Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
+2
Cuội
huuhoi
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Ông bà ta từng nói "giặc tới nhà đàn bà cũng đánh".
Lịch sử Việt Nam từng vinh danh Trưng nữ vương đã "phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" để mà "Một xin rửa sạch thù nhà. Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng"; rồi đến Bà Triệu với nỗi hãi hùng của giặc Tàu thời ấy (đông ngô) "Hoành qua đương hổ dị, Đối diện Bà vương nan" ...
Tới thời Nguyễn Huệ lại nổi bật với nữ tướng Bùi Thị Xuân.
Năm qua, người ta nói tới "hậu duệ" của bà Bùi Thị Xuân, chị Bùi Thị Minh Hằng cũng nổi bật trong phong trào đòi chủ quyền biển đảo (ngày xưa bà Bùi Thị Xuân bị Nguyễn Ánh cho voi dày, thì giờ đây chị Bùi Hằng bị ... đưa đi cải tạo nhân phẩm)
Điểm danh vài vị tiêu biểu để thay lời ca ngợi cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam.
Trên lĩnh vực báo chí, báo Phụ Nữ lại tỏ ra mạnh mẽ trong việc luận bàn quân sự (trong khi báo mang tên mày râu lại e de ???). Trích đăng lại ở đây cho thấy tinh thần phụ nữ Việt Nam.
http://phunutoday.vn/xahoiol/cachdanh/201202/Hang-khong-mau-ham-khong-the-danh-chim-cua-Viet-Nam-2128330/
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.
Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.
Khi chưa có tàu sân bay thì Không quân tác chiến trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào sân bay ở đất liền. (Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc)
Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).
Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.
Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.
Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.
Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.
Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.
Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được:
Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.
Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.
Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.
Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.
Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.
Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.
Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?
Lịch sử Việt Nam từng vinh danh Trưng nữ vương đã "phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" để mà "Một xin rửa sạch thù nhà. Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng"; rồi đến Bà Triệu với nỗi hãi hùng của giặc Tàu thời ấy (đông ngô) "Hoành qua đương hổ dị, Đối diện Bà vương nan" ...
Tới thời Nguyễn Huệ lại nổi bật với nữ tướng Bùi Thị Xuân.
Năm qua, người ta nói tới "hậu duệ" của bà Bùi Thị Xuân, chị Bùi Thị Minh Hằng cũng nổi bật trong phong trào đòi chủ quyền biển đảo (ngày xưa bà Bùi Thị Xuân bị Nguyễn Ánh cho voi dày, thì giờ đây chị Bùi Hằng bị ... đưa đi cải tạo nhân phẩm)
Điểm danh vài vị tiêu biểu để thay lời ca ngợi cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam.
Trên lĩnh vực báo chí, báo Phụ Nữ lại tỏ ra mạnh mẽ trong việc luận bàn quân sự (trong khi báo mang tên mày râu lại e de ???). Trích đăng lại ở đây cho thấy tinh thần phụ nữ Việt Nam.
Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Việt Nam
(Phunutoday) - Có một điều lý thú mà chúng ta cần lưu ý là, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ cũng như giải phóng Tổ quốc khi bắt đầu chúng ta không khi nào có lực lượng, vũ khí chiếm ưu thế so với địch (trừ cấp chiến dịch có khi ta triển khai nhiều hơn).http://phunutoday.vn/xahoiol/cachdanh/201202/Hang-khong-mau-ham-khong-the-danh-chim-cua-Viet-Nam-2128330/
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển tuy Hải quân Việt Nam cũng thua kém hầu hết về lực lượng, vũ khí trang bị nhưng Không quân Hải quân (nói là Không quân Hải quân nhưng kỳ thực là lực lượng tác chiến trên biển của không quân Việt Nam) thì ta không thua kém mà còn chiếm ưu thế rất lớn.
Với giả định khu vực tác chiến xảy ra vùng phụ cận quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì hoạt động của Không quân Hải quân địch hết sức hạn chế trong khi khu vực đó lại nằm trong tầm hoạt động hiệu quả của Không quân Việt Nam.
Khi chưa có tàu sân bay thì Không quân tác chiến trên biển phụ thuộc hoàn toàn vào sân bay ở đất liền. (Bản đồ tự đo khoảng cách của Trung Quốc)
Theo “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).
Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.
Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược.
Từ một thực tế như vậy chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng về lý thuyết trong 3 không gian tác chiến: Lòng biển, mặt biển và vùng trời trên biển thì vùng trời ta chiếm ưu thế. Kẻ địch vẫn lợi thế hơn ta (2-1) nhưng trong hải chiến hiện đại bên nào khống chế, làm chủ được vùng trời là bên đó thắng.
Nếu như SU-30MK2 hay SU-27 mà không phải tác chiến không đối không, chỉ tác chiến không đối hải, khi nó được trang bị những loại vũ khí diệt hạm hiện đại như Kh-31P; Kh-59ME… và có thể cả BrahMos thì sẽ là thảm họa đối với tàu mặt nước, không một tàu mặt nước nào có thể sống sót.
Tuy nhiên, Hải quân Việt Nam với ưu thế đó liệu có phát huy hết tác dụng hay không còn phụ thuộc rất lớn về khả năng tác chiến trên biển của Không quân, nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ bay biển của phi công. Bay biển khó hơn rất nhiều bay ở đất liền.
