Thân phận con người
+14
mùa xuân
AnhSaoDem
chiều hoang
Linh
nnk
Tho Ngoc
Thi Mau
Huong ngoc
Lôi Vũ
Cuội
gia khanh
hoang
Hoàng Lão Tà
huuhoi
18 posters
Trang 6 trong tổng số 9 trang
Trang 6 trong tổng số 9 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Re: Thân phận con người
bơỉ vậy chinh chị thật là phiền chính e dù so cũng đỡ hơn HH hen
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Hì hì,
Cuộc đời vô tình cứ cuốn phăng, lôi ta theo! Nhiều lúc nhận ra rằng mình chẳng thể làm chủ đời mình! Chợt ao ước một cái gì thật bình dị, tầm thường...
Nhưng rồi... sao nữa??? Liệu cái bình thường yên ả đó có thể theo ta, giữ cho ta thanh thản tới cuối đời??? Chắc là không rồi.
Thôi thì bắt chước ns Trịnh Công Sơn: XIN CHO TÔI (nhưng) XIN CHỈ MỘT NGÀY
(bởi vì cứ "xin cho tôi ... một góc này chỉ biết rong chơi" thì chắc chỉ có nước đi ăn mày! )
Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mồ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi
Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Để bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời
Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hoà bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn dòng máu trong tim anh
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em
Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
Xin cho tôi quên phận tù đày
Xin cho tôi là thoáng rượu cay
Xin cho tôi xin cả cuộc đời
Một hôm nào trẻ hát trong nôi
Xin cho tôi xin chỉ một ngày.
Cuộc đời vô tình cứ cuốn phăng, lôi ta theo! Nhiều lúc nhận ra rằng mình chẳng thể làm chủ đời mình! Chợt ao ước một cái gì thật bình dị, tầm thường...
Nhưng rồi... sao nữa??? Liệu cái bình thường yên ả đó có thể theo ta, giữ cho ta thanh thản tới cuối đời??? Chắc là không rồi.
Thôi thì bắt chước ns Trịnh Công Sơn: XIN CHO TÔI (nhưng) XIN CHỈ MỘT NGÀY
(bởi vì cứ "xin cho tôi ... một góc này chỉ biết rong chơi" thì chắc chỉ có nước đi ăn mày! )
XIN CHO TÔI
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1965)
Trình bày: Lệ Thu
Sáng tác: Trịnh Công Sơn (1965)
Trình bày: Lệ Thu
Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mồ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi
Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây
Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời
Để bao giờ trời đất yên vui
Xin cho tôi xin lại cuộc đời
Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hoà bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn dòng máu trong tim anh
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em
Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài
Cho tôi nghe lời hát cỏ cây
Xin cho tôi quên phận tù đày
Xin cho tôi là thoáng rượu cay
Xin cho tôi xin cả cuộc đời
Một hôm nào trẻ hát trong nôi
Xin cho tôi xin chỉ một ngày.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Xin nhiều dzậy hèn chi sắm cái ca bự chảng
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Thân phận con người
Hổng biết có ai cho gì không ?
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Tản mạn ...
đọc chơi:
Lịch sử nhân loại cho thấy ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện trên trái đất, con người đã mang lấy muôn ngàn khổ đau. Khổ vì phải đương đầu với hàng trăm thú dữ xung quanh. Khổ vì phải lang thang nay đây mai đó để hái lượm các trái cây, hoặc lượm các con sò, con ốc để nuôi thân.
Con người đã ngơ ngác trước cảnh trời đất bao la và cảm thấy mình chỉ là những bọt bèo trôi nổi vì quá ư nhỏ bé và cô đơn. Thêm vào đó, những thay đổi đột ngột xảy ra trong thiên nhiên nào là những trận cuồng phong, những cơn bão táp, những trận lụt, những cơn động đất v.v... làm cho con người cảm thấy bất lực trước các tai họa của trời đất mênh mông này. "Đời là bể khổ" hay "nước mắt của chúng sinh trong muôn ngàn thái dương hệ là còn nhiều hơn nước trong bốn bể đại dương." Câu nói trên của đức Phật Thích Ca trong bài thuyết pháp đầu tiên về Bốn Sự Thật (Tứ Diệu Đế) tại vườn Ba La Nại quả thực đã bao trùm mọi nỗi thống khổ đang đè nặng trên kiếp sống của con người. Nhìn những người đã chết, và những ai chưa sinh rồi nhìn lại thân phận bé bỏng và quá ư giới hạn của mình, con người đã phải rơi lệ khi đứng trước vũ trụ đầy bí mật này:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi lệ hạ.
(Thi sĩ Trần Tử Ngang)
(Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa tới
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn dòng lệ).
Vì tầm hiểu biết rất giới hạn nên con người đã không hiểu được gì về các hiện tượng trong vũ trụ này. Người tiền sử đã không biết gì những tai ương đang xẩy ra mà chỉ hoài nghi, thắc mắc rồi sinh ra sợ hãi. Làm thế nào họ cắt nghĩa được tiếng sét đã đánh gẫy cây cổ thụ trên ngọn đồi cao? Làm thế nào họ tiên đoán được những tai họa như lụt, bão đã giết chết đến hàng ngàn thân nhân của họ? Ai đã gây ra cảnh tang tóc nầy? Tất cả đều do các thần linh hay một đấng siêu nhiên nào đó đã giáng xuống những khổ đau thê thảm này cho loài người. Thần linh hay một đấng tối thiện nào đó muốn gì thì loài người đành cúi đầu lãnh chịu.
"Cho hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân,
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao."
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Tất cả khổ đau đều do ông Trời tạo ra. Trời đã tạo dựng nên loài người làm gì để họ phải chịu muôn ngàn điêu linh tang tóc. Càng nghĩ đến thân phận mình, con người càng cảm thấy đau xót:
"Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Ông Trời quyết định mọi chuyện trên trần thế.
"Quyền họa phúc Trời tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Vì cảm thấy bất lực, cho nên con người sinh ra chán nản, ngao ngán cho thân phận làm người. Cuộc sống đôi khi thực là vô nghĩa. Đời sống chẳng qua chỉ là một giấc mộng dài với bao cảnh đắng cay, vinh nhục. Ta đã từ cát bụi đến và chung cuộc cũng chỉ vùi chôn trong lòng đất lạnh với năm tháng quạnh hiu.
"Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Con người khổ vì có thân. Chính Lão Tử, một hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch cũng đã từng nói:
"Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân.
Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu."
(Đạo Đức kinh)
Nghĩa là tôi sở dĩ có nhiều khổ đau to lớn như thế này là vì tôi có thân. Nếu như tôi không có thân này thì làm gì có đau khổ!
Thực vậy, phước đức thì không đến đều đều, nhưng tai họa thì cứ dồn dập (Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí). Rõ ràng ta chỉ là một tên nô lệ cho thân xác ta và ta bị muôn ngàn khổ lụy cũng chỉ vì thân xác này.
"Nghĩ thân mà ngán cho thân
Một thân mang lụy mấy lần chưa thôi."
(Cao Bá Nhạ)
Không cần phải chờ đợi cho đến khi ta khôn lớn biết đời, rồi mới nhỏ xuống hai hàng lệ thảm, mà ngay khi mới lọt lòng mẹ ra chào đời, tất cả chúng ta đều đã khóc. Tiếng khóc oa oa báo nguy cho biết trước rằng cuộc đời sẽ không có gì tươi đẹp mà sẽ đầy mọi nỗi thảm sầu:
"Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra.
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trắng răng đến thuở bạc đầu
Tử, sinh, kinh, cụ lần ngu mấy lần."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Thực vậy, nếu như cuộc đời là một thiên đường đầy hoa thơm, cỏ lạ thì tại sao lúc mới ra chào đời, tất cả mọi người sao không cười đi?
"Thoạt mới sinh thì đà khóc chóe
Trần có vui sao chẳng cười khì?"
(Nguyễn Công Trứ)
Con người quả thực đang mang lấy vô vàn khổ sở. Nhưng theo Phật giáo, tất cả mọi nỗi thống khổ đều do chính nghiệp lực của con người tạo ra.
"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa."
