Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Nhân tiện đọc bài viết của Lão Tà :
Lật sách Kinh Dịch, luận về quẻ KHÔN, Đức Khổng Tử có viết:
"Tích thiện chi gia, tất hữu dư khương; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỷ, do biện chi bất tảo biện giả."
Tạm hiểu (theo vốn chữ nghĩa chẳng đầy cái lá mít của lão): "Nhà mà lo làm việc thiện chắc sẽ có điều an lành; nhà chỉ lo làm việc ác, chắc sẽ có tai ương. Ví như kẻ làm tôi mà giết vua, kẻ làm con mà giết cha; chẳng phải là chuyện một sớm một chiều mà có, mà là do tích lũy cái ác từ từ mà nên vậy, là do chẳng ai phê phán, trừ khử nó từ sớm mà ra nông nổi."
Lần gơở sử sách xưa nay, có mấy triều đại hình thành từ những phong trào "cướp" đâu?.
Những bọn mỵ dân, lôi kéo tầng lớp bần cùng bằng khẩu hiệu "Lấy của người giàu chia cho dân nghèo", ban đầu thì lôi cuốn được những người nghèo khó ít học, nhưng nào có bền lâu!
Vì sao? Như Khổng Tử đã nói, ngay từ đầu, họ đã hàm chứa cái ý bất lương. Khởi đầu bằng việc cướp bóc, chỉ lôi kéo lũ tội phạm. Cái ác manh nha, dần dần tích tụ. ôồi đến khi kẻ ác ấy đắc chí, ngồi lên cao, bọn tay chân bộ hạ theo gương làm ác. Vậy nên xã hội càng lúc càng rồi reng.
Khổng Tử cũng đã nói: "Bất nhân nhi tại cao vị, thị bá kỳ ác ư chúng dã"
Than ôi, cái loạn lạc ngày nay xuất phát từ cái nguyên thủy bất chính. Thánh nhân xưa đã vạch đường, nhưng ngặt ôỗi chẳng ai theo.
Phải chăng đây là cái thời mà Sư Vạn Hạnh đã tiên đoán trong bài sấm của mình "Thập ác, vô nhất thiện - Đạo lộ tuyệt nhân hành" ???
(Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh,
Cạnh đầu đa hoành tử,
Đạo lộ tuyệt nhân hành,
Thập nhị xưng đại vương,
Thập ác vô nhất thiện,
Thập bát tử đăng tiên,
Kế đô nhập nhị thiên..
Du Ca nhận thấy trong lời của Lão Tà có ít nhiều chứa đựng hàm ý trong "luật nhân quả ".Du Ca sưu tầm bài viết này và mạo muội đem ra "trưng cầu dân ý " .Mời mọi người cùng đọc (nếu có thời gian rãnh rỗi )bài viết này để "thư giản "..tuy nội dung hời dài nhưng nếu ta chịu khó ngồi đọc suy ngẫm sẽ thấy rất thú vị ! .Du Ca nghĩ thế giới hại điện mà chúng ta đang sống Vật Chất luôn là sự cám dỗ cho những ai có lòng thâm vô tận đấy ...từ đó đẫn đến tâm tính bất thường ...hàng động ko ngờ làm cho thế giới này "điên loạn "he..he...
Mình sống làm sao "tâm tự tại "là ok nhé
.
Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.
Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người muốn. Ông vua dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như thường. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và dân sẽ được hạnh phúc.
Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi(ta có tội nặng quá vị thần không giúp được).
Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.
Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.
Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rấtchậm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.
Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.
Nhân-duyên-quả
Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).
Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nên cảnh ưu phiền.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tụng kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống là khi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.
Nhân quả và Thiên Chúa giáo.
Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.
Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.
Nhân quả và y khoa.
Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngừa bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.
Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thước nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa là ta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển. Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.
Nhân quả và tâm lý học.
Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ. Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào...người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.
Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biện pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng sự thật (nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.
Tóm lại
Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.
Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...). Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.
Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dươnõg những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.
Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.
Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Lật sách Kinh Dịch, luận về quẻ KHÔN, Đức Khổng Tử có viết:
"Tích thiện chi gia, tất hữu dư khương; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỷ, do biện chi bất tảo biện giả."
