Thân phận con người
+14
mùa xuân
AnhSaoDem
chiều hoang
Linh
nnk
Tho Ngoc
Thi Mau
Huong ngoc
Lôi Vũ
Cuội
gia khanh
hoang
Hoàng Lão Tà
huuhoi
18 posters
Trang 7 trong tổng số 9 trang
Trang 7 trong tổng số 9 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Re: Thân phận con người
Lão tà mang cái này ra hù dọa NNK nè :
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Đầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
THINH KHÔNG (Thiền ca 1)
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Hiền
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Thái Hiền
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Đầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 30 Aug 2016, 08:49; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
Trích dẫn ở đây bài viết của Thụy Khuê:
Ðạo Ca và Thiền Ca, hai cái tên có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau.
Ðạo ca và Thiền ca gần nhau vì hai tác phẩm cao về giá trị mỹ quan, khó về thẩm thức và lựa chọn thính giả. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo ca mở đường và Thiền ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.
Trong vòng tử sinh của kiếp người trầm luân trong bể khổ, Ðạo ca cất lên lời huyền diệu thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn chúng sinh -- từ cõi vô minh -- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác như một cứu cánh:
Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...
Nhạc Phạm Duy trong đạo ca thanh thoát và siêu thoát, gần gũi tâm hồn một thiền sư tuy đã gột rửa lòng trần nhưng vẫn còn tha thiết ngoái lại dĩ vãng với luyến tiếc và u hoài. Âm hưởng gieo cho người nghe là âm hưởng tìm thấy trong những bài thánh ca -- thanh khiết và từ bi -- bên đời cũng như bên đạo. Giọng hát pha lê Thái Thanh cất lên như một nguyện cầu, vút cao, thăm thẳm và thánh thiện chỉ bảo con người cư xử với nhau trong đạo đức và nhân ái:
Thương người như thương mình
Thương người như thương thân.
Ðạo ca là hình thức giáo lý cơ bản và sơ đẳng tìm thấy trong kinh điển chính thống của đạo Phật. Là phật pháp hiểu theo nghĩa đại chúng: hành thiện để kiếp sau khá hơn kiếp trước, vì:
Sinh tử vẫn còn đây
Ðời này qua đời nọ
Tử sinh vẫn còn kia...
Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật: đem tình yêu vào đất thánh. Nhưng hồn của Ðạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa bước vào vườn địa đàng đã thoáng nghe tiếng chầy kình của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Ðạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân: tình yêu đã diệt dục. Ðạo Ca thuộc về đạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Bản đạo ca TÂM XUÂN kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn:
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Không ?
Thiền Ca, hai mươi năm sau, Phạm Duy hoàn toàn phá giới, bước ra ngoài vòng đạo lý, an nhiên trong tự tại, không còn tìm kiếm, không cần tìm kiếm, vì đã thấy chính mình. Phạm Duy trong thiền ca xác định nội dung giác ngộ, qua tự giác, bằng chính sự sống. Thiền ca thuộc về đời. Thiền ca là Sinh ca, là Tình ca, xa và cao hơn đạo ca trong triết lý. Thiền ca thể hiện bến giác cho nên thiền ca gần người mà cũng rất xa người. Lý luận trừu tượng thì như thế nhưng trên thực tế, chặng đường từ Ðạo dến Thiền của Phạm Duy gồm thâu hành trình cả cuộc đời hơn bẩy mươi năm sống và sáng tạo. Thiền Ca tổng kết hành trình ấy, đồng thời xác định phong cách nghệ sĩ của Phạm Duy, một phong cách rất thiền, rất đạo mà lại phản thiền, ngoại đạo.
Phản thiền, bởi vì muốn đạt tới trạng thái thượng đỉnh (giác ngộ, niết bàn, phật tánh...) thì phải sống xa tục lụy, tĩnh tâm, trong tư thế tham thiền nhập định. Con đường hành xử để tới Thiền là con đường tịch lặng, xa chốn phồn hoa đô hội. Phong cách sống với và sống vì quần chúng, hành động sáng tác của Phạm Duy, tự nó, có một nội dung sinh động, một tư chất phản thiền. Tuy phản thiền nhưng lại rất thiền vì ba đặc trưng khai phóng nhân sinh của thiền: trực nhận, vô ngôn và vô ngã luôn luôn hiện diện trong Phạm Duy, con người và tác phẩm.
Nói cho rõ hơn: Thiền khai phóng phần năng lực nội tại tích lũy trong mỗi người. Nguồn năng lực tự nhiên ấy, trong hoàn cảnh thông thường, vì những gò bó xã hội, gò bó tri thức, gò bó kiến thức, bị dồn ép, vặn tréo đi đến độ không thể nào thoát ra được. Thiền đưa ra phương thức khai phóng nhân sinh, trực tiếp kêu gọi ánh sáng bằng chứng nghiệm bản thân thay vì kiến thức sách vở vì thiền cho rằng chính tri thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề để không bao giờ giải quyết được, chính nó là nguồn gốc của sự vô minh nên cần dẹp nó ra một bên, nhường chỗ cho một cái gì khác siêu đẳng hơn, cao hơn, minh triết hơn (Suzuki). Nội dung của giác ngộ cần phải trực nhận, không qua trung gian của ngôn ngữ và sách vở. Ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn luôn biến đổi theo thị hiếu và thành kiến xã hội. Ngôn ngữ đôi khi phản bội lại con người, phản bội sự thật, cho chúng ta một nhận định hư giả về sự vật. Cho nên muốn thấu triệt một vấn đề, chúng ta phải vận dụng khả năng nội tại. Trước những cực điểm của cuộc đời như khổ đau, khoái lạc, hạnh phúc... con người không nói nữa, không suy nghĩ nữa, không phân biệt cái tôi nữa. Cho nên trực nhận, vô ngôn, vô ngã là biện chứng của thiền trước vô cùng, vô cực. Nói cách khác, thiền mở cửa cho chúng ta đến vô cực bằng những ngả trực nhận, vô ngôn, vô ngã.