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Khổ là một sự thật của cuộc đời. Theo Phật giáo "Khổ", tiếng Pàli là Dukkha, là mang tính chất tương đối, giới hạn, tức là không có gì là vĩnh viễn và tuyệt đối. Như vậy, trong Khổ còn có niềm vui, có niềm hy vọng và khổ với một giới hạn nào đó. Cổ nhân có câu "Lạc cực sinh bi, bi cực sinh lạc" tức là vui đến tột cùng thì sẽ có buồn; buồn đến tột cùng sẽ có vui. Hạnh phúc nào cũng kèm theo cái khổ và trong đau khổ sẽ hàm chứa hạnh phúc. "Hoa hồng nào cũng có gai, nhưng trên gai còn có hoa hồng". Nhưng ta phải biết tìm mọi cách để thoát khổ, đó mới là điều tối ư quan trọng. Phải khách quan để nhận xét, ta thấy rằng về đời sống vật chất, con người ngày nay đã làm giảm bớt rất nhiều nỗi thống khổ. Kể từ ngày tìm ra lửa thì nhân loại đã từ từ giải thoát được cảnh tối tăm man rợ. Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến vĩ đại trong lịch sử tiến hóa của loài người vì lửa đã chấm dứt cảnh ăn tươi nuốt sống của người tiền sử. Song song với việc biết xử dụng lửa để nấu ăn, cộng thêm vào tinh thần siêng năng lao động, óc tò mò để tìm hiểu, con người ngày nay đã tiến bộ vượt bực hơn tổ tiên của họ. Ngày nay khoa học và kỹ thuật hiện đại đã biến con người từ một sinh vật bị thiên nhiên đe dọa thì nay chúng ta đang chinh phục lại thiên nhiên. Con người đã đặt chên lên mặt trăng, đang thám hiểm Thổ tinh, và đang khám phá các hiện tượng trong vũ trụ. Nhân vi vạn vật tối linh. Chúng ta phải rất hãnh diện câu nói trên và xin đừng giao phó cuộc đời của chúng ta cho một đấng thần linh nào khác. Trong khi các tôn giáo lớn trên thế giới đề cao quyền năng siêu việt của một đấng Thượng đế tối linh thì chỉ có một mình Phật giáo là đề cao khả năng sáng tạo và giá trị vô biên của con người. Đức Phật Thích Ca đã từng dõng dạc tuyên bố: "Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật". Phật Thích Ca không phải là một đấng Thượng đế có quyền ban phước và giáng họa mà là một vị thầy dẫn đường. Trong vô số kiếp về trước Ngài đã là một chúng sinh như chúng ta, nhưng đã cố gắng tu hành nên đã giác ngộ, thoát ly vòng luân hồi sinh tử. Trong khi các tôn giáo khác chỉ khuyến cáo tín đồ là chỉ tin mà không cần xử dụng lý trí thì đạo Phật trái lại, khuyến cáo phải dùng lý trí suy đoán rồi hãy tin.
"Đừng tin tưởng một điều gì dù rằng đó là do một bậc thông thái nói. Đừng tin tưởng một điều gì dù điều đó được viết ra hoặc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đừng tin tưởng một điều gì dù điều đó được các bậc thánh nói ra và tin tưởng. Nhưng hãy tin điều mà chính bản thân anh phê phán là đúng." (Believe nothing because a wise man said it. Believe nothing because it is generally held, because it is written, it is said to be divine or someone else believes it. But believe only what you yourself judge to be true. Sawasdee Page 49. Sawasdee, Thai. November, 1989).
Theo Phật giáo, trong sáu nẻo luân hồi (Trời, loài người, loài A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh) thì con người được xem như có nhiều cơ hội nhất để tiến lên địa vị Phật. Phật chỉ là một tước hiệu nêu rõ người đã thoát ly vòng sinh tử trong sáu nẻo luân hồi. Thế giới Trời thì sống quá sung sướng có khi họ ít chú trọng việc tu hành. Nhưng khi hết phước báo trong các cõi trời, họ lại phải đầu thai trở lại trong các loài người, A Tu La v.v... Loài A Tu La tuy có phước báo cao hơn người, nhưng vì tính hung dữ nên cũng khó tu hành. Địa ngục là nơi những tội nhân bị đày đọa, vì bị khổ hình liên miên và mất tự do, cho nên dù họ có muốn tu hành cũng không được. Loài quỷ đói (ngạ quỷ) đang bị tình trạng đói khát nung nấu, lo đi kiếm ăn đâu còn thì giờ để nghĩ đến việc tu hành. Loài súc vật với bản tính ngu đần, không có lý trí soi chiếu, không biết đâu là thực, hư, tốt, xấu, tội, phước thì làm sao mà biết tu hành. Duy chỉ có loài người vì không quá sung sướng như các chư thiên, lại cũng không quá khổ như chúng sinh trong địa ngục, trong loài quỷ đói, cũng không quá u tối, mất trí tuệ như các súc vật cho nên con người rất dễ tu hành để thoát ly ra khỏi bánh xe luân hồi sinh tử. Đạo Phật rất chú trọng về con người vì chính con người sẽ xây dựng hoặc phá nát cuộc đời. Con người là một sinh vật yếu nhất trong vũ trụ như Pascal đã nói: "Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết tư tưởng" (L’homme est un roseau, mais un roseau pansant). Thực vậy, nhờ có tư tưởng mà ngày nay con người đang chinh phục vũ trụ và làm chủ trần thế.
Như vậy, theo Phật giáo thân phận con người không phải bi đát, ê chề như nhiều người lầm tưởng. Ta nên hãnh diện ta đang mang thân xác này. Tại sao? Vì xác thân này, cuộc đời này chính là chặng đường cuối cùng để ta rủ sạch nợ trầm luân. Nếu ta biết lợi dụng cuộc đời này, thân người này để cố công tu luyện thì ta sẽ giải thoát mọi khổ đau và đến bờ Niết Bàn. Đức Phật Thích Ca trong vô lượng kiếp về trước Ngài đã cố gắng tu luyện và đã thành Phật ngồi trên tòa sen, còn chúng ta vì nghiệp chướng sâu dày nên cứ mãi mãi hụp lặn trong biển luân hồi, hết lên rồi lại xuống trong ba cõi dục này (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) chúng ta không cảm thấy xấu hổ sao?
Người xưa có câu : "Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thối khuất" . Nghĩa là ông là một kẻ trượng phu thì tôi cũng thế. Không nên tự hạ mình để chịu thua thiệt. Như vậy, theo Phật giáo, ta phải có trách nhiệm hoàn toàn về tư tưởng và hành động của chúng ta và không ỷ lại hoặc giao phó cuộc đời của ta cho một đấng thần linh nào khác. Lịch sử nhân loại cho thấy tất cả khổ đau, hạnh phúc v.v... đều do chính bàn tay con người tạo dựng, chứ có do một đấng thiêng liêng nào gây ra đâu. Tội ác của loài người là do chính con người tạo nên và xin đừng nên đổ lỗi tại Thánh Thần giáng xuống. Phải thẳng thắn mà nhìn nhận rằng chính loài người vì tham, sân, si nên đã gieo rắc tang tóc điêu linh cho chính họ, chứ không do một thế lực vô hình nào hết.
Thế giới của chúng ta đã trải qua 2 cuộc đại chiến 1914-1918 và 1939-1945 đã tiêu diệt hàng trăm triệu con người và tổn thất không biết bao nhiêu tài sản. Vậy thì tai họa này có phải do Thượng đế giáng xuống chăng? Chắc chắn là không. Mà cuộc chiến 39-45 là do tham vọng của Hitler muốn thống trị Âu châu, của Mussolini muốn làm sống lại tinh thần quốc gia qua quá trình văn minh vàng son La Mã và của tập đoàn quân phiệt Nhật muốn biến châu Á thành của người Nhật.
Phật giáo được xem như đường hướng đề cao khả năng cao quý và trách nhiệm của con người. Nếu có ai hỏi rằng Phật giáo có giúp ích gì cho xã hội loài người thì xin thưa nếu mỗi người tự lo tu tĩnh thì chính tự cá nhân ấy sẽ giải thoát tất cả khổ đau và xã hội sẽ an bình. Như vậy Phật giáo rất lạc quan với kiếp sống của con người. Phật giáo nhắn nhủ mỗi cá nhân nên nhận rõ trách nhiệm của họ. Trách nhiệm đó có hai mặt: một mặt tinh tiến diệt trừ tham, sân, si cho chính bản thân mình và mặt khác giúp đỡ bạn bè, anh em, cộng đồng, thân thuộc tùy theo khả năng vật chất của mình có, tùy theo tinh thần mà mình có. Đức Phật dạy rằng khi con người trút hơi thở cuối cùng, họ sẽ mang theo hai hành trang để đi với họ. Hành trang thứ nhất đó là việc thiện, việc nghĩa mà họ đã làm sẽ đưa họ lên sống an vui tại các cõi trời. Hành trang thứ hai là những hành vi tội lỗi như giết người, cướp của, lường gạt v.v... tạo đau thương cho chính bản thân và đồng loại thì sẽ dẫn họ xuống các thế giới thấp kém như súc vật, quỷ đói v.v... "Nhất thiết duy tâm tạo" nghĩa là tất cả đều do tâm con người tạo ra. Như vậy thân phận con người rất quan trọng vì con người sẽ tiến bộ đi lên, hoặc thoái hóa đi xuống tùy theo nghiệp mà họ đã gây ra.
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Tâm và cảnh tuy hai mà một vì chúng rất liên hệ mật thiết với nhau. Và cảnh chắc chắn là tùy thuộc vào tâm. Thân phận con người và nghiệp báo của con người cũng vậy, cũng rất liên hệ mật thiết. Chúng tuy là hai nhưng thực tế chỉ có một vì nếu chúng ta tạo nghiệp thiện, nghiệp tốt thì thân phận của ta sẽ tốt, cuộc đời sẽ an vui. Do đó, theo Phật giáo nếu mọi người biết lợi dụng thân phận làm người để sửa đổi nghiệp, để trong sạch tâm mình thì thế giới sẽ hòa bình và quốc gia sẽ an lạc.