Vì thế, Không quân Hải quân Việt Nam tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được hỏa lực phòng không hiện đại của các tàu mặt nước cần đảm bảo làm được:
Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ.
Thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển để tránh radar của đối phương.
Thứ ba, các đòn tấn công phải có tầm gần để triệt tiêu khả năng cơ động tránh đòn của tàu mặt nước.
Nói cách khác, đánh tập kích luôn là ngón đòn sở trường của bất kỳ lực lượng nào của ta và là mối nguy hiểm tiềm tàng khó đối phó nhất mà kẻ thù phải đối đầu nếu tấn công xâm lược.
Thời gian không chờ đợi Không quân Hải quân Việt Nam. Khi xung quanh các quốc gia thù địch có tàu sân bay thì lợi thế chúng ta không còn nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại mới đây với phương thức chiếm lĩnh bầu trời kết hợp với vũ khí công nghệ cao luôn là một mối nguy hiểm cho các quốc gia bị xâm lược, là đòn đánh sở trường của các quốc gia cường quốc biển có nền khoa học công nghệ quân sự cao.
Đất nước ta vốn như một hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm, nếu như lực lượng Không quân Việt Nam tác chiến trên biển thiện chiến thì đây là yếu tố quyết định khiến kẻ thù không dám gây chiến.
Thực tế cho thấy chẳng có quốc gia nào dám đi tấn công xâm lược mà khi vùng trời bị đối phương khống chế. Phải chăng đây cũng là cách phòng thủ từ xa?
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Phụ nữ VN đáng khen quá hén Chủ quán . có khi nhà nước cho rằng chị em là phận chân iếu tay mềm nên cho nói thả giàn
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Cuội đã viết:Phụ nữ VN đáng khen quá hén Chủ quán . có khi nhà nước cho rằng chị em là phận chân iếu tay mềm nên cho nói thả giàn
Đúng gồi. Mình làm việc gì nên núp bóng bà xã cho chắc ăn.
Kính vợ đắc thọ mà!
tiếp loạt bài trên báo Phụ nữ:
Hải quân Việt Nam đủ năng lực bảo vệ chủ quyền
(Phunutoday) - Nga đã bàn giao bốn chiếc máy bay Su-30MK2 cho Việt Nam theo hợp đồng gồm 12 chiếc, ngoài ra Việt Nam còn nhận thêm 2 chiếc EC 225….
http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/Hai-quan-Viet-Nam-du-nang-luc-bao-ve-chu-quyen-2124768/
“Theo lịch trình đã được đồng ý với khách hàng, bốn chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 được gửi đến Việt Nam từ Komsomolsk-na-Amure (một thành phố trên bờ sông Amur ở Viễn Đông nước Nga),” Interfax dẫn lời một nguồn tin quốc phòng Nga cho biết.
Nguồn tin này cũng cho biết là bốn máy bay Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng này đã được bàn giao hồi tháng Sáu năm ngoái sau khi hợp đồng mua 12 chiếc Su-30 được ký kết vào tháng Hai. Như vậy với đợt bàn giao này, phía Nga chỉ còn nợ Việt Nam bốn chiếc Su nữa và sẽ được bàn giao toàn bộ trong năm 2012, theo tin từ Bộ quốc phòng Nga.
Máy bay vận chuyển hạng nặng Antonoy An-124 được dùng để vận chuyển các máy bay Su-30MK2 bàn giao cho Việt Nam. Đây là một phần của của hợp đồng quốc phòng giữa Nga và Việt Nam có giá trị đến gần 1 tỷ đô la, Interfax cho biết, bao gồm máy bay chiến đấu, vũ khí, dịch vụ và phụ tùng quân sự.
Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất. Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Chúng có thể mang theo đến 8 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đô la. Hiện tại lực lượng hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang có 24 chiếc Su-30MK2 và tất cả đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
với hợp đồng 12 chiếc Su-30 mới này, phía Nga đã và sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 24 chiếc Su-30.
Trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam bốn chiếc Su-30 đầu tiên vào năm 2004. Cho đến năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc nữa và đã được bàn giao đầy đủ. Như vậy, với hợp đồng 12 chiếc Su-30 mới này, phía Nga đã và sẽ cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 24 chiếc Su-30.
Su-30 tập trận
Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Việt Nam cũng đã tham gia vào một buổi tập trận bắn đạn thật của Quân đoàn 4 vào sáng ngày 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Quân đoàn 4 có trụ sở bộ tư lệnh tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, và là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đoàn có các binh chủng bộ binh, pháo binh, phòng không, công binh và thông tin liên lạc. Trong cuộc diễn tập này, một biên đội máy bay Su-30 (với ít nhất ba chiếc) đã tiến hành loạt dội 12 quả bom.Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của pháo phòng không, xe tăng, trực thăng, xe thông tin vệ tinh và bộ binh.
Đây là đầu tiên máy bay chiến đấu Su-30 thuộc loại hiện đại nhất của không quân Việt Nam tham gia thao diễn trên quân trường.
Bản tin trên báo Quân đội nhân dân cho biết là thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 ‘đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu’.
