TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Truyền sử lập quốc EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Truyền sử lập quốc EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Truyền sử lập quốc EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Truyền sử lập quốc EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Truyền sử lập quốc EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Truyền sử lập quốc EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Truyền sử lập quốc EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Truyền sử lập quốc EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Truyền sử lập quốc EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Truyền sử lập quốc EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Truyền sử lập quốc

+9
chiều hoang
Huong ngoc
Lôi Vũ
Cuội
Thi Mau
hoang
Hoàng Lão Tà
gia khanh
huuhoi
13 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Truyền sử lập quốc Empty Truyền sử lập quốc

Bài gửi  huuhoi Tue 02 Mar 2010, 11:24

Nguồn gốc dân tộc ta từ đâu, nền văn minh của ta có phải là một phiên bản copy của Trung Quốc hay không ... tưởng như đơn giản nhưng vẫn còn tốn bao nhiêu giấy mực và ... nước miếng, vẫn chưa ngã ngũ.
Trong cơn bão lũ thông tin, ai nói nhiều hơn thì người ta nghe, ai mạnh hơn thì người ta theo. Cứ nhìn biển Đông của mình thì biết, các bản đồ của các nước cứ ghi là "south china sea"

Thực trạng đáng buồn là bây giờ, chẳng mấy người còn quan tâm đến lịch sử nước nhà. Qua phim ảnh Hongkong, Trung Hoa, các nhân vật như Khang Hy, Càn Long, Võ Tắc Thiên, ... còn quen thuộc hơn các nhân vật lịch sử nước nhà.
Phim ảnh còn mặc sức thêu dệt, đến nỗi như một tên cùng hung cực ác, tham lam tàn bạo, cướp đoạt, cưỡng ép các nước sáp nhập thành nước Tàu hiện nay bỗng trở thành nhân vật có lương tâm thuần hậu, có nghĩa khí ...
Rõ ràng họ có ý đồ bênh vực, bảo vệ cho cái việc cướp nước rồi đồng hóa, xóa sổ dân tộc khác, choàng lên đó cái mỹ danh "vì một đất nước vỹ đại, hùng mạnh như ngày nay".
Có một bạn trẻ khi được hỏi "nếu Việt nam bị sáp nhập vào Tàu, rồi thì được đầu tư cho kinh tế phát triển hơn, đời sống dân chúng sẽ khá hơn, thì bạn nghĩ sao?" Câu trả lời rất vô tư "vậy thì cũng tốt chứ sao!"

Than ôi, phải chăng dân tộc ta đang ở bậc thang thứ nhất của Maslow? Hy vọng là không phải vậy!

Thôi thì tự mình ôn lại mấy trang lịch sử, để thực hiện phép thắng lợi tinh thần AQ vậy ! pale

Mong các bạn đóng góp bài vở về sử sách nước nhà nhé
KINH DƯƠNG VƯƠNG
HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG: MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN CỦA DÂN TỘC
LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ
TRIỀU ĐẠI HỒNG BÀNG (Việt Sử Yếu Lĩnh)
CHUYỆN AN TIÊM (SỰ TÍCH TRÁI DƯA HẤU)
CHUYỆN NGƯ TINH
HÙNG VƯƠNG VÀ NƯỚC VĂN LANG
SỰ TÍCH TRẦU CAU
TẢN VIÊN HỰU THÁNH KHUÔNG QUỐC HIỂN LINH ỨNG ĐẠI VƯƠNG(Sơn Tinh)
TRUYỆN HỒ TINH





Xin mở đầu bằng Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát:

Mở đầu

Nghìn thu gặp hội thăng bình,
Sao Khuê sáng vẻ văn minh giữa trời.
Lan đài dừng bút thảnh thơi,
Vâng đem quốc ngữ diễn lời sử xanh.
Nam giao là cõi ly minh,
Thiên thư định phận rành rành từ xưa.
Phế hưng đổi mấy cuộc cờ,
Thị phi chép để đến giờ làm gương
.


Được sửa bởi huuhoi ngày Fri 27 May 2011, 11:27; sửa lần 2.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  gia khanh Tue 02 Mar 2010, 11:32

Định dzô mở hàng quán mới mờ cứ bị kêu xuất trình chứng minh ND wa`i, sao kỳ dị chủ quán ?
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 02 Mar 2010, 12:12

Vậy mà GK còn nhanh chân mở hàng trước HLT nữa nè! flower

HLT xin tiếp tục với Đại Nam Quốc sử diễn ca về vị vua đầu tiên: KINH DƯƠNG VƯƠNG :

Kinh Dương vương


Kể từ trời mở Viêm bang,
Sơ đầu có họ Hồng bàng mới ra.
Cháu đời Viêm đế thứ ba,
Nối dòng Hoả đức gọi là Đế minh.
Quan phong khi giá Nam hành,
Hay đâu Mai lĩnh duyên sinh Lam kiều,
Vụ tiên vừa thuở đào yêu,
Xe loan nối gót, tơ điều kết duyên
Dòng thần sánh vời người tiên,
Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra,
Phong làm quân trưởng nước ta,
Tên là Lộc tục, hiệu là Kinh dương.
Hoá cơ dựng mối luân thường
Động đình sớm kết với nàng Thần long.
Bến hoa ứng vẻ lưu hồng
Sinh con là hiệu Lạc long trị vì.