Huỳnh Văn Hải
(Nguồn http://www.buddhahome.net)
đọc chơi:
THÂN PHẬN CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO
Huỳnh Văn Hải
Huỳnh Văn Hải
Lịch sử nhân loại cho thấy ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện trên trái đất, con người đã mang lấy muôn ngàn khổ đau. Khổ vì phải đương đầu với hàng trăm thú dữ xung quanh. Khổ vì phải lang thang nay đây mai đó để hái lượm các trái cây, hoặc lượm các con sò, con ốc để nuôi thân.
Con người đã ngơ ngác trước cảnh trời đất bao la và cảm thấy mình chỉ là những bọt bèo trôi nổi vì quá ư nhỏ bé và cô đơn. Thêm vào đó, những thay đổi đột ngột xảy ra trong thiên nhiên nào là những trận cuồng phong, những cơn bão táp, những trận lụt, những cơn động đất v.v... làm cho con người cảm thấy bất lực trước các tai họa của trời đất mênh mông này. "Đời là bể khổ" hay "nước mắt của chúng sinh trong muôn ngàn thái dương hệ là còn nhiều hơn nước trong bốn bể đại dương." Câu nói trên của đức Phật Thích Ca trong bài thuyết pháp đầu tiên về Bốn Sự Thật (Tứ Diệu Đế) tại vườn Ba La Nại quả thực đã bao trùm mọi nỗi thống khổ đang đè nặng trên kiếp sống của con người. Nhìn những người đã chết, và những ai chưa sinh rồi nhìn lại thân phận bé bỏng và quá ư giới hạn của mình, con người đã phải rơi lệ khi đứng trước vũ trụ đầy bí mật này:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi lệ hạ.
(Thi sĩ Trần Tử Ngang)
(Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa tới
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn dòng lệ).
Vì tầm hiểu biết rất giới hạn nên con người đã không hiểu được gì về các hiện tượng trong vũ trụ này. Người tiền sử đã không biết gì những tai ương đang xẩy ra mà chỉ hoài nghi, thắc mắc rồi sinh ra sợ hãi. Làm thế nào họ cắt nghĩa được tiếng sét đã đánh gẫy cây cổ thụ trên ngọn đồi cao? Làm thế nào họ tiên đoán được những tai họa như lụt, bão đã giết chết đến hàng ngàn thân nhân của họ? Ai đã gây ra cảnh tang tóc nầy? Tất cả đều do các thần linh hay một đấng siêu nhiên nào đó đã giáng xuống những khổ đau thê thảm này cho loài người. Thần linh hay một đấng tối thiện nào đó muốn gì thì loài người đành cúi đầu lãnh chịu.
"Cho hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân,
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao."
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Tất cả khổ đau đều do ông Trời tạo ra. Trời đã tạo dựng nên loài người làm gì để họ phải chịu muôn ngàn điêu linh tang tóc. Càng nghĩ đến thân phận mình, con người càng cảm thấy đau xót:
"Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Ông Trời quyết định mọi chuyện trên trần thế.
"Quyền họa phúc Trời tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Vì cảm thấy bất lực, cho nên con người sinh ra chán nản, ngao ngán cho thân phận làm người. Cuộc sống đôi khi thực là vô nghĩa. Đời sống chẳng qua chỉ là một giấc mộng dài với bao cảnh đắng cay, vinh nhục. Ta đã từ cát bụi đến và chung cuộc cũng chỉ vùi chôn trong lòng đất lạnh với năm tháng quạnh hiu.
"Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Con người khổ vì có thân. Chính Lão Tử, một hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch cũng đã từng nói:
"Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân.
Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu."
(Đạo Đức kinh)
Nghĩa là tôi sở dĩ có nhiều khổ đau to lớn như thế này là vì tôi có thân. Nếu như tôi không có thân này thì làm gì có đau khổ!
Thực vậy, phước đức thì không đến đều đều, nhưng tai họa thì cứ dồn dập (Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí). Rõ ràng ta chỉ là một tên nô lệ cho thân xác ta và ta bị muôn ngàn khổ lụy cũng chỉ vì thân xác này.
"Nghĩ thân mà ngán cho thân
Một thân mang lụy mấy lần chưa thôi."
(Cao Bá Nhạ)
Không cần phải chờ đợi cho đến khi ta khôn lớn biết đời, rồi mới nhỏ xuống hai hàng lệ thảm, mà ngay khi mới lọt lòng mẹ ra chào đời, tất cả chúng ta đều đã khóc. Tiếng khóc oa oa báo nguy cho biết trước rằng cuộc đời sẽ không có gì tươi đẹp mà sẽ đầy mọi nỗi thảm sầu:
"Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra.
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
Trắng răng đến thuở bạc đầu
Tử, sinh, kinh, cụ lần ngu mấy lần."
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Thực vậy, nếu như cuộc đời là một thiên đường đầy hoa thơm, cỏ lạ thì tại sao lúc mới ra chào đời, tất cả mọi người sao không cười đi?
"Thoạt mới sinh thì đà khóc chóe
Trần có vui sao chẳng cười khì?"
(Nguyễn Công Trứ)
Con người quả thực đang mang lấy vô vàn khổ sở. Nhưng theo Phật giáo, tất cả mọi nỗi thống khổ đều do chính nghiệp lực của con người tạo ra.
"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa."
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Khổ là một sự thật của cuộc đời. Theo Phật giáo "Khổ", tiếng Pàli là Dukkha, là mang tính chất tương đối, giới hạn, tức là không có gì là vĩnh viễn và tuyệt đối. Như vậy, trong Khổ còn có niềm vui, có niềm hy vọng và khổ với một giới hạn nào đó. Cổ nhân có câu "Lạc cực sinh bi, bi cực sinh lạc" tức là vui đến tột cùng thì sẽ có buồn; buồn đến tột cùng sẽ có vui. Hạnh phúc nào cũng kèm theo cái khổ và trong đau khổ sẽ hàm chứa hạnh phúc. "Hoa hồng nào cũng có gai, nhưng trên gai còn có hoa hồng". Nhưng ta phải biết tìm mọi cách để thoát khổ, đó mới là điều tối ư quan trọng. Phải khách quan để nhận xét, ta thấy rằng về đời sống vật chất, con người ngày nay đã làm giảm bớt rất nhiều nỗi thống khổ. Kể từ ngày tìm ra lửa thì nhân loại đã từ từ giải thoát được cảnh tối tăm man rợ. Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến vĩ đại trong lịch sử tiến hóa của loài người vì lửa đã chấm dứt cảnh ăn tươi nuốt sống của người tiền sử. Song song với việc biết xử dụng lửa để nấu ăn, cộng thêm vào tinh thần siêng năng lao động, óc tò mò để tìm hiểu, con người ngày nay đã tiến bộ vượt bực hơn tổ tiên của họ. Ngày nay khoa học và kỹ thuật hiện đại đã biến con người từ một sinh vật bị thiên nhiên đe dọa thì nay chúng ta đang chinh phục lại thiên nhiên. Con người đã đặt chên lên mặt trăng, đang thám hiểm Thổ tinh, và đang khám phá các hiện tượng trong vũ trụ. Nhân vi vạn vật tối linh. Chúng ta phải rất hãnh diện câu nói trên và xin đừng giao phó cuộc đời của chúng ta cho một đấng thần linh nào khác. Trong khi các tôn giáo lớn trên thế giới đề cao quyền năng siêu việt của một đấng Thượng đế tối linh thì chỉ có một mình Phật giáo là đề cao khả năng sáng tạo và giá trị vô biên của con người. Đức Phật Thích Ca đã từng dõng dạc tuyên bố: "Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật". Phật Thích Ca không phải là một đấng Thượng đế có quyền ban phước và giáng họa mà là một vị thầy dẫn đường. Trong vô số kiếp về trước Ngài đã là một chúng sinh như chúng ta, nhưng đã cố gắng tu hành nên đã giác ngộ, thoát ly vòng luân hồi sinh tử. Trong khi các tôn giáo khác chỉ khuyến cáo tín đồ là chỉ tin mà không cần xử dụng lý trí thì đạo Phật trái lại, khuyến cáo phải dùng lý trí suy đoán rồi hãy tin.
"Đừng tin tưởng một điều gì dù rằng đó là do một bậc thông thái nói. Đừng tin tưởng một điều gì dù điều đó được viết ra hoặc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đừng tin tưởng một điều gì dù điều đó được các bậc thánh nói ra và tin tưởng. Nhưng hãy tin điều mà chính bản thân anh phê phán là đúng." (Believe nothing because a wise man said it. Believe nothing because it is generally held, because it is written, it is said to be divine or someone else believes it. But believe only what you yourself judge to be true. Sawasdee Page 49. Sawasdee, Thai. November, 1989).