Tàu kéo cứu hộ
Cũng trong ngày 30/12, Xí nghiệp liên hợp Sông Thu thuộc Tổng cục công nghiệp quốc phòng đã bàn giao chiếc tàu kéo cứu hộ cho Cục cảnh sát biển của Bộ quốc phòng tại thành phố Đà Nẵng.
Đây là chiếc tàu kéo cứu hộ thứ ba cùng loại được bàn giao cho Cục cảnh sát biển, theo tin từ báo Quân đội nhân dân, trước sự chứng kiến của Cục trưởng cảnh sát biển là Trung tướng Phạm Đức Lĩnh.
Chiếc tàu kéo này có số hiệu CSB 9003 và có công suất 3500 mã lực và do tập đoàn Daimen của Hà Lan thiết kế.Tàu kéo cứu hộ CSB 9003 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với cấp sóng không hạn chế trong khoảng thời gian liên tục 30 ngày trên biển. Tàu có chiều dài 46 mét, rộng 12 mét và cao 5,5 mét với lượng giãn nước 1.400 tấn.
Trực thăng EC 225
Trước đó năm ngày, Hải quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận hai máy bay trực thăng EC 225 do Pháp sản xuất tại sân bay Vũng Tàu.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thứ trưởng Quốc phòng đồng thời là tư lệnh Hải quân Việt Nam, đã tham dự lễ tiếp nhận và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225. Phi đội này sẽ trực thuộc Bộ tham mưu hải quân
Do hãng Eurocopter của Pháp sản xuất, trực thăng EC-225 là máy bay biển tầm xa có tầm bay hơn 900km, tải trọng 11 tấn và sức chứa 11 người. Loại máy bay này có thiết kế phù hợp với việc bay tuần thám, trinh sát và tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói tại lễ tiếp nhận rằng phi đội EC-225 là lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của Hải quân Việt Nam.
Ông Hiến cũng phát biểu rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của hải quân và của lực lượng không quân thuộc hải quân.
Theo Đô đốc Hiến, việc hiện đại hóa hải quân và phòng không-không quân là ưu tiên của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây.
Hồi đầu tháng 12, Quân chủng phòng không-không quân của Việt Nam cũng đã diễn tập bắn tên lửa phòng không ở huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 được tin là vào khoảng 52.000 tỷ đồng, tức là gần 2.6 tỷ đô la và chiếm khoảng 2.5% GDP.
Phú nguyễn (theo BBC)
Được sửa bởi huuhoi ngày Thu 09 Feb 2012, 22:02; sửa lần 1.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Và hấp dẫn hơn nè:
Hải quân Việt Nam tạo thế và chuẩn bị cho lối đánh
(Phunutoday) - Trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh toàn diện. Để hình dung rõ hơn lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam này, Phunutoday xin gửi đến độc giả bài viết: Hải quân Việt Nam với nghệ thuật quân sự "lấy nhỏ đánh lớn" của tác giả Lê Ngọc Thống. Bài viết gồm 2 phần. Phần 1: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị kĩ thuật cho lối đánh. Phần 2: Tấn công với tư tưởng quân sự "lấy nhỏ đánh lớn".
http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/Hai-quan-Viet-Nam-tao-the-va-chuan-bi-cho-loi-danh-2125050/
Bất kỳ một đạo quân đi xâm lược nào cũng có lực lượng hùng hậu, họ dùng lực để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre” hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.
Việt Nam bao đời nay mỗi khi chống xâm lược đều ở trong tình thế như vậy. Phải đánh với nhiều đạo quân xâm lược, có lúc đánh đến 2 – 3 lần và phải đánh trong tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.
Có lẽ đó là cơ sở thực tiễn để hình thành nên một nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Nghệ thuật quân sự này dù là của một dân tộc nhưng cũng như một quy luật tất yếu khách quan. Ngày nay, nghệ thuật quân sự đó được bổ sung và phát triển lên một tầng cao mới. “Lấy nhỏ đánh lớn” là một nhát cắt trong tư tưởng nghệ thuật quân sự này.
Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các hải đảo và bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng lực lượng cũng không hùng hậu như các nước lớn.
Hải quân đối phương muốn tiến hành xâm lược phải là “Hải quân nước xanh”, do vậy vũ khí trang bị không những hiện đại mà tàu thuyền phải lớn để chịu sóng gió và hoạt động dài ngày trên biển. Chính vì thế nếu xảy ra chiến tranh thì về đại thể Hải quân Việt Nam vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn và lấy ít địch nhiều.
Cơ sở thực tế của tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam với khái niệm “nhỏ và ít” đã khác xa thời tiến hành chiến tranh giải phóng Tổ quốc. “Nhỏ” ở đây được hiểu là vũ khí gọn nhẹ mà hiện đại, uy lực lớn. “Ít” ở đây được hiểu là lực lượng ít mà tinh nhuệ, cơ động nhanh. Như vậy “nhỏ”, “ít” của Hải quân Việt Nam ngày nay đã thay đổi cơ bản về chất.
Một quy luật khắc nghiệt luôn luôn đúng trong chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua. Do đó, điều quyết định sống còn là phải biết tạo thế. Chuyển hóa từ thế nước, thế địa lý thành thế trận vững chắc thì nhỏ không những sẽ có uy lực như lớn mà còn có ưu thế hơn lớn, ít sẽ biến thành nhiều và lúc đó yếu thành mạnh.
Tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn đã được Hải quân Việt Nam tổ chức thực hiện một cách căn cơ, bài bản, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ. Đó là sự chuẩn bị và triển khai các lối đánh theo tư tưởng trên: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị phục vụ lối đánh.
Những thứ mà Hải quân Việt Nam chuẩn bị cho lối đánh (những loại mà báo chí, mạng Internet đều đã đăng), so với thực tế thì không thể đầy đủ và chính xác. Có điều tựu trung lại cũng nổi bật lên một số vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Thứ nhất là: Những loại tàu tấn công trên mặt nước như tàu tên lửa, phóng lôi đều nhỏ gọn, tốc độ cao. Vũ khí trang bị hiện đại, sát thương mạnh có thể tiêu diệt loại tàu lớn hơn nó nhiều lần như tàu khu trục, tuần dương…
Thứ hai là: Tàu ngầm KILO cũng vậy, nhỏ gọn đặc biệt là êm (tiếng ồn nhỏ). Vũ khí trang bị rất hiện đại. Chỉ cần trúng 1 quả ngư lôi mà nó phóng ra mà trúng đích cũng đủ làm cho khu trục hạm hay tuần dương hạm mất sức chiến đấu.
Thứ ba là: Không quân của Hải quân, tính năng kỹ chiến thuật của SU-22M4 mang được loại vũ khí diệt hạm hiện đại nhất như Kh-31A hoặc có thể Brahmos và đặc biệt SU-22M4 có thể bay rất thấp với tốc độ cao.
Các chuyên gia quân sự đối phương không thể không nghiên cứu và hiểu rõ vấn đề này. Việc Hải quân Việt Nam chuẩn bị, mua sắm vũ khí trang bị phục vụ cho lối đánh sở trường của mình không làm họ bất ngờ bởi không có gì là bí mật. Nhưng hiểu là một chuyện, khắc chế xóa bỏ nó lại là chuyện khác.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt tình huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không thì không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (hình thức tác chiến) và có trăm mưu nghìn kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lý).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” thì không thiếu gì thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao thì với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, thì yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
Không có tính bất ngờ thì lực lượng tấn công sẽ như con thiêu thân. Vậy để có yếu tố bất ngờ, Hải quân Việt Nam phải xác định chắc chắn khu vực tác chiến để chủ động chọn những vị trí ém sẵn cho KILO và các tàu tên lửa, phóng lôi tốc độ cao.
Đặc biệt phải tạo nơi cho SU-22M4 cất cánh (phải tạo ra hàng chục sân bay như sân bay Khe Gát ở Quảng Bình, nơi mà 2 chiếc MIG-17 đã cất cánh trong trận 19/4/1972). Địch không dại gì lại đi vào chỗ mà biết sẽ bất lợi…
Vì thế xác định chắc chắn khu vực xảy ra tác chiến là một quá trình hoạt động thực hiện mưu, kế của Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam vạch ra như nghi binh, lừa địch, điều động địch…làm sao để ta đánh ở nơi ta muốn hoặc ít nhất là chủ động bố trí sử dụng lực lượng.
Khi có lực lượng, vũ khí trang bị phù hợp được tồn tại trong một thế hay, hiểm thì có thể nói Hải quân Việt Nam có đủ tự tin để đương đầu với kẻ thù xâm lược.
(Còn tiếp phần 2)
Lê Ngọc Thống
Hải quân Việt Nam tạo thế và chuẩn bị cho lối đánh
(Phunutoday) - Trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh toàn diện. Để hình dung rõ hơn lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam này, Phunutoday xin gửi đến độc giả bài viết: Hải quân Việt Nam với nghệ thuật quân sự "lấy nhỏ đánh lớn" của tác giả Lê Ngọc Thống. Bài viết gồm 2 phần. Phần 1: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị kĩ thuật cho lối đánh. Phần 2: Tấn công với tư tưởng quân sự "lấy nhỏ đánh lớn".
http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/Hai-quan-Viet-Nam-tao-the-va-chuan-bi-cho-loi-danh-2125050/
Bất kỳ một đạo quân đi xâm lược nào cũng có lực lượng hùng hậu, họ dùng lực để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre” hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.
Việt Nam bao đời nay mỗi khi chống xâm lược đều ở trong tình thế như vậy. Phải đánh với nhiều đạo quân xâm lược, có lúc đánh đến 2 – 3 lần và phải đánh trong tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.
Có lẽ đó là cơ sở thực tiễn để hình thành nên một nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc: “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Nghệ thuật quân sự này dù là của một dân tộc nhưng cũng như một quy luật tất yếu khách quan. Ngày nay, nghệ thuật quân sự đó được bổ sung và phát triển lên một tầng cao mới. “Lấy nhỏ đánh lớn” là một nhát cắt trong tư tưởng nghệ thuật quân sự này.
Hải quân Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các hải đảo và bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng lực lượng cũng không hùng hậu như các nước lớn.
Hải quân đối phương muốn tiến hành xâm lược phải là “Hải quân nước xanh”, do vậy vũ khí trang bị không những hiện đại mà tàu thuyền phải lớn để chịu sóng gió và hoạt động dài ngày trên biển. Chính vì thế nếu xảy ra chiến tranh thì về đại thể Hải quân Việt Nam vẫn phải lấy nhỏ đánh lớn và lấy ít địch nhiều.