Tưởng cũng nên giới thiệu một chút về cuốn sách này:

Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Dực Tông.
Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca cổ nhất còn lưu lại của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ấn bản do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870 với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in.

Tác phẩm này theo lời bạt của bản in năm 1870 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1887 câu lục bát (3774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1027 câu.

Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm.

Tác giả:
Về tác giả Lê Ngô Cát, tiểu sử chỉ ghi ông quê ở Hà Tây, đậu cử nhân năm 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.

Còn về Phạm Đình Toái, ông quê ở Nghệ An, đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh.

Diễn nôm về sự tích trên để giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt, HLT xin trích dẫn từ sách "VIỆT SỬ YẾU LĨNH" của tác giả Dương Hùng:
“Việt tộc từ Trung Á theo sông Dương Tử đi về Đông, thành lập 7 tỉnh sông Dương Tử: Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Triết Giang. Dần dần tiến về Hoa Bắc, khai thác 6 tỉnh vùng Hoàng Hà: Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc; còn phía nam thì xuống khai tác 5 tỉnh Việt Giang: Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến. Theo Chu Cốc Thành trong ‘Trung Quốc thông sử’ và một số sử gia khác, thì Viêm tộc (chú: tức Việt tộc) đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào, nên có thể gọi là chủ nhân đầu tiên. Khi Viêm tộc đã định cư, Hán tộc còn sống du mục tại vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau, họ theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Viêm tộc.” (Trích từ tác giả Kim Đỉnh - Việt Lý tố nguyên)

Lãnh thổ Viêm Bang ngày trứơc:
Truyền sử lập quốc Vietthuong
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  hoang Wed 03 Mar 2010, 07:56

Có lẽ H cũng ở trong nhóm người mất gốc rồi hay sao đó HLT Very Happy
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  huuhoi Wed 03 Mar 2010, 08:45

Vậy thì cần phải tích cực góp bài cho chuyên mục này, để sẵn tiện ôn bài luôn, Hoàng ui! alien
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  huuhoi Wed 03 Mar 2010, 09:11

Sau khi Lê Ngô Cát diễn thơ về nguồn gốc dân tộc như trên, thì HH lại ... diễn nôm (văn) trở lại nè!

Như tác giả Dương Hùng đã trích dẫn các nguồn tài liệu ở trên, Việt tộc mới là chủ nhân đầu tiên của vùng đất phía nam sông Dương Tử. Vị Nguyên Hậu đầu tiên của Việt tộc được truyền lại tôn hiệu là đức vua Phục Hy (4480 - 4365 trước Tây lịch). Đức Phục Hy là người đã sáng tạo ra chữ viết Khoa đẩu, Lịch thời tiết và Kinh Dịch (với Hà Đồ và Lạc Thư)

Sử sác chép lại niên hiệu Tam Hoàng, Ngũ Đế như sau:
Tam Hoàng: Phục Hy, Nữ Oa (em gái Phục Hy), Thần Nông (3220 - 3080 trước Tây lịch)

Ngũ Đế: đế Cao Dương ( - 2513), đế Cốc (- 2453), đế Chí (- 2365), đế Nghiêu ( - 2356), đế Thuấn (- 2255).
Tôn hiệu của Tam Hoàng, Ngũ Đế đều theo cú pháp Việt nên các học giả của ta khẳng định đó là các vua của Việt tộc. (Việt sử Yếu Lĩnh)

Quay trở lại với bài thơ về Kinh Dương Vương ở trên.
Truyền sử chép rằng:
"Kinh Dương Vương là cháu 4 đời của Thần Nông.
Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ Lãnh, gặp bà Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Đế Minh cho con trưởng là Đế Nghi làm vua miền bắc sông Dương Tử, cho Lộc Tục làm vua miền nam sông. Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, kể từ năm Nhâm Tuất tức là năm 2879 trước Tây lịch.
Kinh Dương vương kết hôn với con gái vua Thần long miền Động Đình hồ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân."


Nói tới đây thì có một thắc mắc nho nhỏ: chiếu theo thời gian mà sử Trung Hoa ghi lại như trên thì rõ rằng Ngũ Đế là hậu duệ của Đế Minh. Nếu Kinh Dương Vương cai quản vùng đất phía nam sông Dương Tử, lấy tên nước là Việt Thường; Đế Nghi làm vua miền Bắc sông Dương Tử, có nghĩa là Ngũ Đế sẽ bắt đầu từ chi nhánh của Đế Minh phía Bắc sông? Khi Miêu tộc (Hán tộc) từ bắc sông Hoàng Hà xâm lăng xuống phía nam, giòng dõi Phục Hy này bị đồng hóa dần với Hán tộc??? (bởi lẽ từ Bách Việt chỉ dùng để chỉ các tiểu quốc gia phân tán vùng nam sông Dương Tử mà thôi)

Không biết có ai rành rẽ về chuyện này chỉ dạy thêm cho không, HH xin đa tạ!
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Thi Mau Wed 03 Mar 2010, 18:14