Theo Phật giáo, trong sáu nẻo luân hồi (Trời, loài người, loài A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh) thì con người được xem như có nhiều cơ hội nhất để tiến lên địa vị Phật. Phật chỉ là một tước hiệu nêu rõ người đã thoát ly vòng sinh tử trong sáu nẻo luân hồi. Thế giới Trời thì sống quá sung sướng có khi họ ít chú trọng việc tu hành. Nhưng khi hết phước báo trong các cõi trời, họ lại phải đầu thai trở lại trong các loài người, A Tu La v.v... Loài A Tu La tuy có phước báo cao hơn người, nhưng vì tính hung dữ nên cũng khó tu hành. Địa ngục là nơi những tội nhân bị đày đọa, vì bị khổ hình liên miên và mất tự do, cho nên dù họ có muốn tu hành cũng không được. Loài quỷ đói (ngạ quỷ) đang bị tình trạng đói khát nung nấu, lo đi kiếm ăn đâu còn thì giờ để nghĩ đến việc tu hành. Loài súc vật với bản tính ngu đần, không có lý trí soi chiếu, không biết đâu là thực, hư, tốt, xấu, tội, phước thì làm sao mà biết tu hành. Duy chỉ có loài người vì không quá sung sướng như các chư thiên, lại cũng không quá khổ như chúng sinh trong địa ngục, trong loài quỷ đói, cũng không quá u tối, mất trí tuệ như các súc vật cho nên con người rất dễ tu hành để thoát ly ra khỏi bánh xe luân hồi sinh tử. Đạo Phật rất chú trọng về con người vì chính con người sẽ xây dựng hoặc phá nát cuộc đời. Con người là một sinh vật yếu nhất trong vũ trụ như Pascal đã nói: "Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết tư tưởng" (L’homme est un roseau, mais un roseau pansant). Thực vậy, nhờ có tư tưởng mà ngày nay con người đang chinh phục vũ trụ và làm chủ trần thế.
Như vậy, theo Phật giáo thân phận con người không phải bi đát, ê chề như nhiều người lầm tưởng. Ta nên hãnh diện ta đang mang thân xác này. Tại sao? Vì xác thân này, cuộc đời này chính là chặng đường cuối cùng để ta rủ sạch nợ trầm luân. Nếu ta biết lợi dụng cuộc đời này, thân người này để cố công tu luyện thì ta sẽ giải thoát mọi khổ đau và đến bờ Niết Bàn. Đức Phật Thích Ca trong vô lượng kiếp về trước Ngài đã cố gắng tu luyện và đã thành Phật ngồi trên tòa sen, còn chúng ta vì nghiệp chướng sâu dày nên cứ mãi mãi hụp lặn trong biển luân hồi, hết lên rồi lại xuống trong ba cõi dục này (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) chúng ta không cảm thấy xấu hổ sao?
Người xưa có câu : "Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thối khuất" . Nghĩa là ông là một kẻ trượng phu thì tôi cũng thế. Không nên tự hạ mình để chịu thua thiệt. Như vậy, theo Phật giáo, ta phải có trách nhiệm hoàn toàn về tư tưởng và hành động của chúng ta và không ỷ lại hoặc giao phó cuộc đời của ta cho một đấng thần linh nào khác. Lịch sử nhân loại cho thấy tất cả khổ đau, hạnh phúc v.v... đều do chính bàn tay con người tạo dựng, chứ có do một đấng thiêng liêng nào gây ra đâu. Tội ác của loài người là do chính con người tạo nên và xin đừng nên đổ lỗi tại Thánh Thần giáng xuống. Phải thẳng thắn mà nhìn nhận rằng chính loài người vì tham, sân, si nên đã gieo rắc tang tóc điêu linh cho chính họ, chứ không do một thế lực vô hình nào hết.
Thế giới của chúng ta đã trải qua 2 cuộc đại chiến 1914-1918 và 1939-1945 đã tiêu diệt hàng trăm triệu con người và tổn thất không biết bao nhiêu tài sản. Vậy thì tai họa này có phải do Thượng đế giáng xuống chăng? Chắc chắn là không. Mà cuộc chiến 39-45 là do tham vọng của Hitler muốn thống trị Âu châu, của Mussolini muốn làm sống lại tinh thần quốc gia qua quá trình văn minh vàng son La Mã và của tập đoàn quân phiệt Nhật muốn biến châu Á thành của người Nhật.
Phật giáo được xem như đường hướng đề cao khả năng cao quý và trách nhiệm của con người. Nếu có ai hỏi rằng Phật giáo có giúp ích gì cho xã hội loài người thì xin thưa nếu mỗi người tự lo tu tĩnh thì chính tự cá nhân ấy sẽ giải thoát tất cả khổ đau và xã hội sẽ an bình. Như vậy Phật giáo rất lạc quan với kiếp sống của con người. Phật giáo nhắn nhủ mỗi cá nhân nên nhận rõ trách nhiệm của họ. Trách nhiệm đó có hai mặt: một mặt tinh tiến diệt trừ tham, sân, si cho chính bản thân mình và mặt khác giúp đỡ bạn bè, anh em, cộng đồng, thân thuộc tùy theo khả năng vật chất của mình có, tùy theo tinh thần mà mình có. Đức Phật dạy rằng khi con người trút hơi thở cuối cùng, họ sẽ mang theo hai hành trang để đi với họ. Hành trang thứ nhất đó là việc thiện, việc nghĩa mà họ đã làm sẽ đưa họ lên sống an vui tại các cõi trời. Hành trang thứ hai là những hành vi tội lỗi như giết người, cướp của, lường gạt v.v... tạo đau thương cho chính bản thân và đồng loại thì sẽ dẫn họ xuống các thế giới thấp kém như súc vật, quỷ đói v.v... "Nhất thiết duy tâm tạo" nghĩa là tất cả đều do tâm con người tạo ra. Như vậy thân phận con người rất quan trọng vì con người sẽ tiến bộ đi lên, hoặc thoái hóa đi xuống tùy theo nghiệp mà họ đã gây ra.
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Tâm và cảnh tuy hai mà một vì chúng rất liên hệ mật thiết với nhau. Và cảnh chắc chắn là tùy thuộc vào tâm. Thân phận con người và nghiệp báo của con người cũng vậy, cũng rất liên hệ mật thiết. Chúng tuy là hai nhưng thực tế chỉ có một vì nếu chúng ta tạo nghiệp thiện, nghiệp tốt thì thân phận của ta sẽ tốt, cuộc đời sẽ an vui. Do đó, theo Phật giáo nếu mọi người biết lợi dụng thân phận làm người để sửa đổi nghiệp, để trong sạch tâm mình thì thế giới sẽ hòa bình và quốc gia sẽ an lạc.
Huỳnh Văn Hải
(Nguồn http://www.buddhahome.net)
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
nếu theo qua luật tự nhiên"vât cùng tất biến,vật biến tất thông"thì làm gì có hoà bình mãi. bình lâu cũng sẽ sinh loạn. hè hè. huề vốn wé
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Có lẽ vì vậy nên Phật Giáo hướng tới con đường giải thoát khoải kiếp luân hồi, tìm về niết bàn!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
cảm giác niết bàn như thế nào ta ?
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Chắc là ... "liêu hề, tịch hề! Tĩnh nhi bất cãi"
(hi hi, cái này gọi là món tả bí lù, mượn cái vô vi choàng cho cái vô ngã! tội lỗi, tội lỗi! )
(hi hi, cái này gọi là món tả bí lù, mượn cái vô vi choàng cho cái vô ngã! tội lỗi, tội lỗi! )
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
chủ quán nói chiện cao siêu quá
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Lão tà mang cái này ra hù dọa NNK nè :
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Đầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
THINH KHÔNG (Thiền ca 1)
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Hiền
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Hiền
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Đầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 30 Aug 2016, 08:49; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
Trích dẫn ở đây bài viết của Thụy Khuê:
Ðạo Ca và Thiền Ca, hai cái tên có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau.
Ðạo ca và Thiền ca gần nhau vì hai tác phẩm cao về giá trị mỹ quan, khó về thẩm thức và lựa chọn thính giả. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo ca mở đường và Thiền ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.
Trong vòng tử sinh của kiếp người trầm luân trong bể khổ, Ðạo ca cất lên lời huyền diệu thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn chúng sinh -- từ cõi vô minh -- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác như một cứu cánh:
Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...
Nhạc Phạm Duy trong đạo ca thanh thoát và siêu thoát, gần gũi tâm hồn một thiền sư tuy đã gột rửa lòng trần nhưng vẫn còn tha thiết ngoái lại dĩ vãng với luyến tiếc và u hoài. Âm hưởng gieo cho người nghe là âm hưởng tìm thấy trong những bài thánh ca -- thanh khiết và từ bi -- bên đời cũng như bên đạo. Giọng hát pha lê Thái Thanh cất lên như một nguyện cầu, vút cao, thăm thẳm và thánh thiện chỉ bảo con người cư xử với nhau trong đạo đức và nhân ái:
Thương người như thương mình
Thương người như thương thân.
Ðạo ca là hình thức giáo lý cơ bản và sơ đẳng tìm thấy trong kinh điển chính thống của đạo Phật. Là phật pháp hiểu theo nghĩa đại chúng: hành thiện để kiếp sau khá hơn kiếp trước, vì:
Sinh tử vẫn còn đây
Ðời này qua đời nọ
Tử sinh vẫn còn kia...
Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật: đem tình yêu vào đất thánh. Nhưng hồn của Ðạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa bước vào vườn địa đàng đã thoáng nghe tiếng chầy kình của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Ðạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân: tình yêu đã diệt dục. Ðạo Ca thuộc về đạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Bản đạo ca TÂM XUÂN kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn:
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Không ?
Thiền Ca, hai mươi năm sau, Phạm Duy hoàn toàn phá giới, bước ra ngoài vòng đạo lý, an nhiên trong tự tại, không còn tìm kiếm, không cần tìm kiếm, vì đã thấy chính mình. Phạm Duy trong thiền ca xác định nội dung giác ngộ, qua tự giác, bằng chính sự sống. Thiền ca thuộc về đời. Thiền ca là Sinh ca, là Tình ca, xa và cao hơn đạo ca trong triết lý. Thiền ca thể hiện bến giác cho nên thiền ca gần người mà cũng rất xa người. Lý luận trừu tượng thì như thế nhưng trên thực tế, chặng đường từ Ðạo dến Thiền của Phạm Duy gồm thâu hành trình cả cuộc đời hơn bẩy mươi năm sống và sáng tạo. Thiền Ca tổng kết hành trình ấy, đồng thời xác định phong cách nghệ sĩ của Phạm Duy, một phong cách rất thiền, rất đạo mà lại phản thiền, ngoại đạo.
Phản thiền, bởi vì muốn đạt tới trạng thái thượng đỉnh (giác ngộ, niết bàn, phật tánh...) thì phải sống xa tục lụy, tĩnh tâm, trong tư thế tham thiền nhập định. Con đường hành xử để tới Thiền là con đường tịch lặng, xa chốn phồn hoa đô hội. Phong cách sống với và sống vì quần chúng, hành động sáng tác của Phạm Duy, tự nó, có một nội dung sinh động, một tư chất phản thiền. Tuy phản thiền nhưng lại rất thiền vì ba đặc trưng khai phóng nhân sinh của thiền: trực nhận, vô ngôn và vô ngã luôn luôn hiện diện trong Phạm Duy, con người và tác phẩm.
Nói cho rõ hơn: Thiền khai phóng phần năng lực nội tại tích lũy trong mỗi người. Nguồn năng lực tự nhiên ấy, trong hoàn cảnh thông thường, vì những gò bó xã hội, gò bó tri thức, gò bó kiến thức, bị dồn ép, vặn tréo đi đến độ không thể nào thoát ra được. Thiền đưa ra phương thức khai phóng nhân sinh, trực tiếp kêu gọi ánh sáng bằng chứng nghiệm bản thân thay vì kiến thức sách vở vì thiền cho rằng chính tri thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề để không bao giờ giải quyết được, chính nó là nguồn gốc của sự vô minh nên cần dẹp nó ra một bên, nhường chỗ cho một cái gì khác siêu đẳng hơn, cao hơn, minh triết hơn (Suzuki). Nội dung của giác ngộ cần phải trực nhận, không qua trung gian của ngôn ngữ và sách vở. Ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn luôn biến đổi theo thị hiếu và thành kiến xã hội. Ngôn ngữ đôi khi phản bội lại con người, phản bội sự thật, cho chúng ta một nhận định hư giả về sự vật. Cho nên muốn thấu triệt một vấn đề, chúng ta phải vận dụng khả năng nội tại. Trước những cực điểm của cuộc đời như khổ đau, khoái lạc, hạnh phúc... con người không nói nữa, không suy nghĩ nữa, không phân biệt cái tôi nữa. Cho nên trực nhận, vô ngôn, vô ngã là biện chứng của thiền trước vô cùng, vô cực. Nói cách khác, thiền mở cửa cho chúng ta đến vô cực bằng những ngả trực nhận, vô ngôn, vô ngã.
Âm nhạc là một nghệ thuật dựa trên hai yếu tố căn bản: vô ngôn và trực nhận. Âm nhạc đến hoặc không đến với chúng ta. Chúng ta cảm hoặc không cảm một bản nhạc. Với âm nhạc, không có vấn đề: hiểu hoặc không hiểu. Vì âm nhạc không cần lý luận, dẫn giải. Âm nhạc là vô ngôn, là thứ ngôn ngữ thượng từng. Phạm Duy đã tận dụng hai tính chất trực cảm và vô ngôn của âm nhạc để nói, để sống và để sáng tác trong suốt cuộc đời. Cái học của Phạm Duy dày trường đời hơn trường học. Phạm Duy đạt tới cao độ của nghệ thuật không bằng con đường tri thức, lý luận mà bằng trực cảm: sáng tác chớp nhoáng một bản nhạc trong giây lát, đặt lời cho một bài ca trong vài sát na. Phạm Duy chưa từng khổ công học nhạc trước khi sáng tạo ra những tuyệt phẩm NƯƠNG CHIỀU (1947), BÀ MẸ GIO LINH (1948), VỀ MIỀN TRUNG (1948)... Và Thiền Ca là sản phẩm làm trong một đêm để xưng tụng người tình. Bản chất Phạm Duy chống lại và khinh thường cái học hàn lâm, học viện. Về cái biết của mình, Phạm Duy thường nói ''tôi học lóm''. Ðối với đám học sĩ, Phạm Duy là người ngoại đạo. Tư chất coi thường sách vở, sáng tác đột xuất, thấy nhanh không qua trung gian của tư tưởng ấy cũng là một tư chất rất thiền.
Khi Thiền cho rằng tư tưởng là thủ phạm dẫn đến vô minh, một cách gián tiếp, thiền đã nhìn nhận nội dung của giác ngộ là sáng tạo, là tự do tuyệt đối, hai yếu tố cơ bản để mở cửa vào vô cực và vĩnh cửu. Mà cuộc đăng trình đến vô cực ấy, trong thiền gọi là bến giác, Phạm Duy đã trực nhận từ thuở thanh niên:
Người đi trên dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao Biển Ðông
Người đi trong thanh xuân
Sưởi hương nắng như lửa sống
Máu sôi như sắc trời
Bước nhanh vượt chân đời.
. . . . . . . . . . .
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Người đi trong nhân gian
. . . . . . . . . . . .
Người đi nghe xa xăm
Mà chưa thấy bồn chồn chân
Bước đi trong thời gian
Vướng bao nhiêu lòng thương
Người đi trong thiên nhiên...
(LỮ HÀNH -- 1953)
Sau này Phạm Duy chọn LỮ HÀNH là tín điều (credo) trên con đường sáng tác cũng dễ hiểu. Nhưng động lực nào đã khiến Phạm Duy trực cảm rằng con người có thể đi đến muôn chiều: đi trên dương gian, đi trong thanh xuân, đi trong không gian, đi trong thiên nhiên... nghĩa là đi tới vô tận ? Và đi bằng gì ?
Ta đi bằng một sợi tơ
(MỘNG DU -- 1959)
Vậy động lực đó phải là tình yêu. Hẳn là tình yêu chứ không phải cái gì khác. Ngoài tính chất giăng mắc, mong manh, tình yêu là lần đầu tiên cái tôi thoạt biết có cái khác tôi (người khác). Cái tôi, cho đến bây giờ, tưởng như bất khả phân. Giờ đây, tự chẻ đôi ra: cùng một lúc vừa xác định cái tôi vừa từ bỏ cái tôi để nhập vào người khác (Suzuki). Nhập như thế nào? Nhập bằng hai nẻo: thể xác và tâm linh. Tình yêu làm cho cái tôi mất đi (vô ngã) trong đối tượng (người mình yêu) và đồng thời cũng đòi quyền chiếm hữu đối tượng đó. Trước tình yêu, cái tôi toẻ ra để rước cái khác vào mình. Cái tôi tan vào trong cái khác. Cái khác kia chính là tự do của con người. Tình yêu là bước đầu của vô ngã. Tình yêu vừa đưa đến tự do, vừa triệt tiêu tự do vì ta đem tự do của mình cho người khác. Mâu thuẫn đó nằm trong những nghịch lý sâu xa nhất của cuộc đời. Những kẻ đa tình, muốn cho nhiều lần, thường khôn ngoan lũy tiến đối tượng tự do: cho rồi xin lại tự do (CHO NHAU -- 1957). Nhưng lũy tiến của tự do cũng lại là một hình thức của vĩnh cửu. Cho nên Phạm Duy vừa đa tình, vừa chung tình:
Dìu nhau sang bên kia thế giới
Diù nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu.
(THƯƠNG TÌNH CA -- 1956)
Ý thức vĩnh cửu thiên thu trong lòng này (LỮ HÀNH) và vô cực đừng cho không gian đụng thời gian (THƯƠNG TÌNH CA) không chỉ thấy trong những bản tình ca mà còn rải rác trong toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy: bằng ý nhạc mở rộng tới vô cùng trong CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG (1956), bằng ý nhạc và lời ca lộng biển trời trong VIỄN DU (1953), MẸ TRÙNG DƯƠNG (1963-64), đến trong thăm thẳm lòng người như TÂM CA (1964-65), đến bằng tình yêu truyền kiếp trong RONG CA (1988).