Cơ sở thực tế của tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam với khái niệm “nhỏ và ít” đã khác xa thời tiến hành chiến tranh giải phóng Tổ quốc. “Nhỏ” ở đây được hiểu là vũ khí gọn nhẹ mà hiện đại, uy lực lớn. “Ít” ở đây được hiểu là lực lượng ít mà tinh nhuệ, cơ động nhanh. Như vậy “nhỏ”, “ít” của Hải quân Việt Nam ngày nay đã thay đổi cơ bản về chất.
Một quy luật khắc nghiệt luôn luôn đúng trong chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua. Do đó, điều quyết định sống còn là phải biết tạo thế. Chuyển hóa từ thế nước, thế địa lý thành thế trận vững chắc thì nhỏ không những sẽ có uy lực như lớn mà còn có ưu thế hơn lớn, ít sẽ biến thành nhiều và lúc đó yếu thành mạnh.
Tư tưởng quân sự lấy nhỏ đánh lớn đã được Hải quân Việt Nam tổ chức thực hiện một cách căn cơ, bài bản, thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ. Đó là sự chuẩn bị và triển khai các lối đánh theo tư tưởng trên: Tạo thế và chuẩn bị vũ khí trang bị phục vụ lối đánh.
Những thứ mà Hải quân Việt Nam chuẩn bị cho lối đánh (những loại mà báo chí, mạng Internet đều đã đăng), so với thực tế thì không thể đầy đủ và chính xác. Có điều tựu trung lại cũng nổi bật lên một số vấn đề mà chúng ta quan tâm.
Thứ nhất là: Những loại tàu tấn công trên mặt nước như tàu tên lửa, phóng lôi đều nhỏ gọn, tốc độ cao. Vũ khí trang bị hiện đại, sát thương mạnh có thể tiêu diệt loại tàu lớn hơn nó nhiều lần như tàu khu trục, tuần dương…
Thứ hai là: Tàu ngầm KILO cũng vậy, nhỏ gọn đặc biệt là êm (tiếng ồn nhỏ). Vũ khí trang bị rất hiện đại. Chỉ cần trúng 1 quả ngư lôi mà nó phóng ra mà trúng đích cũng đủ làm cho khu trục hạm hay tuần dương hạm mất sức chiến đấu.
Thứ ba là: Không quân của Hải quân, tính năng kỹ chiến thuật của SU-22M4 mang được loại vũ khí diệt hạm hiện đại nhất như Kh-31A hoặc có thể Brahmos và đặc biệt SU-22M4 có thể bay rất thấp với tốc độ cao.
Các chuyên gia quân sự đối phương không thể không nghiên cứu và hiểu rõ vấn đề này. Việc Hải quân Việt Nam chuẩn bị, mua sắm vũ khí trang bị phục vụ cho lối đánh sở trường của mình không làm họ bất ngờ bởi không có gì là bí mật. Nhưng hiểu là một chuyện, khắc chế xóa bỏ nó lại là chuyện khác.
Nếu kẻ thù tấn công chúng ta từ hướng biển, Hải quân của họ buộc phải đối đầu với một loạt tình huống nguy hiểm do Hải quân Việt Nam gây ra như: Trên mặt nước bị nhiều tàu cơ động nhanh bất ngờ tấn công từ nhiều hướng; dưới nước có thể bị tầu ngầm phục kích hoặc tiếp cận mà phát hiện quá muộn; trên không thì không xác định được SU-22M4 từ đâu tới.
Tại sao? Trước hết “Lấy nhỏ đánh lớn” là tư tưởng quân sự, do đó có rất nhiều lối đánh (hình thức tác chiến) và có trăm mưu nghìn kế để tiến hành thực hiện theo tư tưởng đó. Muốn vậy phải tạo thế và biết dùng thế (chỉ đơn giản đề cập thế địa lý).
Một đất nước “mặt hướng ra biển, lưng dựa vào núi” thì không thiếu gì thế hiểm để chống giặc ngoại xâm. Trên đất liền không biết bao nhiêu tên núi tên sông đã đi vào sử sách như một huyền thoại.
Tuy nhiên, phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao thì với kinh nghiệm quá ít ỏi trong chống Mỹ là không đủ mà cần phát triển thêm nhiều. Để tấn công đối phương có trang bị lớn, hiện đại, thì yếu tố bất ngờ là quyết định thành bại.
Không có tính bất ngờ thì lực lượng tấn công sẽ như con thiêu thân. Vậy để có yếu tố bất ngờ, Hải quân Việt Nam phải xác định chắc chắn khu vực tác chiến để chủ động chọn những vị trí ém sẵn cho KILO và các tàu tên lửa, phóng lôi tốc độ cao.
Đặc biệt phải tạo nơi cho SU-22M4 cất cánh (phải tạo ra hàng chục sân bay như sân bay Khe Gát ở Quảng Bình, nơi mà 2 chiếc MIG-17 đã cất cánh trong trận 19/4/1972). Địch không dại gì lại đi vào chỗ mà biết sẽ bất lợi…
Vì thế xác định chắc chắn khu vực xảy ra tác chiến là một quá trình hoạt động thực hiện mưu, kế của Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam vạch ra như nghi binh, lừa địch, điều động địch…làm sao để ta đánh ở nơi ta muốn hoặc ít nhất là chủ động bố trí sử dụng lực lượng.