Chủ wán mờ còn hong bít thì còn hỏi ai , hí hí
Thi Mau
Thi Mau

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 04 Mar 2010, 11:28

Mầu nói dzị là chít rùi!
Chủ quán chỉ là người mở quán thôi, chứ còn trình độ thì rất hạn chế, bởi dzị mới phải cầu hiền chứ!
Vừa rồi lão tà dạo sơ qua mấy diễn đàn sử học thấy thiệt là ngọa hổ tàng long, thiệt mừng lắm thay! Cái rắc rối hiện giờ là đủ loại ý kiến, bài viết, mà nguồn trích dẫn không rõ ràng. Cứ như vầy khó tránh khỏi tam sao thất bổn. May là mình đang trong mục truyền sử cho nên có đưa huyền sử, giả sử gì gì thì cũng không sao hén! Laughing
Nhân tiện lão tà lượm bài viết này về đây để mở đầu cho phần của Lạc Long Quân - Sùng Lãm nè:

HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG: MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN CỦA DÂN TỘC

Tác giả: Đông Lan
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=1841

Truyện Hồng Bàng

Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi tuần đến núi Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quận cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc.

Kinh Dương Vương cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu. Lạc Long Quân dậy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử, phu phụ; hoặc có lúc đi về thủy phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn. Dân lúc nào có việc cần thời kêu Lạc Long Quân: "Bố đi đằng nào, không đến mà cứu chúng ta", thì Lạc Long Quân lập tức đến ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trắc lượng được.

Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ ... .
Đế Lai chu du khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa, dị thảo, trân cam dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị, không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế Lai ái mộ quá, quên cả ngày về.
Đế Lai trở về Bắc lại truyền ngôi cho Đế Du Võng. Du Võng truyền lại cho Xi Vưu cùng với Hoàng Đế đánh nhau ở Bản Truyền và Trác Lộc không hơn nên tử trận. Họ Thần Nông biến mất.

Âu Cơ ở với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên bỏ ra ngoài đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bà đem về nuôi nấng, không phải cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng uy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

Long Quân ở lâu dưới Thủy Phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc quốc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh ngày đêm trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân “Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!” Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp mẹ con ở Tương Dã. Âu Cơ nói:

- Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ.

Lạc Long Quân bảo:

- Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc gì thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang; về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tồn (bây giờ là nước Chiêm Thành), chia trong nuớc làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Vũ Định, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em phân trị, đặt em thứ là tướng võ, tướng văn; tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng; con trai vua gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu Ty gọi là Bố Chính, thân bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khởi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.

Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên bạch với vua. Vua bảo rằng:

- Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại.

Bèn khiến lấy mực châm hình trạng thủy quái ở thân thể, từ đó tránh được nạn giao long cắn hại; cái tục văn thân của Bách Việt thực khởi thủy từ đấy.

Ban đầu quốc dân ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm; lấy gạo cất làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cầy, lấy nước cấy đất trồng gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, lấy cây làm nhà để tránh nạn hổ lang; cắt ngắn đầu tóc để tiện việc vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm; nhà có người chết thì giã cối gạo cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp; trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông; lúc bấy giờ chưa có trầu cau nên phải thế.

Ý Nghĩa
Qua Huyền Sử Hồng Bàng, dân tộc ta có truyền thuyết về nguồn gốc Người Việt là Con Rồng Cháu Tiên.

Như đã trình bầy ở trên, huyền thoại dân tộc là lời gửi gấm sâu xa về ý nghĩa nhiều hơn sự kiện. Tiên và Rồng là hai biểu tượng chỉ Hai Linh Lực của cuộc sống. Hai sức sống ngược chiều nhau như Tiên và Rồng trong huyền thoại, ví von như Tiên ở trên núi, Rồng gốc dưới nước. Hai sức đối nghịch không giống nhau được, như Hữu-Vô, Tán-Tụ, Tử-Sinh, Tâm-Vật, Lý-Tình v.v... Sự mâu thuẫn phải gây ra ly biệt, cho nên sự chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ là sự chia tay tất yếu của lý trí khi nhìn ở sự cách ly của vạn hữu. Vì, Lý Trí là Phân Biệt.

Thật thế, nếu ta thử ngắm nhìn ngoại giới với giác quan thông thường ta sẽ thấy vạn vật rõ ràng phân biệt với hai khuynh hướng cực kỳ khác biệt: Thế giới cụ thể này quả thực là có; có xác thân với bao là nhu cầu cần thỏa mãn, có cảm xúc mừng giận buồn vui với tất cả chấn động của thân tâm; có mùa trăng hạ huyền, có hương táo nồng nàn... Nhưng rồi tất cả những đọng ngừng tưởng chừng như có thật ấy rồi cũng trôi qua. Không níu giữ được mãi, nên con người mới vỡ lẽ ra cái hư vô đã ẩn tàng nơi sự vật , nơi kết tụ mong manh đã ngầm chứa sự biệt ly, trong sự sinh tồn đã có lưỡi hái huỷ diệt. Ý thức về hai sức mâu thuẫn trong bản thể vạn vật làm con người - dù mặc nhiên hay minh nhiên - xác nhận bản tính cho nó nơi chọn lựa cách thái sinh hoạt: Nếu nhận rằng bản chất đời sống là những gì hữu hạn, cụ thể, thoả mãn những giá trị mà giác quan có thể kiểm nhận được, người ta đi theo khuynh hướng duy vật hữu vi một cách tích cực. Ngược lại, con người cũng có thể chọn lựa thái độ tích cực với vô vi. Hoặc một chọn lựa dung hợp, như An Vi chẳng hạn. Nghĩa tích cực ở đây có nghĩa là coi trọng, nghiêng về một giá trị này và coi nhẹ giá trị khác, là đặt nổi yếu tố đối kháng và chọn lựa dứt khoát.

