Công ước LHQ về Luật Biển
Công ước LHQ về Luật Biển
Thứ Ba, 14 tháng 6 2011
Công ước LHQ về Luật Biển định nghĩa quyền, trách nhiệm của các nước
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một thỏa ước quốc tế định nghĩa quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các đại dương trên thế giới và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 3 về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc đạt được thỏa thuận về một hiệp ước vào năm 1982 sau 9 năm thương thảo.
Công ước có hiệu lực vào năm 1994 sau khi hội đủ số đòi hòi tối thiểu các quốc gia phê chuẩn. Tính cho đến tháng 5 năm 2011, có 161 quốc gia và Liên hiệp châu Âu đã phê chuẩn hiệp ước.
Công ước đặt giới hạn của nhiều vùng biển khác nhau, tính từ đường cơ sở bờ biển của các nước. Những vùng này bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng biển các quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng nội thủy bao gồm tất cả vùng biển và hải lộ trên vùng biển về phía đất liền của đường cơ sở bờ biển một quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn về những vùng biển như thế.
Công ước qui định một quốc gia nằm cạnh biển có quyền thiết lập vùng lãnh hải cách đường cơ sở 22 kilômét hay là 12 hải lý. Quốc gia có quyền tự do hành sử chủ quyền trên vùng biển này nhưng phải ban quyền đi lại vô hại qua vùng này cho tàu thuyền của tất cả các nước khác.
Quyền đi lại vô hại được định nghĩa như là việc di chuyển tiếp tục và nhanh chóng của một tàu nước ngoài không làm nguy hại cho “hòa bình, trật tự và an ninh” của quốc gia vùng biển.
Những hoạt động được xem như làm nguy hại bao gồm do thám, tập trận, làm ô nhiễm và đánh cá.
Công ước cho phép các quốc gia vùng biển thiết lập một vùng tiếp giáp lãnh hải qua khỏi vùng lãnh hải để ngăn ngừa tàu bè nước ngoài vi phạm luật của quốc gia đó về hải quan, thuế vụ, ô nhiễm và di trú.
Vùng tiếp cận lãnh hải không thể vượt quá 44 kilômét kể từ đường cơ sở.
Quốc gia bao gồm một quần đảo có thể thiết lập những đường biên giới bằng cách vẽ những đường cơ sở nối liền những mỏm của các đảo xa nhất, miễn là những điểm đó đủ gần với nhau.
Công ước định nghĩa những khu vực được bao trong những đường cơ sở đó là vùng biển của những quần đảo và quốc gia được có chủ quyền hoàn toàn ở những vùng này. Công ước cũng thiết lập quyền đi lại bình thường qua vùng biển đó cho tàu bè của các nước khác.
Vùng đặc quyền kinh tế được định nghĩa như là một khu vực vượt quá vùng lãnh hải của một quốc gia nằm ven biển và có thể nới rộng đến 370 kilômét hay là 200 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia đó.
Trong vùng đặc quyền này, công ước nói quốc gia bờ biển có quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên trong khi tôn trọng quyền của những quốc gia khác.
Các nước khác có quyền hải hành, bay trên vùng trời và đặt những dây cáp ngầm dưới đáy biển và những đường ống tuân theo những qui định của quốc gia bờ biển.
Thềm lục địa được định nghĩa như là vùng nối dài tự nhiên của vùng đất liền của một quốc gia vùng biển đến ngoài cùng của vùng biên lục địa, hay là một khoảng cách 370 kilômét tính từ đường cơ sở của quốc gia , tùy khoảng cách nào dài nhất.
Thềm lục địa không vượt quá 648 kilômét tức là 350 hải lý kể từ đường cơ sở.
Công ước qui định một quốc gia cạnh biển có quyền thu hoạch khoáng chất và những chất liệu không có sự sống tại đáy biển thềm lục địa.
Không có tàu bè nước ngoài nào được thực hiện những hoạt động như vậy nếu không có sự đồng ý của quốc gia cạnh biển.
Trong những tháng qua, Philippines và Việt Nam phúc trình một số biến cố liên hệ đến tàu của Trung Quốc trong phạm vi đặc quyền kinh tế của hai quốc gia này tại biển Đông.
Trung Quốc nói biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ nay nhưng Philippines, Việt Nam, Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng công nhận chủ quyền trên một phần biển và một số đảo nhỏ không người ở và những phần đất nổi trên mặt nước ở vùng này.
Trung Quốc phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc vào năm 1996.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Nguồn: báo điện tử Đại Đoàn Kết (lề phải: MTTQVN )
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=34740&Style=1
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa
"Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc. (????)
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Bức Công hàm 1958
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.
Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do. (?????) Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.(????) Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.
Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Nhóm PV Biển Đông
Mặc dù nhóm tác giả cố công biện giải, nhưng thiệt tình em thấy tiền hậu bất nhất, chẳng hiểu ra làm sao nên đành đánh dấu mấy chỗ nghi vấn, xin quý anh chị nào hiểu được thì giảng rõ cho em nhờ! Em chỉ thấy (như bài viết nói) là Ổng biết nó tham, ổng ủng hộ bản tuyên bố của nó nhưng không biết bản tuyên bố của nó nói cái gì (???) Hổng lẻ tụi nó viết khơi khơi 12 hải lý mà hổng nói tính từ đâu ????; Ổng biết xác nhận chủ quyền là việc của quốc hội, bảo vệ biển đảo là ưu tiên của nhà nước (chính phủ?) nhưng chỉ thị cho lính của mình tôn trọng quy định của Trung cộng???.