Tạm hiểu (theo vốn chữ nghĩa chẳng đầy cái lá mít của lão): "Nhà mà lo làm việc thiện chắc sẽ có điều an lành; nhà chỉ lo làm việc ác, chắc sẽ có tai ương. Ví như kẻ làm tôi mà giết vua, kẻ làm con mà giết cha; chẳng phải là chuyện một sớm một chiều mà có, mà là do tích lũy cái ác từ từ mà nên vậy, là do chẳng ai phê phán, trừ khử nó từ sớm mà ra nông nổi."
Lần gơở sử sách xưa nay, có mấy triều đại hình thành từ những phong trào "cướp" đâu?.
Những bọn mỵ dân, lôi kéo tầng lớp bần cùng bằng khẩu hiệu "Lấy của người giàu chia cho dân nghèo", ban đầu thì lôi cuốn được những người nghèo khó ít học, nhưng nào có bền lâu!
Vì sao? Như Khổng Tử đã nói, ngay từ đầu, họ đã hàm chứa cái ý bất lương. Khởi đầu bằng việc cướp bóc, chỉ lôi kéo lũ tội phạm. Cái ác manh nha, dần dần tích tụ. ôồi đến khi kẻ ác ấy đắc chí, ngồi lên cao, bọn tay chân bộ hạ theo gương làm ác. Vậy nên xã hội càng lúc càng rồi reng.
Khổng Tử cũng đã nói: "Bất nhân nhi tại cao vị, thị bá kỳ ác ư chúng dã"
Than ôi, cái loạn lạc ngày nay xuất phát từ cái nguyên thủy bất chính. Thánh nhân xưa đã vạch đường, nhưng ngặt ôỗi chẳng ai theo.
Phải chăng đây là cái thời mà Sư Vạn Hạnh đã tiên đoán trong bài sấm của mình "Thập ác, vô nhất thiện - Đạo lộ tuyệt nhân hành" ???
(Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
Lê gia xuất thánh minh,
Cạnh đầu đa hoành tử,
Đạo lộ tuyệt nhân hành,
Thập nhị xưng đại vương,
Thập ác vô nhất thiện,
Thập bát tử đăng tiên,
Kế đô nhập nhị thiên..
Du Ca nhận thấy trong lời của Lão Tà có ít nhiều chứa đựng hàm ý trong "luật nhân quả ".Du Ca sưu tầm bài viết này và mạo muội đem ra "trưng cầu dân ý " .Mời mọi người cùng đọc (nếu có thời gian rãnh rỗi )bài viết này để "thư giản "..tuy nội dung hời dài nhưng nếu ta chịu khó ngồi đọc suy ngẫm sẽ thấy rất thú vị ! .Du Ca nghĩ thế giới hại điện mà chúng ta đang sống Vật Chất luôn là sự cám dỗ cho những ai có lòng thâm vô tận đấy ...từ đó đẫn đến tâm tính bất thường ...hàng động ko ngờ làm cho thế giới này "điên loạn "he..he...
Mình sống làm sao "tâm tự tại "là ok nhé
.
Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.
Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người muốn. Ông vua dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như thường. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và dân sẽ được hạnh phúc.
Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi(ta có tội nặng quá vị thần không giúp được).
Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.
Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.
Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rấtchậm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.
Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.
Nhân-duyên-quả
Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).
Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nên cảnh ưu phiền.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tụng kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống là khi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.
Nhân quả và Thiên Chúa giáo.
Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.
Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.
Nhân quả và y khoa.
Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngừa bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.
Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thước nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa là ta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển. Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.
Nhân quả và tâm lý học.
Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ. Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào...người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.
Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biện pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng sự thật (nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.
Tóm lại
Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.
Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...). Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.
Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dươnõg những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.
Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.
Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Du Ca có bài thơ này nè ,mọi người có thể nói ý niệm của mình thử !
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi,thu đượm hồng
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông
Thiền sư Vạn Hạnh
Cây cỏ xuân tươi,thu đượm hồng
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông
Thiền sư Vạn Hạnh
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Cám ơn DC đã mang bài viết chia xẻ với mọi người.