Âm nhạc là một nghệ thuật dựa trên hai yếu tố căn bản: vô ngôn và trực nhận. Âm nhạc đến hoặc không đến với chúng ta. Chúng ta cảm hoặc không cảm một bản nhạc. Với âm nhạc, không có vấn đề: hiểu hoặc không hiểu. Vì âm nhạc không cần lý luận, dẫn giải. Âm nhạc là vô ngôn, là thứ ngôn ngữ thượng từng. Phạm Duy đã tận dụng hai tính chất trực cảm và vô ngôn của âm nhạc để nói, để sống và để sáng tác trong suốt cuộc đời. Cái học của Phạm Duy dày trường đời hơn trường học. Phạm Duy đạt tới cao độ của nghệ thuật không bằng con đường tri thức, lý luận mà bằng trực cảm: sáng tác chớp nhoáng một bản nhạc trong giây lát, đặt lời cho một bài ca trong vài sát na. Phạm Duy chưa từng khổ công học nhạc trước khi sáng tạo ra những tuyệt phẩm NƯƠNG CHIỀU (1947), BÀ MẸ GIO LINH (1948), VỀ MIỀN TRUNG (1948)... Và Thiền Ca là sản phẩm làm trong một đêm để xưng tụng người tình. Bản chất Phạm Duy chống lại và khinh thường cái học hàn lâm, học viện. Về cái biết của mình, Phạm Duy thường nói ''tôi học lóm''. Ðối với đám học sĩ, Phạm Duy là người ngoại đạo. Tư chất coi thường sách vở, sáng tác đột xuất, thấy nhanh không qua trung gian của tư tưởng ấy cũng là một tư chất rất thiền.
Khi Thiền cho rằng tư tưởng là thủ phạm dẫn đến vô minh, một cách gián tiếp, thiền đã nhìn nhận nội dung của giác ngộ là sáng tạo, là tự do tuyệt đối, hai yếu tố cơ bản để mở cửa vào vô cực và vĩnh cửu. Mà cuộc đăng trình đến vô cực ấy, trong thiền gọi là bến giác, Phạm Duy đã trực nhận từ thuở thanh niên:
Người đi trên dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao Biển Ðông
Người đi trong thanh xuân
Sưởi hương nắng như lửa sống
Máu sôi như sắc trời
Bước nhanh vượt chân đời.
. . . . . . . . . . .
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Người đi trong nhân gian
. . . . . . . . . . . .
Người đi nghe xa xăm
Mà chưa thấy bồn chồn chân
Bước đi trong thời gian
Vướng bao nhiêu lòng thương
Người đi trong thiên nhiên...
(LỮ HÀNH -- 1953)
Sau này Phạm Duy chọn LỮ HÀNH là tín điều (credo) trên con đường sáng tác cũng dễ hiểu. Nhưng động lực nào đã khiến Phạm Duy trực cảm rằng con người có thể đi đến muôn chiều: đi trên dương gian, đi trong thanh xuân, đi trong không gian, đi trong thiên nhiên... nghĩa là đi tới vô tận ? Và đi bằng gì ?
Ta đi bằng một sợi tơ
(MỘNG DU -- 1959)
Vậy động lực đó phải là tình yêu. Hẳn là tình yêu chứ không phải cái gì khác. Ngoài tính chất giăng mắc, mong manh, tình yêu là lần đầu tiên cái tôi thoạt biết có cái khác tôi (người khác). Cái tôi, cho đến bây giờ, tưởng như bất khả phân. Giờ đây, tự chẻ đôi ra: cùng một lúc vừa xác định cái tôi vừa từ bỏ cái tôi để nhập vào người khác (Suzuki). Nhập như thế nào? Nhập bằng hai nẻo: thể xác và tâm linh. Tình yêu làm cho cái tôi mất đi (vô ngã) trong đối tượng (người mình yêu) và đồng thời cũng đòi quyền chiếm hữu đối tượng đó. Trước tình yêu, cái tôi toẻ ra để rước cái khác vào mình. Cái tôi tan vào trong cái khác. Cái khác kia chính là tự do của con người. Tình yêu là bước đầu của vô ngã. Tình yêu vừa đưa đến tự do, vừa triệt tiêu tự do vì ta đem tự do của mình cho người khác. Mâu thuẫn đó nằm trong những nghịch lý sâu xa nhất của cuộc đời. Những kẻ đa tình, muốn cho nhiều lần, thường khôn ngoan lũy tiến đối tượng tự do: cho rồi xin lại tự do (CHO NHAU -- 1957). Nhưng lũy tiến của tự do cũng lại là một hình thức của vĩnh cửu. Cho nên Phạm Duy vừa đa tình, vừa chung tình:
Dìu nhau sang bên kia thế giới
Diù nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu.
(THƯƠNG TÌNH CA -- 1956)
Ý thức vĩnh cửu thiên thu trong lòng này (LỮ HÀNH) và vô cực đừng cho không gian đụng thời gian (THƯƠNG TÌNH CA) không chỉ thấy trong những bản tình ca mà còn rải rác trong toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy: bằng ý nhạc mở rộng tới vô cùng trong CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG (1956), bằng ý nhạc và lời ca lộng biển trời trong VIỄN DU (1953), MẸ TRÙNG DƯƠNG (1963-64), đến trong thăm thẳm lòng người như TÂM CA (1964-65), đến bằng tình yêu truyền kiếp trong RONG CA (1988).
Ý thức vĩnh cửu tựu trung là sự mở rộng cõi lòng đêm đêm người mở lòng ra (MỘNG DU) để cho nhau cả bốn trùng dương (CHO NHAU), đã yêu nhau như lòng đại dương (TÌNH HOÀI HƯƠNG): Phật gọi là Tâm, là Phật, là giác ngộ, và là nội dung của Thiền. Nhưng bằng cách nào thiền đã đi vào âm nhạc Phạm Duy?
Tiếng chuông và tiếng kinh, như Phạm Duy kể lại, là những ấn tượng tình cờ đến với nhạc sĩ từ thuở ấu thời: " Lúc còn nhỏ, vì mẹ tôi là một Phật tử thuần thành cho nên tôi hay được theo mẹ đi tới các nơi lễ bái nổi tiếng như Chùa Thầy, Chùa Hương, Ðền Sòng Phố Cát. Tôi biết tụng kinh, thuộc lầu Kinh Bát Nhã: Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị. Thuộc lầu kinh kệ nhưng tôi chẳng hiểu gì hết ... " Chính cái chỗ không hiểu gì hết mới là cốt tử và đi vào cõi nhạc Phạm Duy trong suốt cuộc đời. Vì nếu Phạm Duy hiểu hết thì không phải là thiền. Không có THIỀN CA.