Theo em thì tìm hiểu, tranh cãi ... sao bằng phủ nhận tính pháp lý, tính chính thống của văn bản nói trên quách cho xong ! Phủi tay!
simba- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 06/03/2010
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Phú Hòa
Tôi phải thừa nhận một điều là khi đọc bài “Không thể chậm trễ” được đăng trên báo Thanh Niên ngày hôm nay thì dù có uất lắm nhưng tôi không hề ngạc nhiên. Ở trường hợp này, nếu không phải là cháu học sinh mà là một nhân viên ngoại giao Việt Nam nào đó đương đầu với nữ học sinh Trung Quốc kia thì chắc cũng chỉ có phản ứng bằng cách bỏ bữa cơm chứ không đủ lý luận để tranh cãi (nếu không nói là không dám).
Việc này làm tôi nhớ lại những năm ngồi ghế nhà trường. Hồi đó, khi học môn địa lý, lịch sử thì chưa bao giờ chúng tôi được nghe đến mấy từ Hoàng Sa, Trường Sa cũng như nguồn gốc của chúng. Chúng tôi được nghe các thầy cô kể về Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo và trong các sách giáo khoa cũng chỉ đề cập đến mấy hòn đảo đó. Khi Mỹ ném bom Miền Bắc thì qua đài, báo chúng tôi được biết thêm Hòn Mê, đảo Cồn Cỏ, là những nơi có những cuộc chiến ác liệt và đã xuất hiện nhiều anh hùng. Hồi đó đó với lũ học sinh chúng tôi thì hai tiếng Cồn Cỏ thiêng liêng lắm và với chúng tôi thì mọi người dân, người lính trên hòn đảo này đều là những anh hùng. Những tháng đầu năm 1965, các trường phổ thông ở Hà Nội (và có lẽ cả các tỉnh khác trên Miền Bắc) có phong trào viết thư cho các chú bộ đội Cồn Cỏ. Hồi đó tôi đang học lớp 5. Lớp tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường chọn viết lá thư này và cô chủ nhiệm lớp lại chọn tôi và 2 đứa nữa, vẫn được coi là khá văn nhất lớp để làm việc này. Hì hục mất một ngày thì ba đứa chúng tôi cũng soạn thảo xong bức thư để đưa ra toàn lớp duyệt. Đứa yêu cầu thêm câu này, đứa lại yêu cầu sửa câu kia nhưng cuối cùng bức thư cũng được hoàn thành với chữ ký của cả lớp. Đến lúc cho thư vào phong bì thì cả lớp mới chưng hửng là không biết ghi địa chỉ người nhận như thế nào. Cuối cùng cô chủ nhiệm có sáng kiến ghi địa chỉ người nhận là “Các chú bộ đội đang chiến đấu ở Đảo Cồn Cỏ” và cô khẳng định rằng dứt khoát thư sẽ được chuyển đến tận tay các chú bộ đội ở ngoài đó bởi vì cả Miền Bắc biết Cồn Cỏ ở đâu. Cho đến giờ, dù đã 60 nhưng tôi vẫn tin rằng lá thư với những dòng chữ nắn nót, đầy tình cảm và hoài bão của chúng tôi đã được chuyển đến hòn đảo nhỏ bé nhưng anh hùng đó. Những sự kiện về Cồn Cỏ, những hình ảnh về những mâm pháo 37 mm giương nòng xả đạn vào máy bay Mỹ vẫn còn đọng lại trong trí ức của tôi cho đến giờ và tôi luôn tự hào rằng quê hương Việt Nam của mình đã có một Cồn Cỏ như vậy.
Viết ra điều này để mọi người thấy rằng công tác thông tin, tuyên truyền có một sức mạnh ghê gớm như thế nào vì trước đó bọn nhóc chúng tôi đâu có biết gì về Đảo Cồn Cỏ.
Sau khi gửi lá thư đó đi thì ngày nào bọn tôi cũng mò vào phòng cô hiệu trưởng để dò trên bản đồ đoán xem lá thư đó đã đi đến đâu rồi và hồi hộp chờ thư trả lời của các chú bộ đội Cồn Cỏ. Cái Hoa, đứa viết chữ đẹp nhất lớp được trao”trọng trách” thay mặt lớp viết lá thư này và nó đã rất nắn nót viết địa chỉ người gửi là “các cháu học sinh lớp 5A trường phổ thông cấp hai Trung Liệt – Khu Đống Đa – Hà Nội”. Chúng tôi cứ chờ nhưng mãi không nhận được thư trả lời và cuối cùng cũng yên lòng với câu giải thích của cô chủ nhiệm là “các chú bộ đội bận nhiều việc lắm nên không thể viết thư trả lời cho tất cả các trường được.” Tuy buồn nhưng chúng tôi vẫn tự an ủi nhau là các chú đã đọc được thư của mình.
Thế hệ của chúng tôi còn biết đến ngày 17.2.1979, 14.3.1988 nhưng những thế hệ sau này làm sao có thể biết được những ngày đó là những ngày gì. Báo chí không tuyền truyền, thầy cô giáo cũng như sách giáo khoa không đề cập tới thì làm sao các cháu biết được. Tôi dám đảm bảo rằng nhiều học sinh không biết lịch sử của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và càng không biết hai quần đảo này thuộc vào những tỉnh nào ở Việt Nam. Vì lý do gì mà việc tuyên truyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lại bị hạn chế đến mức tối đa như vậy? Tại sao chỉ có một vài người nhất định được phép nói Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam nhưng ngược lại bất kỳ ai khác mở miệng nói ra câu này đều bị cản trở, thậm chí phải vào vòng lao lý? Thế hệ trẻ biết gì về vụ thảm sát dã man của những tên lính xâm lược Trung Quốc ngày 14.3.1988 đối với 64 người lính Việt Nam trên vùng biển Việt Nam? Tôi gọi đó là thảm sát vì 64 người con của dân tộc Việt Nam đã tay không bảo vệ đảo đến hơi thở cuối cùng. Thế hệ trẻ biết gì về vụ cướp quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1.1974 với 74 người lính VNCH bị giết hại?
Lịch Sử của đất nước Việt Nam là lịch sử được viết bằng máu. Mỗi tấc đất Việt Nam đều thẫm máu của những người con anh hùng, dám hy sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất của Ông, Cha để lại. Ai cướp đất Việt Nam, ai giết hại nhân dân Việt Nam đều là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam. Bạn bè không thể giết nhau một cách man rợ như vậy được.