Đây là vấn nạn ngày nay, khi mà tuổi trẻ ngày càng thiếu kiên nhẫn. Cái gì cũng muốn thật nhanh. Vậy nên cho dù nhận thấy khuyết điểm của mình, nhưng vì nếu chỉnh sửa từ gốc thì mất quá nhiều thời gian, nên luôn tìm cách nào nhanh gọn hơn để đi, cho dù con đường đó đúng hay sai, miễn là tới đích mà họ muốn.
Bắt đầu gieo cái Nhân, biết bao giờ mới gặt Quả ? Một câu hỏi thường được các bạn trẻ đặt ra, và thường thì không có câu trả lời. Đó là lý do chủ nghĩa duy vật phát triển ồ ạt, và là nguồn gốc sự xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống.
Con đường tiến bộ về kỹ thuật và con đường tiến bộ tâm linh sao khó đồng hành quá.
Để khuyến khích công việc hiệu quả, ta khuyên mọi người "bắt đầu công việc với một định hướng kết quả sẵn trong đầu" vì ta không muốn mọi người lan man, lãng phí thời gian, công sức, nhưng vô tình ta đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dụng len lõi. Từ công việc ứng dụng ra ngoài đời, làm gì-được gì cũng như thế mà ra cả.
Không cần rao giảng ở đây "trong khi hướng tới thành tựu vật chất, mình phải định h ướng nền tảng giá trị tinh thần, chuẩn bị nhật thức ...."
Ôi chao, hay lắm, nhưng chỉ hay trong những tập sách, trong lời hùng biện hay khoác lác của những người chỉ biết nói.
Vấn đề là làm sao???????????
Viết tới đây thì mọi người cũng thấy HH là một trong những nhóm người khoác lác kể trên rồi đó!
Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan
Đây là vấn nạn ngày nay, khi mà tuổi trẻ ngày càng thiếu kiên nhẫn. Cái gì cũng muốn thật nhanh. Vậy nên cho dù nhận thấy khuyết điểm của mình, nhưng vì nếu chỉnh sửa từ gốc thì mất quá nhiều thời gian, nên luôn tìm cách nào nhanh gọn hơn để đi, cho dù con đường đó đúng hay sai, miễn là tới đích mà họ muốn.
Bắt đầu gieo cái Nhân, biết bao giờ mới gặt Quả ? Một câu hỏi thường được các bạn trẻ đặt ra, và thường thì không có câu trả lời. Đó là lý do chủ nghĩa duy vật phát triển ồ ạt, và là nguồn gốc sự xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống.
Con đường tiến bộ về kỹ thuật và con đường tiến bộ tâm linh sao khó đồng hành quá.
Để khuyến khích công việc hiệu quả, ta khuyên mọi người "bắt đầu công việc với một định hướng kết quả sẵn trong đầu" vì ta không muốn mọi người lan man, lãng phí thời gian, công sức, nhưng vô tình ta đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dụng len lõi. Từ công việc ứng dụng ra ngoài đời, làm gì-được gì cũng như thế mà ra cả.
Không cần rao giảng ở đây "trong khi hướng tới thành tựu vật chất, mình phải định h ướng nền tảng giá trị tinh thần, chuẩn bị nhật thức ...."
Ôi chao, hay lắm, nhưng chỉ hay trong những tập sách, trong lời hùng biện hay khoác lác của những người chỉ biết nói.
Vấn đề là làm sao???????????
Viết tới đây thì mọi người cũng thấy HH là một trong những nhóm người khoác lác kể trên rồi đó!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
HH là thuộc nhớm người “trung niên “mà ka..ka..
Tuổi trẻ bây giờ có đầu óc quyết đoán táo bạo ,nói thiếu kiên nhẫn thì cũng không đúng .Những con người trẻ tuổi giỏi giang chịu khó tìm tòi ,học hỏi để đạt lấy cái danh vọng trọn vẹn cho mình hi..hi..chính nhờ như vậy mới có những thành tựu vĩ đại phù hợp với thế kỹ này chứ nhưng họ cũng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiêu đến “duy vật “cái tâm của họ không đồng hành với việc làm của họ …..sẽ ra những hậu quả khó hoàn hảo hi..hi..
Nói gì đi chăng nữa ,mình cũng cảm ơn trời đất đã cho mình có một chỗ đứng trong xã hội để mà sống và nuôi gia đình hi..hi. .HH thấy đó mạng của con người trên trần thế này nó mong manh lắm ,mới ngày nào đây còn sống trên cõi đời cười vậy mà vĩnh viên ra đi biền biệt …Mình vẫn còn may mắn hơn những con người khác HH à ,vì thế Du Ca nghĩ làm việc gì mình cũng phải nghĩ cái hậu cho đời sau !
Tuổi trẻ bây giờ có đầu óc quyết đoán táo bạo ,nói thiếu kiên nhẫn thì cũng không đúng .Những con người trẻ tuổi giỏi giang chịu khó tìm tòi ,học hỏi để đạt lấy cái danh vọng trọn vẹn cho mình hi..hi..chính nhờ như vậy mới có những thành tựu vĩ đại phù hợp với thế kỹ này chứ nhưng họ cũng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiêu đến “duy vật “cái tâm của họ không đồng hành với việc làm của họ …..sẽ ra những hậu quả khó hoàn hảo hi..hi..
Nói gì đi chăng nữa ,mình cũng cảm ơn trời đất đã cho mình có một chỗ đứng trong xã hội để mà sống và nuôi gia đình hi..hi. .HH thấy đó mạng của con người trên trần thế này nó mong manh lắm ,mới ngày nào đây còn sống trên cõi đời cười vậy mà vĩnh viên ra đi biền biệt …Mình vẫn còn may mắn hơn những con người khác HH à ,vì thế Du Ca nghĩ làm việc gì mình cũng phải nghĩ cái hậu cho đời sau !
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Những bài viết này rất là hay ,ai có thích cứ mời đọc nhé !
HỌC CHỮ “NHẪN”
Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, ...mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ....Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?Sư trả lời đầy vẻ tự hào:- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:Thưa Thầy chữ gì đây ạ?Nhà sư tươi cười trả lời:- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà .Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ ?- Chữ NHẪN!
Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:- Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
Lời bàn :
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm( tức là trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao ( tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên.
HỌC CHỮ “NHẪN”
Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, ...mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ....Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?Sư trả lời đầy vẻ tự hào:- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:Thưa Thầy chữ gì đây ạ?Nhà sư tươi cười trả lời:- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà .Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ ?- Chữ NHẪN!
Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:- Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
Lời bàn :
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm( tức là trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao ( tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên.
Chữ này chăc chủ quán nhà mình rành lắm hi..hi..
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
Hì hì, nhà sư này thiệt là luyện chữ Nhẫn đắc đạo,
Rõ ràng từ "BIẾT" đến LÀM là cả một chặng đường xa xăm diệu vợi.
Thiên hạ đời nay đọc nhiều biết lắm, ai cũng tranh nhau nói chuyện đạo lý (hì hì, lão là một trong số đó), cứ tưởng mình là hay lắm, đạo đức lắm.
Chao ôi, nếu đạo đức được đánh giá bằng lời nói của đương sự thì e rằng đền chùa miếu mạo không đủ chỗ để thờ Thánh Nhân.
Ai chẳng biết lương thiện, giúp người, bình tĩnh, chính trực, chống cái xấu, làm điều thiện, nhẫn nhịn ... là tốt, chẳng cần phải nói nữa. Nhưng làm sao để làm tốt những điều đó ???
Cũng có những người biết vạch ra đường lối, nhưng ... chỉ để cho người khác đi. Rồi thì có ai đi không?????
Từ Đạo Hạnh trong sấm của mình có câu "Đạo lộ biệt nhân hành" là từ đó.
Chợt nhớ trong tác phẩm "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn có đoạn đại loại là: họ giăng khẩu hiệu "sống và làm việc theo Pháp Luật" khắp nơi nhưng chỉ cốt cho người khác lam chứ bản thân họ thì không !
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Ai chẳng biết lương thiện, giúp người, bình tĩnh, chính trực, chống cái xấu, làm điều thiện, nhẫn nhịn ... là tốt, chẳng cần phải nói nữa. Nhưng làm sao để làm tốt những điều đó ???
Chính vì thế con người ta mới cần luyện từ "Nhẫn "hi..,
Nói gì đi nữa với cái xã hội thời nay ai khó kiềm người nào đạt đến chữ "Nhẫn "vẹn toàn ka..ka..Nói nôm na ko ai là hoàn hảo hết !
Thôi thì mình tự "tu "cho bản thân mình ,lỡ may mai mốt có về chầu Diêm Vương khỏi bị phán hóa kiếp "đày đọa "!
Chính vì thế con người ta mới cần luyện từ "Nhẫn "hi..,
Nói gì đi nữa với cái xã hội thời nay ai khó kiềm người nào đạt đến chữ "Nhẫn "vẹn toàn ka..ka..Nói nôm na ko ai là hoàn hảo hết !
Thôi thì mình tự "tu "cho bản thân mình ,lỡ may mai mốt có về chầu Diêm Vương khỏi bị phán hóa kiếp "đày đọa "!
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
THÔI THÌ TA HÃY HẾT LÒNG VỚI NHAU
1. Trăm năm trước thì ta chưa gặp
Trăm năm sau biết có gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau
2 .Một cũng chấp mà hai cũng chấp
Chất chứa trong lòng chi mà khổ
Trăm điều bỏ, ngàn điều cũng bỏ
Thong dong tự tại thế mà vui
3.Thật ở đâu xa thật ở lòng
Cõi lòng thanh tịnh tợ hư không
Mùi hương phảng phất sen thơm ngát
Át cả bùn nhơ chốn bụi hồng
4. Nhận cho về với vô dư
Ta người tan biến giữa hư không này
5. Bóng vờn lên ngọn tử sinh
Gậy khua đầu gậy giật mình thiên thu
6. Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo
Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời
7. Ta trồng hạt giống từ bi
Ngày sau kết trái vô- vi- cúng- dường
Nguyện trên khắp nẻo vô thường
Người đi phổ độ vào đường chân như
8. Thỏng tay buông những lụy phiền
Chậm câu hơi thở trên triền trầm luân
Lắng lòng trong giọt tham sân
Là khi thiền vị đã gần nơi tâm
9. Lắng lòng theo những nhịp chuông
Buông dần tục niệm bên tuồng đời kia
Miệt mài thương ghét sớm khuya
Rồi mai cũng vất xuống bia mộ mình.
10. Gió ngát rừng hương trăng nở hoa
Trời cao lồng lộng mấy yên hà
Một mai ngồi lại bên sông vắng
Mặc khách giang hồ lặng lẽ qua
11. Vô minh rớt lại ta bà
Soi trong tự tánh thấy ta lại về
Thoát ra từ vực u mê
Vô thường được mất có hề chi đâu.
12. Ta về ngồi lại tình hư ảo
Hư ảo không còn chỉ có ta
13. Có không còn mất chẳng bận lòng
Yêu ghét được thua chẳng mong trông
Mở rộng tâm ra lòng thanh thản
An vui tự tại dạ thong dong
14.Tìm ta một cội nghỉ chân
Giữa chan chát nắng giữa tầm tã mưa
Ngược dòng sinh tử xô đưa
Tim ta một cội để vừa đủ che
Lối quen khấp khiễng đi -về
Gót chân đã mỏi, đam mê đã chùng
Ta từ vô thí mịt mùng
Bước chưa ra khỏi một vùng nhân duyên
Tìm ta một cội chân nguyên
Vào nương bỗng mất, nhập miền vô ưu
Sưu tầm
1. Trăm năm trước thì ta chưa gặp
Trăm năm sau biết có gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau
2 .Một cũng chấp mà hai cũng chấp
Chất chứa trong lòng chi mà khổ
Trăm điều bỏ, ngàn điều cũng bỏ
Thong dong tự tại thế mà vui
3.Thật ở đâu xa thật ở lòng
Cõi lòng thanh tịnh tợ hư không
Mùi hương phảng phất sen thơm ngát
Át cả bùn nhơ chốn bụi hồng
4. Nhận cho về với vô dư
Ta người tan biến giữa hư không này
5. Bóng vờn lên ngọn tử sinh
Gậy khua đầu gậy giật mình thiên thu
6. Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo
Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời
7. Ta trồng hạt giống từ bi
Ngày sau kết trái vô- vi- cúng- dường
Nguyện trên khắp nẻo vô thường
Người đi phổ độ vào đường chân như
8. Thỏng tay buông những lụy phiền
Chậm câu hơi thở trên triền trầm luân
Lắng lòng trong giọt tham sân
Là khi thiền vị đã gần nơi tâm
9. Lắng lòng theo những nhịp chuông
Buông dần tục niệm bên tuồng đời kia
Miệt mài thương ghét sớm khuya
Rồi mai cũng vất xuống bia mộ mình.
10. Gió ngát rừng hương trăng nở hoa
Trời cao lồng lộng mấy yên hà
Một mai ngồi lại bên sông vắng
Mặc khách giang hồ lặng lẽ qua
11. Vô minh rớt lại ta bà
Soi trong tự tánh thấy ta lại về
Thoát ra từ vực u mê
Vô thường được mất có hề chi đâu.
12. Ta về ngồi lại tình hư ảo
Hư ảo không còn chỉ có ta
13. Có không còn mất chẳng bận lòng
Yêu ghét được thua chẳng mong trông
Mở rộng tâm ra lòng thanh thản
An vui tự tại dạ thong dong
14.Tìm ta một cội nghỉ chân
Giữa chan chát nắng giữa tầm tã mưa
Ngược dòng sinh tử xô đưa
Tim ta một cội để vừa đủ che
Lối quen khấp khiễng đi -về
Gót chân đã mỏi, đam mê đã chùng
Ta từ vô thí mịt mùng
Bước chưa ra khỏi một vùng nhân duyên
Tìm ta một cội chân nguyên
Vào nương bỗng mất, nhập miền vô ưu
Sưu tầm
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Cam on DC ne minh thay sao DC co nhung suu tam giong ban minh qua
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Như dzậy là mình gìà chát !.E lại thích đọc cái gì nhẹ nhẹ ,sóng to lớn quá nhức đầu lắm .Công việc hàng ngày chi phối rồi nên xã sờ trét "dễ chịu "chút !
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Cứ gieo Nhân, nếu kiếp này chưa nhận Quả thì kiếp sau vậy!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Cứ gieo Nhân, nếu kiếp này chưa nhận Quả thì kiếp sau vậy!.....LT oi , TTG thi muon la ....gieo kiep nao tinh kiep do, cho kiep sau sao lau qua ....
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Sự vô giá của một cốc sữa
Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không chờ đợi này nên thay vì xin ăn cậu lại xin uống. Người phụ nữ đoán là cậu đang đói bèn mang cho cậu một ly sữa lớn.
Cậu chầm chậm uống từng ngụm sữa rồi hỏi:
- Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?
Người phụ nữ trả lời:
- Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm kích đáp:
- Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.
Cậu chầm chậm uống từng ngụm sữa rồi hỏi:
- Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?
Người phụ nữ trả lời:
- Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm kích đáp:
- Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.
[
Khi bước đi, cậu bé cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trong khi trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.
Nhiều năm sau, người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều không tìm ra phương pháp chữa trị. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức, ông khoác áo choàng và đi đến phòng bệnh của người phụ nữ nọ. Ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng, ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp, người phụ nữ cuối cùng đã qua khỏi.
Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà biết rằng tiền viện phí lần này có lẽ cho đến hết đời bà cũng không thể trả hết. Lấy hết can đảm, bà mở tờ biên lai và đọc được những dòng chữ trong đó: "Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa. Ký tên. Tiến sĩ Howard Kelly".
ST
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Similar topics
» Nghich Lỹ Cuộc Đời
» Nói nhảm ....
» Hãy Sống Chậm Lại Để Cảm Nhận .....
» Công ước LHQ về Luật Biển
» Dòng nhạc Lê Văn Khoa
» Nói nhảm ....
» Hãy Sống Chậm Lại Để Cảm Nhận .....
» Công ước LHQ về Luật Biển
» Dòng nhạc Lê Văn Khoa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47