SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
+6
nnk
gia khanh
Hoàng Lão Tà
Cuội
mùa xuân
NTT
10 posters
Trang 1 trong tổng số 2 trang
Trang 1 trong tổng số 2 trang • 1, 2
SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Người ta nói trái tim của mình ở đâu thì nơi đó là nhà. Nhiều khi NTT cũng thấy thèm chút mưa, chút nắng Cà Mau, nhưng tim của NTT thì ở Sydney. Hôm nay NTT mời cả nhà đến thăm cảng Darling Habour, một trong nhiều cảng của thành phố cảng Sydney. Bữa khác NTT sẽ giới thiệu những cái đẹp (hoạc xấu, tuỳ theo nhận xét) khác của thành phố nhà. Hình chụp bằng điện thoại lưu động trong điều kiện thiếu ánh sáng nên không rõ lắm, xin thông cảm
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Đẹp và lớn ghê hén NTT
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Chỗ này cách nhà NTT bao xa vậy???? , mai mốt chắc con cái MX lớn hết MX phải làm chuyến đi du lịch qua Úc mới được .Có nhiều người Mỹ mà MX quen họ thích đi du lịch qua Úc lắm ,có những cao ốc lớn giống downtown Houston quá
MX lấy hình này trên mạng nè ,chỗ này cách nhà MX 20 phút lái xe đó .Buổi tối đẹp lắm
MX lấy hình này trên mạng nè ,chỗ này cách nhà MX 20 phút lái xe đó .Buổi tối đẹp lắm
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Gia đình của NTT, cũng như phần lớn những gia đình người Việt, sống ở miền Tây Sydney, cách CBD chừng 30km.
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Sao nhìn đâu cũng thấy đẹp hơn xứ mình vậy cà , hic hic
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Cuội ơi Quê mình là đẹp nhất mà ,nè cái hình này MX chụp từ khách sạn ở Sài Gòn nè ,cảnh buổi sáng hơi mờ nhé
Bức ảnh này đầu tiên Phu Quân MX chụp khi bước chân đến Sì Gòn hi..hi..
Bức ảnh này đầu tiên Phu Quân MX chụp khi bước chân đến Sì Gòn hi..hi..
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Chụp bằng điện thoại mà được như vầy thì đúng là điện thoại xịn đây!
Đẹp lắm cám ơn NTT,
Còn hình khu dân cư nước mình thì quy họach không đồng bộ, nhìn lộn xộn ghê!
Đẹp lắm cám ơn NTT,
Còn hình khu dân cư nước mình thì quy họach không đồng bộ, nhìn lộn xộn ghê!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Wa, hình NTT gởi lên đẹp quá , hèn chi ai xứt ngoại cũng muốn ở luôn
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
GK thử làm một chiến xứt quại xem sao
Vừa rồi MX có nói chiện vói Anh bạn người Brazil,qua Mỹ 3 năm nhưng nói tiếng Anh rất sõi (ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha ).MX hỏi rằng điều gì đã thúc đẩy Anh đến vói Mỹ trong khi Quốc gia của Anh rất tiến triển hơn nhưng QG kém phát triển và Anh ta nói rằng tất cả vì con cái cho mai sau ,thế hệ mình có thể bỏ đi chịu cực một chút trên đất này để con cái tương lai sướng hơn .Đó là câu trả lời của một người mà rất có địa vị ở QG của Anh ta .Vì vậy MX nghĩ ai có thích cho con cái du học thì để dành tiền thiệt nhiều cho con đi học nghen ,để khỏi vất vã nhé
Vừa rồi MX có nói chiện vói Anh bạn người Brazil,qua Mỹ 3 năm nhưng nói tiếng Anh rất sõi (ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha ).MX hỏi rằng điều gì đã thúc đẩy Anh đến vói Mỹ trong khi Quốc gia của Anh rất tiến triển hơn nhưng QG kém phát triển và Anh ta nói rằng tất cả vì con cái cho mai sau ,thế hệ mình có thể bỏ đi chịu cực một chút trên đất này để con cái tương lai sướng hơn .Đó là câu trả lời của một người mà rất có địa vị ở QG của Anh ta .Vì vậy MX nghĩ ai có thích cho con cái du học thì để dành tiền thiệt nhiều cho con đi học nghen ,để khỏi vất vã nhé
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
thành phố sydney tráng lệ thật đó NTT,bnê TS trông nhà quê lắm
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Cabramatta, cách Sydney CBD khoảng 30km về phía Tây, là thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Úc Châu. Người Việt ở mọi nơi trong tiểu bang dồn về Cabramatta, còn được gọi là Vietramatta, đễ mua sắm, ăn uống, gặp gỡ, cũng như tìm bác sĩ, luật sư, kế toán...
Nghe nói việc xây dựng cổng chào của thành phố này đã dẫn đến cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng giữa cộng đồng người Việt và cồng đồng người Hoa. Đại khái là bên nào cũng muốn cái cổng chào mang nét đẹp văn hoá của dân mình. Không biết bằng cách nào mà cộng đồng người Hoa thắng cuộc, kết quả là cái cổng chào của khu chợ người Việt mang toàn chữ Hoa!
Thêm chữ Hoa nữa nè
Người Việt gần như chiếm hoàn toàn nghành sản xuất và buôn bán bánh mì ở Úc Châu.
Phụ nữ Việt Nam, vốn kiên cường dũng cảm, cần cù và sáng tạo, đã chinh phục nước Úc, không phải bằng súng đạn, dao kiếm, mà bằng cây dũa móng tay
Có ai thèm cà lem hong? Một đêm đông lạnh giá như vầy mà aqn cà lem là...không gì bằng
Nhà hàng nối tiếp nhà hàng.
Nghe nói việc xây dựng cổng chào của thành phố này đã dẫn đến cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng giữa cộng đồng người Việt và cồng đồng người Hoa. Đại khái là bên nào cũng muốn cái cổng chào mang nét đẹp văn hoá của dân mình. Không biết bằng cách nào mà cộng đồng người Hoa thắng cuộc, kết quả là cái cổng chào của khu chợ người Việt mang toàn chữ Hoa!
Thêm chữ Hoa nữa nè
Người Việt gần như chiếm hoàn toàn nghành sản xuất và buôn bán bánh mì ở Úc Châu.
Phụ nữ Việt Nam, vốn kiên cường dũng cảm, cần cù và sáng tạo, đã chinh phục nước Úc, không phải bằng súng đạn, dao kiếm, mà bằng cây dũa móng tay
Có ai thèm cà lem hong? Một đêm đông lạnh giá như vầy mà aqn cà lem là...không gì bằng
Nhà hàng nối tiếp nhà hàng.
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Nghe nói việc xây dựng cổng chào của thành phố này đã dẫn đến cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng giữa cộng đồng người Việt và cồng đồng người Hoa. Đại khái là bên nào cũng muốn cái cổng chào mang nét đẹp văn hoá của dân mình. Không biết bằng cách nào mà cộng đồng người Hoa thắng cuộc, kết quả là cái cổng chào của khu chợ người Việt mang toàn chữ Hoa!
Hèn g thấy chữ Tàu ko ,lớn ghê NTT á .Nhà hàng nhiều chắc đi ăn nhà hàng ko chứ gì ???
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Nhà hàng nhiều nhưng chỉ được ăn nhà hàng Nội địa thôi. Bà xã có cho đi ăn ở ngoài đâu, bảo là nhiều bột ngọt, dầu mỡ gì gì đó
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Như vậy là bà xã NTT số một rồi ,chịu khó nấu ăn là tốt .Nhà có con nhỏ nên chịu khó nấu ăn một chút như vậy sẽ tốt cho mấy nhóc đó .....cực đã mới ăn ở ngoài thôi NTT à .
Hoan hô Bà Xã NTT nè
Hoan hô Bà Xã NTT nè
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Gửi cái sl này trong nhà của NTT với nè . Chào làm quen lại bà con làng nước
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Chào chị HN
Cảnh trong video là Melbourne mà? Melbourne có cái đẹp của Melbourne, nhưng so với Sydney thì một chín, một... ba mươi!
Dzọt...
Cảnh trong video là Melbourne mà? Melbourne có cái đẹp của Melbourne, nhưng so với Sydney thì một chín, một... ba mươi!
Dzọt...
Được sửa bởi NTT ngày Sat 09 Jun 2012, 18:23; sửa lần 1.
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Hi hi,
Có ngừ tự hào dzìa TP của mình ghê chưa kìa !
Chào tái nạm chị HN. Tưởng quên mất đường rùi chứ !
Có ngừ tự hào dzìa TP của mình ghê chưa kìa !
Chào tái nạm chị HN. Tưởng quên mất đường rùi chứ !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
NNT chỉ mới xem đoạn đầu phải không? Thật ra thì cái youtube đó có cảnh Melbourne - Canberra - Sydney .NTT đã viết:Chào HN
Cảnh trong video là Melbourne mà? Melbourne có cái đẹp của Melbourne, nhưng so với Sydney thì một chín, một... ba mươi!
Dzọt...
Và dĩ nhiên người trẻ thì thích thành phố trẻ, sôi động rồi .
tái nạm HH , xẹt ngang thấy có mục hình ảnh nước Úc nên chị ..ngứa tay chút xíu vậy mà
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
mừng gặp lại st. vay là st mơi di Úc về hén.cảnh vật mùa đông nhìn bưồn bã giống bên Thuysi quá.NTT nói sydney đẹp hơn lý do là quê thứ 2 của hắn ở đó st à
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Chào tái nạm nnk . Lâu quá không gặp . Ừ, Sydney đẹp theo kiểu thành phố trẻ trung, sôi động . Còn Mel cổ kính , buồn buồn ha . NTT thích quê hương thứ hai của mình cũng không lạ .nnk đã viết:mừng gặp lại st. vay là st mơi di Úc về hén.cảnh vật mùa đông nhìn bưồn bã giống bên Thuysi quá.NTT nói sydney đẹp hơn lý do là quê thứ 2 của hắn ở đó st à
Gởi tiếp ở đây chút tản mạn nước Úc đầu đông .
Tôi đi Úc ( cọp- pi tựa truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh )
Trời hãy còn lãng đãng khói sương lúc chúng tôi bước ra khỏi nơi làm thủ tục nhập cảnh . Cả đoàn có vẻ phấn chấn vì không bị lục lọi nhiều .
Hai ông béo đứng tại đầu ra hỏi hướng dẫn viên điều gì đó ( chắc là “ có mang thực phẩm cấm không? “ chứ chi – Mèn, coi bộ điều kiện đem hang hóa dzô Úc còn gay go hơn Mỹ, Can nhiều a!), xong cười tươi rói quay sang nói với ông kia “ are you happy ? “ , đoạn phẩy tay cho qua tuốt hết . Thế là đánh đồng hạng , “không” lẫn “ có” tôm khô , hải sản … đều chẳng phải kiểm tra kiểm soát gì , đỡ tốn thời gian chờ đợi , vì vậy giờ đi rong cũng nhiều hơn .
