửa, thì chỉ nhổ ít nước bọt chùi đi sạch ngay.
Khi 8, 9 tuổi, nhà sư cho chú nhỏ ấy theo học ông sư ở chùa Tiêu Sơn tên là Vạn Hạnh. Một khi học không thuộc, phải ông thầy trói lại bắt nằm dưới đất một đêm, mới ngâm một câu thơ rằng:
“Canh khuya không dám dang chân ruỗi,
Vì ngại non sông, xã tắc xiêu.”
Vạn Hạnh thấy có khẩu khí thiên tử, tự bấy giờ có lòng kính trọng lắm.
Ngài lớn lên, khảng khái có chí to, nhân có công, làm quan thời vua Thiếu Đế nhà Lê. Khi vua Thiếu Đế bị giết, thì ngài nằm ôm lấy thây vua mà khóc. Vua Ngọa Triều khen là trung, nhắc lên làm Tứ tương quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ, bị sét đánh tước lần da ngoài, trong thân cây có mấy câu sấm rằng:
Thụ căn liểu liểu;
Mộc biểu thanh thanh,
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
vân vân…….........
Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết là điềm nhà Lê đổ mà nhà Lý sắp lên, bảo riêng với ngài rằng:
- Xem câu sấm ấy, thì chắc nhà Lý lên làm vua. Thiên hạ tuy cũng nhiều họ Lý, nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ, vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi.
Ngài thấy nói làm vậy, sợ nói lộ truyện ra ngoài, phải giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Đến khi vua Ngọa Triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ngài cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Cam Mộc mưu với các quan triều, lập ngài lên làm thiên tử.
Ngài đã lên trị vì, thấy chỗ kinh đô Hoa Lư hẹp hòi lắm, mới thiên lên đóng đô ở Đại La thành, nhân có điềm rồng vàng hiện ra, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức thành Hà Nội bây giờ).
Ngài ở ngôi được 18 năm thì mất.
Xét ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng ấy, những gò ở chung quanh trông hình như cái hoa sen nở ra tám cánh, cho nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời, bây giờ thuộc về làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn.
Vì ngài sinh ra ở chùa Ứng Tâm, cho nên chùa ấy bây giờ thành tên gọi là chùa Dặn.
Đền thờ tám vị vua triều Lý (Lý Bát-đế từ) tại Bắc-ninh
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Similar topics
» Truyền sử lập quốc
» Nhắn tin tìm trẻ lạc
» Truyện ngắn Pháp
» Đau đáu Hoàng Sa (Tập truyện nhiều tác giả)
» Cảm Nhận Âm Nhạc
» Nhắn tin tìm trẻ lạc
» Truyện ngắn Pháp
» Đau đáu Hoàng Sa (Tập truyện nhiều tác giả)
» Cảm Nhận Âm Nhạc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47