Tại sao và vì mục đích gì mà phải che bịt sự thật. Một sự thật mà nhẽ ra cả dân tộc phải biết để cảnh giác trước mọi mưu đồ xâm lược của kẻ thù. Khôn ngoan, nhân nhượng không có nghĩa là hèn nhát. Nhật Bản là bạn đồng minh với Mỹ, chấp nhận căn cứ quân sự của Mỹ trên đất nước mình nhưng hàng năm chính phủ Nhật Bản vẫn không quên tổ chức cầu siêu cho những người dân mình bị thảm sát trong hai trận ném bom nguyên tử của Mỹ hồi năm 1945. Những ai nắm sinh mệnh của đất nước hãy lấy đấy làm gương, đừng để những người thân của các liệt sĩ phải âm thầm lau những giọt nước mắt của mình trong bóng tối. Hoàng Sa – Trường Sa không phải của riêng ai. Hãy để cả dân tộc Việt Nam được công khai nói lên một câu: HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.
Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh blog
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Lúc này MX đang mượn cái mai rùa của lão tà để bói xem Simba là ai đây mà !
Mà cũng lâu rùi hổng thấy Simba đưa tin nhỉ? Chắc thấy mục này hiu quạnh quá nên ... chạy luôn rùi !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Ra khơi bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-05-16
Ảnh: Ngư dân Lê Văn Lớn- thuyền viên tàu QNg 66101 TS. Source lyson.org
Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông bắt đầu có hiệu lực và sẽ kéo dài cho đến ngày 1 tháng 8.
Nếu lệnh cấm đánh bắt cá được thực hiện một cách nghiêm ngặt, thì đồng nghĩa với nó là sẽ có những tàu cá của ngư dân Việt nam hay Philippines bị bắt. Nhưng liệu điều này có khiến các ngư dân Việt nam ngừng ra khơi? Việt Hà có bài tường trình sau đây:
"Lệnh cấm đánh cá của TQ không có giá trị đối với (người dân) VN"
Chỉ chưa đầy nửa tháng sau khi trở về nhà từ Hoàng Sa nơi bị Trung Quốc giam giữ suốt hơn 1 tháng trời, ngư dân Lê Văn Vương, 19 tuổi, đã lại theo các ngư dân khác ra khơi đánh bắt cá. Cha anh Vương là ngư dân Lê Lớn cho biết:
Lê Lớn: thằng con em đi rồi, đi cách đây 10 hôm. Nó bảo cha bị đánh quá mà. Em bảo nó ở nhà nghỉ cho khỏe nhưng nó bảo không được. Giờ ba già mà con trẻ ở nhà chơi thì không được nên con đi với họ.
Lê Văn Vương và các ngư dân khác lại ra đánh bắt cá tại chính khu vực gần quần đảo Hoàng Sa nơi anh, cha anh và 19 ngư dân khác đã bị Trung quốc bắt giữ vào hồi đầu tháng 3 vừa qua. Đó là ngư trường truyền thống của các ngư dân Quảng Ngãi từ nhiều đời nay.
Nhưng lần này anh Vương ra khơi lại đúng vào lúc cơ quan nghề cá thuộc bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ ngày 16 tháng 5 cho đến hết ngày 1 tháng 8 để bảo vệ nguồn cá. Khu vực cấm đánh bắt cá bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cũng theo cơ quan này cho biết thì Trung Quốc đã áp đặt lệnh đánh bắt cá này từ năm 1999 đến nay và từ năm 2009 đến nay lệnh cấm bao giờ cũng rơi đúng vào thời điểm này trong năm. Lệnh cấm của Trung Quốc cũng nói rõ những ngư dân nào vẫn cố tình đánh bắt cá tại khu vực có lệnh cấm sẽ bị tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị và bị phạt đến 50,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 7,900 đô la Mỹ. Một khoản tiền không hề nhỏ đối với các ngư dân Việt Nam.
Ngư dân Lê Lớn cho biết ông, con ông và các ngư dân Quảng Ngãi đều biết về lệnh cấm này nhưng họ vẫn đi.
Lê Lớn: năm nào Trung Quốc cũng cấm hết, không có năm nào không cấm hết. Bon em đi biển lúc nào cũng thấy là nó cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá hết nhưng mà mình đi miết thôi. Cứ nghe thôi nhưng rồi cứ ra làm, không sao mà sợ hết.
Trong khi đó, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị hôm 15 tháng 5 lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này không có giá trị. Ngay từ giữa tháng 1 khi mạng ngư nghiệp Trung Quốc đăng thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt cá trong năm 2012, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng nói rằng
‘việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, làm cho tình hình biển Đông phức tạp thêm’.
Với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đi vào hiệu lực trong khi những ngư dân Việt nam vẫn tiếp tục ra khơi, câu hỏi đặt ra là liệu sẽ có nhiều hơn nữa các tàu cá Việt Nam bị bắt giữ trong thời gian tới? giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận xét:
GS.Carl Thayer: nếu chúng ta nhìn vào khoảng 4 hay 5 năm trở lại đây với việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thì kết quả phụ thuộc vào việc Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá thế nào. Khoảng 1 năm trở về trước họ bớt hung hăng hơn trước, khi họ chỉ đuổi tàu cá Việt Nam về nước. Trước đó thì họ không chỉ đuổi mà còn đâm tàu vào tàu cá Việt nam, đánh chìm tàu cá, tịch thu tất cả các trang thiết bị đi biển cần thiết cho sự an toàn của ngư dân trên biển. Cho nên chúng ta cần phải chờ xem Trung Quốc sẽ hành xử thế nào.
Từ vài năm trở lại đây, ngư dân Việt nam khi đánh bắt cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị các tàu kiểm ngư của Trung Quốc xua đuổi hoặc bắt giữ và đòi tiền chuộc. Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có tới 5 tàu cá với 61 ngư dân bị Trung Quốc bắt giam.