Ý thức vĩnh cửu tựu trung là sự mở rộng cõi lòng đêm đêm người mở lòng ra (MỘNG DU) để cho nhau cả bốn trùng dương (CHO NHAU), đã yêu nhau như lòng đại dương (TÌNH HOÀI HƯƠNG): Phật gọi là Tâm, là Phật, là giác ngộ, và là nội dung của Thiền. Nhưng bằng cách nào thiền đã đi vào âm nhạc Phạm Duy?
Tiếng chuông và tiếng kinh, như Phạm Duy kể lại, là những ấn tượng tình cờ đến với nhạc sĩ từ thuở ấu thời: " Lúc còn nhỏ, vì mẹ tôi là một Phật tử thuần thành cho nên tôi hay được theo mẹ đi tới các nơi lễ bái nổi tiếng như Chùa Thầy, Chùa Hương, Ðền Sòng Phố Cát. Tôi biết tụng kinh, thuộc lầu Kinh Bát Nhã: Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị. Thuộc lầu kinh kệ nhưng tôi chẳng hiểu gì hết ... " Chính cái chỗ không hiểu gì hết mới là cốt tử và đi vào cõi nhạc Phạm Duy trong suốt cuộc đời. Vì nếu Phạm Duy hiểu hết thì không phải là thiền. Không có THIỀN CA.
Trên đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chuà gieo từ huyện Gio Linh 1948, rồi tiếng chuông và người mẹ gắn liền thành tiếng nội tâm me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà gợi từ lòng NGƯỜI VỀ (1954), khơi sâu đến MẸ TRÙNG DƯƠNG, BIỂN MẸ... sau này. Và những cuộc gặp gỡ đắm say nhất trong đời tình của Phạm Duy cũng nhuộm mầu đạo lý: Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông (TÌM NHAU -- 1956), bao dung: Tình thương nhân thế bao la (XUÂN THÌ -- 1963) và nhân ái: Thương đời thương lẫn nhau trong chiều (CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG), đôi khi nặng mùi thiền vị:
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
(XUÂN THÌ)
Vậy cái mà Phạm Duy bảo là chẳng hiểu gì hết thực ra là ý thức về đạo, về lòng nhân ái, về tình người đã nhập tâm nhạc sĩ từ lúc lọt lòng, qua mẹ, tiềm ẩn trong vô thức, (các hình thức khác: ca dao, dân ca... cũng xâm nhập Phạm Duy một cách tiệm tiến như thế) và mỗi khi có một động lực thúc đẩy, bật ra trong sáng tác: Ðạo trong Phạm Duy không do tư tưởng mà ra, cũng không do chủ đích hành đạo mà ra. Ðạo trong Phạm Duy từ vô tâm mà ra. Và vô tâm là bản chất sâu xa, là nguyên lý của Thiền.
Bản chất sống và sáng tác của Phạm Duy, do đó, vừa có chất Thiền vừa phản Thiền. Bản chất đó được hiện thực hoá, âm nhạc hoá trong THIỀN CA.
Cái cõi thinh không muôn chiều của Phạm Duy đã trực cảm trong lời ca của bài LỮ HÀNH cách đây 40 năm, phải đến thiền ca mới mở ra toàn diện trong âm nhạc. Bước vào Thiền Ca là một thinh không vô tận, vang trong thang âm mà chúng tôi tạm gọi là gian âm: âm nhạc trong không gian và âm nhạc trong thời gian. Hoà âm của Duy Cường ở đây là một thử nghiệm: nghiệm âm. Âm nhạc, bình thường chỉ là nghệ thuật âm thanh dội lên trong một khoảnh khắc thời gian nhất định. Nhưng ở đây, Duy Cường đã tạo được chiều dày thứ hai: chiều dày không gian rồi từ đó biến tiết, tạo thêm các chiều khác: dương gian, nhân gian... khiến cõi thinh không của Phạm Duy dày thêm, sâu thêm, biền biệt, trở thành vô cùng vô tận...
Cõi thinh không ấy, do đó, không chỉ là một không gian thuần túy mà còn là cõi không sinh động, cõi không đầy ắp sinh trùng, những vi bản của đời sống. Giữa không gian sinh động ấy, giọng ca Thái Hiền, xuất thần, cất lên, mê hoặc, quyến rũ người nghe từ lúc nhập thiền:
Thiền Ca 1: THINH KHÔNG
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Ðầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Bản chất thiền lộ ra rõ hơn khi ý thức vô ngã từ từ xâm nhập thinh không âm nhạc : tất cả là tôi mà cũng là chung. Về phần nhạc, Pham Duy cống hiến cho người nghe một vũ trụ âm thanh mới lạ, khác xa với những tiết điệu mà chúng ta quen nghe từ trước tới giờ. Phần nghiệm âm của Duy Cường đưa thính giả vào một thế giới giàu âm sắc. Cái thinh không đầy ắp sinh trùng ấy là một vũ trụ hành tinh có hai dòng sữa tình yêu đồng quy ở một điểm tạo ra sự sống. Rồi cái vũ trụ hành tinh ấy cũng chỉ là hư vô, hư ảo:
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
"Phạm Duy - Trên đăng trình đến Vô Cực":
Ðạo Ca và Thiền Ca, hai cái tên có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau.
Ðạo ca và Thiền ca gần nhau vì hai tác phẩm cao về giá trị mỹ quan, khó về thẩm thức và lựa chọn thính giả. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo ca mở đường và Thiền ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.
Trong vòng tử sinh của kiếp người trầm luân trong bể khổ, Ðạo ca cất lên lời huyền diệu thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn chúng sinh -- từ cõi vô minh -- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác như một cứu cánh:
Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...
Nhạc Phạm Duy trong đạo ca thanh thoát và siêu thoát, gần gũi tâm hồn một thiền sư tuy đã gột rửa lòng trần nhưng vẫn còn tha thiết ngoái lại dĩ vãng với luyến tiếc và u hoài. Âm hưởng gieo cho người nghe là âm hưởng tìm thấy trong những bài thánh ca -- thanh khiết và từ bi -- bên đời cũng như bên đạo. Giọng hát pha lê Thái Thanh cất lên như một nguyện cầu, vút cao, thăm thẳm và thánh thiện chỉ bảo con người cư xử với nhau trong đạo đức và nhân ái:
Thương người như thương mình
Thương người như thương thân.
Ðạo ca là hình thức giáo lý cơ bản và sơ đẳng tìm thấy trong kinh điển chính thống của đạo Phật. Là phật pháp hiểu theo nghĩa đại chúng: hành thiện để kiếp sau khá hơn kiếp trước, vì:
Sinh tử vẫn còn đây
Ðời này qua đời nọ
Tử sinh vẫn còn kia...
Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật: đem tình yêu vào đất thánh. Nhưng hồn của Ðạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa bước vào vườn địa đàng đã thoáng nghe tiếng chầy kình của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Ðạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân: tình yêu đã diệt dục. Ðạo Ca thuộc về đạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Bản đạo ca TÂM XUÂN kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn:
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Không ?
Thiền Ca, hai mươi năm sau, Phạm Duy hoàn toàn phá giới, bước ra ngoài vòng đạo lý, an nhiên trong tự tại, không còn tìm kiếm, không cần tìm kiếm, vì đã thấy chính mình. Phạm Duy trong thiền ca xác định nội dung giác ngộ, qua tự giác, bằng chính sự sống. Thiền ca thuộc về đời. Thiền ca là Sinh ca, là Tình ca, xa và cao hơn đạo ca trong triết lý. Thiền ca thể hiện bến giác cho nên thiền ca gần người mà cũng rất xa người. Lý luận trừu tượng thì như thế nhưng trên thực tế, chặng đường từ Ðạo dến Thiền của Phạm Duy gồm thâu hành trình cả cuộc đời hơn bẩy mươi năm sống và sáng tạo. Thiền Ca tổng kết hành trình ấy, đồng thời xác định phong cách nghệ sĩ của Phạm Duy, một phong cách rất thiền, rất đạo mà lại phản thiền, ngoại đạo.
Phản thiền, bởi vì muốn đạt tới trạng thái thượng đỉnh (giác ngộ, niết bàn, phật tánh...) thì phải sống xa tục lụy, tĩnh tâm, trong tư thế tham thiền nhập định. Con đường hành xử để tới Thiền là con đường tịch lặng, xa chốn phồn hoa đô hội. Phong cách sống với và sống vì quần chúng, hành động sáng tác của Phạm Duy, tự nó, có một nội dung sinh động, một tư chất phản thiền. Tuy phản thiền nhưng lại rất thiền vì ba đặc trưng khai phóng nhân sinh của thiền: trực nhận, vô ngôn và vô ngã luôn luôn hiện diện trong Phạm Duy, con người và tác phẩm.