Khi có lực lượng, vũ khí trang bị phù hợp được tồn tại trong một thế hay, hiểm thì có thể nói Hải quân Việt Nam có đủ tự tin để đương đầu với kẻ thù xâm lược.
(Còn tiếp phần 2)
Lê Ngọc Thống
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Người viết loạt bài này là Đờn ông mừ , suy ra suy dzô cũng là nép bóng quần hồng he thí chủ
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Nghe giọng thì là hong phải phụ nữ, khẩu khí cao dzì thì chỉ có kẻ núp bóng thui
Thi Mau- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
dù sao có còn hơn kg. mà biết đâu cũng có phụ nữ như vậy
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Hì hì,
Chắc là ít có phụ nữ chịu khó nghiên cứu súng ống đạn dược hén! Nhưng mà Việt Nam vốn có truyền thống anh thư quật khởi mà !
Tiếp hén:
http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/Hai-quan-Viet-Nam-voi-chien-thuat-lay-ky-binh-danh-lon-2125274/
Chiến thuật của Hải quân Việt Nam cũng vậy, chẳng lạ gì với các chuyên gia quân sự đối phương, nhưng lúc nào, ở đâu và biến hóa như thế nào nữa thì là điều không thể biết.
Nói cách khác, anh có thể biết được chiến thuật cơ bản nhưng anh không thể nào biết được ý đồ thực hiện chiến thuật.
Một đất nước có chiều dài nhưng hẹp rất dễ bị chia cắt chiến lược khi địch tấn công bằng Hải quân từ hướng biển thì Hải quân Việt Nam phải tạo ra một vành đai phòng ngự hướng biển đủ rộng, có chiều sâu, nhiều lớp nhằm ngăn chặn, tấn công đối phương ít nhất cũng ngoài vùng lãnh hải.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ. Ảnh: VNEHãy khoan nói về hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại của VN như K300-P (Bastion-P), máy bay SU-30 hiện đại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9…bởi theo như tính năng kỹ chiến thuật của nó thì chẳng có tàu chiến nào của đối phương mà không bị tiêu diệt khi xảy ra tác chiến.
Nếu như thế thì Hải quân Việt Nam cần gì phải sắm tàu ngầm, tầu chiến làm gì?
Thực tế chiến tranh ít ra cũng không hoàn toàn như thế, mà nếu có như thế thì Hải quân VN cũng không đủ tiềm lực, công nghệ để đối đầu với tiềm lực của Hải quân đối phương-một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vượt trội.
Làm sao Hải quân Việt Nam có thể đối đầu với các tàu khu trục hạm, tuần dương hạm hiện đại khi không có các loại tương đương hoặc có nhưng quá ít?
Rõ ràng là khi tấn công từ hướng biển lực lượng hải quân địch sẽ chiếm giữ những vị trí mà nằm trong tầm phát huy hỏa lực nhưng có thể ngoài tầm hỏa lực giáng trả của Hải quân Việt Nam hoặc vào gần bờ khi khả năng phòng thủ chống tên lửa và không quân là rất cao.
Vì thế khi Hải quân Việt Nam tên lửa không đủ độ xa, không đủ độ chính xác và không thể vượt qua sự phòng thủ của địch, nghĩa là công nghệ không làm gì được thì chiến thuật sẽ ra đòn phát huy tác dụng.
Đó chính là phương châm: Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể.
Vì vậy các tàu tấn công tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, cơ động nhanh; tàu ngầm KILO; máy bay SU-22M4…sự kết hợp các loại này với nhau trong 2 hình thức tác chiến chủ yếu tập kích và phục kích sở trường của Hải quân Việt Nam là một trong những câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để giáng trả khi địch có vũ khí tối tân hiện đại hơn.
Tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” được Hải quân Việt Nam kế thừa và phát triển, đó là: Lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít.
Nhỏ mà nhiều thì cơ động nhanh tấn công được nhiều hướng, tấn công được dồn dập làm đối phương lúng túng, rối loạn dẫn đến mắc sai lầm.
Đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ trận ngày 01/8/1964 của 3 xuồng phóng lôi tấn công khu trục hạm Maddox của Mỹ.
Đến trận thứ 2 ngày 19/4/1972 tấn công 01 Tuần dương hạm, 02 Khu trục hạm và 01 Hộ tống hạm của Mỹ thì cách đánh được phát triển cao hơn, đó là hợp đồng với lực lượng không quân, tức tấn công với nhiều tầng (trên không và trên mặt biển).
Đến nay thì lối đánh được coi như là sở trường đó được củng cố hoàn thiện. Hải quân Việt Nam có đủ khả năng tấn công trên một không gian có chiều sâu bao gồm dưới lòng biển của lực lượng tàu ngầm, trên mặt biển của nhiều tàu tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, tốc độ lớn, cơ động nhanh và trên không của máy bay SU-22M4-loại máy bay có thể bay rất thấp với tốc độ cao nên tránh được phát hiện của radar, hay máy bay hiện đại khác khi cần như SU-30…
Như vậy ở khu vực xảy ra tác chiến, hải quân địch phải đối phó với một cuộc tấn công trên nhiều hướng, liên tục dồn dập với nhiều tầng nhiều lớp bao gồm trên không, trên biển và trong lòng biển.