Trên đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chuà gieo từ huyện Gio Linh 1948, rồi tiếng chuông và người mẹ gắn liền thành tiếng nội tâm me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà gợi từ lòng NGƯỜI VỀ (1954), khơi sâu đến MẸ TRÙNG DƯƠNG, BIỂN MẸ... sau này. Và những cuộc gặp gỡ đắm say nhất trong đời tình của Phạm Duy cũng nhuộm mầu đạo lý: Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông (TÌM NHAU -- 1956), bao dung: Tình thương nhân thế bao la (XUÂN THÌ -- 1963) và nhân ái: Thương đời thương lẫn nhau trong chiều (CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG), đôi khi nặng mùi thiền vị:
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
(XUÂN THÌ)
Vậy cái mà Phạm Duy bảo là chẳng hiểu gì hết thực ra là ý thức về đạo, về lòng nhân ái, về tình người đã nhập tâm nhạc sĩ từ lúc lọt lòng, qua mẹ, tiềm ẩn trong vô thức, (các hình thức khác: ca dao, dân ca... cũng xâm nhập Phạm Duy một cách tiệm tiến như thế) và mỗi khi có một động lực thúc đẩy, bật ra trong sáng tác: Ðạo trong Phạm Duy không do tư tưởng mà ra, cũng không do chủ đích hành đạo mà ra. Ðạo trong Phạm Duy từ vô tâm mà ra. Và vô tâm là bản chất sâu xa, là nguyên lý của Thiền.
Bản chất sống và sáng tác của Phạm Duy, do đó, vừa có chất Thiền vừa phản Thiền. Bản chất đó được hiện thực hoá, âm nhạc hoá trong THIỀN CA.
Cái cõi thinh không muôn chiều của Phạm Duy đã trực cảm trong lời ca của bài LỮ HÀNH cách đây 40 năm, phải đến thiền ca mới mở ra toàn diện trong âm nhạc. Bước vào Thiền Ca là một thinh không vô tận, vang trong thang âm mà chúng tôi tạm gọi là gian âm: âm nhạc trong không gian và âm nhạc trong thời gian. Hoà âm của Duy Cường ở đây là một thử nghiệm: nghiệm âm. Âm nhạc, bình thường chỉ là nghệ thuật âm thanh dội lên trong một khoảnh khắc thời gian nhất định. Nhưng ở đây, Duy Cường đã tạo được chiều dày thứ hai: chiều dày không gian rồi từ đó biến tiết, tạo thêm các chiều khác: dương gian, nhân gian... khiến cõi thinh không của Phạm Duy dày thêm, sâu thêm, biền biệt, trở thành vô cùng vô tận...
Cõi thinh không ấy, do đó, không chỉ là một không gian thuần túy mà còn là cõi không sinh động, cõi không đầy ắp sinh trùng, những vi bản của đời sống. Giữa không gian sinh động ấy, giọng ca Thái Hiền, xuất thần, cất lên, mê hoặc, quyến rũ người nghe từ lúc nhập thiền:
Thiền Ca 1: THINH KHÔNG
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Ðầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Bản chất thiền lộ ra rõ hơn khi ý thức vô ngã từ từ xâm nhập thinh không âm nhạc : tất cả là tôi mà cũng là chung. Về phần nhạc, Pham Duy cống hiến cho người nghe một vũ trụ âm thanh mới lạ, khác xa với những tiết điệu mà chúng ta quen nghe từ trước tới giờ. Phần nghiệm âm của Duy Cường đưa thính giả vào một thế giới giàu âm sắc. Cái thinh không đầy ắp sinh trùng ấy là một vũ trụ hành tinh có hai dòng sữa tình yêu đồng quy ở một điểm tạo ra sự sống. Rồi cái vũ trụ hành tinh ấy cũng chỉ là hư vô, hư ảo:
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
"Phạm Duy - Trên đăng trình đến Vô Cực":
Ðạo Ca và Thiền Ca, hai cái tên có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau.
Ðạo ca và Thiền ca gần nhau vì hai tác phẩm cao về giá trị mỹ quan, khó về thẩm thức và lựa chọn thính giả. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo ca mở đường và Thiền ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.
Trong vòng tử sinh của kiếp người trầm luân trong bể khổ, Ðạo ca cất lên lời huyền diệu thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn chúng sinh -- từ cõi vô minh -- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác như một cứu cánh:
Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...
Nhạc Phạm Duy trong đạo ca thanh thoát và siêu thoát, gần gũi tâm hồn một thiền sư tuy đã gột rửa lòng trần nhưng vẫn còn tha thiết ngoái lại dĩ vãng với luyến tiếc và u hoài. Âm hưởng gieo cho người nghe là âm hưởng tìm thấy trong những bài thánh ca -- thanh khiết và từ bi -- bên đời cũng như bên đạo. Giọng hát pha lê Thái Thanh cất lên như một nguyện cầu, vút cao, thăm thẳm và thánh thiện chỉ bảo con người cư xử với nhau trong đạo đức và nhân ái:
Thương người như thương mình
Thương người như thương thân.
Ðạo ca là hình thức giáo lý cơ bản và sơ đẳng tìm thấy trong kinh điển chính thống của đạo Phật. Là phật pháp hiểu theo nghĩa đại chúng: hành thiện để kiếp sau khá hơn kiếp trước, vì:
Sinh tử vẫn còn đây
Ðời này qua đời nọ
Tử sinh vẫn còn kia...
Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật: đem tình yêu vào đất thánh. Nhưng hồn của Ðạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa bước vào vườn địa đàng đã thoáng nghe tiếng chầy kình của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Ðạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân: tình yêu đã diệt dục. Ðạo Ca thuộc về đạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Bản đạo ca TÂM XUÂN kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn:
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Tâm ?
Mùa Xuân có không ? Hay là cõi Không ?
Thiền Ca, hai mươi năm sau, Phạm Duy hoàn toàn phá giới, bước ra ngoài vòng đạo lý, an nhiên trong tự tại, không còn tìm kiếm, không cần tìm kiếm, vì đã thấy chính mình. Phạm Duy trong thiền ca xác định nội dung giác ngộ, qua tự giác, bằng chính sự sống. Thiền ca thuộc về đời. Thiền ca là Sinh ca, là Tình ca, xa và cao hơn đạo ca trong triết lý. Thiền ca thể hiện bến giác cho nên thiền ca gần người mà cũng rất xa người. Lý luận trừu tượng thì như thế nhưng trên thực tế, chặng đường từ Ðạo dến Thiền của Phạm Duy gồm thâu hành trình cả cuộc đời hơn bẩy mươi năm sống và sáng tạo. Thiền Ca tổng kết hành trình ấy, đồng thời xác định phong cách nghệ sĩ của Phạm Duy, một phong cách rất thiền, rất đạo mà lại phản thiền, ngoại đạo.