Sự việc Lạc Long Quân đề cập với Âu Cơ về các sự khác biệt, nào là: Thủy hỏa tương khắc, phương viên bất đồng chính là ý nghĩa của cái nhìn của Lý trí trên hiện tượng vạn vật. Lý trí là một khả năng hữu hiệu của con người trên bứơc đường phân tán. Nó có tính sắc bén của một con dao nên khi xử dụng lý trí trên bất cứ sự vật, sự việc gì, việc đầu tiên của lý trí là chia cắt, chẻ nhỏ, cô lập sự vật, sự việc ấy lại, nên thấy nước là nước, lửa là lửa, làm sao không bất đồng. Chỉ đặt nổi sự khác biệt, là đặt nặng đối kháng, tất phải chia lìa.

Trong đời sống, chúng ta đã biết bao lần để cho lý trí làm chủ các quyết định, chỉ nhìn thấy sự việc một chiều. Hoặc chọn cái lợi thì phải bỏ nghĩa, hoặc chọn ích kỷ thì phải dứt tình người, hoặc chọn sắc đẹp thì phải quên đi phần đức hạnh, hoặc chọn danh vọng thì phải hy sinh chính nghĩa, hoặc chọn tâm bỏ vật, chọn vô bỏ hữu... Như thế, có nghĩa là ta đã đi vào cái vấn nạïn của câu chuyện mở đầu huyền sửû: Câu chuyện của Lý Trí, câu chuyện của Phân Biệt, câu chuyện của sự Chia Ly, và dĩ nhiên là câu chuyện của sự Bất An, có nước mắt, hoạn nạn, khổ đau.

Nhưng câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ không dừng lại ở đây.

Quan trọng nhất là đoạn Giải Kết cái mâu thuẫn của đời sống phân chia bởi lý trí. Minh Triết Việt cho sự việc Âu Cơ và Lạc Long Quân cùng đồng ý với nhau, nếu có việc cần vẫn phải gặp nhau trên Cánh Đồng Tương, và nghe lời nhau, không được bỏ nhau, lại là một Hóa giải mâu thuẫn từ nền tảng của Tâm Vô Phân Biệt. Chữ Tình được kết thúc nơi đây thay cho Lý phải là từ giác ngộ Tâm, vì nơi đáy nội tâm sâu xa thăm thẳm ấy mới dung chứa được mọi sự khác biệt, mới nhìn thấy được cái phân chia của lý trí là giả tạo, hẹp hòi, thiển cận. Trầm tư, tâm tư, thả lỏng ý thức bén nhậy đi, con người mới bắt được cái Hư Không, mới trực nhận được Hư Không ấy mới là Lẽ Thật, mới không chỉ thấy đời chỉ là phân ly, dị biệt của từng vạn vật, mới Hội Tụ về Nhất Thể, mới tìm được suối nguồn Bình An, Hạnh Phúc miên viễn giữa lòng đời.

Trong ý nghĩa đó, Huyền thoại Tiên Rồng đã muốn nói một sự Tương Quan giữa hai đối nghịch đều phải Kết Hợp làm một ở đích điểm của mâu thuẫn.

Tiên Rồng là nguồn gốc của người Việt, hay nói chính xác hơn, Tiên Rồng là Bản Thể của vũ trụ, vạn vật và con người muôn nơi muôn thuở. Thật thế, chúng ta thử quan sát và chiêm nghiệm mọi lẽ vận hành trong tự nhiên hay mỗi sinh hoạt của con người đều phản ánh nguyên lý hòa hợp trong mâu thuẫn, tương quan trong đối lập. Vạn sự vạn vật tự bản thể đều có rồi không, không rồi lại có. Nhưng làm sao ta biết được là Thực Tại là có hay không. Vạn vật nương nhau tồn tại và phân định danh phận cho nhau xuất lộ nơi từng cặp mâu thuẫn tịnh hành: Nam-Nữ, Thiện-Ác, Tiểu-Đại, Động-Tịnh, Ngày-Đêm... Trong sự tương đối ấy, mọi sự mâu thuẫn đều là điều kiện của nhau. Có xác định người nam thì mới có tiêu chuẩn y cứ mà cho rằng người kia là nữ. Vì cho rằng có điều gọi là thiện thì mới gọi điều ngược lại là ác. Có vật cho là nhỏ thì mới có vật lớn. Không có biếân động thì làm sao có ý thức về thường tịnh. Không có ánh sáng ban ngày thì làm sao có bóng tối để gọi là đêm... Cho nên, chính trong mâu thuẫn, vạn vật tự xác định cái danh và phận của nhau, tự giúp nhau tồn tại, tự sinh ra nhau, và cũng sẽ tự diệt với nhau. Bản chất ấy gọi là mối tương quan nền tảng. Nếu Chân Lý là Sự Thật, thì Mâu Thuẫn là Chân Lý, Tương Quan Mâu Thuẫn là Chân Lý Tối Cao, Kết Hợp Mâu Thuẫn là Chân Lý Nền Tảng. Khi Kết Giải Mâu Thuẫn cho Tiên và Rồng không được bỏ nhau, vẫn gặp nhau ở Cánh Đồng Tương, có nghĩa là Huyền Sử Việt đã xác tín nhậân thức về Chân Lý Toàn Diện ấy. Chân lý là nơi lưu thông những bế tắc. Chân lý là sự tương quan giữa hai chiều đối nghịch. Chân lý là nơi giao hòa của mâu thuẫn. Tiên tổ truyền lại bài học về Bản Tính của vạn vật tiêu biểu trên cánh đồng Tương, nơi gặp gỡ của hai lực đối nghịch Tiên Rồng. Cánh Đồng Tương cũng chính là Cánh Đồng Tâm.