Nói cho rõ hơn: Thiền khai phóng phần năng lực nội tại tích lũy trong mỗi người. Nguồn năng lực tự nhiên ấy, trong hoàn cảnh thông thường, vì những gò bó xã hội, gò bó tri thức, gò bó kiến thức, bị dồn ép, vặn tréo đi đến độ không thể nào thoát ra được. Thiền đưa ra phương thức khai phóng nhân sinh, trực tiếp kêu gọi ánh sáng bằng chứng nghiệm bản thân thay vì kiến thức sách vở vì thiền cho rằng chính tri thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề để không bao giờ giải quyết được, chính nó là nguồn gốc của sự vô minh nên cần dẹp nó ra một bên, nhường chỗ cho một cái gì khác siêu đẳng hơn, cao hơn, minh triết hơn (Suzuki). Nội dung của giác ngộ cần phải trực nhận, không qua trung gian của ngôn ngữ và sách vở. Ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn luôn biến đổi theo thị hiếu và thành kiến xã hội. Ngôn ngữ đôi khi phản bội lại con người, phản bội sự thật, cho chúng ta một nhận định hư giả về sự vật. Cho nên muốn thấu triệt một vấn đề, chúng ta phải vận dụng khả năng nội tại. Trước những cực điểm của cuộc đời như khổ đau, khoái lạc, hạnh phúc... con người không nói nữa, không suy nghĩ nữa, không phân biệt cái tôi nữa. Cho nên trực nhận, vô ngôn, vô ngã là biện chứng của thiền trước vô cùng, vô cực. Nói cách khác, thiền mở cửa cho chúng ta đến vô cực bằng những ngả trực nhận, vô ngôn, vô ngã.
Âm nhạc là một nghệ thuật dựa trên hai yếu tố căn bản: vô ngôn và trực nhận. Âm nhạc đến hoặc không đến với chúng ta. Chúng ta cảm hoặc không cảm một bản nhạc. Với âm nhạc, không có vấn đề: hiểu hoặc không hiểu. Vì âm nhạc không cần lý luận, dẫn giải. Âm nhạc là vô ngôn, là thứ ngôn ngữ thượng từng. Phạm Duy đã tận dụng hai tính chất trực cảm và vô ngôn của âm nhạc để nói, để sống và để sáng tác trong suốt cuộc đời. Cái học của Phạm Duy dày trường đời hơn trường học. Phạm Duy đạt tới cao độ của nghệ thuật không bằng con đường tri thức, lý luận mà bằng trực cảm: sáng tác chớp nhoáng một bản nhạc trong giây lát, đặt lời cho một bài ca trong vài sát na. Phạm Duy chưa từng khổ công học nhạc trước khi sáng tạo ra những tuyệt phẩm NƯƠNG CHIỀU (1947), BÀ MẸ GIO LINH (1948), VỀ MIỀN TRUNG (1948)... Và Thiền Ca là sản phẩm làm trong một đêm để xưng tụng người tình. Bản chất Phạm Duy chống lại và khinh thường cái học hàn lâm, học viện. Về cái biết của mình, Phạm Duy thường nói ''tôi học lóm''. Ðối với đám học sĩ, Phạm Duy là người ngoại đạo. Tư chất coi thường sách vở, sáng tác đột xuất, thấy nhanh không qua trung gian của tư tưởng ấy cũng là một tư chất rất thiền.
Khi Thiền cho rằng tư tưởng là thủ phạm dẫn đến vô minh, một cách gián tiếp, thiền đã nhìn nhận nội dung của giác ngộ là sáng tạo, là tự do tuyệt đối, hai yếu tố cơ bản để mở cửa vào vô cực và vĩnh cửu. Mà cuộc đăng trình đến vô cực ấy, trong thiền gọi là bến giác, Phạm Duy đã trực nhận từ thuở thanh niên:
Người đi trên dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao Biển Ðông
Người đi trong thanh xuân
Sưởi hương nắng như lửa sống
Máu sôi như sắc trời
Bước nhanh vượt chân đời.
. . . . . . . . . . .
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Người đi trong nhân gian
. . . . . . . . . . . .
Người đi nghe xa xăm
Mà chưa thấy bồn chồn chân
Bước đi trong thời gian
Vướng bao nhiêu lòng thương
Người đi trong thiên nhiên...
(LỮ HÀNH -- 1953)
Sau này Phạm Duy chọn LỮ HÀNH là tín điều (credo) trên con đường sáng tác cũng dễ hiểu. Nhưng động lực nào đã khiến Phạm Duy trực cảm rằng con người có thể đi đến muôn chiều: đi trên dương gian, đi trong thanh xuân, đi trong không gian, đi trong thiên nhiên... nghĩa là đi tới vô tận ? Và đi bằng gì ?
Ta đi bằng một sợi tơ
(MỘNG DU -- 1959)
Vậy động lực đó phải là tình yêu. Hẳn là tình yêu chứ không phải cái gì khác. Ngoài tính chất giăng mắc, mong manh, tình yêu là lần đầu tiên cái tôi thoạt biết có cái khác tôi (người khác). Cái tôi, cho đến bây giờ, tưởng như bất khả phân. Giờ đây, tự chẻ đôi ra: cùng một lúc vừa xác định cái tôi vừa từ bỏ cái tôi để nhập vào người khác (Suzuki). Nhập như thế nào? Nhập bằng hai nẻo: thể xác và tâm linh. Tình yêu làm cho cái tôi mất đi (vô ngã) trong đối tượng (người mình yêu) và đồng thời cũng đòi quyền chiếm hữu đối tượng đó. Trước tình yêu, cái tôi toẻ ra để rước cái khác vào mình. Cái tôi tan vào trong cái khác. Cái khác kia chính là tự do của con người. Tình yêu là bước đầu của vô ngã. Tình yêu vừa đưa đến tự do, vừa triệt tiêu tự do vì ta đem tự do của mình cho người khác. Mâu thuẫn đó nằm trong những nghịch lý sâu xa nhất của cuộc đời. Những kẻ đa tình, muốn cho nhiều lần, thường khôn ngoan lũy tiến đối tượng tự do: cho rồi xin lại tự do (CHO NHAU -- 1957). Nhưng lũy tiến của tự do cũng lại là một hình thức của vĩnh cửu. Cho nên Phạm Duy vừa đa tình, vừa chung tình:
Dìu nhau sang bên kia thế giới
Diù nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu.
(THƯƠNG TÌNH CA -- 1956)
Ý thức vĩnh cửu thiên thu trong lòng này (LỮ HÀNH) và vô cực đừng cho không gian đụng thời gian (THƯƠNG TÌNH CA) không chỉ thấy trong những bản tình ca mà còn rải rác trong toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy: bằng ý nhạc mở rộng tới vô cùng trong CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG (1956), bằng ý nhạc và lời ca lộng biển trời trong VIỄN DU (1953), MẸ TRÙNG DƯƠNG (1963-64), đến trong thăm thẳm lòng người như TÂM CA (1964-65), đến bằng tình yêu truyền kiếp trong RONG CA (1988).
Ý thức vĩnh cửu tựu trung là sự mở rộng cõi lòng đêm đêm người mở lòng ra (MỘNG DU) để cho nhau cả bốn trùng dương (CHO NHAU), đã yêu nhau như lòng đại dương (TÌNH HOÀI HƯƠNG): Phật gọi là Tâm, là Phật, là giác ngộ, và là nội dung của Thiền. Nhưng bằng cách nào thiền đã đi vào âm nhạc Phạm Duy?
Tiếng chuông và tiếng kinh, như Phạm Duy kể lại, là những ấn tượng tình cờ đến với nhạc sĩ từ thuở ấu thời: " Lúc còn nhỏ, vì mẹ tôi là một Phật tử thuần thành cho nên tôi hay được theo mẹ đi tới các nơi lễ bái nổi tiếng như Chùa Thầy, Chùa Hương, Ðền Sòng Phố Cát. Tôi biết tụng kinh, thuộc lầu Kinh Bát Nhã: Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị. Thuộc lầu kinh kệ nhưng tôi chẳng hiểu gì hết ... " Chính cái chỗ không hiểu gì hết mới là cốt tử và đi vào cõi nhạc Phạm Duy trong suốt cuộc đời. Vì nếu Phạm Duy hiểu hết thì không phải là thiền. Không có THIỀN CA.
Trên đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chuà gieo từ huyện Gio Linh 1948, rồi tiếng chuông và người mẹ gắn liền thành tiếng nội tâm me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà gợi từ lòng NGƯỜI VỀ (1954), khơi sâu đến MẸ TRÙNG DƯƠNG, BIỂN MẸ... sau này. Và những cuộc gặp gỡ đắm say nhất trong đời tình của Phạm Duy cũng nhuộm mầu đạo lý: Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông (TÌM NHAU -- 1956), bao dung: Tình thương nhân thế bao la (XUÂN THÌ -- 1963) và nhân ái: Thương đời thương lẫn nhau trong chiều (CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG), đôi khi nặng mùi thiền vị:
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
(XUÂN THÌ)
Vậy cái mà Phạm Duy bảo là chẳng hiểu gì hết thực ra là ý thức về đạo, về lòng nhân ái, về tình người đã nhập tâm nhạc sĩ từ lúc lọt lòng, qua mẹ, tiềm ẩn trong vô thức, (các hình thức khác: ca dao, dân ca... cũng xâm nhập Phạm Duy một cách tiệm tiến như thế) và mỗi khi có một động lực thúc đẩy, bật ra trong sáng tác: Ðạo trong Phạm Duy không do tư tưởng mà ra, cũng không do chủ đích hành đạo mà ra. Ðạo trong Phạm Duy từ vô tâm mà ra. Và vô tâm là bản chất sâu xa, là nguyên lý của Thiền.