Hình thức tác chiến phù hợp để dành yếu tố bất ngờ không gì khác ngoài tập kích và phục kích.
Tập kích là dùng lực lượng cơ động nhanh bí mật áp sát đối phương tấn công trước vào kẻ địch làm chúng bị bất ngờ, lúng túng đối phó, làm cho đội hình địch rối loạn (ít nhất là thời gian đầu).
Điều quyết định nhất của trận tập kích là làm sao cơ động đến vị trí tấn công mà địch không phát hiện hoặc quá muộn khi phát hiện được. Hải quân Việt Nam có 3 thuận lợi cơ bản để tổ chức các trận tập kích.
Bờ biển, hải đảo là của Việt Nam nên lực lượng tập kích như tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay được coi như là bí mật với quân địch.
Lực lượng tập kích rất cơ động. Đặc biệt vũ khí trang bị rất nguy hiểm mà có thể gây cho quân địch mất sức chiến đấu ngay từ loạt đầu (rất phù hợp với lối đánh tập kích).
Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam tùy theo tình hình có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng lực lượng. Chẳng hạn như khi nào thì dùng tàu ngầm với tàu tên lửa; khi nào thì hợp đồng tác chiến với máy bay…
Nếu như tập kích là chủ động cơ động để tấn công trước thì phục kích là hình thức tác chiến “nằm chờ giặc đến”. Điều quyết định thành bại của hình thức tác chiến này là phục kích ở đâu mà địch sẽ đi qua.
Phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển bao gồm rất nhiều lực lượng hợp đồng tác chiến với nhau từ cấp chiến thuật, chiến dịch cho đến cấp chiến lược. Chiến thuật lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít của Hải quân Việt Nam chỉ là một trong nhiều lối đánh. Không loại trừ dùng ít đánh nhiều hoặc dùng lớn đánh nhỏ...
Đó chính là sự sáng tạo, linh hoạt của người cầm quân. Dấu hiệu đã cho thấy Hải quân Việt Nam chuẩn bị rất kỹ, rất chủ động cho nhiệm vụ của mình.
Lê Ngọc Thống
Chắc là ít có phụ nữ chịu khó nghiên cứu súng ống đạn dược hén! Nhưng mà Việt Nam vốn có truyền thống anh thư quật khởi mà !
Tiếp hén:
Hải quân Việt Nam với chiến thuật “lấy kỳ binh đánh lớn”
(Phunutoday) - Hệ thống chiến thuật mà FC Barca đang vận hành, thứ mà người ta vẫn gọi là tiki-taka, thì bất kỳ một HLV của bất kỳ đội bóng đá nào trên thế giới đều biết, đều nghiên cứu kỹ để tấn công, chống đỡ nhưng vô hiệu. Bởi điều quan trọng nhất là chiến thuật đó bùng phát lúc nào và ở đâu trên sân thì họ chỉ biết được khi đã phải vào lưới nhặt bóng.http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/Hai-quan-Viet-Nam-voi-chien-thuat-lay-ky-binh-danh-lon-2125274/
Chiến thuật của Hải quân Việt Nam cũng vậy, chẳng lạ gì với các chuyên gia quân sự đối phương, nhưng lúc nào, ở đâu và biến hóa như thế nào nữa thì là điều không thể biết.
Nói cách khác, anh có thể biết được chiến thuật cơ bản nhưng anh không thể nào biết được ý đồ thực hiện chiến thuật.
Một đất nước có chiều dài nhưng hẹp rất dễ bị chia cắt chiến lược khi địch tấn công bằng Hải quân từ hướng biển thì Hải quân Việt Nam phải tạo ra một vành đai phòng ngự hướng biển đủ rộng, có chiều sâu, nhiều lớp nhằm ngăn chặn, tấn công đối phương ít nhất cũng ngoài vùng lãnh hải.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ. Ảnh: VNE
Nếu như thế thì Hải quân Việt Nam cần gì phải sắm tàu ngầm, tầu chiến làm gì?
Thực tế chiến tranh ít ra cũng không hoàn toàn như thế, mà nếu có như thế thì Hải quân VN cũng không đủ tiềm lực, công nghệ để đối đầu với tiềm lực của Hải quân đối phương-một cường quốc có nền khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại vượt trội.
Làm sao Hải quân Việt Nam có thể đối đầu với các tàu khu trục hạm, tuần dương hạm hiện đại khi không có các loại tương đương hoặc có nhưng quá ít?
Rõ ràng là khi tấn công từ hướng biển lực lượng hải quân địch sẽ chiếm giữ những vị trí mà nằm trong tầm phát huy hỏa lực nhưng có thể ngoài tầm hỏa lực giáng trả của Hải quân Việt Nam hoặc vào gần bờ khi khả năng phòng thủ chống tên lửa và không quân là rất cao.