Như thế, ta có thể gọi Rồng Tiên là Âm Dương, Sắc Không cũng cùng một ý nghĩa như vậy. Rồng Tiên, Âm Dương, Sắc Không chính là Bản Thể Mâu Thuẫn bất Khả Phân Ly qua ý nghĩa của Mùa Tiên Rồng Hội Ngộ nơi Tương Dã trong Huyền Sử Việt.

Ngày nay khoa học minh chứng trong điện, cũng có hai dòng điện tiêu, tích. Phân tích một nguyên tử cho biết đó chỉ là sự cấu tạo của âm điện tử và dương điện tử. Với thuyết tương đối của Einstein thì hai thực thể cơ bản làm nên mọi hiện tượng vạn vật là Thời gian và Không gian không phải là hai thực thể độc lập không có chi liên hệ. Mà không gian và thời gian tương quan, liên kết, có thể nói vũ trụ này chỉ là một khối Không-Thời-Liên. Trong lãnh vực y khoa, cơ thể luôn sinh ra chất đề kháng với các chất có hại cho nó (bệnh chỉ là sự bất quân giữa các liều lượng của chất thuận và nghịch). Hệ thống điện toán ngày nay chỉ dựa trên sự áp dụng của hai tình trạng 0 và 1.

Như vậy theo kiểu nói của ngôn ngữ nào, biểu tượng trong huyền sử, mạch lạc trong triết lý, hay cụ thể trong khoa học, cũng đi đến những ý nghĩa như nhau về bản thể của vạn vật, và cũng là bản chất của con người: HÒA điệu giữa hai đối nghịch, Một mà Hai, Hai mà Một, Mâu Thuẫn nhưng không hủy diệt, Tương khắc Tương sinh, Sắc Sắc Không Không.

Trên chiều hướng đó, Huyền Sử Con Rồng Cháu Tiên được hiểu như hai cột trụ chống đỡ khung Tâm Thức con người của Minh Triết Việt. Khi Rồng Tiên còn chia cách, thì Rồng có thể biểu hiệu cho bản chất hướng ngoại, phân chia, suy luận, lý trí, ý thức, hiển nhiên như Tâm còn ở trong chốn đầm lầy tù hãm có tính chất vật thể giới hạn, tức Rồng mới ở giai đoạn khởi đầu của tiến trình Cá thể hóa của cõi Hiện tượng, còn nặng phần tiểu tâm, tiểu trí của cái “ta” nhỏ bé ở đợt hiện hình, ngoại diện. Còn Tiên có thể biểu hiệu cho bản chất hướng nội, tổng quát, trực giác, tâm tư, tiềm thức, nhưng Tâm vẫn còn ở trong trạng thái mông lung, hàm hồ, đồng nhất với cõi Vô thức.

Muốn thoát khỏi “gọng kềm” nhị nguyên đối kháng nêu trên, là tình cảnh phải “chọn một bỏ một”, hoặc một bên Ý Thức phân ly, tính toán sắc cạnh, hoặc bên kia, Tiềm Thức hàm hồ, âm u, tăm tối, như phải chọn hoặc Lý hoặc Tình, một vấn nạn khó khăn, mà muốn giải quyết, Hành giả phải tạo điều kiện cho Rồng Tiên Hội Ngộ. Được như vậy thì Rồng mới vùng vẫy, uốn khúc được để trở thành Rồng Thiêng, vì Rồng không còn biểu hiệu cho lý trí của ý thức cá nhân hữu hạn nữa, mà nhờ tiếp cận với Tiên, tức nội dung của Tiềm Thức thâm sâu nên Rồng đã trở thành Biểu Tượng của Ý Thức Sáng Láng Về Toàn Thể Thực Tại mang tính Vô Biên. Còn Tiên dưới ánh sáng của Ý Thức Toàn Diện của Rồng, đã vượt qua được trạng thái "vô phân biệt" Nguyên thủy của trạm Quỳnh Hư của cõi Tiềm Thức mông lung để bước vào điện GIAO QUANG của miền TÂM LINH SIÊU TUYỆT.