Phản thiền, bởi vì muốn đạt tới trạng thái thượng đỉnh (giác ngộ, niết bàn, phật tánh...) thì phải sống xa tục lụy, tĩnh tâm, trong tư thế tham thiền nhập định. Con đường hành xử để tới Thiền là con đường tịch lặng, xa chốn phồn hoa đô hội. Phong cách sống với và sống vì quần chúng, hành động sáng tác của Phạm Duy, tự nó, có một nội dung sinh động, một tư chất phản thiền. Tuy phản thiền nhưng lại rất thiền vì ba đặc trưng khai phóng nhân sinh của thiền: trực nhận, vô ngôn và vô ngã luôn luôn hiện diện trong Phạm Duy, con người và tác phẩm.
Nói cho rõ hơn: Thiền khai phóng phần năng lực nội tại tích lũy trong mỗi người. Nguồn năng lực tự nhiên ấy, trong hoàn cảnh thông thường, vì những gò bó xã hội, gò bó tri thức, gò bó kiến thức, bị dồn ép, vặn tréo đi đến độ không thể nào thoát ra được. Thiền đưa ra phương thức khai phóng nhân sinh, trực tiếp kêu gọi ánh sáng bằng chứng nghiệm bản thân thay vì kiến thức sách vở vì thiền cho rằng chính tri thức ấy tạo ra cho ta đủ thứ vấn đề để không bao giờ giải quyết được, chính nó là nguồn gốc của sự vô minh nên cần dẹp nó ra một bên, nhường chỗ cho một cái gì khác siêu đẳng hơn, cao hơn, minh triết hơn (Suzuki). Nội dung của giác ngộ cần phải trực nhận, không qua trung gian của ngôn ngữ và sách vở. Ngôn ngữ là sản phẩm của nhân duyên, bản chất luôn luôn biến đổi theo thị hiếu và thành kiến xã hội. Ngôn ngữ đôi khi phản bội lại con người, phản bội sự thật, cho chúng ta một nhận định hư giả về sự vật. Cho nên muốn thấu triệt một vấn đề, chúng ta phải vận dụng khả năng nội tại. Trước những cực điểm của cuộc đời như khổ đau, khoái lạc, hạnh phúc... con người không nói nữa, không suy nghĩ nữa, không phân biệt cái tôi nữa. Cho nên trực nhận, vô ngôn, vô ngã là biện chứng của thiền trước vô cùng, vô cực. Nói cách khác, thiền mở cửa cho chúng ta đến vô cực bằng những ngả trực nhận, vô ngôn, vô ngã.
Âm nhạc là một nghệ thuật dựa trên hai yếu tố căn bản: vô ngôn và trực nhận. Âm nhạc đến hoặc không đến với chúng ta. Chúng ta cảm hoặc không cảm một bản nhạc. Với âm nhạc, không có vấn đề: hiểu hoặc không hiểu. Vì âm nhạc không cần lý luận, dẫn giải. Âm nhạc là vô ngôn, là thứ ngôn ngữ thượng từng. Phạm Duy đã tận dụng hai tính chất trực cảm và vô ngôn của âm nhạc để nói, để sống và để sáng tác trong suốt cuộc đời. Cái học của Phạm Duy dày trường đời hơn trường học. Phạm Duy đạt tới cao độ của nghệ thuật không bằng con đường tri thức, lý luận mà bằng trực cảm: sáng tác chớp nhoáng một bản nhạc trong giây lát, đặt lời cho một bài ca trong vài sát na. Phạm Duy chưa từng khổ công học nhạc trước khi sáng tạo ra những tuyệt phẩm NƯƠNG CHIỀU (1947), BÀ MẸ GIO LINH (1948), VỀ MIỀN TRUNG (1948)... Và Thiền Ca là sản phẩm làm trong một đêm để xưng tụng người tình. Bản chất Phạm Duy chống lại và khinh thường cái học hàn lâm, học viện. Về cái biết của mình, Phạm Duy thường nói ''tôi học lóm''. Ðối với đám học sĩ, Phạm Duy là người ngoại đạo. Tư chất coi thường sách vở, sáng tác đột xuất, thấy nhanh không qua trung gian của tư tưởng ấy cũng là một tư chất rất thiền.
Khi Thiền cho rằng tư tưởng là thủ phạm dẫn đến vô minh, một cách gián tiếp, thiền đã nhìn nhận nội dung của giác ngộ là sáng tạo, là tự do tuyệt đối, hai yếu tố cơ bản để mở cửa vào vô cực và vĩnh cửu. Mà cuộc đăng trình đến vô cực ấy, trong thiền gọi là bến giác, Phạm Duy đã trực nhận từ thuở thanh niên:
Người đi trên dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao Biển Ðông
Người đi trong thanh xuân
Sưởi hương nắng như lửa sống
Máu sôi như sắc trời
Bước nhanh vượt chân đời.
. . . . . . . . . . .
Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Người đi trong nhân gian
. . . . . . . . . . . .
Người đi nghe xa xăm
Mà chưa thấy bồn chồn chân
Bước đi trong thời gian
Vướng bao nhiêu lòng thương
Người đi trong thiên nhiên...
(LỮ HÀNH -- 1953)
Sau này Phạm Duy chọn LỮ HÀNH là tín điều (credo) trên con đường sáng tác cũng dễ hiểu. Nhưng động lực nào đã khiến Phạm Duy trực cảm rằng con người có thể đi đến muôn chiều: đi trên dương gian, đi trong thanh xuân, đi trong không gian, đi trong thiên nhiên... nghĩa là đi tới vô tận ? Và đi bằng gì ?
Ta đi bằng một sợi tơ
(MỘNG DU -- 1959)
Vậy động lực đó phải là tình yêu. Hẳn là tình yêu chứ không phải cái gì khác. Ngoài tính chất giăng mắc, mong manh, tình yêu là lần đầu tiên cái tôi thoạt biết có cái khác tôi (người khác). Cái tôi, cho đến bây giờ, tưởng như bất khả phân. Giờ đây, tự chẻ đôi ra: cùng một lúc vừa xác định cái tôi vừa từ bỏ cái tôi để nhập vào người khác (Suzuki). Nhập như thế nào? Nhập bằng hai nẻo: thể xác và tâm linh. Tình yêu làm cho cái tôi mất đi (vô ngã) trong đối tượng (người mình yêu) và đồng thời cũng đòi quyền chiếm hữu đối tượng đó. Trước tình yêu, cái tôi toẻ ra để rước cái khác vào mình. Cái tôi tan vào trong cái khác. Cái khác kia chính là tự do của con người. Tình yêu là bước đầu của vô ngã. Tình yêu vừa đưa đến tự do, vừa triệt tiêu tự do vì ta đem tự do của mình cho người khác. Mâu thuẫn đó nằm trong những nghịch lý sâu xa nhất của cuộc đời. Những kẻ đa tình, muốn cho nhiều lần, thường khôn ngoan lũy tiến đối tượng tự do: cho rồi xin lại tự do (CHO NHAU -- 1957). Nhưng lũy tiến của tự do cũng lại là một hình thức của vĩnh cửu. Cho nên Phạm Duy vừa đa tình, vừa chung tình:
Dìu nhau sang bên kia thế giới
Diù nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu.
(THƯƠNG TÌNH CA -- 1956)
Ý thức vĩnh cửu thiên thu trong lòng này (LỮ HÀNH) và vô cực đừng cho không gian đụng thời gian (THƯƠNG TÌNH CA) không chỉ thấy trong những bản tình ca mà còn rải rác trong toàn bộ tác phẩm của Phạm Duy: bằng ý nhạc mở rộng tới vô cùng trong CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG (1956), bằng ý nhạc và lời ca lộng biển trời trong VIỄN DU (1953), MẸ TRÙNG DƯƠNG (1963-64), đến trong thăm thẳm lòng người như TÂM CA (1964-65), đến bằng tình yêu truyền kiếp trong RONG CA (1988).
Ý thức vĩnh cửu tựu trung là sự mở rộng cõi lòng đêm đêm người mở lòng ra (MỘNG DU) để cho nhau cả bốn trùng dương (CHO NHAU), đã yêu nhau như lòng đại dương (TÌNH HOÀI HƯƠNG): Phật gọi là Tâm, là Phật, là giác ngộ, và là nội dung của Thiền. Nhưng bằng cách nào thiền đã đi vào âm nhạc Phạm Duy?
Tiếng chuông và tiếng kinh, như Phạm Duy kể lại, là những ấn tượng tình cờ đến với nhạc sĩ từ thuở ấu thời: " Lúc còn nhỏ, vì mẹ tôi là một Phật tử thuần thành cho nên tôi hay được theo mẹ đi tới các nơi lễ bái nổi tiếng như Chùa Thầy, Chùa Hương, Ðền Sòng Phố Cát. Tôi biết tụng kinh, thuộc lầu Kinh Bát Nhã: Xá lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị. Thuộc lầu kinh kệ nhưng tôi chẳng hiểu gì hết ... " Chính cái chỗ không hiểu gì hết mới là cốt tử và đi vào cõi nhạc Phạm Duy trong suốt cuộc đời. Vì nếu Phạm Duy hiểu hết thì không phải là thiền. Không có THIỀN CA.
Trên đường về thôn xóm buồn teo, xa xa tiếng chuông chuà gieo từ huyện Gio Linh 1948, rồi tiếng chuông và người mẹ gắn liền thành tiếng nội tâm me ơi, me ơi, chuông chùa nào la đà gợi từ lòng NGƯỜI VỀ (1954), khơi sâu đến MẸ TRÙNG DƯƠNG, BIỂN MẸ... sau này. Và những cuộc gặp gỡ đắm say nhất trong đời tình của Phạm Duy cũng nhuộm mầu đạo lý: Gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông (TÌM NHAU -- 1956), bao dung: Tình thương nhân thế bao la (XUÂN THÌ -- 1963) và nhân ái: Thương đời thương lẫn nhau trong chiều (CHIỀU VỀ TRÊN SÔNG), đôi khi nặng mùi thiền vị:
Xa xa có tiếng kinh cầu
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông
(XUÂN THÌ)
Vậy cái mà Phạm Duy bảo là chẳng hiểu gì hết thực ra là ý thức về đạo, về lòng nhân ái, về tình người đã nhập tâm nhạc sĩ từ lúc lọt lòng, qua mẹ, tiềm ẩn trong vô thức, (các hình thức khác: ca dao, dân ca... cũng xâm nhập Phạm Duy một cách tiệm tiến như thế) và mỗi khi có một động lực thúc đẩy, bật ra trong sáng tác: Ðạo trong Phạm Duy không do tư tưởng mà ra, cũng không do chủ đích hành đạo mà ra. Ðạo trong Phạm Duy từ vô tâm mà ra. Và vô tâm là bản chất sâu xa, là nguyên lý của Thiền.
Bản chất sống và sáng tác của Phạm Duy, do đó, vừa có chất Thiền vừa phản Thiền. Bản chất đó được hiện thực hoá, âm nhạc hoá trong THIỀN CA.
Cái cõi thinh không muôn chiều của Phạm Duy đã trực cảm trong lời ca của bài LỮ HÀNH cách đây 40 năm, phải đến thiền ca mới mở ra toàn diện trong âm nhạc. Bước vào Thiền Ca là một thinh không vô tận, vang trong thang âm mà chúng tôi tạm gọi là gian âm: âm nhạc trong không gian và âm nhạc trong thời gian. Hoà âm của Duy Cường ở đây là một thử nghiệm: nghiệm âm. Âm nhạc, bình thường chỉ là nghệ thuật âm thanh dội lên trong một khoảnh khắc thời gian nhất định. Nhưng ở đây, Duy Cường đã tạo được chiều dày thứ hai: chiều dày không gian rồi từ đó biến tiết, tạo thêm các chiều khác: dương gian, nhân gian... khiến cõi thinh không của Phạm Duy dày thêm, sâu thêm, biền biệt, trở thành vô cùng vô tận...
Cõi thinh không ấy, do đó, không chỉ là một không gian thuần túy mà còn là cõi không sinh động, cõi không đầy ắp sinh trùng, những vi bản của đời sống. Giữa không gian sinh động ấy, giọng ca Thái Hiền, xuất thần, cất lên, mê hoặc, quyến rũ người nghe từ lúc nhập thiền:
Thiền Ca 1: THINH KHÔNG
Thinh Không
Trống trải mênh mông
Rộng rãi vô cùng
Cao thấp vô lường
À à a a bỗng
Ðầy ắp sinh trùng
Tất cả là tôi
Mà cũng là chung...
Bản chất thiền lộ ra rõ hơn khi ý thức vô ngã từ từ xâm nhập thinh không âm nhạc : tất cả là tôi mà cũng là chung. Về phần nhạc, Pham Duy cống hiến cho người nghe một vũ trụ âm thanh mới lạ, khác xa với những tiết điệu mà chúng ta quen nghe từ trước tới giờ. Phần nghiệm âm của Duy Cường đưa thính giả vào một thế giới giàu âm sắc. Cái thinh không đầy ắp sinh trùng ấy là một vũ trụ hành tinh có hai dòng sữa tình yêu đồng quy ở một điểm tạo ra sự sống. Rồi cái vũ trụ hành tinh ấy cũng chỉ là hư vô, hư ảo:
Thinh Không
Vắng vẻ trầm ngâm
Lặng lẽ âm thầm
Yên tĩnh vô cùng
À à a a bỗng
Rộn rã tưng bừng
Nhất nhất trùng trùng
Nhưng cũng là không...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
bài thiền ca này tuyệt ah chủ quán, PD viết nhạc gì cũng được hén
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
nnk đã viết:bài thiền ca này tuyệt ah chủ quán, PD viết nhạc gì cũng được hén
Kể cả nhạc bậy bạ nữa !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
... chợt như phố kia không người, còn lại tôi bước hoài ...
... đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng,
Giấc mơ đời xa vắng, bước chân không chờ ai đóng đưa ...
Chính thế nên có khi ta lạc lõng giữa phố xôn xao! Ta muốn vui cười cùng họ, rồi ta lại thấy mình vô duyên, vô cớ... rồi ta lại rút mình về trong cái vỏ ốc cô đơn. Dù sao thì ta cũng còn có ... một cõi đi về.
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài
Lòng ta có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng sông trước kia tôi về
Bỗng giờ đây đã khô không ngờ
Lòng tôi có khi mơ hồ
Tưởng mình đang là cơn gió
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là
Một đường không bến bờ.
... đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng,
Giấc mơ đời xa vắng, bước chân không chờ ai đóng đưa ...
Chính thế nên có khi ta lạc lõng giữa phố xôn xao! Ta muốn vui cười cùng họ, rồi ta lại thấy mình vô duyên, vô cớ... rồi ta lại rút mình về trong cái vỏ ốc cô đơn. Dù sao thì ta cũng còn có ... một cõi đi về.
LỜI THIÊN THU GỌI
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Về trong phố xưa tôi nằm
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
Chợt như xác thân không còn
Và cạnh tôi là đồng vắng
Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài
Lòng ta có khi tựa như vắng ai
Nhiều khi đã vui cười
Nhiều khi đứng riêng ngoài
Nhiều đêm muốn đi về con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
Giòng sông trước kia tôi về
Bỗng giờ đây đã khô không ngờ
Lòng tôi có khi mơ hồ
Tưởng mình đang là cơn gió
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là
Một đường không bến bờ.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
ĐI TÌM QUÊ HƯƠNG
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
https://youtu.be/WrtyoBvYoBU
(cái youtube này hổng dám để thẳng ở đây)
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
https://youtu.be/WrtyoBvYoBU
(cái youtube này hổng dám để thẳng ở đây)
Người nô lệ da vàng
Ngủ quên, ngủ quên trong căn nhà nhỏ
Ðèn thắp thì mờ
Ngủ quên, quên đã bao năm
Ngủ quên , không thấy quê hương
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc tự do .
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về đầu non
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về biển xanh
Ði khâu vá non sông
Việt Nam hai mươi năm liền, thịt xương phơi trên đôi miền
Ði cho thấy quê hương
Người nô lệ da vàng
Ngồi yên, ngồi yên trong căn nhà nhỏ
Ðèn thắp thì mờ
Ngồi yên, quên nước quên non
Ngồi yên, ngồi yên xin áo xin cơm
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc hờn căm.
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về ruộng nương
Người nô lệ da vàng bước đi, bước đi , đi về đồi hoang
Ði nói với anh em
Đòi cho quê hương thanh bình
Dựng xây tương lai Tiên-Rồng
... Đi cho thấy quê hương ...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Nhân một buổi trà dư tửu hậu với các bạn nhậu, có người nói rằng hổng biết tới đời con cháu mình có còn đất ở không? quốc hiệu của mình lúc đó có còn là Việt Nam không? ...
Người thì thở dài, chỉ luôn giải pháp: ráng cày có tiền cho con đi ra nước ngoài học, rồi tìm cơ hội định cư quách cho xong! Thà mang quốc tịch gì khác cũng được, miễn là không phải TÀU !
Mới nhìn qua thì đúng là "lo bò trắng răng"! Nhưng mà ngẫm lại cũng không phải là vô duyên vô cớ! Chợt nhớ Á tế Á ca:
"Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu!"
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta! " ...
Người thì thở dài, chỉ luôn giải pháp: ráng cày có tiền cho con đi ra nước ngoài học, rồi tìm cơ hội định cư quách cho xong! Thà mang quốc tịch gì khác cũng được, miễn là không phải TÀU !
Mới nhìn qua thì đúng là "lo bò trắng răng"! Nhưng mà ngẫm lại cũng không phải là vô duyên vô cớ! Chợt nhớ Á tế Á ca:
"Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu!"
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta! " ...
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Trời ơi , sao chủ quán cứ ràm mãi thế ni
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
TÔI CHỈ MUỐN LÀM NGƯỜI
Tác giả: Vĩnh Điện
Trình bày: Quỳnh Lan
Tác giả: Vĩnh Điện
Trình bày: Quỳnh Lan
AnhSaoDem- Tổng số bài gửi : 28
Join date : 20/12/2009
Re: Thân phận con người
Cụi thích nghe nhạc tiền chiến hơn mấy bạn mình ơi
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Thân phận con người
LT với asd có hào khí của sĩ phu nha, nnk nhớ có nguoi nói với Thầy Thich nhat hanh: Tay Tang bị trung quốc đô hộ khủng khiếp quá! thầy trả lời, kg sao đâu! mới đây thôi mà! VN bị TQ đô dộ hàng ngàn năm mà có mất được đâu...!
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Thân phận con người
Bài hát này nghe thãm thiệt ,đúng là "thân phận con người " sẽ như thế nào không ai biết được ,có một điều đơn giản trong bài hát này "tôi chỉ muốn làm người "nhưng cuối cùng đời người cũng ko biết trôi dạt vào đâu ,chỉ toàn thấy trước mắt là đau khổ ,nhân quyền con ngừời bị chà đạp .MX ngẫm nghĩ cái câu HH nói đúng
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta!
HH viết
Nghe bài hát này MX rất là xúc động MX mạn phép Ánh Sao Đêm post thêm một clip này nhưng hình ảnh khác nghen
So với cái thời Pháp thuộc đó, tình hình bây giờ cũng u tối không kém. Có lẽ với đà này, có ngày người Việt sẽ trở thành thiểu số trên quê hương mình, lại phải lê bước đi tìm quê hương mất thôi!
Nỗi sợ hãi triền miên cứ đeo bám như một bóng ma truyền kiếp!
"Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta!
HH viết
Nghe bài hát này MX rất là xúc động MX mạn phép Ánh Sao Đêm post thêm một clip này nhưng hình ảnh khác nghen
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Thân phận con người
hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
AnhSaoDem- Tổng số bài gửi : 28
Join date : 20/12/2009
Re: Thân phận con người
Có lý lắm , mà muốn vậy thì phải bớt đọc báo ..lề trái hén ASDAnhSaoDem đã viết:hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Thân phận con người
hình ảnh clip chị MX post lên còn thãm hơn em nữa ...
hôm trước em xem phim đọc được một thông điệp như vậy nè: "Sống vốn dĩ rất khó, nhưng không phải tất cả mọi việc đều xấu, vì vậy hãy luôn mỉm cười vì mình vẫn đang được sống."
ASĐ viết
Cho nên hãy sống hết mình với kiếp này nghen
Cảm ơn Ánh Sao Đêm nhé
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Thân phận con người
Mai này lại là giỗ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người chuyên viết về thân phận con người.
Mời các thân hữu cùng thưởng thức một bài hát, có lẽ không phổ biến rộng lắm:
Dân ta đã bao nhiêu năm
Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan
Nhìn rừng phơi xác thân anh em
Nhìn trái tim rơi theo đại bác
Thịt người cho thú nhai ngon
Mẹ cha tóc khô như rơm
Chờ đàn con đã đi bao năm không về
Đứa về cụt bàn chân
Dân ta đã bao nhiêu năm
Đầu đội bom bước đi mong manh
Tầm đạn bay nhức đau trong xương
Nhìn trái tim treo trên đầu súng
Một đời nước mắt chan cơm
Hờn căm cắt chia anh em
Đàn trẻ thơ vẫn đi trong đêm
Đến trường cố chờ ngày bình yên
Nhưng dân ta vẫn lớn như rừng
Ngày đêm luân phiên giữ nước
Da lên màu gió sương
Chân anh qua vạn gập ghềnh
Từ ruộng đồng hạt lúa nuôi dân ta
Mầm hòa bình nở trên đời dân khốn khó
Cùng đứng lên ta đi dựng lại căn nhà tự do
Bao nhiêu năm chờ đã héo hon
Bàn chân hôm nay mạnh bước
Tôi lên đường với anh
Ra đi thấy lại ruộng vườn
Mặt trời nào rực sáng trong con tim
Hoà bình nào vừa bay về trong gió lớn
Rừng núi ơi ta đi dựng lại con đường Việt Nam!
Mời các thân hữu cùng thưởng thức một bài hát, có lẽ không phổ biến rộng lắm:
DÂN TA PHẢI SỐNG
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Trịnh Công Sơn & hợp ca phụ họa
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Trịnh Công Sơn & hợp ca phụ họa
Dân ta đã bao nhiêu năm
Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan
Nhìn rừng phơi xác thân anh em
Nhìn trái tim rơi theo đại bác
Thịt người cho thú nhai ngon
Mẹ cha tóc khô như rơm
Chờ đàn con đã đi bao năm không về
Đứa về cụt bàn chân
Dân ta đã bao nhiêu năm
Đầu đội bom bước đi mong manh
Tầm đạn bay nhức đau trong xương
Nhìn trái tim treo trên đầu súng
Một đời nước mắt chan cơm
Hờn căm cắt chia anh em
Đàn trẻ thơ vẫn đi trong đêm
Đến trường cố chờ ngày bình yên
Nhưng dân ta vẫn lớn như rừng
Ngày đêm luân phiên giữ nước
Da lên màu gió sương
Chân anh qua vạn gập ghềnh
Từ ruộng đồng hạt lúa nuôi dân ta
Mầm hòa bình nở trên đời dân khốn khó
Cùng đứng lên ta đi dựng lại căn nhà tự do
Bao nhiêu năm chờ đã héo hon
Bàn chân hôm nay mạnh bước
Tôi lên đường với anh
Ra đi thấy lại ruộng vườn
Mặt trời nào rực sáng trong con tim
Hoà bình nào vừa bay về trong gió lớn
Rừng núi ơi ta đi dựng lại con đường Việt Nam!
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 30 Aug 2016, 08:52; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
HH coi trên Ipad thì cả 2 đường dẫn nhạc trên đều không xài được.
Không biết các thân hữu kh1c có bị vậy không? Hôm trước NTT nói dòng Apple vẫn chơi được với wma, trừ khi code [/flash] thôi, nhưng sao ipad cua HH không thấy link
Không biết các thân hữu kh1c có bị vậy không? Hôm trước NTT nói dòng Apple vẫn chơi được với wma, trừ khi code [/flash] thôi, nhưng sao ipad cua HH không thấy link
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
NTT nói chơi được là nói Mac OS thôi (iBook, iMac, Mac Pro), còn iOS (iPad, iPhone, iPod) thì không
Re: Thân phận con người
Đúmg rùi HH à ,máy vi tính thì nghe còn máy “táo “thì ko nghe .Thỉnh thoảng HH bỏ “táo : để MX nghe ké nghen
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Thân phận con người
Hồi trước chỉ biết dùng [flash] nên convert, upload toàn wma. Các bài đã lỡ lên net rồi thì vậy, còn mới upload thì HH toàn dùng mp3 thôi !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
HH muốn xài được, muốn thấy links thì phải cài thêm một ứng dụng hỗ trợ wma vào iPad, như OPlayer HD chẳng hạn. Cái iPad của HH đã được jailbreak chưa?huuhoi đã viết:HH coi trên Ipad thì cả 2 đường dẫn nhạc trên đều không xài được.
HH viết
Re: Thân phận con người
HH chỉ thoạt qua thoạt lại xài ké của bọn nhỏ, nên không rành ba cái vụ này đâu! Có sao cứ để yên vậy thôi à !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Tháng tư buồn,, bắt đầu bằng ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vậy mà cho tới hôm nay trong tháng, hình như HH chưa đưa nhạc TCS lên bài nào.
Hôm nay, lang thang trên đường lề trái, thấy cảnh bọn Tàu tiếp tục gây hấn, ngư dân ta vẫn bị bắt giữ, cướp bóc, ... vẫn có người rao giảng "Việt-Trung có chung vận mệnh" ...
Quan chức có đến Lý Sơn và động viên dân ta cứ ... chờ nhà nước nghe báo cáo tìm hiểu và sẽ có kế hoạch. Chao ôi, lại nhớ Trịnh Công Sơn: nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ. trong căn nhà nhỏ, Mẹ cũng ngồi chờ. Chờ đã bao năm? ... (bài Chờ nhìn quê hương sáng chói)
Phải chăng ta phài "chờ con kên kên trên cành nhỏ lệ" ? (bài: Đợi có một ngày)
HH mời các thân hữu cùng nghe bài này:
Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
Đợi xóa sân si dưới bóng bồ đề
Đợi con kên kên trên cành nhỏ lệ
Đợi có tiếng cười trong nỗi lo
Đợi làm đôi chân đi quanh thế giới
Để thấy con tim thế giới hẹp hòi
Đợi nghe lương tâm con người trở lại
Đợi đã héo mòn những sớm mai
Bao nhiêu năm chờ đợi oán thù là khí giới
Trong con tim lời nói yêu thương mất rồi
Bao nhiêu năm mịt mùng dấu đạn bom chưa dứt
Trên quê hương dần khuất những anh hùng
Giọt lệ gian nan cho ta khóc với
Đợi thấy anh em dưới ánh mặt trời
Dành trong bao la con đường thật nhỏ
Đợi sẽ có ngày em bước vui
Đợi từ đau thương quê hương sẽ lớn
Đợi máu anh em chớm những nụ hồng
Đợi cây lên xanh trên rừng hoạn nạn
Đợi thấy những đường không cách ngăn.
Hôm nay, lang thang trên đường lề trái, thấy cảnh bọn Tàu tiếp tục gây hấn, ngư dân ta vẫn bị bắt giữ, cướp bóc, ... vẫn có người rao giảng "Việt-Trung có chung vận mệnh" ...
Quan chức có đến Lý Sơn và động viên dân ta cứ ... chờ nhà nước nghe báo cáo tìm hiểu và sẽ có kế hoạch. Chao ôi, lại nhớ Trịnh Công Sơn: nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ. trong căn nhà nhỏ, Mẹ cũng ngồi chờ. Chờ đã bao năm? ... (bài Chờ nhìn quê hương sáng chói)
Phải chăng ta phài "chờ con kên kên trên cành nhỏ lệ" ? (bài: Đợi có một ngày)
HH mời các thân hữu cùng nghe bài này:
ĐỢI CÓ MỘT NGÀY
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Trình bày: Khánh Ly
Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
Đợi xóa sân si dưới bóng bồ đề
Đợi con kên kên trên cành nhỏ lệ
Đợi có tiếng cười trong nỗi lo
Đợi làm đôi chân đi quanh thế giới
Để thấy con tim thế giới hẹp hòi
Đợi nghe lương tâm con người trở lại
Đợi đã héo mòn những sớm mai
Bao nhiêu năm chờ đợi oán thù là khí giới
Trong con tim lời nói yêu thương mất rồi
Bao nhiêu năm mịt mùng dấu đạn bom chưa dứt
Trên quê hương dần khuất những anh hùng
Giọt lệ gian nan cho ta khóc với
Đợi thấy anh em dưới ánh mặt trời
Dành trong bao la con đường thật nhỏ
Đợi sẽ có ngày em bước vui
Đợi từ đau thương quê hương sẽ lớn
Đợi máu anh em chớm những nụ hồng
Đợi cây lên xanh trên rừng hoạn nạn
Đợi thấy những đường không cách ngăn.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Thân phận con người
Nghĩ cũng lạ,
Ông TCS này mạt sát thiên hạ tơi bời, nhưng lại ít bị người ta chửi lại. Còn có người mới hé miệng là bị la té tát!
Chắc là do người có số hén!
Để lão "vạch lá tìm sâu" kiếm vài câu chửi của TCS cho ... dzui hén:
... nhìn lại quanh đây lô nhô loài người (coi thường thiên hạ)
... ôi cái chết đau thương vô tình, trên đất nước u mê ngàn năm (miệt thị đất nước)
... gia tài của mẹ một bọn lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội tình (miệt thị lãnh đạo)
... hãy mở mắt ra nhìn kiếp tôi đòi, nhìn ngày Việt Nam tăm tối (miệt thị đồng bào)
... trên quê hương dần khuất những anh hùng (miệt thị thế hệ trẻ)
... thịt da này dành cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên (mạt sát lãnh đạo)
... Thế giới này loài người là dã man, thế giới này chỉ toàn là người điên (mạt sát nhân loại) .
...
Mà cũng có lẽ tại ổng chửi đúng quá nên ai cũng hả hê, quên mất chuyện hổng chừng có mình trong đó!
Ông TCS này mạt sát thiên hạ tơi bời, nhưng lại ít bị người ta chửi lại. Còn có người mới hé miệng là bị la té tát!
Chắc là do người có số hén!
Để lão "vạch lá tìm sâu" kiếm vài câu chửi của TCS cho ... dzui hén:
... nhìn lại quanh đây lô nhô loài người (coi thường thiên hạ)
... ôi cái chết đau thương vô tình, trên đất nước u mê ngàn năm (miệt thị đất nước)
... gia tài của mẹ một bọn lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội tình (miệt thị lãnh đạo)
... hãy mở mắt ra nhìn kiếp tôi đòi, nhìn ngày Việt Nam tăm tối (miệt thị đồng bào)
... trên quê hương dần khuất những anh hùng (miệt thị thế hệ trẻ)
... thịt da này dành cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên (mạt sát lãnh đạo)
... Thế giới này loài người là dã man, thế giới này chỉ toàn là người điên (mạt sát nhân loại) .
...
Mà cũng có lẽ tại ổng chửi đúng quá nên ai cũng hả hê, quên mất chuyện hổng chừng có mình trong đó!
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Mon 06 May 2013, 12:32; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Thân phận con người
Mà cũng có lẽ tại ổng chửi đúng quá nên ai cũng hả hê, quên mất chuyện hổng chừng có mình trong đó!
LT viết
Trang 7 trong tổng số 9 trang • 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Similar topics
» 4 nơi thú vị nhưng ít người tới ở Đà Nẵng Read more: http://giupban.net/showthread.php?12641-4-noi-thu-vi-nhung-it-nguoi-toi-o-Da-Nang#ixzz2NTpblJ3s
» Thiên Đường nước Mỹ
» Ru gọi người tình
» Bài Học Đầu Tiên Để Làm Người
» Đi tìm con người hoàn hảo
» Thiên Đường nước Mỹ
» Ru gọi người tình
» Bài Học Đầu Tiên Để Làm Người
» Đi tìm con người hoàn hảo
Trang 7 trong tổng số 9 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47