HDV tuyên bố chúng ta hên quá , vẫy cờ thẳng tiến xe bus 48 chỗ do bác tài Trung quốc điều khiển . Chuyến xe đưa chúng tôi về trung tâm thành phố .Melbourne - có diện tích gần 8000 km2 / 3,85 triệu dân ( so với SG : 2095 km2 / gần 10 triệu người ) nom cổ kính và thanh lịch với những ngôi nhà giữ nguyên vẻ cũ kỹ , cổ xưa … Đường phố ít xe cộ , dù băng ngang đại lộ chính rất nhiều cửa hàng thời trang cao cấp LV, Hermes, Gucci … hay lần bước trong vườn bách thảo rợp bóng cây - hiện thời đã ngả vàng, đỏ úa và rơi rụng vì nước Úc đang độ đầu đông , hoặc lặng người trước ngôi nhà thờ Patrick uy nghiêm , sừng sững . Nhóc than buồn , vì đã quen cuộc sống đông đúc, nhộn nhịp Xì Gòn .. Ngay mình cũng thế thôi , nếu cho sống luôn tại đây , hẳn cũng sẽ nhớ da diết dòng người xuôi ngược , những buổi sáng đầy nắng gió bên tách café Sỏi Đá cùng bè bạn … Thành phố tất bật nhưng người chẳng vội gì . Còn ở đây, bước chân sải dài vội vã , đèn xanh không dứt và chỉ dừng lại khi khách bộ hành bấm vào nút “ xin đường “ tại các giao lộ … Không khí thanh bình trong luồng xe cộ lướt ngang gấp gáp … Khá mâu thuẫn , phải không ?
Một nhóm nhỏ biểu tình trước tòa nhà quốc hội bang Victoria với hình ảnh và cờ quạt . Cảnh sát mỉm cười ngó lơ , xem như “ không biết – không nghe- không thấy “ , HDV sau mỗi đợt thuyết minh, diễn giải lại thòng thêm mệnh đề …so sánh : “ chả bù với nước mình “ , hoặc “Còn ở VN thì ngược lại “ vv. Chợt mỉm cười nhớ tới bài viết của một độc giả ( chắc là đảng viên gộc ) lên án và đòi cho nghỉ việc tất cả các tour guide lợi dụng văn minh xứ khác để …bôi bác đất nước mình ! Lạ thiệt , hễ nói đúng là …nói xấu sao cà ? Đâu riêng gì “ chú ta “ ,ngay đám khách lao xao này , mỗi lần nghe ngóng điều hay, đẹp, tự do dân chủ của thiên hạ cũng đều tấm tắt xuýt xoa , rồi chợt … ước gì !
Thích thú nhất trong chuyền đi lần này, theo tôi là trải nghiệm cảm giác ngồi xe lửa chạy bằng hơi nước ….kiểu Úc , chân đánh đu tòng teng ngoài cửa sổ , tay níu khung sắt , tay vẫy chào các nam phụ lão ấu rảnh rang trên cánh đồng, trong trang trại , hay trên chiếc xe hơi màu đỏ dừng lại ven đường …tươi cười , vẫy vẫy khách lãng du .Hầu hết nhân viên phục vụ trên các toa đều là người già , theo HDV thì là họ đã hưởng lương hưu , đủ ăn đủ mặc nên tình nguyện làm việc không công, tự tạo niềm vui cho mình và cho tuổi xế chiều của chính mình …Nói tới đây lại nghĩ ngay đến hai nhân vật trong đoàn : một bác 73 tuổi, được con cái trợ cấp đi tìm hiểu thế giới , một cô giáo đến hạn hưu trí , lấy du lịch làm lẽ sống ở đời … Họ giống nhau ở điểm nói nhiều, ăn uống vô tư , hồn nhiên tiêu tiền, hồn nhiêm mua sắm ở hầu hết các điểm ăn uống , công cộng, chợ búa dù không một chữ tiếng Anh lận lưng … Mấy phụ nữ cùng đi với gia đình không ngớt gợi chuyện, tìm đề tài trêu chọc họ, rồi sau lưng bĩu môi “ ơi trời, sao mà hâm thế , nhẹ lắm cũng chấm điểm ..bà đó tưng tưng! Nhóc thì thầm “ nếu nhà mình có ai giống vậy chắc con …xấu hổ chết đi được ! “_ Cầu nguyện đi cưng, biết đâu về già mẹ đổi tính ! Nhóc le lưỡi : con thích mẹ như bây giờ hơn ! Sao mà giống “ cái thằng cha mày quá ! “ ( xổ giọng bà già trầu ) … Lẩn thẩn nghĩ “ tại giống dzầy ai cũng ghét , hổng thèm chơi ..cha con bây hưởng trọn chớ gì ? “ … Ít khôn chưa !!!
Vào lúc sâm sẩm tối, chúng tôi được đưa đến khu phố đông người Việt sinh sống tên gọi Footscray . Nghĩ cũng tức cười : trong lúc các tiệm nội địa ra sức dùng tiếng Anh cho thương hiệu của mình , thì tại đây …nơi hầu hết thiên hạ xài tiếng Mẽo , các bảng hiệu Hạ Long, Nam Việt v.v.xuất hiện mỗi lúc một nhiều dọc theo con phố .
Bác gái khá trọng tuổi băng ngang , nhìn mẹ con cười cười hỏi thăm : phải Người VN , ở đâu sang ? .. Âm thanh sau đó nhuốm đầy vẻ thất vọng trước câu trả lời : từ SG . Bà ta tiếp tục hỏi “ thấy Melbourne thế nào, có vui không ?” ..và bảo tưởng cô từ USA đến ! “ … Chứng minh bình lựn của HDV tên Hòa dạo đi Mỹ hoàn toàn đúng :
“ Người Việt già ở Hải Ngoại cực kỳ không thích khách du lịch VN , bỡi quan niệm của họ là dân VN chân chính thì phải nghèo khổ, cực nhọc . Có tiền đi chơi chắc chắn phải là quan chức nhà nước ,chuyên xơi của đút lót , tham nhũng, hối lộ …”
Cũng may , không có phần mình trong đám sâu dân mọt nước ấy nha ! Thôi thì “ nhân tâm tùy mạng mỡ “ , ai muốn hiểu sao thì hiểu ..no star where …
Nhóc tấp vào Như Lan, định thử bánh mì thịt xứ người, rồi ngại ngần bước ra , trước đám đông xếp hàng dài dằng dặc . Mua có ổ mì sao khổ quá vậy ta ơi ? Thôi, nhịn!
Quán cơn mang tên quốc hoa VN - Sen - chiêu đãi đoàn bằng tô phở trung ( to chà bá - không biết tô đại đến thế nào nữa ) khó nuốt , do quá nhiều nước béo, mỡ màng . Thịt heo , bò bạc nhạc mỡ , gân chen lẫn với bao tử lợn xắt nhỏ .. hic , nhóc rủ mẹ quay sang cháp ly chè ba màu lót dạ . Thực đơn trọn gói : 8,5 AUD cho 1 tô và 1 soft drink kia kìa . Rẻ dzậy biểu sao ..ngon!
Khách sạn Mercure Welcome – nơi chút tôi ngừng lại cuối ngày để trút bỏ bụi bặm đường dài - chỉ ba sao , nên phòng ốc nhỏ híu . Hai chiếc giường đơn quá hẹp , dù vậy nhóc cũng hăng hái sà vào mẹ tìm hơi ấm, báo hại nguy cơ chạm đất tăng dần mỗi lúc về khuya , khiến mẹ phải đợi lúc chị ta pho pho ngáy … rón rén chuyển chỗ .
Buffet sáng bao gồm “ sandwich các kiểu “ ăn với trứng uýnh nhỏ hấp lên giống …xà bần , kèm xúc xích . Chẳng phải mình tôi khó tính ngồi dòm , xong ngán ngẩm quay ra đâu nghen . Hầu hết cả đoàn thà để bụng đói lên xe thẳng tiến trị trấn Ballarat đào vàng , còn hơn là thử món tây . Các du khách mắt xanh mũi lõ coi bộ dễ tính khi thản nhiên xúc đầy đĩa nào là thịt muối , xúc xích, trứng ..
Quê dzậy cũng đòi đi Tây , nhóc cười cười tự chế diễu mình , trong lúc chờ cơ hội ( HDV cho dừng chân hát karaoke ) tấp Mc Donald , Pizza Hut kiếm cái Ham hoặc bánh phô- mai trung 6 AUD / phần kèm nước uống – như vẫn thường dùng đối phó với bữa ăn Trung Hoa đầy món rau xào, canh cải khô nhiều dầu mỡ và nhạt nhẽo mấy hôm tiếp đó .
… Có vậy mới biết cảm ơn tổ tiên Việt đã phát minh ra món chấm , nêm đầy … quốc hồn quốc túy đậm đà , cùng hai chai mắm Nam Ngư thượng hạng và bịch ớt hiểm đỏ au mà HDV lúc nào cũng kè kè trong ruột tượng , nhằm phục vụ quý khách .
Mặc dù trước khi vi vu trên mây , tôi đã cẩn thận lướt web tìm hiểu sơ sài, biết Melbourne được chính quyền và người dân sở tại quyết chí giữ nó thành một TP văn hóa, nghệ thuật chuyên lưu giữ những kiến trúc lịch sử , nơi chứng minh sự hùng hồn cho tồn tại và phát triển của thổ dân , di dân v.v. nhưng cũng khá thất vọng trước thị trấn Ballarat hoang sơ cùng cỗ xe ngựa do bác xà ích đánh chạy quanh con dốc cùng mấy du khách nhí ( có lẽ là học sinh các trường cho đi du khảo ) ..Kinh dị nhất là trong quá trình lóc cóc “ cỗ xưa xe ngựa hồn thu thảo “ chú ta hồn nhiên rắc … đầy đường , không cần ai dọn dẹp cho nó ..natural ( xài nguyên văn lời Thanh Bạch – Xuân Hương trong hài kịch Những người thích đùa )
Một chiếc thang máy kiểu cổ đưa 28 người chúng tôi xuống lòng đất , chỉ với độ sâu 18m mà đã tối hù, nhỏ hẹp ( không biết ở mức 300m sẽ ra sao :extrawinke: ) . Ngọn nến - điện giả đèn cầy - leo lét soi vừa đủ bước chân quanh co qua không biết bao nhiêu là đường ngang lối tắt . Mèn , nhỡ lạc thì chít !