Rồng Phải Hội Ngộ cùng Tiên trong Ý Nghĩa con người với cái "ta" Ngoại Diện thuộc về Lý Trí Hiện Tượng có khuynh hướng liên hợp với cái "TA" uyên áo của Nội Tâm sâu thẳm. Rồng không còn là Rồng nữa với xác thân hữu hạn, mà đã "Siêu Việt" để trở thành Rồng Thiêng khi tiếp cận Giấc Mơ Tiên. Cũng tương tự, Tiên cũng rộn ràng đam mê nhiệt đới, cũng không thể khước từ trái Táo địa đàng. Tâm Thức Rồng Tiên là Tâm Thức Toàn Diện của Cơ Cấu Uyên Nguyên. Cá nhân chỉ Trọn Vẹn Hóa trong Tương Quan, Thống Nhất với Toàn Diện Tính của Bản Thể Rồng Tiên. Trong tất cả những đa đoan của đời sống chẳng qua chỉ là một trường thử nghiệm của khuynh hướng tìm về chính Mình, Bản Tính Liên Hợp, có nước mắt của chia xa vàø niềm hân hoan hạnh ngộ. Nói một cách khác, Chân Lý Rồng Tiên ẩn tàng nơi Tương Dã chính là Lời Hẹn của Tình Yêu giữa Đạo với Đời. Cho nên Đạo Mới Không Xa Đời.

Huyền Sử Tiên Rồng còn gửi lại ý nghĩa thêm nữa trong việc Mẹ Âu Cơ sinh được 100 trứng trong một bọc, sau này 50 con ở lại với mẹ và 50 con theo cha xuống biển. Bọc đây phải là Bọc Tâm Linh. Bọc Tâm Linh nên ôm ấp chân lý tròn đầy, chân lý kết hợp, hòa tan mọi mâu thuẫn của thế giới hiện tượng phân biệt, Chân lý Hòa Hợp, bất khả phân ly của Đạo Thể Viên Dung. Một trăm ở đây cũng là biểu tượng cho sự toàn vẹn của mỗi khả thể, 100 là cái toàn thể, toàn thiện của chân lý. Chân lý không để phần tử nào phải lẻ loi cô độc. Chân lý là tròn đầy. Chân lý như là tổng số 100.

Đi vào thể dụng của chân lý, Tiên Rồng với bọc trăm trứng giúp cho người Việt cảm thấy gần gũi nhau hơn trong ý nghĩa đều là cùng một bụng mẹ Âu Cơ, cùng phải thân yêu, đùm bọc lẫn nhau, kết quả là ta có chữ đồng bào (cùng một bọc) để gọi nhau. Và, gọi người cai quản sinh hoạt xã hội bằng “bố”, một từ mà sau này người Việt dùng để gọi cha ruột thịt của mình. Một hình ảnh thân yêu và gần gũi giữa người một nước coi nhau là con một bọc của mẹ, dân gọi vua âu yếm và tin tưởng như cha, ta thấy một dân tộc có trình độ văn hóa cao siêu và nhân bản đã biểu hiện qua Huyền sử Tiên Rồng một cách thơ mộng mà thiết thực như thế là cùng! Còn có một nền nhân bản nào cao siêu hơn?

Chúng ta hãy tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới. Tây phương khởi nguồn từ văn minh Hy Lạp, mà theo đó, con người là con cháu của các thần thánh hung dữ và độc ác, đầy đủ thói hư tật xấu của trần gian. Con người vì vậy rất sợ hãi sự thịnh nộ và trừng phạt của các thần, nên giới thống trị dựa vào sự tin tưởng ấy để đưa đến một xã hội phi nhân bản, phân chia giai cấp, điển hình là chế độ nô lệ. Tổ sư triết học Tây phương là Socrate, Platon, Aristote đã chấp nhận và bênh vực cho chế độ nô lệ. Rồi sau đó kỹ thuật tiến dần thì chế độ nô lệ bãi bỏ, chứ không do một lý tưởng cao đẹp nhân chủ bình đẳng nào hô hào bãi bỏ. Ấn Độ cũng không hơn gì. Niềm tin vào thần thánh khiến sự phân chia giai cấp vì lý do sanh bởi chân tay của thần thánh thì phải làm nô bộc cho giai cấp sanh từ đầu của thần thánh, rốt cuộc đại đa số dân chúng làm nô bộc cho một thiểu số tư tế và quý tộc. Ta thử xem bảng thống kê về sự bãi bỏ nô lệ, mới chỉ xẩy ra chưa bao lâu: Hoa Kỳ bãi bỏ nô lệ năm 1808, Anh 1833, Pháp 1845, Bồ Đào Nha 1856.

Trở lại Ý Nghĩa Huyền Sử trên, Tiên Rồng còn mãi mãi ly biệt, khi đời còn theo quan niệm chia cắt Thực Tại Toàn Diện bằng cái nhìn của Lý Trí, như những thuyết Duy vật, Duy tâm, Duy Một Chiều Kích. Tiên Rồng chỉ được Hội Ngộ khi con người nhận thức Chân Lý Hai Chiều Toàn Diện của cuộc Nhân Sinh. Hay nói cách khác, Huyền Sử Tiên Rồng đã đưa ra 3 mệnh đề: Chính Đề là Hiện Tượng Mâu Thuẫn, Phản Đề là Lý Trí Phân Ly, Tổng Đề là Tâm Linh Vô Phân Biệt, qua sự việc Tiên Rồng chia tay rồi hội ngộ nơi Cánh Đồng Tương.