Bản chất sống và sáng tác của Phạm Duy, do đó, vừa có chất Thiền vừa phản Thiền. Bản chất đó được hiện thực hoá, âm nhạc hoá trong THIỀN CA.
Cái cõi thinh không muôn chiều của Phạm Duy đã trực cảm trong lời ca của bài LỮ HÀNH cách đây 40 năm, phải đến thiền ca mới mở ra toàn diện trong âm nhạc. Bước vào Thiền Ca là một thinh không vô tận, vang trong thang âm mà chúng tôi tạm gọi là gian âm: âm nhạc trong không gian và âm nhạc trong thời gian. Hoà âm của Duy Cường ở đây là một thử nghiệm: nghiệm âm. Âm nhạc, bình thường chỉ là nghệ thuật âm thanh dội lên trong một khoảnh khắc thời gian nhất định. Nhưng ở đây, Duy Cường đã tạo được chiều dày thứ hai: chiều dày không gian rồi từ đó biến tiết, tạo thêm các chiều khác: dương gian, nhân gian... khiến cõi thinh không của Phạm Duy dày thêm, sâu thêm, biền biệt, trở thành vô cùng vô tận...
Cõi thinh không ấy, do đó, không chỉ là một không gian thuần túy mà còn là cõi không sinh động, cõi không đầy ắp sinh trùng, những vi bản của đời sống. Giữa không gian sinh động ấy, giọng ca Thái Hiền, xuất thần, cất lên, mê hoặc, quyến rũ người nghe từ lúc nhập thiền:
Thiền Ca 1: THINH KHÔNG
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Ðầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Bản chất thiền lộ ra rõ hơn khi ý thức vô ngã từ từ xâm nhập thinh không âm nhạc : tất cả là tôi mà cũng là chung. Về phần nhạc, Pham Duy cống hiến cho người nghe một vũ trụ âm thanh mới lạ, khác xa với những tiết điệu mà chúng ta quen nghe từ trước tới giờ. Phần nghiệm âm của Duy Cường đưa thính giả vào một thế giới giàu âm sắc. Cái thinh không đầy ắp sinh trùng ấy là một vũ trụ hành tinh có hai dòng sữa tình yêu đồng quy ở một điểm tạo ra sự sống. Rồi cái vũ trụ hành tinh ấy cũng chỉ là hư vô, hư ảo:
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
bài thiền ca này tuyệt ah chủ quán, PD viết nhạc gì cũng được hén
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
nnk đã viết:bài thiền ca này tuyệt ah chủ quán, PD viết nhạc gì cũng được hén
Kể cả nhạc bậy bạ nữa !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
... chợt như phố kia không người, còn lại tôi bước hoài ...
... đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng,
Giấc mơ đời xa vắng, bước chân không chờ ai đóng đưa ...
Chính thế nên có khi ta lạc lõng giữa phố xôn xao! Ta muốn vui cười cùng họ, rồi ta lại thấy mình vô duyên, vô cớ... rồi ta lại rút mình về trong cái vỏ ốc cô đơn. Dù sao thì ta cũng còn có ... một cõi đi về.
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài
Lòng ta có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng sông trước kia tôi về
Bỗng giờ đây đã khô không ngờ
Lòng tôi có khi mơ hồ
Tưởng mình đang là cơn gió
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là
Một đường không bến bờ.
... đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng,
Giấc mơ đời xa vắng, bước chân không chờ ai đóng đưa ...
Chính thế nên có khi ta lạc lõng giữa phố xôn xao! Ta muốn vui cười cùng họ, rồi ta lại thấy mình vô duyên, vô cớ... rồi ta lại rút mình về trong cái vỏ ốc cô đơn. Dù sao thì ta cũng còn có ... một cõi đi về.
LỜI THIÊN THU GỌI
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài
Lòng ta có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng sông trước kia tôi về
Bỗng giờ đây đã khô không ngờ
Lòng tôi có khi mơ hồ
Tưởng mình đang là cơn gió
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là
Một đường không bến bờ.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
ĐI TÌM QUÊ HƯƠNG
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
https://youtu.be/WrtyoBvYoBU
(cái youtube này hổng dám để thẳng ở đây)
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
https://youtu.be/WrtyoBvYoBU
(cái youtube này hổng dám để thẳng ở đây)
Người nô lệ da vàng
Ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ
Ðèn thắp thì mờ
Ngủ quên, quên đã bao năm
Ngủ quên , không thấy quê hương
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do .
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về đầu non
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về biển xanh
Ði khâu vá non sông
Việt Nam hai mươi năm liền, thịt xương phơi trên đôi miền
Ði cho thấy quê hương
Người nô lệ da vàng
Ngồi yên, ngồi yên trong căn nhà nhỏ
Ðèn thắp thì mờ
Ngồi yên, quên nước quên non
Ngồi yên, ngồi yên xin áo xin cơm
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc hờn căm.
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về ruộng nương
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về đồi hoang
Ði nói với anh em
Đòi cho quê hương thanh bình
Dựng xây tương lai Tiên-Rồng
... Đi cho thấy quê hương ...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Nhân một buổi trà dư tửu hậu với các bạn nhậu, có người nói rằng hổng biết tới đời con cháu mình có còn đất ở không? quốc hiệu của mình lúc đó có còn là Việt Nam không? ...
Người thì thở dài, chỉ luôn giải pháp: ráng cày có tiền cho con đi ra nước ngoài học, rồi tìm cơ hội định cư quách cho xong! Thà mang quốc tịch gì khác cũng được, miễn là không phải TÀU !
Mới nhìn qua thì đúng là "lo bò trắng răng"! Nhưng mà ngẫm lại cũng không phải là vô duyên vô cớ! Chợt nhớ Á tế Á ca:
"Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu!"
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta! " ...
Người thì thở dài, chỉ luôn giải pháp: ráng cày có tiền cho con đi ra nước ngoài học, rồi tìm cơ hội định cư quách cho xong! Thà mang quốc tịch gì khác cũng được, miễn là không phải TÀU !
Mới nhìn qua thì đúng là "lo bò trắng răng"! Nhưng mà ngẫm lại cũng không phải là vô duyên vô cớ! Chợt nhớ Á tế Á ca:
"Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu!"
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta! " ...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Trời ơi , sao chủ quán cứ ràm mãi thế ni
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
TÔI CHỈ MUỐN LÀM NGƯỜI
Tác giả: Vĩnh Điện
Trình bày: Quỳnh Lan
Tác giả: Vĩnh Điện
Trình bày: Quỳnh Lan
AnhSaoDem- Tổng số bài gửi : 28
Join date : 20/12/2009
Re: Thân phận con người
Cụi thích nghe nhạc tiền chiến hơn mấy bạn mình ơi
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Thân phận con người
LT với asd có hào khí của sĩ phu nha, nnk nhớ có nguoi nói với Thầy Thich nhat hanh: Tay Tang bị trung quốc đô hộ khủng khiếp quá! thầy trả lời, kg sao đâu! mới đây thôi mà! VN bị TQ đô dộ hàng ngàn năm mà có mất được đâu...!
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Bài hát này nghe thãm thiệt ,đúng là "thân phận con người " sẽ như thế nào không ai biết được ,có một điều đơn giản trong bài hát này "tôi chỉ muốn làm người "nhưng cuối cùng đời người cũng ko biết trôi dạt vào đâu ,chỉ toàn thấy trước mắt là đau khổ ,nhân quyền con ngừời bị chà đạp .MX ngẫm nghĩ cái câu HH nói đúng
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta!
HH viết
Nghe bài hát này MX rất là xúc động MX mạn phép Ánh Sao Đêm post thêm một clip này nhưng hình ảnh khác nghen
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta!
HH viết
Nghe bài hát này MX rất là xúc động MX mạn phép Ánh Sao Đêm post thêm một clip này nhưng hình ảnh khác nghen
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Thân phận con người
hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
AnhSaoDem- Tổng số bài gửi : 28
Join date : 20/12/2009
Re: Thân phận con người
Có lý lắm , mà muốn vậy thì phải bớt đọc báo ..lề trái hén ASDAnhSaoDem đã viết:hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Thân phận con người
hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
ASĐ viết
Cho nên hãy sống hết mình với kiếp này nghen
Cảm ơn Ánh Sao Đêm nhé
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Trang 6 trong tổng số 9 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Similar topics
» 4 nơi thú vị nhưng ít người tới ở Đà Nẵng Read more: http://giupban.net/showthread.php?12641-4-noi-thu-vi-nhung-it-nguoi-toi-o-Da-Nang#ixzz2NTpblJ3s
» Thiên Đường nước Mỹ
» Ru gọi người tình
» Bài Học Đầu Tiên Để Làm Người
» Đi tìm con người hoàn hảo
» Thiên Đường nước Mỹ
» Ru gọi người tình
» Bài Học Đầu Tiên Để Làm Người
» Đi tìm con người hoàn hảo
Trang 6 trong tổng số 9 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47