Khi chưa có lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc bắt các ngư dân này vì cáo buộc họ đã xâm phạm chủ quyền khi đánh bắt hải sản gần quần đảo Hoàng Sa. Còn bây giờ, khi lệnh cấm đánh bắt cá đã được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn khu vực quần đảo Hoàng Sa, việc bắt giữ hay xua đuổi các tàu cá Việt Nam lại càng có lý do để trở nên gay gắt.
Ngư dân Lê Lớn nói ông các ngư dân biết rất rõ về lệnh cấm này và những mối nguy đang rình rập, nhưng gánh nặng gia đình không cho họ lựa chọn nào khác.
‘Nó ra lệnh thì cứ ra lệnh,…. Mắc mớ gì phải sợ, mà bây giờ hoản cảnh khó khăn đâu phải chỉ có mình mình, thuyền tận 14, 15 người đi lận mà’, ông nói.
Nguồn: RFA Việt ngữ.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Cảm ơn HLT. Hôm nay Linh mới đọc Công ước LHQ về luật biển. Muộn còn hơn không. Đọc xong lại tứcHoàng Lão Tà đã viết:Nguồn: VOAnews:
Thứ Ba, 14 tháng 6 2011
Công ước LHQ về Luật Biển định nghĩa quyền, trách nhiệm của các nước
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một thỏa ước quốc tế định nghĩa quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các đại dương trên thế giới và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 3 về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc đạt được thỏa thuận về một hiệp ước vào năm 1982 sau 9 năm thương thảo.
Công ước có hiệu lực vào năm 1994 sau khi hội đủ số đòi hòi tối thiểu các quốc gia phê chuẩn. Tính cho đến tháng 5 năm 2011, có 161 quốc gia và Liên hiệp châu Âu đã phê chuẩn hiệp ước.
Công ước đặt giới hạn của nhiều vùng biển khác nhau, tính từ đường cơ sở bờ biển của các nước. Những vùng này bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng biển các quần đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng nội thủy bao gồm tất cả vùng biển và hải lộ trên vùng biển về phía đất liền của đường cơ sở bờ biển một quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn về những vùng biển như thế.
Công ước qui định một quốc gia nằm cạnh biển có quyền thiết lập vùng lãnh hải cách đường cơ sở 22 kilômét hay là 12 hải lý. Quốc gia có quyền tự do hành sử chủ quyền trên vùng biển này nhưng phải ban quyền đi lại vô hại qua vùng này cho tàu thuyền của tất cả các nước khác.
Quyền đi lại vô hại được định nghĩa như là việc di chuyển tiếp tục và nhanh chóng của một tàu nước ngoài không làm nguy hại cho “hòa bình, trật tự và an ninh” của quốc gia vùng biển.
Những hoạt động được xem như làm nguy hại bao gồm do thám, tập trận, làm ô nhiễm và đánh cá.
Công ước cho phép các quốc gia vùng biển thiết lập một vùng tiếp giáp lãnh hải qua khỏi vùng lãnh hải để ngăn ngừa tàu bè nước ngoài vi phạm luật của quốc gia đó về hải quan, thuế vụ, ô nhiễm và di trú.
Vùng tiếp cận lãnh hải không thể vượt quá 44 kilômét kể từ đường cơ sở.
Quốc gia bao gồm một quần đảo có thể thiết lập những đường biên giới bằng cách vẽ những đường cơ sở nối liền những mỏm của các đảo xa nhất, miễn là những điểm đó đủ gần với nhau.
Công ước định nghĩa những khu vực được bao trong những đường cơ sở đó là vùng biển của những quần đảo và quốc gia được có chủ quyền hoàn toàn ở những vùng này. Công ước cũng thiết lập quyền đi lại bình thường qua vùng biển đó cho tàu bè của các nước khác.
Vùng đặc quyền kinh tế được định nghĩa như là một khu vực vượt quá vùng lãnh hải của một quốc gia nằm ven biển và có thể nới rộng đến 370 kilômét hay là 200 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia đó.
Trong vùng đặc quyền này, công ước nói quốc gia bờ biển có quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên trong khi tôn trọng quyền của những quốc gia khác.
Các nước khác có quyền hải hành, bay trên vùng trời và đặt những dây cáp ngầm dưới đáy biển và những đường ống tuân theo những qui định của quốc gia bờ biển.
Thềm lục địa được định nghĩa như là vùng nối dài tự nhiên của vùng đất liền của một quốc gia vùng biển đến ngoài cùng của vùng biên lục địa, hay là một khoảng cách 370 kilômét tính từ đường cơ sở của quốc gia , tùy khoảng cách nào dài nhất.
Thềm lục địa không vượt quá 648 kilômét tức là 350 hải lý kể từ đường cơ sở.
Công ước qui định một quốc gia cạnh biển có quyền thu hoạch khoáng chất và những chất liệu không có sự sống tại đáy biển thềm lục địa.
Không có tàu bè nước ngoài nào được thực hiện những hoạt động như vậy nếu không có sự đồng ý của quốc gia cạnh biển.
Trong những tháng qua, Philippines và Việt Nam phúc trình một số biến cố liên hệ đến tàu của Trung Quốc trong phạm vi đặc quyền kinh tế của hai quốc gia này tại biển Đông.
Trung Quốc nói biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ nay nhưng Philippines, Việt Nam, Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng công nhận chủ quyền trên một phần biển và một số đảo nhỏ không người ở và những phần đất nổi trên mặt nước ở vùng này.
Trung Quốc phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc vào năm 1996.
Linh- Tổng số bài gửi : 144
Join date : 16/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Bây giờ nhìn ra xã hội, cái gì cũng khiến mình tức hết đó!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Nam phụ lão ấu đủ cả, lại có cả bài Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán, chắc để cho tui nó đọc hiểu mà biết sợ
Mình mến anh bạn trẻ này, người đọc tuyên cáo của thế hệ trẻ VN năm ngoái:
và thích không khí văn nghệ của người hà Nội:
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Ông Tây - Việt, người hết lòng vì Hoàng Sa - Lý Sơn, khởi đầu cuộc biểu tình 1/7/12
Nắm tay nhau - GS Tương Lai
Diễu hành trên đường:
Và đàn áp bắt bớ, với bọn Ưng Khuyển, mặc áo thanh tra xây dựng. Cậu bé này vẫn hiên ngang khi bị "bắt cóc" lôi lên xe:
(chị của cậu, cô Huỳnh Thục Vy hiện nay bị bắt đưa đi đâu chưa rõ)
Và một lũ ưng khuyển khác:
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Sài Gòn Tiếp Thị – Thứ hai, ngày 09 tháng bảy năm 2012
SGTT.VN - Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung cổ. May mà nhiều nước trên thế giới vẫn cần tới một hải lộ an toàn và bình yên. Họ chính là những đồng minh tự nhiên và lâu dài của Việt Nam.
Tàu thăm dò dầu khí của CNOOC rời cảng Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tổ chức nghiên cứu thông …
Từ ngày 9 – 13.7 này, tại Phnom Penh diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của ASEAN. Dư luận chú ý tới ba hội nghị ngoại trưởng của Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN và Đối tác ASEAN – Mỹ. Vấn đề thời sự nóng hổi lâu nay, tuy đang thảo luận, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy các nước thành viên ASEAN đang cố gắng vượt qua trở ngại để tìm kiếm một quan điểm thống nhất, đó là làm thế nào để giải quyết hoà bình các tranh chấp tại Biển Đông.
Các nước đều muốn Biển Đông bình yên
Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko trong buổi tiếp phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng này, đã ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm hoà bình, ổn định và tự do, an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc.
Trong ngày 6.7, đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae đã tuyên bố rằng, Ấn Độ tự xem mình là một thành tố không thể tách rời tiến trình phát triển khu vực này. Ấn Độ đã công khai tái khẳng định vị trí thiết yếu của Biển Đông trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho New Delhi, và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Lời nhắc nhở của Ấn Độ về nhu cầu tôn trọng luật quốc tế được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chống lại việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế.
Ngày 7.7, theo AFP một viên chức Chính phủ Mỹ vừa tuyên bố tại Bắc Kinh, Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng ở Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới tại Campuchia. Tuyên bố với báo giới, viên chức này cho rằng, có một nguy cơ rất lớn, gây tổn hại cho sự tin cậy giữa các nước mà trên đó sự thịnh vượng đã được xây dựng tại châu Á. Viên chức Chính phủ Mỹ cũng ghi nhận là các vấn đề về Biển Đông rất phức tạp, bởi vì những tranh chấp này khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ ở các quốc gia có liên hệ.
Trong một phát biểu mới đây nhất, Tổng thống Philippines Benigno Aquino công khai yêu cầu Trung Quốc hãy thành thật hơn sau khi Trung Quốc cáo buộc Philippines là bên đã gây nên mọi căng thẳng ở Biển Đông. Tổng thống Aquino nói không úp mở: “Tôi không rõ Bắc Kinh quy kết “các tuyên bố gây hấn” do chúng tôi đưa ra là gì, nhưng tôi biết chắc phía Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố gây hấn này nhiều lần hơn. Trung Quốc nên đối trọng lại những gì họ nói bằng sự chân thật”. Theo một đánh giá gần đây, chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông đang buộc Philippines nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự, chuyển hướng quân đội từ mục tiêu chống phiến quân sang tự vệ, chống ngoại xâm.
Tổ chức Dự báo chiến lược Stratfor (Mỹ) vừa cảnh báo các công ty quốc tế cần dè chừng với các dự án mời thầu của Trung Quốc. Stratfor vạch rõ Bắc Kinh sử dụng CNOOC làm lá bài để vừa thực thi các tuyên bố về chủ quyền, vừa vơ vét nguồn năng lượng ở Biển Đông. Nhìn bề ngoài, việc mời thầu của Trung Quốc có vẻ như một lời đề nghị hoà hoãn, nhưng thật ra lại kèm theo một cái giá. Cái giá đó là ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế nước khác.
Lần này, khi ngoại trưởng Clinton đi thăm một loạt nước châu Á, cùng với chuyến thăm của ông Panetta tháng trước, Washington muốn tái khẳng định sự quan tâm của nước Mỹ đến khu vực không chỉ trên lời nói, nhất là trước yêu cầu tái cân bằng quyền lực. Quan hệ đối tác Mỹ – ASEAN vì vậy, đòi hỏi những động lực mới.
Thái độ lấn lướt của Trung Quốc đối với các nước láng giềng phải chăng là một trong những động lực mới đó. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, trong một hội thảo mới đây, cũng đã thấy có “sự quá đà” trong một bộ phận hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.
Nhiều lời kêu gọi phải giúp đỡ các nước nhỏ đã được gióng lên. Nhật và Úc đề nghị được hỗ trợ Philippines tăng cường khả năng tuần tra, giám sát trên biển.
Bà Catharin Dalpino, một chuyên gia tại trung tâm Nghiên cứu quốc tế của đại học Johns Hopkins, nói: “Không phải chỉ gia tăng cách tiếp cận, mà phải tìm ra giao điểm của các quyền lợi để giúp cho các quan hệ liên minh tiến triển trong thế kỷ này”. Theo bà, cách thức Mỹ xem xét vai trò của mình ở châu Á sẽ khác với trước kia. “Sẽ không phải là một điều gì chúng ta đã thấy trong thời Chiến tranh lạnh, mà là một điều gì mới mẻ, nhỏ hơn, nhậm lẹ hơn, có tính cách bền vững về mặt chính trị cho các đối tác và đồng minh của chúng ta”, bà Dalpino kết luận.
Trần Hiếu Chân
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Sự chia rẽ, đấu đá nội bộ có nguy cơ chia rẽ khối thống trị có vẻ như thống nhất từ trơớc tới giờ.
Trong hoàn cảnh đó, dường như nhà cầm quyền Bắc Kinh cố lái sự chú ý ra bên ngoài. Họ đổ tiền của công sức kích động dân chúng hướng về các nước láng giềng có tranh chấp hải đảo, cụ thể là Việt Nam và Philippines, để kích động tinh thần dân tộc, gắn liền những khối đang chia rẽ nhằm "ổn định tình hình trong nước".
Dường như họ khơi dậy được một làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong nước, chí ít là qua một số trang mạng diều hâu, nhưng họ cũng tạo ra một hình ảnh xấu xí trong mắt thế giới bên ngoài. Có lẽ giờ đây, ai cũng phải dè chừng khi làm bạn với TQ. Hãy cùng nhau chỉ ra bộ mặt xấu xí của nhà cầm quyền TQ cho thế giới rõ hơn!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Ai mà béng mảng vô tới 2 phòng THIÊN ĐỊA LUẬN và TRANG SỬ VIỆT thì phải chuẩn bị sẵn bông gòn nhét lỗ tai, không thì nghe ràm điếc ráy luôn !
Lại có bài này, định rinh về, nhưng vô trang nhà của GSTT thấy có yêu cầu :
"*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ trang này khi được chấp thuận trước bằng văn bản
*Khi được phép sử dụng phải ghi rõ nguồn "sgtt.vn" hoặc "BÁO ĐIỆN TỬ SÀI GÒN TIẾP THỊ MEDIA". "
Mà mình thì hỗng có nhu cầu xin phép bằng văn bản đó, nên rinh tạm vài dòng để ai có quan tâm thì vô thẳng trang gốc mà xem nhé:
... "Có một thực tế không phủ nhận được là truyền thông về vấn đề Biển Đông của ta rất yếu ớt. Rõ ràng chúng ta có chính nghĩa, có rất nhiều bằng chứng về lịch sử, địa lý, dân số và pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa nhưng thử hỏi bao nhiêu người dân được nghe, được thấy nó trên báo chí và đặc biệt là trên truyền hình. Người dân yêu đất nước, người dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết"
"Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông. Đó chính là cách nuôi dưỡng tình yêu tổ quốc một cách có lý trí, chứ không đơn thuần chỉ xuất phát từ tình cảm."
Vui lòng vào thăm trang gốc:
http://sgtt.vn/Ban-doc/166028/Trong-nguoi-ma-ngam-den-ta.html
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Tôi viết entry này như một cuộc nói chuyện thân tình với các bạn trẻ đang đầy nhiệt huyết, nồng nàn tình yêu đất nước và không thể khoanh tay ngồi yên khi vận nước đang đứng trước hiểm họa ngoại xâm.
Cả tuần nay, dư luận trong nước đang sôi sục vì việc Trung Quốc tiếp tục gây hấn, tổ chức tập trận ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã xâm chiếm của Việt Nam và thành lập thành phố Tam Sa để xác lập chủ quyền đối với cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong sân trường đại học, ngoài đường phố và trên mạng đã có nhiều người mạnh dạn biểu thị thái độ sẵn sàng xả thân bảo vệ Tổ quốc. Thật đáng quý, đáng trân trọng khi thấy lớp trẻ – những người đang chuẩn bị tiếp quản cơ đồ để xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh trong thế kỷ 21- biết ý thức rất rõ trách nhiệm và dám hy sinh vì đất nước.
Tôi không đại diện cho quan điểm của ai, là một người viết báo nên tôi có một số thông tin để có thể xin lạm bàn vấn đề này với tư cách cá nhân. Lâu nay, khi viết blog, tôi không viết như khi viết báo, vì tôi không có ý định gửi một thông điệp gì ngoài tâm tư khát khao được sống và yêu thương. Thế nhưng, tôi cũng hay dành thời gian viết về Trường Sa – do tôi đã được đến, đã được thấy và đã trào nước mắt khi thấy ngọn cờ Tổ quốc vẫn kiêu hãnh bay phấp phới ở nơi đầu sóng ngọn gió.
Nhiều bạn bức xúc la lên rằng Nhà nước Việt Nam quá nhu nhược, cam chịu nhục, phản ứng chiếu lệ trước thái độ ngang ngược và dã tâm rất rõ của những người cầm quyền Trung Quốc. Nhiều bạn đang kêu gọi thái độ quyết chiến, chấp nhận hy sinh. Thật ra mọi chuyện không đơn giản chút nào, bởi chiến tranh không phải trò đùa. Trước đây, trong chuyến hải hành ra các đảo trong quần đảo Trường Sa, tôi đã có dịp thăm hỏi một tướng lĩnh lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và vài vị lãnh đạo Binh chủng Hải quân nhân dân Việt Nam (do không phải là cuộc phỏng vấn chính thức nên tôi xin phép không nêu tên các vị này). Tôi đã tìm hiểu về khả năng giữ được các đảo còn lại ở Trường Sa và khả năng giải phóng quần đảo Hoàng Sa cùng các đảo ở Trường Sa đã bị chiếm đóng. Không đơn giản như trong câu hát của ca khúc “Hội nghị Diên Hồng”: “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh! Hy sinh! Thề liều thân cho sông núi!”. Vì sao? Trong khi Trung Quốc đã thành một cường quốc quân sự với lực lượng hải quân hùng hậu trên biển, có tàu sân bay, có tàu ngầm, có vũ khí hạt nhân… thì chúng ta còn quá nghèo nên vẫn còn phải tận dụng những tàu chiến từ thời chiến tranh. Máy bay Mig, Su từ Cam Ranh bay ra Hoàng Sa, Trường Sa chỉ có thể không kích không quá 5 phút vì sẽ không đủ nhiên liệu bay về (do không có tàu sân bay đưa ra tiếp cận mục tiêu và không thể tiếp nhiên liệu trên không).
Trong cuộc chiến tranh hiện đại, không thể chiến thắng chỉ bằng ý chí và lòng ái quốc. Ngày xưa chống giặc Tống, Nguyên, Thanh, cha ông ta có thể giành chiến thắng vì dù giặc là quân đội thiện chiến, nhưng cũng chỉ có tàu buồm, ngựa và gươm giáo như chúng ta. Quân giặc lại không am tường trận địa, không thích nghi được khí hậu và cũng không thể đông đảo bằng quân dân Việt Nam có thế trận chiến tranh nhân dân và có sức mạnh đoàn kết một lòng khi sơn hà nguy biến. Trong những trận chiến giai đoạn 1945-1975, đã khốc liệt hơn vì chênh lệch lớn về phương tiện chiến tranh, nhưng địa thế hiểm trở và thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân cũng đã được khai thác hiệu quả để giành được thắng lợi cuối cùng. Chiến đấu trên biển Đông thời hiện đại, ta nắm phần thua vì đây là một chiến trường không ủng hộ người cô thế. Chúng ta có thể liều lĩnh tung quân đánh úp để giải phóng các đảo bị chiếm đóng, nhưng có cố thủ được không, hay đành tử thủ vài tiếng đồng hồ rồi hy sinh?
Khi một cuộc chiến tranh nổ ra, đất nước và nhân dân sẽ trả giá bằng những tổn thất mà phải 20-30 năm sau vẫn chưa thể gượng lại được. Hãy hình dung toàn bộ các giếng dầu khí đang khai thác trên biển Đông bị dội bom – nơi đây đang cung cấp 30% ngân sách quốc gia hàng năm. Hoạt động đầu tư nước ngoài bị ngưng trệ vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vội vàng rút khỏi một đất nước đang chiến tranh. Khách du lịch quốc tế không đến Việt Nam nữa. Hàng chục triệu lao động thất nghiệp. Biên giới phía Bắc bị tấn công trên toàn tuyến. Các âm mưu phá hoại diễn ra khắp các thành phố lớn. Cả nước tổng động viên, và sẽ lại có hàng trăm ngàn thanh niên ngã xuống. Xã hội đói nghèo, người dân phải sống trong sợ hãi và khốn khó. Hàng hóa thiếu thốn nên chế độ tem phiếu – cơn ác mộng thời bao cấp lại tái diễn. Rất nhiều bạn trẻ sinh ra sau 1975 nên chưa hình dung hết thế hệ cha ông đã có những năm tháng điêu đứng, kinh hoàng như thế nào khi lớn lên trong khói lửa chiến tranh.
Hành động liều lĩnh dám chết vì tình vẫn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dám sống để bền bỉ đấu tranh cho tình yêu. Với tình yêu Tổ quốc cũng vậy. Đi vào một cuộc chiến tranh và dũng cảm xả thân vì Tổ quốc là điều chúng ta sẵn sàng chấp nhận. Nhưng điều tốt hơn vẫn là làm sao tránh được một cuộc chiến tranh. Sự phản ứng của Nhà nước Việt Nam thật yếu ớt khi chỉ có lời tuyên bố lên án và khẳng định chủ quyền của người phát ngôn Bộ Ngoai giao. Nhưng tôi tin còn nhiều động thái đằng sau đó. Sáng nay, những người quan sát tinh ý sẽ đặc biệt chú ý một mẩu tin nhỏ trên báo: Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ thăm Việt Nam vào ngày 13-12 tới đây. Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Timothy Keating nói: “Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sớm có vai trò lớn hơn trong hợp tác an ninh trong vùng. Quan điểm của phía Hoa Kỳ là các nước cần tuân theo tuyên bố hồi năm 2002 về giải quyết các xung đột trên biển Đông một cách hòa bình, và Hoa Kỳ sẵn sàng ”trợ giúp hòa bình” trong vấn đề này. Chúng ta đang ở thế kỷ 21 và giải quyết mọi việc một cách hòa bình. Xung đột sẽ chỉ làm phức tạp những lợi ích kinh tế mà tất cả các bên đều cùng có thể hưởng từ biển Đông. Tôi nghĩ tất cả các bên hiểu điều này và họ sẽ làm điều hợp lý nhất – đó là giải quyết mọi việc một cách hòa bình”.
Rõ ràng đây là một bước đi quan trong trong thế trận ngoại giao và quân sự. Chúng ta không ngây thơ trông đợi người Mỹ hay ai đó sẽ giúp chúng ta bảo vệ đất nước và giành lại phần lãnh thổ đã bị xâm chiếm, nhưng chúng ta vẫn biết linh hoạt khi tạo thế trận cho mình. Tôi rất tâm đắc khi được nghe một vị lãnh đạo ngành ngoại giao nói về kế sách dĩ bất biến ứng vạn biến và thế trận ngoại giao đa phương hóa của Việt Nam. Một hình ảnh được đưa ra rất dễ hình dung: chúng ta trồng một cây anten cao, chằng buộc rất nhiều dây căng ra nhiều phía thì không thể đổ được. Năm 2008, Việt Nam ngồi vào ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tiếng nói của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế sẽ có sức nặng hơn. Chúng ta sẽ khó có thể xử với một kẻ côn đồ bằng vũ lực, nhưng chúng ta vẫn có những cách thông minh và mềm mỏng. Chúng ta đang tạo thế và lực để giữ được toàn vẹn lãnh thổ của mình, không dựa dẫm ai, nhưng vẫn trụ được. Trong cục diện hiện nay, chúng ta chưa thể giải phóng những hải đảo đã bị chiếm, nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận từ bỏ chủ quyền. Vẫn còn cần có thêm nhiều thời gian, và cần tích lũy đủ thực lực. Chúng ta học bài học từ Trung Quốc, khi họ kiên trì đòi chủ quyền lãnh thổ và khi họ đủ mạnh, họ đã giải phóng Hong Kong, Macau sau cả trăm năm mà không tốn xương máu. Chúng ta cũng vững tin sẽ làm được điều đó với Hoàng Sa, Trường Sa
.nguồn: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=8314)
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Định viết vài dòng gọi là có đầu tư thông tin để trả lời cho bài viết, nhưng mà lo đời cơm áo quá, nên chẳng có thời gian tìm hiểu thêm, thôi thì tranh thủ nói vài ý của mình nghĩ vậy!
Đầu tiên thì lão tìm theo đường dẫn nguồn ở trang lichsuvn thì không thấy tên tác giả, theo đường dẫn từ trang này thì không tìm tới đâu (chẳng hiểu họ trích dẫn sai hay trang bị chặn), nhờ anh Gú gồ thì cũng chẳng ra . Blog HTL ??? với thông tin như vậy thì lão chịu vì mình mù tịt về blog. Thôi thì thôi vậy!
Tựa bài rất kêu, vì làm liên tưởng tới bài hát thuộc loại lãng mạn hiếm hoi trong cao trào nhạc đỏ vẫn nghe ra rả thời trẻ! Giọng văn từ tốn, chừng mực, rào trước đón sau, vừa tạo được tư thế trung dung, vừa tăng tính thuyết phục, lại tỏ ra là người từng trãi, khuyên nhủ các bạn trẻ.
.. thì có ai bảo chiến tranh là trò đùa! Ai chẳng biết chiến tranh là máu, là nước mắt, là tan hoang ...
Tương quan lực lượng thì ... không cần phải tìm hiểu sâu như tác giả, ai cũng lán mán hiểu rằng chi phí đầu tư quân sự trong một năm của Tàu có thể hơn cả GDP 1 năm của Ta! Tàu còn sở hữu vũ khí hạt nhân!
Hình tượng cây anten phải có nhiều dây chằng buộc cũng rất thực.
Vậy ra tác giả rất CÓ LÝ!
Nhưng ...
Mà đã ai kêu gọi chiến tranh! Xét trong lịch sử bốn ngàn năm, ta chẳng mấy khi chủ động gây chiến mà chỉ đợi khi bị dồn đến chân tường.
(Ngay cả đánh Chiêm Thành, như trong bài chiếu của Lê Thánh Tôn cũng nói rõ ràng là họ gây sự, một mặt kiếm cớ tìm di tích trụ đồng Mã Viện, một mặt bắt tay bọn Bắc Kinh, rồi gây hấn nên ta mới thảo phạt ...)
Hiện giờ, ta thua hẳn Tàu về lực lượng. Vậy lệu nếu ta ngoan ngoãn bịt mồm, trói tay thì bọn Tàu có thương tình mà tha cho chăng? Thuật ngữ "Tàm Thực" chẳng phải từ Tàu mà ra sao? Chẳng phải một nước Tần được coi là kém văn hóa ở phương Bắc đã thâu tóm toàn bộ Trung Hoa, truyền bá tư tưởng bành trướng đến ngàn đời sau đó sao?
Cây anten vốn không dẻo dai, lại bị mất cân bằng lực kéo của các dây thì nhất định phải bị bẻ cong về phía mạnh, chắc chắn sẽ cong vẹo, và có thể gãy đổ.
Nếu không có sự tiếp sức từ bên trong, làm sao giải thích được hiện tượng lực lượng Tàu bỗng nhiên xuất hiện ở nhiều nơi, mà xưa nay, lực lượng an ninh của ta vốn là đi sâu đi sát quần chúng?
Ngày xưa cụ Phan chủ trương Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh! Ngày nay, ông HTL đã rất kỹ khi chỉ nói "không thể chiến thắng CHỈ bằng ý chí và lòng ái quốc". Lại đúng! Nhưng vậy thì bằng cái gì?
Một thực tế: kinh tế đã yếu lại còn suy thoái; sự quan hệ đa phương thì chưa hiệu quả vì phương Tây còn quan ngại vấn đề nhân quyền, bạn bè ASEAN thì có tin được không, khi mà sân sau Cambodia coi như bị Tàu mua đứt, láng giềng Lào cũng chẳng hơn gì!
Chỉ còn mỗi ý chí người dân yêu nước thì cũng đang bị ai đó, không hiểu vì ngu dốt hay cố tình làm cho lụn bại!
Việc thể hiện lòng yêu nước không phải chủ trương kêu gào chiến tranh, nhưng có thể khiến cho Tàu nhìn lại lịch sử mà thấy VN không dễ trị! Đằng này lại truyền bá tính khiếp nhược, bịt miệng người phản đố Tàu, để cho họ vững tin rằng đã nắm thỏp được ta từ chóp bu, tự tin rằng chỉ phải đối phó với đám bệnh phu nhu nhược, thì có lý do gì mà phải chần chờ!
Nếu như tác giả nói ta có thể chiếm nhưng không giữ được! Sao ta không dùng kế sách đó với Tàu, mà để cho chúng ung dung mọc rễ?
Vậy ra ta đã làm cho mình thua ngay từ trứng nước rồi chăng ???
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Bữa nào MX rình bái khác đem lên LT ràm tiếp nghe cho đã
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Hì hì, lão tà không biết ổng là ai thì không dám nói í ổng hay í mấy ngừ sai ổng viết.
Chỉ nhớ loáng thoáng ai đó nói câu gì , đại í là
Có kẻ nói láo, đầu tiên là để gạt người. Lần đầu người ta cũng chưa tin, nhưng cứ nói mãi, quen tai riết rồi người ta cũng bị lừa, cũng tin vào điều đó.
Rồi chính cái kẻ nói láo đó, do nói hoài nên nhập tâm lúc nào không biết, cũng tin sống tin chết vào cái điều mình nói (láo)
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Công ước LHQ về Luật Biển
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
» Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
» Tài liệu Biển-Đảo VN
» Mưa Trên Biển Vắng - Tiếng hát Du Ca
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47