Tóm lại, qua Huyền sử Con Rồng Cháu Tiên của Việt Đạo, bài học đơn giản mà ta có thể nhận ra ngay là: “Ngoài thì là Lý, nhưng trong là Tình”. Sâu xa hơn nữa, đây là một Biện Chứng Tâm Linh Tổng Hợp Chân Thực Hiện Tượng và Bản Chất của nền MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN của Dân Tộc.

Đông Lan

(Bài trích dẫn ở đây không nhất thiết thể hiện quan điểm của chúng tôi. Độc giả tự chiêm nghiệm và có sự đánh giá thích đáng) Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Cuội Fri 05 Mar 2010, 08:03

Wa, HLT ngầu thiệt, biết đủ thứ
Cuội
Cuội

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 05 Mar 2010, 13:13

Cuội lại cho lão tà này đi tàu bay giấy nữa rùi!
HLT chỉ biết cóp nhặt của thiên hạ rinh về đây thui hà ! Laughing

Tiếp tục Đại Nam quốc sử diễn ca , phần Lạc Long Quân - Âu Cơ nè:

Lạc long quân và Âu Cơ
Truyền sử lập quốc Img6746
Lạc long lại sánh Âu Cơ
Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dường.
Noãn bào dù chuyện hoang đường,
Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì.
Đến điều tan hợp cũng kỳ,
Há vì thuỷ hoả sinh ly như lời,
Chia con sự cũng lạ đời,
Qui sơn, qui hải khác người biệt ly
Lạc long về chốn Nam thuỳ,
Âu cơ sang nẻo Ba vì Tản viên
Chủ trương chọn một con hiền,
Sửa sang việc nước nối lên ngôi rồng.


Chú thích câu "huyền điểu sinh Thương" : truyền thuyết Tàu kể rằng mẹ của vua Thành Thang (vị vua đầu tiên của nhà Thương) ăn phải quả trứng đen rơi trên trời xuống, mà thụ thai sinh ra ông.
Hì hì, cái vụ con "lý lịch không rõ ràng" này coi bộ khá phổ biến hén ở Tàu ! Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Lôi Vũ Sat 06 Mar 2010, 09:03

Tại thời đó chưa có vụ thử ADN , hi hi

Lôi Vũ

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  gia khanh Sat 06 Mar 2010, 10:10

Ai nấy chỉ đọc mà hẳm bình lựn chi, chắc HLT mất hứng huh ?
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  huuhoi Sat 06 Mar 2010, 11:17

Biết vậy sao GK không bình lựn chút đi! Twisted Evil
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  gia khanh Mon 08 Mar 2010, 12:18

huuhoi đã viết:Biết vậy sao GK không bình lựn chút đi! Truyền sử lập quốc Icon_twisted
Có dám mô , luận bậy chúng sinh kừ Truyền sử lập quốc Icon_biggrin
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 10 Mar 2010, 08:33

Có ai dám kừ mô, bởi vì ... chắc gì mình đúng mà kừ thiên hạ ! Laughing
Nhưng mà không kừ không có nghĩa là không có chủ ý nghen! Phải thể hiện wan điểm của mình, phản biện tranh luận thì mới ra diễn đàn chứ.

Mượn lời của Thủ khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) ra đây nè
"Hữu chí nan thân, khôn uổng bách niên chiêu vật nghị"
"Tuy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân"

dịch:
Có chí khôn bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng
Tuy công chưa thành, cũng đành một thác báo ơn vua
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Thi Mau Wed 10 Mar 2010, 17:45

Chữ nho Hối cất một bồ
Nói sao rành rẽ ( đâu ) hồ đồ như ..tui Very Happy
Thi Mau
Thi Mau

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Huong ngoc Thu 11 Mar 2010, 09:09

Gì chứ mấy vụ này là chị HN " kính nhi viễn chi " What a Face

Huong ngoc

Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  chiều hoang Thu 11 Mar 2010, 19:44

Chủ nhà ơi, truyền sử có chính xác hong,kêu là truyền thì cũng còn nghi ngờ đó hén
chiều hoang
chiều hoang

Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  hoang Fri 12 Mar 2010, 07:34

HH đang kêu gọi lòng yêu nước đây , nhưng chỉ cò con yêu nước cũng không được gì há
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  huuhoi Fri 12 Mar 2010, 21:05

chiều hoang đã viết:Chủ nhà ơi, truyền sử có chính xác hong,kêu là truyền thì cũng còn nghi ngờ đó hén

Truyền sử chủ yếu là ghi chép lại từ các câu chuyện truyền thuyết dân gian, nên thường là có tính chất "huyền sử". Truyền sử Việt nam ngày nay ngoài việc lấy từ truyện kể dân gian, còn dựa trên Việt sử u linh cũng như Lĩnh Nam chích quái .... đều có màu sắc huyền hoặc.
Rõ ràng chuyện Mẹ Âu CƠ sinh 100 trứng thì ... khó mà có thể nói là chính xác được.