Vì thế khi Hải quân Việt Nam tên lửa không đủ độ xa, không đủ độ chính xác và không thể vượt qua sự phòng thủ của địch, nghĩa là công nghệ không làm gì được thì chiến thuật sẽ ra đòn phát huy tác dụng.
Đó chính là phương châm: Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể.
Vì vậy các tàu tấn công tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, cơ động nhanh; tàu ngầm KILO; máy bay SU-22M4…sự kết hợp các loại này với nhau trong 2 hình thức tác chiến chủ yếu tập kích và phục kích sở trường của Hải quân Việt Nam là một trong những câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để giáng trả khi địch có vũ khí tối tân hiện đại hơn.
Tư tưởng quân sự “lấy nhỏ đánh lớn” được Hải quân Việt Nam kế thừa và phát triển, đó là: Lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít.
Nhỏ mà nhiều thì cơ động nhanh tấn công được nhiều hướng, tấn công được dồn dập làm đối phương lúng túng, rối loạn dẫn đến mắc sai lầm.
Đây là kinh nghiệm quý báu được rút ra từ trận ngày 01/8/1964 của 3 xuồng phóng lôi tấn công khu trục hạm Maddox của Mỹ.
Đến trận thứ 2 ngày 19/4/1972 tấn công 01 Tuần dương hạm, 02 Khu trục hạm và 01 Hộ tống hạm của Mỹ thì cách đánh được phát triển cao hơn, đó là hợp đồng với lực lượng không quân, tức tấn công với nhiều tầng (trên không và trên mặt biển).
Đến nay thì lối đánh được coi như là sở trường đó được củng cố hoàn thiện. Hải quân Việt Nam có đủ khả năng tấn công trên một không gian có chiều sâu bao gồm dưới lòng biển của lực lượng tàu ngầm, trên mặt biển của nhiều tàu tên lửa, phóng lôi nhỏ gọn, tốc độ lớn, cơ động nhanh và trên không của máy bay SU-22M4-loại máy bay có thể bay rất thấp với tốc độ cao nên tránh được phát hiện của radar, hay máy bay hiện đại khác khi cần như SU-30…
Như vậy ở khu vực xảy ra tác chiến, hải quân địch phải đối phó với một cuộc tấn công trên nhiều hướng, liên tục dồn dập với nhiều tầng nhiều lớp bao gồm trên không, trên biển và trong lòng biển.
Hình thức tác chiến phù hợp để dành yếu tố bất ngờ không gì khác ngoài tập kích và phục kích.
Tập kích là dùng lực lượng cơ động nhanh bí mật áp sát đối phương tấn công trước vào kẻ địch làm chúng bị bất ngờ, lúng túng đối phó, làm cho đội hình địch rối loạn (ít nhất là thời gian đầu).
Điều quyết định nhất của trận tập kích là làm sao cơ động đến vị trí tấn công mà địch không phát hiện hoặc quá muộn khi phát hiện được. Hải quân Việt Nam có 3 thuận lợi cơ bản để tổ chức các trận tập kích.
Bờ biển, hải đảo là của Việt Nam nên lực lượng tập kích như tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay được coi như là bí mật với quân địch.
Lực lượng tập kích rất cơ động. Đặc biệt vũ khí trang bị rất nguy hiểm mà có thể gây cho quân địch mất sức chiến đấu ngay từ loạt đầu (rất phù hợp với lối đánh tập kích).
Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam tùy theo tình hình có rất nhiều sự lựa chọn để sử dụng lực lượng. Chẳng hạn như khi nào thì dùng tàu ngầm với tàu tên lửa; khi nào thì hợp đồng tác chiến với máy bay…
Nếu như tập kích là chủ động cơ động để tấn công trước thì phục kích là hình thức tác chiến “nằm chờ giặc đến”. Điều quyết định thành bại của hình thức tác chiến này là phục kích ở đâu mà địch sẽ đi qua.
Phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển bao gồm rất nhiều lực lượng hợp đồng tác chiến với nhau từ cấp chiến thuật, chiến dịch cho đến cấp chiến lược. Chiến thuật lấy nhỏ nhưng nhiều đánh lớn nhưng ít của Hải quân Việt Nam chỉ là một trong nhiều lối đánh. Không loại trừ dùng ít đánh nhiều hoặc dùng lớn đánh nhỏ...
Đó chính là sự sáng tạo, linh hoạt của người cầm quân. Dấu hiệu đã cho thấy Hải quân Việt Nam chuẩn bị rất kỹ, rất chủ động cho nhiệm vụ của mình.
Lê Ngọc Thống
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
nnk thấy nguoi Viet mình giỏi quan sự hơn bọn TQ, họ chỉ có giỏi cái chiêu biển người, nướng binh thôi.cái tên Ngoc Thống giống dờn ông hơn hé HH
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
Hàng loạt bài này nghe hấp dẫn quá HH hén ,MX đọc mấy lượt mới xong dài quá còn tiếp ko???/
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Similar topics
» Trường ca Mẹ Việt Nam
» TRƯƠNG CHI - MỴ NƯƠNG
» Anh Ngọc - Giọng hát Trượng Phu
» Ơn Nghĩa Sinh Thành
» SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
» TRƯƠNG CHI - MỴ NƯƠNG
» Anh Ngọc - Giọng hát Trượng Phu
» Ơn Nghĩa Sinh Thành
» SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47