Trong lúc HDV trả bài làu làu như cháo chảy , trình bày thời đại hình thành , xuất xứ cũng như chủ nhân đầu tiên của mỏ vàng , bà con ta quay sang xầm xì …bình lựn với nhau nghe cũng thiệt chí ní : “ những nơi như dzầy nên dành cho dân xứ Cờ hoa, Cờ Lá .v.v cả đời chỉ ở nơi sang trọng, hong biết cái cuốc, cái cày ..chớ như đám tụi mình, ra Lèn Cờ , Nghệ Tĩnh v v …là thấy ngay mảnh đời cơ cực , có khi còn cực hơn ở đây ( 1851 ) ..mà khổ sở trong thời buổi hại điện , thứ gì cũng đi-gi-tồ mới thật sự là thảm thê ! … “
Thôi thì lỡ trót ..phải trét chớ sao . Lại lếch thếch chụp hình , rồi ba lô trên vai tham quan tiếp Warrook Cattle Farm …học cách xén lông cừu , vắt sữa bò , đi xe lô bồi ( làm nhớ đợt thực tập công ty dệt Thắng Lợi hơn 30 năm xưa quá cỡ ) …trong bầu không khí sặc sụa , ô nhiễm của đủ thứ mùi vị không tên …( hông dám diễn tả kỹ sợ bà con ..rét! ) .
Tiếp tục thưởng thức món tây với đĩa bò bít-tết , khoai nướng, đậu petit poi , carrot tỉa bông của trang trại . Nhóc hân hoan nói con thật sáng suốt khi chọn gà ( thay vì bò ) như mẹ và đồng bọn . :happy: ! Chả hiểu sao thiên hạ bên đây có thể ngon miệng với tảng thịt còn hôi rình mùi …bò , không tiêu , hành ớt tỏi như dzầy nhỉ ?
Rời bàn ra cửa . Cốc café mủ tại quầy tiếp tân để biển giá 5,5 AUD , nhắc nhớ ly café sữa tên gọi Latte ( nhớ đọc La-tê nhé .. hi hi ) năm nào uống thử tại Đức ( hơn 3 đô ) đã than trời trách đất um sùm …với Nẫu .
Giá cả sinh hoạt tại nước Úc xem ra còn đắt đỏ hơn cả châu Âu, Mỹ nhiều : Bịch chocolate nhỏ híu hồi nẳm chụp lợi ..rên , cũng đâu thấm ngứa gì với cái “ siêu bé “ mà nhóc nhấm nháp trên đường , lúc HDV cho đoàn tấp xưởng súc cù là đảo Phillip tham quan trước khi ra biển xem gần 500 chú chim cánh cụt ( loại chỉ trên 3 tấc cao ) về chuồng .
Bãi biển xám ngắt, từng cơn gió lướt ngang ngọn bạch đàn ( quốc …cây xứ Kangaroo ) đang oằn mình rên xiết . Tại đây cấm chụp ảnh , quay phim ..Đâu đâu cũng có biển báo nhắc nhở quý khách dòm xuống dưới xe đề phòng dậm nát bét iem ..cánh cụt long rong .
Từng nhóm nhỏ chim cánh cụt bắt đầu ngược sóng trở về tổ trong lúc hoàng hôn xuống dần, biển sóng hòa lẫn vào nhau thành tấm màn đen kịt . Bước chân lũn cũn xinh xinh của chúng lôi kéo đoàn lữ khách Âu- Á , Tùng Của , Nhật v.v. lũ lượt theo sau .
Khu phố Tàu – nơi duy nhất tại MelBourne sáng đèn , nhộn nhịp mua bán tầm sau 17g chiều – là nơi HDV rủ rê bà con sắm sanh quà lưu niệm . Chúng tôi bước vào một tiệm và thú vị phát hiện chủ nhân lẫn cô bé phục vụ đều thuộc phe mình . Dĩ nhiên, khi chúng tôi là nguồn thu của họ, cách đối xứ nhã nhặn, niềm nỡ hơn nhiều so với ánh mắt khó đăm đăm dõi theo bữa nọ . May mắn thay , trong nhóm chúng tôi không có ai là người Bắc . ( Nếu không còn bị " liếc " nhiều hơn )
… Đất trời vẫn tăm tối , hoang vu ( tả tình tả cảnh xíu ) lúc chúng tôi thu xếp hành trang rời thành phố cổ kính buồn bã có tên gọi Melbourne . Xe lướt êm qua mấy pho tượng bằng sắt hình thù kỳ dị nhưng đầy tính nghệ thuật . Tiếc , bác tài phóng lẹ ( tranh thủ giờ chưa kẹt đường ) nên tôi không kịp thu giữ vào máy khoảnh khắc yên bình .
Nhóc kéo gỗ bên tai , bù giấc ngủ bị phá lúc tờ mờ sớm . Bên ngoài , mưa lất phất rơi , mưa lay bay nối dài , làm nhớ chút gì đã xa … Một ngày cuối tháng tư châu Âu lạnh lẽo … Giọng hát QD nghe vẫn thiết tha “ lòng tôi tựa viên đá sầu , trăm năm hay ngàn năm , khổ đau với tình yêu em ” … DT không reo ( đâu cho số mà biểu ..reng ) nên còn biết làm gì hơn là nhắm mắt đưa hồn về lại tháng ngày ấm êm xưa cũ ...
Lại làm thủ tục lên máy bay , và đợi . Trong lúc ..chờ , tia mắt ngó chung quanh . Thấy “ ngạc nhiên chưa “ ( xài ngôn ngữ quảng cáo ) trước một quý ông complet , cravat lịch sự, chễm chệ một mình ba ghế ( ngồi một, hành lý một , laptop một ) điềm nhiên tọa thị trước gia đình Tây gồm ông chồng địu đứa bé đỏ hỏn bọc trong tã , cô vợ xanh lét mới sinh và bà nội ( ngoại ? ) già quắt đứng bên .
Dẫu không lạ với lịch sử hình thành – tổ tiên người Úc hiện nay đa số là tù nhân đi đày từ quốc mẫu Ăng-lê - nhưng phớt tỉnh kiểu này sao có vẻ nhẫn tâm , vô cảm quá chừng chừng đi hén! Lôi điện thoại chộp phát làm bằng chứng , nữa mai mốt ..bức xúc dùm bố trẻ ..
Ha ha , về nhà dòm hình, thấy phục sát đất “ chồng tây “ ha, vừa vỗ cái lơ mông ru con vừa cho ăn sữa . Rành 6 câu, điệu nghệ không thua chị em nhà mình … Xem chừng cánh phụ nữ Tây may mắn, giống loài quốc ..chim Emu -có trên quốc huy nước Úc quá đi thôi ..Đẻ xong giao nguyên ổ trứng cho đực rựa chăm bẵm , nâng niu , săn sóc hơn năm trời ..Còn mẹ ư ? Thảnh thơi đi tìm chú Emu son rỗi khác , tiếp tục công chiện duy trì nòi giống !
Cụ Ng Công Trứ xưa mà biết điều này , hẳn đã điều chỉnh lời ước kiếp sau “làm cây thông đứng giữa trời mà reo “ thành “ được làm Emu cái xứ Kan ga rồ “ cho mà xem ..
...
Mặc dù nhiệt độ trong iphone chỉ từ dưới 0 đến 4 độ tại Canberra , nhưng khi chúng tôi dừng xe bus đúng ngay tòa nhà quốc hội - thủ đô xứ chuột túi . Ánh nắng đã chan hòa, da trời xanh ngắt , trong veo ..khung cảnh đẹp tuyệt đến lay động lòng người . HDV tiếp tục trả bài với nhóm về lịch sử , cuộc tranh giành quyền đặt thủ đô của các bang lớn trên đất nước bao la này .
Mở ngoặc xíu để ..khen , bỡi kể từ khi biết tung tăng ba lô theo đoàn , đây là lần đầu tiên tôi gặp được thanh niên đầy nhiệt tình, tận tụy đến thế . Mỗi buổi tối, trong thời gian mua sắm tự do , Hiền ( tên tour guide ) luôn hăng hái rủ ren , hướng dẫn các Hai Lúa đi bộ , vòng vèo quanh mấy con phố bán đồ giá thấp , hoặc nếu chẳng mua gì cũng tranh thủ dạo phố đêm , xem pháo hoa, rước đuốc … Trong khi HDV các đoàn khác tranh thủ dịp không phải “ nói cười “ để nghỉ ngơi sớm . Câu nói cửa miệng của chàng luôn luôn là “ ở đây, Hiền là người thân duy nhất của cô bác anh chị, nên cần gì, thích đi đâu, cứ a lô cho Hiền ! “ … Và cũng bỡi đi nhiều như vậy , cuộc sống tiếp nối chuỗi ngày bao gồm 4 chữ B :
“ bước lên máy bay, lên xe bus , bước vào khách sạn và bước dzào toilet “ nên không lạ khi đa số HDV nam trên 30 tuổi vẫn sống đời độc thân. Ai chẳng may tra tay vào ..cùm xong là lập tức chuyển nghề ( nếu không muốn bị vợ bỏ- lời của một HDV khác đó nha ! ) ..
Tham quan thượng viện, hạ viện nước Úc xong mới thấy tội cho dân ngu khu đen bên mình, thấp cổ bé miệng và bị đàn áp đủ kiểu, đủ cỡ … Chắc lưỡi chắc tai, than thở mãi cũng thừa ..Sau khi gửi túi xách, máy quay vào dòm hạ viện tranh cãi vài phút, chúng tôi trở ra …thăm Bảo Tàng chiến tranh cách đó không xa . Bác tài hôm nay – do sinh sống tại Sydney , xuất phát một hơi từ 4g sáng đón đoàn ở phi trường - nên phải cầu cứu cái GPS . Ổng trung thành với sự chỉ dẫn phát sợ , bảo tàng lấp ló gần sát bên , đoạn đường có chút xíu mà cứ là “ tít mù nó chạy vòng quanh “ . Cũng may , bà con ta chả ai thú vị với đánh đấm nên để mặc ổng tha hồ lăn bánh qua công viên, bãi đậu xe thành phố trước khi chạy tọt vào hầm gửi , cho chúng tôi tận mục sở thị hết súng ống, đạn dược , lại cúi đầu mặc niệm trước nấm mồ chiến sĩ vô danh !
Túi xách , ba lô mang đi gửi .Nụ cười lịch sự luôn đi kèm câu nói How are you xuất phát từ các nhân viên – tại khắp những điểm chúng tôi có dịp ghé qua . Làm du lịch phải như dzầy mới được ! Chỉ có Singapore và Úc châu là hai nơi tôi nhìn thấy được vẻ hiếu khách, niềm nở trên môi người kinh doanh ngành công nghiệp không khói . Lại lẩn thẩn …ước gì !!!!
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến hồ Burley Griffin - có chu vi khoảng 25 km nằm ngay giữa thủ đô Canberra . Tuy mang tiếng thủ đô nhưng đó là một thành phố khá vắng vẻ ( xếp vị trí thứ 8 trong nước ) , được chính phủ thuê của bang New South Wales , nhằm thoát ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền trở thành thủ đô nước Úc của hai thành phố Sydney và Melbourne hồi nọ .
Canberra ( theo tiếng thổ dân - nghĩa là nơi tụ tập ) nằm cách Sydney gần 300 km , cách Melbourne trên 600 km , có diện tích 2.358 km2/339.750 người , trong đó khoảng 4.000 dân Việt sinh sống ( theo thống kê năm 2007 của Aus )
Và cũng chính vì , đây là vùng đất thuê , quyền sở hữu chỉ được công nhận trong vòng 99 năm, nên có vẻ dễ hiểu khi dân cư tại đây đa phần là quan chức , công chức – tức những người bắt buộc phải sinh sống và làm việc ngay tại thủ đô hành chính .
Toàn bộ kiến trúc của Canberra và Hồ Burley Griffin là do kiến trúc sư Burley Griffin thiết kế - vào khoảng năm 1913 - dựa theo phong thủy đàng hoàng . Để thủ đô sau khi tựa lưng vào hai ngọn núi Mount Ainslie - Black Mountain thì có hồ nhân tạo điều hòa khí hậu , và là nơi để băng tuyết – qua mùa đông tan chảy có nơi chốn đi về .
Thế nhưng sau thế chiến thứ nhất , tài chính quốc gia đang hồi cạn kiệt . Chính quyền yêu cầu sửa đổi thiết kế ( đục bỏ phần hồ ) , ông BG không hài lòng rời nước Úc sang Ấn Độ sinh sống .
Mãi đến 10 năm sau , hồ mới được khởi công , đào vét trong vòng 3 năm thì hoàn thành ( do vị toàn quyền sở tại quyết định thực hiện . Ông này từ chối dùng tên mình đặt cho hồ nước trong xanh này và đề nghị giữ nguyên tên của người thiết kế ra nó . )
May mà có ổng, nếu không Canberra giảm hết 50% thơ mộng rồi hen !
Khi chúng tôi ghé thăm , trời đã bước sang xế chiều , nhưng tháp phun Captain Cook cao 147 m vẫn chưa có tí nước nhỏ giọt ( quy định từ 2g mỗi ngày sẽ có cột nước phóng thẳng lên trời ) .
Hướng dẫn viên đùa : « hôm nay Canberra cúp điện « , xong kể một hơi vị thuyền trưởng huyền thoại James Cook - người có công khám phá ra Châu Đại Dương , vẽ bản đồ và xác định Úc đại lợi thuộc quyền sở hữu của Anh quốc . ( Cũng chính vì công lớn đó mà người ta dựng nên tháp tưởng niệm này . )
Bầu trời xanh , nhưng cũng chưa nhằm nhò gì nếu đem so sánh với nét sâu thẳm , mê hồn của lòng hồ .. Du khách tha hồ nằm ngồi tạo dáng chộp ảnh , hoặc sánh vai nhau lững thững ngắm trời mây, non nước hữu tình . Cảnh sắc mênh mang , thật thích hợp cho những ai hấp ... honey moon hoặc đang trong thời kỳ trăng mật ...
Mẹ rủ con chộp hình, nhưng nhóc cứ né né , và chỉ vui lòng làm phó nháy giúp bà già . Rõ hoài công đi . Ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không chịu lưu giữ khoảnh khắc, mai mốt mất công chắc lưỡi như ..thạch sùng ! Lời hăm he , dỗ dành của mẹ không suy suyển lung lay ý chí sắt đá của cô nàng, do vậy mớ ảnh chộp lén chỉ toàn là nghiêng nghiêng đứt khúc ... Đáng đời !
Nhớ khi xưa , tôi cũng từng giống nhóc – nghĩa là quay lưng với hình ảnh cá nhân, sau khi được cậu út khai sáng : « Muốn xem phong cảnh , ta chỉ cần vào google gõ mấy chữ là sẽ có vô số hình do phó nháy chuyên nghiệp thực hiện . Chỉ có ảnh của mình mới là ..độc nhất vô nhị «
...kể từ ấy thay đổi ti vi ( tư duy ) - đến đâu cũng ráng nhe răng cười khì mấy phát đặng lưu vào ..bộ nhớ máy vi tính nhà mình ...
....Chúng tôi tiếc nuối rời Hồ Burley Griffin , để dạo một vòng thăm các sứ quán . HDV chỉ tay vào từng ngôi biệt thự nhỏ xinh giới thiệu nào là tòa đại sứ Sing, lãnh sự quán Ả Rập, Hy Lạp , Pháp , Thổ v.v. Bề thế nhất, chiếm nguyên một ngọn đồi là của Uncle Sam , sau đó tới anh ba Tàu ... Dòm hoài không thấy lá cờ đỏ sao vàng , chưa kịp thắc mắc thì tển đã nói ngay « vì lý do tế nhị , lãnh sự quán VN phải nằm lùi sâu cách đó 2km « ..Mèn , VK Úc nhà ta hăng say chống cộng đến thế thì thôi !
Và cũng thật thiếu sót , nếu chấm hết bài viết như trên mà không nhắc đến thành phố trẻ trung , xinh đẹp đầy sôi động : Sydney , khi mà thời gian lưu trú của chúng tôi chiếm hết một nửa ở đó .
Khách sạn Travelodge – nằm ngay trung tâm TP - đón chúng tôi khi đã quá giờ cơm tối từ lâu . Bữa ăn Tàu vừa qua không làm ai ưng bụng nên đêm hôm đa số phe mày râu bước sang mini mart kế bên kiếm tô mì ly Gấu đỏ .
Nhóc thì đã lửng bụng với bánh nhân táo nên hăm hở bấm thang máy về phòng . Lủ khủ hành lý , đám Hai Lúa Việt trở thành đề tài cho ông tây bà đầm chỉ trỏ mỉm cười , lúc dòm các Lúa lúng túng không biết cho thẻ vào thang máy để được phép lên lầu . Nhóc ra tay nghĩa hiệp khi thấy phe mình hết đóng cửa vào lại mở cửa ra mà hong nhúc nhích được miếng nào . He he , Lúa ta chỉ hơn dân du lịch Tào một xíu thôi !
7g30 sáng mỗi hôm, HDV đều gọi điện thoại từng phòng báo thức – cho bà con buffet xong , dạo quanh tí xíu trước lúc lên xe – Nhưng với tôi thì không cần, cứ tầm 3g sáng Úc ( 12g khuya VN ) là hai mắt ráo hoảnh , lăn qua trở lợi chờ mặt trời mọc .
Ngắm nhìn thành phố vẫn còn chìm trong sương mù , xong quay sang ngó nhóc khò say sưa mà phực cái mình gì đâu ! Nhưng cũng nhờ vậy mà hai mẹ con chưa bao giờ là nỗi phiền lòng của đoàn - do không phải chờ đợi phút giây nào ..he he ...
Nói tới đây lại nhớ hai mẹ con xinh đẹp, trẻ trung từ phố biển Nha Trang vào SG tham gia tour Úc . Chính vì trẻ trung, diện đẹp nên hôm nào đoàn cũng mất 10 phút ca bài « giờ này em ở đâu , Sài Gòn Bến Hải hay Cà Mau ...? « ...
Tại Sydney, chúng tôi được trải nghiệm cảm giác Yomost ( bị ảnh hưởng nặng của quảng cáo trên tàng hình ) khi ngồi trong máng từ đỉnh Blue Mountain trượt xuống lòng thung lũng Jaminson - với mức nghiêng 52 độ . Nhóc hoảng sợ níu chặt tay mẹ , lo bà già bị rớt ra khỏi ghế ( ngồi phía không được che chắn ) . Những tiếng hét theo phản xạ tự nhiên vang lên trong suốt mấy phút trượt dài vào bến đỗ ... chỉ thật sự hoàn hồn lúc leo lên khỏi hai đợt cầu thang , đi về phía con đường gỗ quanh co thẳng vào khu rừng nguyên sinh .
HDV tiếp tục chỉ tay sang hướng 3 tảng đá sừng sững ( không giống hình cô gái xí nào ) kể lể sự tích Núi Ba Cô và vị tù trưởng – vì lỡ tay đánh rơi cây đũa thần , phải ngậm cười nhìn cục cưng hóa đá suốt đời ...Chợt tiếc lúc nãy đã không ráng bon chen , tranh đua với nhóm du khách Tào , sánh vai chị cả đen nhẻm dưới chân núi chộp một phát , làm kỷ nghệ mai sau .
Giờ thì đã muộn, chỉ biết lê tấm thân già theo HDV, mong sao lúc trở ra đỡ hồi hộp, thót tim hơn một xíu ... He he , cầu được ước thấy . Chiếc cáp treo lững thững trôi lại gần khi chúng tôi khăn gói ra khỏi lối mòn . Cơ trưởng chào đón đoàn bằng mấy câu tiếng Việt bập bẹ « Xin chào các bạn « sau trả lời : VN - đáp lợi « where are you from ? « của trưởng đoàn mình .
Trước khi tạm biệt ông ta còn cười toe toét vẫy vẫy tay " Xin chào VN và hẹn gặp lại " ... mới dzách lầu chớ!
... Vòng trở lên vì thế dễ dàng, thuận tiện và thong thả hơn nhiều . Chúng tôi phóng tầm mắt ra khoảng không gian bao la , nhìn lần cuối dãy Blue mountain hùng vĩ rồi từ từ xuống núi , từ giã thị trấn Katoomba hoang vu - nơi hằng năm đón không biết bao nhiêu du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về ...
Và mặc dù đã xa thời hăm hở khám phá từ lâu , chúng tôi bỗng trở thành .. con nít khi theo chân HDV bước vào khu bảo tồn thú hoang dã châu Úc ngắm chuột túi , gấu Koala , Chim Emu , chó chăn cừu . Thật bái phục gia đình 4 người đi cùng, chỉ ở khu bán đồ lưu niệm, họ tiêu tốn hơn 500 AUD cho bầy thú nhồi bông , móc khóa , áo thun v.v. Những thứ mà sau khi lỉnh kỉnh tha về, bạn chẳng biết làm gì ngoài việc xếp xó vào tủ ..
Đối với những tín đồ mua sắm như thế này, chuyện dạo chơi trên thuyền ngắm cảng Sydney , tham quan nhà hát Opera hoặc lên tháp truyền hình nhìn toàn cảnh TP trở nên vô nghĩa . Hai ngày sau nhóm chúng tôi thiếu vắng hai gia đình : HDV thả họ tại khu phố chuyên trị hàng hiệu cao cấp WestField rồi đưa đoàn đi lòng vòng , hoàn thành sứ mệnh lịch sử công ty giao phó - trong lúc thời tiết xấu dần rồi đổ mưa .
Điều an ủi là tuy mưa thì mưa, nhiệt độ nơi đây vẫn ấm áp, dễ chịu và bà già tôi có cơ hội trút bỏ áo khoác, áo len để phong phanh dưới lất phất mưa phùn chộp ảnh , tận tay sờ ngắm " con sò « - địa danh nổi tiếng khắp năm châu bốn bể là đây ...
Một thú vị nữa : là , có dự buffet trên chiếc phà xuôi dòng tách bến cùng Tây - dùng bữa trưa , hoặc vào Buffet Garden của casino - xơi bữa tối ..mới thấy khả năng ẩm thực dân mình thật là bé nhỏ, chả thấm ngứa gì so với họ . Chúng tôi hết tròn mắt ngắm đĩa bánh ngọt tráng miệng đầy tú hụ mà ông cao kều kia vừa bưng khỏi quầy bánh trái , lại hốt hoảng dùm cái bao tử của bà nọ lúc trông thấy bả hay tay hai đĩa tôm luộc chất cao ,đĩa hàu sống vắt tiêu chanh rề rà bước tới bàn ... Lợi ... Ước gì mình có cảm giác ngon miệng như thế nhỉ ?
Giá net của khách sạn Úc là 10 AUD / ngày . Nhưng do thời gian di chuyển trên đường của chúng tôi nhiều hơn nằm tại phòng ở , không ai dại dột xài sang ...kiểu Úc . Tôi cũng giống thiên hạ, theo lời khuyên của HDV sắm cái sim DT 30 AUD - để có trong tài khỏan 360 đô Úc ( khuyến mãi bạo hen ) sau đó gọi về nhà nghe tc tả oán nỗi niềm thay mẹ một ngày phục vụ cún 3 bữa ăn, quét dọn chùi nhà và mong hai MẸ CON như trẻ nít mong mẹ về chợ ..
Còn lợi chút đỉnh mo-nì dùng để lướt web , kiểm tra thư ... Net úc chậm rì, chỉ cho coi mà hong cho gửi, nên Ta bỗng thành người Câm - kể từ lúc sẩy nhà ra ngõ ...
....Những ngày du lịch qua đi, cảm giác dễ chịu trong tôi vẫn còn - do nụ cười thân thiện trên từng cây số mang lại . Sự hiếu khách của các nhân viên đây đó bắt gặp đủ làm tan đi tiết trời âm u giá lạnh mùa đông nước Úc ... Và vì du lịch xứ người quả là hao bộn , cho nên cái sự nhẩm tính quy đổi một cách tự nhiên giữa tiền đô và tiền Việt được nhanh chóng cho qua (nếu không muốn lúc nào cũng phải loay hoay tiếc )./.
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
NTT nói sydney đẹp hơn lý do là quê thứ 2 của hắn ở đó st à
NNK viết
NTT thích quê hương thứ hai của mình cũng không lạ
Chị HN viết
Có ngừ tự hào dzìa TP của mình ghê chưa kìa !
HH viết
Thật ra thì NTT cũng không thích Sydney đến vậy đâu. Ban đầu NTT hiểu lầm chị HN là người Melbourne nêu đùa chút xíu, bây giờ mới biết mình bị...lạc quẻ
NTT cũng vừa xuống Melbourne làm việc (và ăn nhậu) bốn tháng trời, thấy Melbourne không có vấn đề gì cả. Cảng ở đó cũng đẹp lắm:
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Huong ngoc đã viết:Chào tái nạm nnk . Lâu quá không gặp . Ừ, Sydney đẹp theo kiểu thành phố trẻ trung, sôi động . Còn Mel cổ kính , buồn buồn ha . NTT thích quê hương thứ hai của mình cũng không lạ .nnk đã viết:mừng gặp lại st. vay là st mơi di Úc về hén.cảnh vật mùa đông nhìn bưồn bã giống bên Thuysi quá.NTT nói sydney đẹp hơn lý do là quê thứ 2 của hắn ở đó st à
Gởi tiếp ở đây chút tản mạn nước Úc đầu đông .
Tôi đi Úc ( cọp- pi tựa truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh )
Trời hãy còn lãng đãng khói sương lúc chúng tôi bước ra khỏi nơi làm thủ tục nhập cảnh . Cả đoàn có vẻ phấn chấn vì không bị lục lọi nhiều .
Hai ông béo đứng tại đầu ra hỏi hướng dẫn viên điều gì đó ( chắc là “ có mang thực phẩm cấm không? “ chứ chi – Mèn, coi bộ điều kiện đem hang hóa dzô Úc còn gay go hơn Mỹ, Can nhiều a!), xong cười tươi rói quay sang nói với ông kia “ are you happy ? “ , đoạn phẩy tay cho qua tuốt hết . Thế là đánh đồng hạng , “không” lẫn “ có” tôm khô , hải sản … đều chẳng phải kiểm tra kiểm soát gì , đỡ tốn thời gian chờ đợi , vì vậy giờ đi rong cũng nhiều hơn .
HDV tuyên bố chúng ta hên quá , vẫy cờ thẳng tiến xe bus 48 chỗ do bác tài Trung quốc điều khiển . Chuyến xe đưa chúng tôi về trung tâm thành phố .Melbourne - có diện tích gần 8000 km2 / 3,85 triệu dân ( so với SG : 2095 km2 / gần 10 triệu người ) nom cổ kính và thanh lịch với những ngôi nhà giữ nguyên vẻ cũ kỹ , cổ xưa … Đường phố ít xe cộ , dù băng ngang đại lộ chính rất nhiều cửa hàng thời trang cao cấp LV, Hermes, Gucci … hay lần bước trong vườn bách thảo rợp bóng cây - hiện thời đã ngả vàng, đỏ úa và rơi rụng vì nước Úc đang độ đầu đông , hoặc lặng người trước ngôi nhà thờ Patrick uy nghiêm , sừng sững . Nhóc than buồn , vì đã quen cuộc sống đông đúc, nhộn nhịp Xì Gòn .. Ngay mình cũng thế thôi , nếu cho sống luôn tại đây , hẳn cũng sẽ nhớ da diết dòng người xuôi ngược , những buổi sáng đầy nắng gió bên tách café Sỏi Đá cùng bè bạn … Thành phố tất bật nhưng người chẳng vội gì . Còn ở đây, bước chân sải dài vội vã , đèn xanh không dứt và chỉ dừng lại khi khách bộ hành bấm vào nút “ xin đường “ tại các giao lộ … Không khí thanh bình trong luồng xe cộ lướt ngang gấp gáp … Khá mâu thuẫn , phải không ?
Một nhóm nhỏ biểu tình trước tòa nhà quốc hội bang Victoria với hình ảnh và cờ quạt . Cảnh sát mỉm cười ngó lơ , xem như “ không biết – không nghe- không thấy “ , HDV sau mỗi đợt thuyết minh, diễn giải lại thòng thêm mệnh đề …so sánh : “ chả bù với nước mình “ , hoặc “Còn ở VN thì ngược lại “ vv. Chợt mỉm cười nhớ tới bài viết của một độc giả ( chắc là đảng viên gộc ) lên án và đòi cho nghỉ việc tất cả các tour guide lợi dụng văn minh xứ khác để …bôi bác đất nước mình ! Lạ thiệt , hễ nói đúng là …nói xấu sao cà ? Đâu riêng gì “ chú ta “ ,ngay đám khách lao xao này , mỗi lần nghe ngóng điều hay, đẹp, tự do dân chủ của thiên hạ cũng đều tấm tắt xuýt xoa , rồi chợt … ước gì !
Thích thú nhất trong chuyền đi lần này, theo tôi là trải nghiệm cảm giác ngồi xe lửa chạy bằng hơi nước ….kiểu Úc , chân đánh đu tòng teng ngoài cửa sổ , tay níu khung sắt , tay vẫy chào các nam phụ lão ấu rảnh rang trên cánh đồng, trong trang trại , hay trên chiếc xe hơi màu đỏ dừng lại ven đường …tươi cười , vẫy vẫy khách lãng du .Hầu hết nhân viên phục vụ trên các toa đều là người già , theo HDV thì là họ đã hưởng lương hưu , đủ ăn đủ mặc nên tình nguyện làm việc không công, tự tạo niềm vui cho mình và cho tuổi xế chiều của chính mình …Nói tới đây lại nghĩ ngay đến hai nhân vật trong đoàn : một bác 73 tuổi, được con cái trợ cấp đi tìm hiểu thế giới , một cô giáo đến hạn hưu trí , lấy du lịch làm lẽ sống ở đời … Họ giống nhau ở điểm nói nhiều, ăn uống vô tư , hồn nhiên tiêu tiền, hồn nhiêm mua sắm ở hầu hết các điểm ăn uống , công cộng, chợ búa dù không một chữ tiếng Anh lận lưng … Mấy phụ nữ cùng đi với gia đình không ngớt gợi chuyện, tìm đề tài trêu chọc họ, rồi sau lưng bĩu môi “ ơi trời, sao mà hâm thế , nhẹ lắm cũng chấm điểm ..bà đó tưng tưng! Nhóc thì thầm “ nếu nhà mình có ai giống vậy chắc con …xấu hổ chết đi được ! “_ Cầu nguyện đi cưng, biết đâu về già mẹ đổi tính ! Nhóc le lưỡi : con thích mẹ như bây giờ hơn ! Sao mà giống “ cái thằng cha mày quá ! “ ( xổ giọng bà già trầu ) … Lẩn thẩn nghĩ “ tại giống dzầy ai cũng ghét , hổng thèm chơi ..cha con bây hưởng trọn chớ gì ? “ … Ít khôn chưa !!!
Vào lúc sâm sẩm tối, chúng tôi được đưa đến khu phố đông người Việt sinh sống tên gọi Footscray . Nghĩ cũng tức cười : trong lúc các tiệm nội địa ra sức dùng tiếng Anh cho thương hiệu của mình , thì tại đây …nơi hầu hết thiên hạ xài tiếng Mẽo , các bảng hiệu Hạ Long, Nam Việt v.v.xuất hiện mỗi lúc một nhiều dọc theo con phố .
Bác gái khá trọng tuổi băng ngang , nhìn mẹ con cười cười hỏi thăm : phải Người VN , ở đâu sang ? .. Âm thanh sau đó nhuốm đầy vẻ thất vọng trước câu trả lời : từ SG . Bà ta tiếp tục hỏi “ thấy Melbourne thế nào, có vui không ?” ..và bảo tưởng cô từ USA đến ! “ … Chứng minh bình lựn của HDV tên Hòa dạo đi Mỹ hoàn toàn đúng :
“ Người Việt già ở Hải Ngoại cực kỳ không thích khách du lịch VN , bỡi quan niệm của họ là dân VN chân chính thì phải nghèo khổ, cực nhọc . Có tiền đi chơi chắc chắn phải là quan chức nhà nước ,chuyên xơi của đút lót , tham nhũng, hối lộ …”
Cũng may , không có phần mình trong đám sâu dân mọt nước ấy nha ! Thôi thì “ nhân tâm tùy mạng mỡ “ , ai muốn hiểu sao thì hiểu ..no star where …
Nhóc tấp vào Như Lan, định thử bánh mì thịt xứ người, rồi ngại ngần bước ra , trước đám đông xếp hàng dài dằng dặc . Mua có ổ mì sao khổ quá vậy ta ơi ? Thôi, nhịn!
Quán cơn mang tên quốc hoa VN - Sen - chiêu đãi đoàn bằng tô phở trung ( to chà bá - không biết tô đại đến thế nào nữa ) khó nuốt , do quá nhiều nước béo, mỡ màng . Thịt heo , bò bạc nhạc mỡ , gân chen lẫn với bao tử lợn xắt nhỏ .. hic , nhóc rủ mẹ quay sang cháp ly chè ba màu lót dạ . Thực đơn trọn gói : 8,5 AUD cho 1 tô và 1 soft drink kia kìa . Rẻ dzậy biểu sao ..ngon!
Khách sạn Mercure Welcome – nơi chút tôi ngừng lại cuối ngày để trút bỏ bụi bặm đường dài - chỉ ba sao , nên phòng ốc nhỏ híu . Hai chiếc giường đơn quá hẹp , dù vậy nhóc cũng hăng hái sà vào mẹ tìm hơi ấm, báo hại nguy cơ chạm đất tăng dần mỗi lúc về khuya , khiến mẹ phải đợi lúc chị ta pho pho ngáy … rón rén chuyển chỗ .
Buffet sáng bao gồm “ sandwich các kiểu “ ăn với trứng uýnh nhỏ hấp lên giống …xà bần , kèm xúc xích . Chẳng phải mình tôi khó tính ngồi dòm , xong ngán ngẩm quay ra đâu nghen . Hầu hết cả đoàn thà để bụng đói lên xe thẳng tiến trị trấn Ballarat đào vàng , còn hơn là thử món tây . Các du khách mắt xanh mũi lõ coi bộ dễ tính khi thản nhiên xúc đầy đĩa nào là thịt muối , xúc xích, trứng ..
Quê dzậy cũng đòi đi Tây , nhóc cười cười tự chế diễu mình , trong lúc chờ cơ hội ( HDV cho dừng chân hát karaoke ) tấp Mc Donald , Pizza Hut kiếm cái Ham hoặc bánh phô- mai trung 6 AUD / phần kèm nước uống – như vẫn thường dùng đối phó với bữa ăn Trung Hoa đầy món rau xào, canh cải khô nhiều dầu mỡ và nhạt nhẽo mấy hôm tiếp đó .
… Có vậy mới biết cảm ơn tổ tiên Việt đã phát minh ra món chấm , nêm đầy … quốc hồn quốc túy đậm đà , cùng hai chai mắm Nam Ngư thượng hạng và bịch ớt hiểm đỏ au mà HDV lúc nào cũng kè kè trong ruột tượng , nhằm phục vụ quý khách .
Mặc dù trước khi vi vu trên mây , tôi đã cẩn thận lướt web tìm hiểu sơ sài, biết Melbourne được chính quyền và người dân sở tại quyết chí giữ nó thành một TP văn hóa, nghệ thuật chuyên lưu giữ những kiến trúc lịch sử , nơi chứng minh sự hùng hồn cho tồn tại và phát triển của thổ dân , di dân v.v. nhưng cũng khá thất vọng trước thị trấn Ballarat hoang sơ cùng cỗ xe ngựa do bác xà ích đánh chạy quanh con dốc cùng mấy du khách nhí ( có lẽ là học sinh các trường cho đi du khảo ) ..Kinh dị nhất là trong quá trình lóc cóc “ cỗ xưa xe ngựa hồn thu thảo “ chú ta hồn nhiên rắc … đầy đường , không cần ai dọn dẹp cho nó ..natural ( xài nguyên văn lời Thanh Bạch – Xuân Hương trong hài kịch Những người thích đùa )
Một chiếc thang máy kiểu cổ đưa 28 người chúng tôi xuống lòng đất , chỉ với độ sâu 18m mà đã tối hù, nhỏ hẹp ( không biết ở mức 300m sẽ ra sao :extrawinke: ) . Ngọn nến - điện giả đèn cầy - leo lét soi vừa đủ bước chân quanh co qua không biết bao nhiêu là đường ngang lối tắt . Mèn , nhỡ lạc thì chít !
Trong lúc HDV trả bài làu làu như cháo chảy , trình bày thời đại hình thành , xuất xứ cũng như chủ nhân đầu tiên của mỏ vàng , bà con ta quay sang xầm xì …bình lựn với nhau nghe cũng thiệt chí ní : “ những nơi như dzầy nên dành cho dân xứ Cờ hoa, Cờ Lá .v.v cả đời chỉ ở nơi sang trọng, hong biết cái cuốc, cái cày ..chớ như đám tụi mình, ra Lèn Cờ , Nghệ Tĩnh v v …là thấy ngay mảnh đời cơ cực , có khi còn cực hơn ở đây ( 1851 ) ..mà khổ sở trong thời buổi hại điện , thứ gì cũng đi-gi-tồ mới thật sự là thảm thê ! … “
Thôi thì lỡ trót ..phải trét chớ sao . Lại lếch thếch chụp hình , rồi ba lô trên vai tham quan tiếp Warrook Cattle Farm …học cách xén lông cừu , vắt sữa bò , đi xe lô bồi ( làm nhớ đợt thực tập công ty dệt Thắng Lợi hơn 30 năm xưa quá cỡ ) …trong bầu không khí sặc sụa , ô nhiễm của đủ thứ mùi vị không tên …( hông dám diễn tả kỹ sợ bà con ..rét! ) .
Tiếp tục thưởng thức món tây với đĩa bò bít-tết , khoai nướng, đậu petit poi , carrot tỉa bông của trang trại . Nhóc hân hoan nói con thật sáng suốt khi chọn gà ( thay vì bò ) như mẹ và đồng bọn . :happy: ! Chả hiểu sao thiên hạ bên đây có thể ngon miệng với tảng thịt còn hôi rình mùi …bò , không tiêu , hành ớt tỏi như dzầy nhỉ ?
Rời bàn ra cửa . Cốc café mủ tại quầy tiếp tân để biển giá 5,5 AUD , nhắc nhớ ly café sữa tên gọi Latte ( nhớ đọc La-tê nhé .. hi hi ) năm nào uống thử tại Đức ( hơn 3 đô ) đã than trời trách đất um sùm …với Nẫu .
Giá cả sinh hoạt tại nước Úc xem ra còn đắt đỏ hơn cả châu Âu, Mỹ nhiều : Bịch chocolate nhỏ híu hồi nẳm chụp lợi ..rên , cũng đâu thấm ngứa gì với cái “ siêu bé “ mà nhóc nhấm nháp trên đường , lúc HDV cho đoàn tấp xưởng súc cù là đảo Phillip tham quan trước khi ra biển xem gần 500 chú chim cánh cụt ( loại chỉ trên 3 tấc cao ) về chuồng .
Bãi biển xám ngắt, từng cơn gió lướt ngang ngọn bạch đàn ( quốc …cây xứ Kangaroo ) đang oằn mình rên xiết . Tại đây cấm chụp ảnh , quay phim ..Đâu đâu cũng có biển báo nhắc nhở quý khách dòm xuống dưới xe đề phòng dậm nát bét iem ..cánh cụt long rong .
Từng nhóm nhỏ chim cánh cụt bắt đầu ngược sóng trở về tổ trong lúc hoàng hôn xuống dần, biển sóng hòa lẫn vào nhau thành tấm màn đen kịt . Bước chân lũn cũn xinh xinh của chúng lôi kéo đoàn lữ khách Âu- Á , Tùng Của , Nhật v.v. lũ lượt theo sau .
Khu phố Tàu – nơi duy nhất tại MelBourne sáng đèn , nhộn nhịp mua bán tầm sau 17g chiều – là nơi HDV rủ rê bà con sắm sanh quà lưu niệm . Chúng tôi bước vào một tiệm và thú vị phát hiện chủ nhân lẫn cô bé phục vụ đều thuộc phe mình . Dĩ nhiên, khi chúng tôi là nguồn thu của họ, cách đối xứ nhã nhặn, niềm nỡ hơn nhiều so với ánh mắt khó đăm đăm dõi theo bữa nọ . May mắn thay , trong nhóm chúng tôi không có ai là người Bắc . ( Nếu không còn bị " liếc " nhiều hơn )
… Đất trời vẫn tăm tối , hoang vu ( tả tình tả cảnh xíu ) lúc chúng tôi thu xếp hành trang rời thành phố cổ kính buồn bã có tên gọi Melbourne . Xe lướt êm qua mấy pho tượng bằng sắt hình thù kỳ dị nhưng đầy tính nghệ thuật . Tiếc , bác tài phóng lẹ ( tranh thủ giờ chưa kẹt đường ) nên tôi không kịp thu giữ vào máy khoảnh khắc yên bình .
Nhóc kéo gỗ bên tai , bù giấc ngủ bị phá lúc tờ mờ sớm . Bên ngoài , mưa lất phất rơi , mưa lay bay nối dài , làm nhớ chút gì đã xa … Một ngày cuối tháng tư châu Âu lạnh lẽo … Giọng hát QD nghe vẫn thiết tha “ lòng tôi tựa viên đá sầu , trăm năm hay ngàn năm , khổ đau với tình yêu em ” … DT không reo ( đâu cho số mà biểu ..reng ) nên còn biết làm gì hơn là nhắm mắt đưa hồn về lại tháng ngày ấm êm xưa cũ ...
Lại làm thủ tục lên máy bay , và đợi . Trong lúc ..chờ , tia mắt ngó chung quanh . Thấy “ ngạc nhiên chưa “ ( xài ngôn ngữ quảng cáo ) trước một quý ông complet , cravat lịch sự, chễm chệ một mình ba ghế ( ngồi một, hành lý một , laptop một ) điềm nhiên tọa thị trước gia đình Tây gồm ông chồng địu đứa bé đỏ hỏn bọc trong tã , cô vợ xanh lét mới sinh và bà nội ( ngoại ? ) già quắt đứng bên .
Dẫu không lạ với lịch sử hình thành – tổ tiên người Úc hiện nay đa số là tù nhân đi đày từ quốc mẫu Ăng-lê - nhưng phớt tỉnh kiểu này sao có vẻ nhẫn tâm , vô cảm quá chừng chừng đi hén! Lôi điện thoại chộp phát làm bằng chứng , nữa mai mốt ..bức xúc dùm bố trẻ ..
Ha ha , về nhà dòm hình, thấy phục sát đất “ chồng tây “ ha, vừa vỗ cái lơ mông ru con vừa cho ăn sữa . Rành 6 câu, điệu nghệ không thua chị em nhà mình … Xem chừng cánh phụ nữ Tây may mắn, giống loài quốc ..chim Emu -có trên quốc huy nước Úc quá đi thôi ..Đẻ xong giao nguyên ổ trứng cho đực rựa chăm bẵm , nâng niu , săn sóc hơn năm trời ..Còn mẹ ư ? Thảnh thơi đi tìm chú Emu son rỗi khác , tiếp tục công chiện duy trì nòi giống !
Cụ Ng Công Trứ xưa mà biết điều này , hẳn đã điều chỉnh lời ước kiếp sau “làm cây thông đứng giữa trời mà reo “ thành “ được làm Emu cái xứ Kan ga rồ “ cho mà xem ..
...
Mặc dù nhiệt độ trong iphone chỉ từ dưới 0 đến 4 độ tại Canberra , nhưng khi chúng tôi dừng xe bus đúng ngay tòa nhà quốc hội - thủ đô xứ chuột túi . Ánh nắng đã chan hòa, da trời xanh ngắt , trong veo ..khung cảnh đẹp tuyệt đến lay động lòng người . HDV tiếp tục trả bài với nhóm về lịch sử , cuộc tranh giành quyền đặt thủ đô của các bang lớn trên đất nước bao la này .
Mở ngoặc xíu để ..khen , bỡi kể từ khi biết tung tăng ba lô theo đoàn , đây là lần đầu tiên tôi gặp được thanh niên đầy nhiệt tình, tận tụy đến thế . Mỗi buổi tối, trong thời gian mua sắm tự do , Hiền ( tên tour guide ) luôn hăng hái rủ ren , hướng dẫn các Hai Lúa đi bộ , vòng vèo quanh mấy con phố bán đồ giá thấp , hoặc nếu chẳng mua gì cũng tranh thủ dạo phố đêm , xem pháo hoa, rước đuốc … Trong khi HDV các đoàn khác tranh thủ dịp không phải “ nói cười “ để nghỉ ngơi sớm . Câu nói cửa miệng của chàng luôn luôn là “ ở đây, Hiền là người thân duy nhất của cô bác anh chị, nên cần gì, thích đi đâu, cứ a lô cho Hiền ! “ … Và cũng bỡi đi nhiều như vậy , cuộc sống tiếp nối chuỗi ngày bao gồm 4 chữ B :
“ bước lên máy bay, lên xe bus , bước vào khách sạn và bước dzào toilet “ nên không lạ khi đa số HDV nam trên 30 tuổi vẫn sống đời độc thân. Ai chẳng may tra tay vào ..cùm xong là lập tức chuyển nghề ( nếu không muốn bị vợ bỏ- lời của một HDV khác đó nha ! ) ..
Tham quan thượng viện, hạ viện nước Úc xong mới thấy tội cho dân ngu khu đen bên mình, thấp cổ bé miệng và bị đàn áp đủ kiểu, đủ cỡ … Chắc lưỡi chắc tai, than thở mãi cũng thừa ..Sau khi gửi túi xách, máy quay vào dòm hạ viện tranh cãi vài phút, chúng tôi trở ra …thăm Bảo Tàng chiến tranh cách đó không xa . Bác tài hôm nay – do sinh sống tại Sydney , xuất phát một hơi từ 4g sáng đón đoàn ở phi trường - nên phải cầu cứu cái GPS . Ổng trung thành với sự chỉ dẫn phát sợ , bảo tàng lấp ló gần sát bên , đoạn đường có chút xíu mà cứ là “ tít mù nó chạy vòng quanh “ . Cũng may , bà con ta chả ai thú vị với đánh đấm nên để mặc ổng tha hồ lăn bánh qua công viên, bãi đậu xe thành phố trước khi chạy tọt vào hầm gửi , cho chúng tôi tận mục sở thị hết súng ống, đạn dược , lại cúi đầu mặc niệm trước nấm mồ chiến sĩ vô danh !
Túi xách , ba lô mang đi gửi .Nụ cười lịch sự luôn đi kèm câu nói How are you xuất phát từ các nhân viên – tại khắp những điểm chúng tôi có dịp ghé qua . Làm du lịch phải như dzầy mới được ! Chỉ có Singapore và Úc châu là hai nơi tôi nhìn thấy được vẻ hiếu khách, niềm nở trên môi người kinh doanh ngành công nghiệp không khói . Lại lẩn thẩn …ước gì !!!!
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến hồ Burley Griffin - có chu vi khoảng 25 km nằm ngay giữa thủ đô Canberra . Tuy mang tiếng thủ đô nhưng đó là một thành phố khá vắng vẻ ( xếp vị trí thứ 8 trong nước ) , được chính phủ thuê của bang New South Wales , nhằm thoát ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền trở thành thủ đô nước Úc của hai thành phố Sydney và Melbourne hồi nọ .
Canberra ( theo tiếng thổ dân - nghĩa là nơi tụ tập ) nằm cách Sydney gần 300 km , cách Melbourne trên 600 km , có diện tích 2.358 km2/339.750 người , trong đó khoảng 4.000 dân Việt sinh sống ( theo thống kê năm 2007 của Aus )
Và cũng chính vì , đây là vùng đất thuê , quyền sở hữu chỉ được công nhận trong vòng 99 năm, nên có vẻ dễ hiểu khi dân cư tại đây đa phần là quan chức , công chức – tức những người bắt buộc phải sinh sống và làm việc ngay tại thủ đô hành chính .
Toàn bộ kiến trúc của Canberra và Hồ Burley Griffin là do kiến trúc sư Burley Griffin thiết kế - vào khoảng năm 1913 - dựa theo phong thủy đàng hoàng . Để thủ đô sau khi tựa lưng vào hai ngọn núi Mount Ainslie - Black Mountain thì có hồ nhân tạo điều hòa khí hậu , và là nơi để băng tuyết – qua mùa đông tan chảy có nơi chốn đi về .
Thế nhưng sau thế chiến thứ nhất , tài chính quốc gia đang hồi cạn kiệt . Chính quyền yêu cầu sửa đổi thiết kế ( đục bỏ phần hồ ) , ông BG không hài lòng rời nước Úc sang Ấn Độ sinh sống .
Mãi đến 10 năm sau , hồ mới được khởi công , đào vét trong vòng 3 năm thì hoàn thành ( do vị toàn quyền sở tại quyết định thực hiện . Ông này từ chối dùng tên mình đặt cho hồ nước trong xanh này và đề nghị giữ nguyên tên của người thiết kế ra nó . )
May mà có ổng, nếu không Canberra giảm hết 50% thơ mộng rồi hen !
Khi chúng tôi ghé thăm , trời đã bước sang xế chiều , nhưng tháp phun Captain Cook cao 147 m vẫn chưa có tí nước nhỏ giọt ( quy định từ 2g mỗi ngày sẽ có cột nước phóng thẳng lên trời ) .
Hướng dẫn viên đùa : « hôm nay Canberra cúp điện « , xong kể một hơi vị thuyền trưởng huyền thoại James Cook - người có công khám phá ra Châu Đại Dương , vẽ bản đồ và xác định Úc đại lợi thuộc quyền sở hữu của Anh quốc . ( Cũng chính vì công lớn đó mà người ta dựng nên tháp tưởng niệm này . )
Bầu trời xanh , nhưng cũng chưa nhằm nhò gì nếu đem so sánh với nét sâu thẳm , mê hồn của lòng hồ .. Du khách tha hồ nằm ngồi tạo dáng chộp ảnh , hoặc sánh vai nhau lững thững ngắm trời mây, non nước hữu tình . Cảnh sắc mênh mang , thật thích hợp cho những ai hấp ... honey moon hoặc đang trong thời kỳ trăng mật ...
Mẹ rủ con chộp hình, nhưng nhóc cứ né né , và chỉ vui lòng làm phó nháy giúp bà già . Rõ hoài công đi . Ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không chịu lưu giữ khoảnh khắc, mai mốt mất công chắc lưỡi như ..thạch sùng ! Lời hăm he , dỗ dành của mẹ không suy suyển lung lay ý chí sắt đá của cô nàng, do vậy mớ ảnh chộp lén chỉ toàn là nghiêng nghiêng đứt khúc ... Đáng đời !
Nhớ khi xưa , tôi cũng từng giống nhóc – nghĩa là quay lưng với hình ảnh cá nhân, sau khi được cậu út khai sáng : « Muốn xem phong cảnh , ta chỉ cần vào google gõ mấy chữ là sẽ có vô số hình do phó nháy chuyên nghiệp thực hiện . Chỉ có ảnh của mình mới là ..độc nhất vô nhị «
...kể từ ấy thay đổi ti vi ( tư duy ) - đến đâu cũng ráng nhe răng cười khì mấy phát đặng lưu vào ..bộ nhớ máy vi tính nhà mình ...
....Chúng tôi tiếc nuối rời Hồ Burley Griffin , để dạo một vòng thăm các sứ quán . HDV chỉ tay vào từng ngôi biệt thự nhỏ xinh giới thiệu nào là tòa đại sứ Sing, lãnh sự quán Ả Rập, Hy Lạp , Pháp , Thổ v.v. Bề thế nhất, chiếm nguyên một ngọn đồi là của Uncle Sam , sau đó tới anh ba Tàu ... Dòm hoài không thấy lá cờ đỏ sao vàng , chưa kịp thắc mắc thì tển đã nói ngay « vì lý do tế nhị , lãnh sự quán VN phải nằm lùi sâu cách đó 2km « ..Mèn , VK Úc nhà ta hăng say chống cộng đến thế thì thôi !
Và cũng thật thiếu sót , nếu chấm hết bài viết như trên mà không nhắc đến thành phố trẻ trung , xinh đẹp đầy sôi động : Sydney , khi mà thời gian lưu trú của chúng tôi chiếm hết một nửa ở đó .
Khách sạn Travelodge – nằm ngay trung tâm TP - đón chúng tôi khi đã quá giờ cơm tối từ lâu . Bữa ăn Tàu vừa qua không làm ai ưng bụng nên đêm hôm đa số phe mày râu bước sang mini mart kế bên kiếm tô mì ly Gấu đỏ .
Nhóc thì đã lửng bụng với bánh nhân táo nên hăm hở bấm thang máy về phòng . Lủ khủ hành lý , đám Hai Lúa Việt trở thành đề tài cho ông tây bà đầm chỉ trỏ mỉm cười , lúc dòm các Lúa lúng túng không biết cho thẻ vào thang máy để được phép lên lầu . Nhóc ra tay nghĩa hiệp khi thấy phe mình hết đóng cửa vào lại mở cửa ra mà hong nhúc nhích được miếng nào . He he , Lúa ta chỉ hơn dân du lịch Tào một xíu thôi !
7g30 sáng mỗi hôm, HDV đều gọi điện thoại từng phòng báo thức – cho bà con buffet xong , dạo quanh tí xíu trước lúc lên xe – Nhưng với tôi thì không cần, cứ tầm 3g sáng Úc ( 12g khuya VN ) là hai mắt ráo hoảnh , lăn qua trở lợi chờ mặt trời mọc .
Ngắm nhìn thành phố vẫn còn chìm trong sương mù , xong quay sang ngó nhóc khò say sưa mà phực cái mình gì đâu ! Nhưng cũng nhờ vậy mà hai mẹ con chưa bao giờ là nỗi phiền lòng của đoàn - do không phải chờ đợi phút giây nào ..he he ...
Nói tới đây lại nhớ hai mẹ con xinh đẹp, trẻ trung từ phố biển Nha Trang vào SG tham gia tour Úc . Chính vì trẻ trung, diện đẹp nên hôm nào đoàn cũng mất 10 phút ca bài « giờ này em ở đâu , Sài Gòn Bến Hải hay Cà Mau ...? « ...
Tại Sydney, chúng tôi được trải nghiệm cảm giác Yomost ( bị ảnh hưởng nặng của quảng cáo trên tàng hình ) khi ngồi trong máng từ đỉnh Blue Mountain trượt xuống lòng thung lũng Jaminson - với mức nghiêng 52 độ . Nhóc hoảng sợ níu chặt tay mẹ , lo bà già bị rớt ra khỏi ghế ( ngồi phía không được che chắn ) . Những tiếng hét theo phản xạ tự nhiên vang lên trong suốt mấy phút trượt dài vào bến đỗ ... chỉ thật sự hoàn hồn lúc leo lên khỏi hai đợt cầu thang , đi về phía con đường gỗ quanh co thẳng vào khu rừng nguyên sinh .
HDV tiếp tục chỉ tay sang hướng 3 tảng đá sừng sững ( không giống hình cô gái xí nào ) kể lể sự tích Núi Ba Cô và vị tù trưởng – vì lỡ tay đánh rơi cây đũa thần , phải ngậm cười nhìn cục cưng hóa đá suốt đời ...Chợt tiếc lúc nãy đã không ráng bon chen , tranh đua với nhóm du khách Tào , sánh vai chị cả đen nhẻm dưới chân núi chộp một phát , làm kỷ nghệ mai sau .
Giờ thì đã muộn, chỉ biết lê tấm thân già theo HDV, mong sao lúc trở ra đỡ hồi hộp, thót tim hơn một xíu ... He he , cầu được ước thấy . Chiếc cáp treo lững thững trôi lại gần khi chúng tôi khăn gói ra khỏi lối mòn . Cơ trưởng chào đón đoàn bằng mấy câu tiếng Việt bập bẹ « Xin chào các bạn « sau trả lời : VN - đáp lợi « where are you from ? « của trưởng đoàn mình .
Trước khi tạm biệt ông ta còn cười toe toét vẫy vẫy tay " Xin chào VN và hẹn gặp lại " ... mới dzách lầu chớ!
... Vòng trở lên vì thế dễ dàng, thuận tiện và thong thả hơn nhiều . Chúng tôi phóng tầm mắt ra khoảng không gian bao la , nhìn lần cuối dãy Blue mountain hùng vĩ rồi từ từ xuống núi , từ giã thị trấn Katoomba hoang vu - nơi hằng năm đón không biết bao nhiêu du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về ...
Và mặc dù đã xa thời hăm hở khám phá từ lâu , chúng tôi bỗng trở thành .. con nít khi theo chân HDV bước vào khu bảo tồn thú hoang dã châu Úc ngắm chuột túi , gấu Koala , Chim Emu , chó chăn cừu . Thật bái phục gia đình 4 người đi cùng, chỉ ở khu bán đồ lưu niệm, họ tiêu tốn hơn 500 AUD cho bầy thú nhồi bông , móc khóa , áo thun v.v. Những thứ mà sau khi lỉnh kỉnh tha về, bạn chẳng biết làm gì ngoài việc xếp xó vào tủ ..
Đối với những tín đồ mua sắm như thế này, chuyện dạo chơi trên thuyền ngắm cảng Sydney , tham quan nhà hát Opera hoặc lên tháp truyền hình nhìn toàn cảnh TP trở nên vô nghĩa . Hai ngày sau nhóm chúng tôi thiếu vắng hai gia đình : HDV thả họ tại khu phố chuyên trị hàng hiệu cao cấp WestField rồi đưa đoàn đi lòng vòng , hoàn thành sứ mệnh lịch sử công ty giao phó - trong lúc thời tiết xấu dần rồi đổ mưa .
Điều an ủi là tuy mưa thì mưa, nhiệt độ nơi đây vẫn ấm áp, dễ chịu và bà già tôi có cơ hội trút bỏ áo khoác, áo len để phong phanh dưới lất phất mưa phùn chộp ảnh , tận tay sờ ngắm " con sò « - địa danh nổi tiếng khắp năm châu bốn bể là đây ...
Một thú vị nữa : là , có dự buffet trên chiếc phà xuôi dòng tách bến cùng Tây - dùng bữa trưa , hoặc vào Buffet Garden của casino - xơi bữa tối ..mới thấy khả năng ẩm thực dân mình thật là bé nhỏ, chả thấm ngứa gì so với họ . Chúng tôi hết tròn mắt ngắm đĩa bánh ngọt tráng miệng đầy tú hụ mà ông cao kều kia vừa bưng khỏi quầy bánh trái , lại hốt hoảng dùm cái bao tử của bà nọ lúc trông thấy bả hay tay hai đĩa tôm luộc chất cao ,đĩa hàu sống vắt tiêu chanh rề rà bước tới bàn ... Lợi ... Ước gì mình có cảm giác ngon miệng như thế nhỉ ?
Giá net của khách sạn Úc là 10 AUD / ngày . Nhưng do thời gian di chuyển trên đường của chúng tôi nhiều hơn nằm tại phòng ở , không ai dại dột xài sang ...kiểu Úc . Tôi cũng giống thiên hạ, theo lời khuyên của HDV sắm cái sim DT 30 AUD - để có trong tài khỏan 360 đô Úc ( khuyến mãi bạo hen ) sau đó gọi về nhà nghe tc tả oán nỗi niềm thay mẹ một ngày phục vụ cún 3 bữa ăn, quét dọn chùi nhà và mong hai MẸ CON như trẻ nít mong mẹ về chợ ..
Còn lợi chút đỉnh mo-nì dùng để lướt web , kiểm tra thư ... Net úc chậm rì, chỉ cho coi mà hong cho gửi, nên Ta bỗng thành người Câm - kể từ lúc sẩy nhà ra ngõ ...
....Những ngày du lịch qua đi, cảm giác dễ chịu trong tôi vẫn còn - do nụ cười thân thiện trên từng cây số mang lại . Sự hiếu khách của các nhân viên đây đó bắt gặp đủ làm tan đi tiết trời âm u giá lạnh mùa đông nước Úc ... Và vì du lịch xứ người quả là hao bộn , cho nên cái sự nhẩm tính quy đổi một cách tự nhiên giữa tiền đô và tiền Việt được nhanh chóng cho qua (nếu không muốn lúc nào cũng phải loay hoay tiếc )./.
Cám ơn chị HN chịu khó gõ cho mọi người du lịch ké.
Nhớ hồi LT đi New Orleans, cô hướng dẫn viên địa phương nghẹn ngào xúc động dẫn tới nơi xảy ra bão Katrina kể về thảm họa ở đây, thì đoàn Việt Nam lại ngáp ngắn ngáp dài: "chuyện bão lụt là chuyện thường hàng năm ở VN. Có gì lạ đâu chứ! "
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
LT nói thiệt tình thiệt ha...ha....
NTT cảnh đẹp quá ,ngày hôm nay MX đi rảo xa ở tiểu bang Calgary ,gặp bạn du lịch ở xa giống như mình ở Úc Châu qua ,cô này ở chỗ đó đó ...he...he.MX có nói chuyện xã giao về Úc,cô ta nói nhiều lắm ...nhưng mà vẫn khen Calgary là nhất
NTT cảnh đẹp quá ,ngày hôm nay MX đi rảo xa ở tiểu bang Calgary ,gặp bạn du lịch ở xa giống như mình ở Úc Châu qua ,cô này ở chỗ đó đó ...he...he.MX có nói chuyện xã giao về Úc,cô ta nói nhiều lắm ...nhưng mà vẫn khen Calgary là nhất
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
Chị HN nè ,chị kể tới đoạn ngồi trên cáp treo để lên núi sao giống Mẹ con E quá chừng luôn hi..E thì sợ muốn rớt tim ,lên đó ngồi chỉ có nhắm mắt trong khi mấy nhóc kêu "Má ơi đẹp quá nhìn xuống vô cùng đẹp ,chụp hình cảnh đi Má ơi "trong khi Má nó ko dám mở mắt ....cho đến khi gần tới xuống dần làm gan mở mắt ra bấm vài cái hình ....tụi nhóc nhà cừ quá chừng ,xuống nơi chọc Má nó "Má sợ lọt xuống "
Tô phở bự sư giống bên Houston rủi Chị ,Em mà ăn 1 tô là uống một viên thuốc tiêu đó
Thịt bít Tết gì đó tụi Tây nó ăn như vậy đó ,ăn chín hết thì tụi nó cho khác đó hi...hi....chị rút kinh nghiệm nhé ,nếu ko thích ăn thì đừng ăn nhé vì nó làm ko chín đó .Gia đình em ko bao giờ ra ngoài ăn mấy món này ,chủ yếu mua thịt về em làm theo cách của mình cho mấy nhóc ăn ok hơn chị à .Mình đi xa ăn ko quen ăn đau bụng đó chị
Tô phở bự sư giống bên Houston rủi Chị ,Em mà ăn 1 tô là uống một viên thuốc tiêu đó
Thịt bít Tết gì đó tụi Tây nó ăn như vậy đó ,ăn chín hết thì tụi nó cho khác đó hi...hi....chị rút kinh nghiệm nhé ,nếu ko thích ăn thì đừng ăn nhé vì nó làm ko chín đó .Gia đình em ko bao giờ ra ngoài ăn mấy món này ,chủ yếu mua thịt về em làm theo cách của mình cho mấy nhóc ăn ok hơn chị à .Mình đi xa ăn ko quen ăn đau bụng đó chị
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: SYDNEY - THÀNH PHỐ CẢNG
công nhận st viết ký sự dễ như...ăn mì gói.nnk mà viết 1 bài dài vậychắc phải mất đến nửa tháng.
Nghĩ lại thấy bức xúc giùm st. có tiếng mà kg có miếng. con nhà lương thiện mà cứ bị nghi là con ông cháu cha, bốc lột của dân để đi...du lịch thx bài viết hap dan của st
MX đi canada nhớ lóc cóc cho mọi người đọc nha MX
Nghĩ lại thấy bức xúc giùm st. có tiếng mà kg có miếng. con nhà lương thiện mà cứ bị nghi là con ông cháu cha, bốc lột của dân để đi...du lịch thx bài viết hap dan của st
MX đi canada nhớ lóc cóc cho mọi người đọc nha MX
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Trang 1 trong tổng số 2 trang • 1, 2
Similar topics
» Khi Phụ Nữ phô trương thanh thế
» Ơn Nghĩa Sinh Thành
» Thơ phổ nhạc của Thanh Tâm Tuyền
» Nữ Danh ca Thái Thanh vừa tạ thế
» Chào Mừng TH Đến Với TTG
» Ơn Nghĩa Sinh Thành
» Thơ phổ nhạc của Thanh Tâm Tuyền
» Nữ Danh ca Thái Thanh vừa tạ thế
» Chào Mừng TH Đến Với TTG
Trang 1 trong tổng số 2 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47