Vậy nên ta cứ coi theo cách Phong Thanh Dương truyền thụ Độc Cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung mà diễn vậy. Cứ trông vào "kiếm ý", mà đừng quá chú trọng "kiếm chiêu"
Ví như từ huyền sử Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân-Âu Cơ, chúng ta cứ suy ra rằng Việt tộc chúng ta là chủ nhân ban đầu của vùng đất rộng lớn trải dài từ phía nam sông Dương Tử về tận Đèo Cả (Lấy mốc Thạch bi sơn, tức núi Đá Bia); Các tiểu quốc hình thành Bách Việt đều có một nguồn gốc mà ra.
Chớ nên hiểu theo nghĩa hẹp, rằng 50 con lên rừng theo mẹ Âu Cơ hình thành dân tộc Mường; 50 con theo Lạc Long Quân xuống biển hình thành dân tộc Kinh như một số truyện đọc trong sách Lịch sử phổ thông ngày trước từng viết. Nên nhớ các vua của nước Sở cũng mang họ Hùng. Đến khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, vua Sở là Hùng Dịch bành trướng, xâm lăng các nước lân cận, gây nên cuộc thiên đô của các vua Hùng về phía nam.
Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mới có huyền sử như vậy. Nhật Bản cũng xưng là con cháu Thái Dương thần nữ ... mà! flower

Kêu gọi lòng yêu nước thì HH không mơ chuyện to tát đó đâu. Nhưng mà nghĩ lại thì trong một căn nhà, cho dù đa số là gạch mục, một vài viên chưa mục cũng chẳng chống đỡ được, nhưng mà có những viên chưa mục vẫn tốt hơn là ... viên nào cũng mục geek
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  gia khanh Sat 13 Mar 2010, 09:05

Vậy nên ta cứ coi theo cách Phong Thanh Dương truyền thụ Độc Cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung mà diễn vậy. Cứ trông vào "kiếm ý", mà đừng quá chú trọng "kiếm chiêu"
hah , phải xen mí này dô mới thấy bớt khô khan nì chủ quán ùi
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 16 Mar 2010, 13:26

Vậy, GK đã coi các bộ truyện kiếm hiệp Việt Nam của tác giả Trần Đại Sĩ (?) chưa vậy?
Cũng vui lắm, coi cao thủ các phái võ của Việt Nam dần cho các cao thủ Thiếu Lâm, Võ Đang ... tơi bời hoa lá luôn ! I love you

Còn góp vui cho chủ đề Lạc Long Quân, Âu Cơ, HLT góp một hình chụp nè:
Truyền sử lập quốc DSC_0402
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  hoang Wed 17 Mar 2010, 17:26

Me Âu Cơ này ở Đồi mộng mơ há
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 23 Mar 2010, 16:55

Chính thị rồi, Hoàng ui!

Nhân lang thang trên mạn lượm được bài này, tiện tay để vô mục này cho vui

HUYỀN SỬ ÂU LẠC

Nhạc & lời : Mai Thu Sơn

Năm mươi người con cùng cha xuống biển.
Năm mươi người con theo mẹ lên núi.
Núi cao chập chùng
sông sâu biển rộng.
Ôi mẹ Âu Cơ nguồn giống nhà Tiên,
cha Lạc Long Quân nòi giống rồng thiêng.

Rồng và Tiên duyên trời đất vun hòa nhau.
Rồng và Tiên lưu dòng máu cho đời sau.
Quên đau thương,
hy sinh tình riêng,
nên chia đôi trăm người con lên núi và xuống biển
(hah ……………)

Lập nước Văn Lang dựng lên vua Hùng
là thuở sơ khai non nước Việt Nam.
Tổ quốc thiêng liêng,
ngàn đời văn hiến rồng tiên.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 24 Mar 2010, 12:57

Triều đại Hồng-Bàng:
Vua tổ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 Hùng Vương nối ngôi, sử xưa của ta chép là triều đại Hồng Bàng (Hồng Bàng thị). Hồng là lớn, Bàng là đầy; Hồng Bàng là lớn lao, trọn vẹn. Còn “thị” là triều đại chứ không phải là họ của tên người. Hồng Bàng thị là triều đại đầu tiên (thị tộc gốc) của dân Bách Việt, của dân tộc Việt Nam vậy.
Hùng Vương là vua họ Hùng. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của ta nói có 18 Hùng Vương nhưng không chép rõ danh hiệu. Trong sách An Nam Thông Sử của Nham Thôn Thành Doãn do Hứa Vân Tiêu dịch (Hương Cảng Thế Giới Thư Cục, ấn hành năm 1953) chép vương hiệu của 18 Hùng Vương như sau: Lục Dương Vương (Kinh Dương Vương), Hùng Hiền Vương (Lạc Long Quân), Hùng Quốc Vương (Hùng Lân), Hùng Hiệp Vương, Hùng Hy Vương, Hùng Huy Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Vĩ Vương, Hùng Định Vương, Hùng Hy Vương (chữ "Hy" này viết theo Hán ngữ khác với chữ "Hy" ở trên), Hùng Trịnh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Triệu Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghị Vương, Hùng Tuyền (Duệ) Vương".
Bảng kê trên viết lầm Kinh Dương Vương làm Lục Dương Vương, lại kể Lạc Long Quân trong số các Hùng Vương. Vậy phải sửa lại kể Hùng Hiền Vương là vua Hùng thứ nhất, và theo sử liệu của ta, kể Hùng Tuấn Vương là vua Hùng thứ 18.
Nhưng như vậy vẫn còn thiếu sót, bởi thời đại Hồng Bàng dài 2611 năm, không thể chỉ có 20 đời vua.
(Trích: Việt Sử yếu lĩnh)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Truyền sử lập quốc Empty Re: Truyền sử lập quốc

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết