TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Khổng Tử Phiếm Đàm

+3
Du Ca
huuhoi
tieng thoi gian
7 posters

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 22 Feb 2016, 14:33

ĐÔI LỜI PHI LỘ
Khổng Tử được nhiều người tôn sùng thái quá, rồi hình ảnh ông bị lợi dụng với ý đồ đen tối của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Từ đó cũng khiến cho nhiều người chán ghét, cho rằng ông giáo điều, bảo thủ, trì trệ và là nguyên nhân cho sự chậm tiến của xã hội Á Đông. Riêng cá nhân lão tà thì cho rằng ông cũng chỉ là một con người, với sự nhiệt thành, thẳng thắn và hoài bão phục vụ nhân loại.  
Tuy nhiên, nhận thấy rằng :
  • Mình thi chỉ cưỡi ngựa xem hoa, nhìn ngang liếc dọc về mấy câu trích dẫn Khổng Tử trong các bài viết của người khác. Mà đã trích dẫn tất nhiên đã bao gồm sàn lọc tốt-xấu, yêu-ghét trong đó rồi, cho nên khó có cái nhìn tổng quát về ông
  • Trong Thiên Địa Luận này có không dưới 3 đề mục về Khổng Tử, vậy là nhiều quá
  • Xã hội lúc này cũng tranh luận khá nhiều về ông này, người yêu, người ghét đề dễ dàng chụp mũ phía bên kia bằng nhiều lý lẽ, lập luận khác nhau. Mình thiếu kiến thức tổng thì dễ bị lung lạc


Khổng Tử Phiếm Đàm Confucius_02
Tác phẩm của Khổng Tử biên soạn bao gồm lục kinh (như trình bày bên dưới) là công trình sưu tầm, san định lại nội dung xưa cũ, chỉ thể hiện cách nhìn của ông về Thi, Thư, lễ, Nhạc và thời cuộc.
Luận Ngữ là sách được nhiều người biết đến và trích dẫn, lại là của các đệ tử và người sau, tập họp những điều mà Khổng Tử nói, làm trong quá trình chu du thuyết giảng và dạy học. Tuy có thể có dị bản, tam sao thất bổn nhưng theo thiển ý, nó nói lên con người thật của Khổng Tử.

Cho nên lão tà dự định mở topic này, bắt đầu từ Luận Ngữ mà bình loạn từng câu 1, khen chê tuỳ theo sự hiểu biết và cảm nhận của mình, hy vọng rằng sau khi đóng chủ đề thì bản thân mình cũng tự sáng tỏ, tự tin là mình đã hiểu Khổng Tử một cách tương đối  có hệ thống)
Bước sau đó có thể sẽ xoá bớt các đề mục trùng lặp để xó vắng được gọn gàng
...
Tuy biết xó vắng này không có mấy ai lai vãng, nhưng cũng xin thưa trước rằng lão chỉ mở chủ đề này mà tự học. Nếu có cao nhân vô tình ghé qua thấy lão hiểu sai lạc, xin cứ tự nhiên chỉ giáo, nhưng vui lòng giữ thái độ góp ý nhẹ nhàng, đừng mắng chửi lão tội nghiệp! Sad


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 02 May 2023, 10:01; sửa lần 8.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 22 Feb 2016, 14:52

TIỂU SỬ KHỔNG TỬ
(lấy từ wikipedia - cố gắng lược bỏ phần nhận định để có cái nhìn trung lập hơn)

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu (孔丘), tự hiệu là Trọng Ni (仲尼), sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ.

Cha ông là Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy bà Nhan Chinh Tại mà sinh ra ông. Tương truyền khi Nhan Chinh Tại mang thai, theo tập quán lúc đó hai ông bà đưa nhau đến núi Ni Khâu phía đông nam thành Khúc Phụ để cầu thần núi, sau đó đến một cái động ở gần đó để nghỉ, không ngờ lại trở dạ và sinh con ở ngay trong cái động đó. Để tỏ lòng cảm ơn thần linh ở núi Ni Khâu, hai ông bà lấy tên núi đặt tên cho con, do đó tên ông là Khâu, lấy tự là Trọng Ni.

Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Bà Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, quốc đô nước Lỗ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Khi lớn lên, ông phải làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ, nhưng rất ham học. Ông từng nói "... Lúc nhỏ bị nghèo hèn, ta phải làm nhiều nghề nên biết được nhiều việc nhỏ mọn. Người quân tử cần biết nhiều như vậy không? Không cần biết nhiều nghề như vậy.". Năm ông 16 tuổi thì mẹ qua đời, Khổng Tử đó sống một cuộc sống thanh bạc, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ.

Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gặt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự. Năm 25 tuổi thì ông chịu tang mẹ. Năm 29 tuổi, ông học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ.

Năm 30 tuổi, Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho ông một cỗ xe song mã và vài quân hầu cận để đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì ông đến quan sát và hỏi han cho tường tận.

Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ. Từ đó, sự học của ông càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước.

Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.

Năm sau, ông trở về nước Lỗ lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó ông được 36 tuổi.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để đem lại thái bình cho dân chúng. Nhưng Đạo của ông là Vương Đạo (đạo trị quốc) nên đi ngược ý đồ Bá Đạo (đạo chinh phạt) của các vua chư hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư hầu đều không dám dùng ông.
Ông từng cảm thán "Ai mà không phải đi qua cửa rồi mới rời khỏi nhà ? Vậy mà tại sao không có ai đi theo đạo này ?". Khi bị vây ở đất Khuông, Khổng Tử nói "Sau khi vua Văn Vương mất, tất cả mọi văn hóa, lễ nhạc đều không phải ở nơi ta cả ư ? Nếu trời muốn cho nền văn hóa này mất đi, thì sao khi vua Văn Vương chết, lại ủy thác cho ta nắm giữ nền văn hóa này làm gì ? Còn nếu trời đã không muốn để mất nền văn hóa này, thì người Khuông kia làm gì được ta ?".
Sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, ông trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quý Khang tử sai Công Hoa ra đón ông. Phu nhân của Khổng Tử là bà Thượng Quan đã mất trước đó một năm.

Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định công, ông được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, bốn phương lấy chính sự của ông làm khuôn mẫu. Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 TCN), ông phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.

Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thư) coi việc hình án. Ông đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thịnh trị. Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong ông lên làm Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chính trị trong nước. Ông cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính. Ông chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sỉ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị mỗi ngày một tốt lên. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị.

Nước Tề thấy nước Lỗ mạnh lên, có ý lo ngại. Vua Tề theo kế, lập ra Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Khổng Tử biết vua Tề có ý dùng chuyện hưởng lạc để làm suy bại chính sự nước Lỗ nên khuyên Lỗ Định công đừng nhận, nhưng Định công không nghe. Quả nhiên vua Lỗ sau khi nhận Bộ Nữ Nhạc sinh ra lười biếng mà chán ghét Khổng Tử. Lỗ Định công không nghe lời can gián của Khổng Tử, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho quyền thần. Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, chán nản xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu. Đạo làm quan của ông thể hiện qua lời ông nói với Nhan Hồi "Dùng ta thì ta giúp làm nên sự nghiệp, không dùng thì ta ở ẩn. Chỉ có ta và ngươi có thể làm được điều này mà thôi".

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông cũng chỉnh lý lại các bản nhạc nước Lỗ khiến cho nhạc nhã và nhạc tụng mỗi loại có vị trí thích đáng của nó.

Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của triều đình và thường chỉ thu nhận con em của gia đình quý tộc. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ bất kể xuất thân sang hèn, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Tổng số môn đệ của Khổng Tử có lúc lên tới 3.000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị hiền.
Khổng Tử nói về hoạt động dạy học của ông "Ta chẳng gặp được người đạt mức trung dung để truyền đạo nên buộc lòng phải tìm đến hạng cuồng giả, quyến giả. Cuồng giả có tinh thần tiến thủ mãnh liệt. Quyến giả biết giữ lòng ngay thẳng, không bao giờ làm chuyện bất nghĩa."

Năm 69 tuổi, ông bắt tay vào việc biên tập các tác phẩm về văn hóa Trung Hoa bị tản mát, nhiều chỗ không rõ ràng, dễ bị thất truyền hoặc khiến người đời sau nhầm lẫn. Do vậy, Khổng Tử thực hiện san định lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành 6 cuốn sách: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn lại nói về một vấn đề khác nhau, từ thi ca, nghi lễ, bói toán cho tới sử học. Việc Khổng Tử tự mình biên soạn 6 bộ sách đã thể hiện hiểu biết sâu rộng và tinh thần làm việc miệt mài của ông, có thể coi đây là một dạng Bách khoa toàn thư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. 6 cuốn sách này gồm:

Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng.
Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội.
Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học Trung Hoa dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc nói về nghệ thuật âm nhạc và các loại nhạc khí, nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy 6 cuốn sách chỉ còn lại 5 cuốn, đời sau gọi đây là Ngũ kinh.

Mùa Xuân năm Lỗ Ai công thứ 14 (481 TCN), tương truyền người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc, ông than rằng: "Ngô đạo cùng hỹ! (Đạo của ta đến lúc cùng)". Sách Xuân Thu chép đến chuyện này thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh.

Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 TCN), một hôm Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: "Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư!)" Học trò của ông là Tử Cống liền đến hỏi thăm, ông nói: "Ta biết mình sắp chết".

Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Trước khi mất Khổng Tử cảm thán "Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết." Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 22 Feb 2016, 15:32

THIÊN I: HỌC NHI
(nói về việc học hành)
1. 子曰: 学而时习之,不亦悅乎?有朊自远方来,不亦乐乎? 人不知 而不愠,不亦君子乎 ?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ ? Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ ?

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: "học kết hợp hợp với thực hành há chẳng thích sao? Có bằng hữu phương xa tới, há chẳng vui sao? Người ta chẳng biết (tới mình) mà không tức, há chẳng quân tử sao?"
----
Phiếm đàm:  Để mở đầu một cuốn sách thì điều này quá đỗi bình dân. Mức độ liên kết 3 ý như thế nào cũng không mấy rõ ràng. Có lẽ ý rồng nói rằng: ta lấy việc học-tập làm vui. Từ đó, người phương xa nghe tiếng mà tìm tới ta, khiến ta cảm thấy vui hơn. Còn ví như chẳng ai (thèm) biết tới ta thì cũng không bực, thì đó chẳng phải là người tốt rồi sao?
Thường thì khi ta nói "tao chẳng thèm chấp nhứt cái thứ như mày!" thì có nghĩa là trong lòng mình đã chấp nhứt rồi. Có thể hiểu Khổng Tử buồn vì hoài bão đưa kiến thức của mình giúp đời không được thực hiện, lòng buồn nên tự an ủi mình chăng?  Laughing

==========
2. 有子曰:“兲为人也孝悌, 而好犯上者,鲜矣; 不好犯上,而好作乱者,未之有也。君子务本,本立 而道生。孝悌也者, 兲为仁之本与?”
Phiên âm Hán-Việt: Hữu tử viết: Kỳ vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hĩ; bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ !

Dịch nghĩa: Hữu Tử nói: "Những người có nết Hiếu thì hiếm khi thích xúc phạm bề trên; Không thích xúc phạm bề trên mà lại thích làm loạn thì chưa từng (hiếm) có. Người quân tử chú trọng vào cái gốc (nền tảng), cái gốc vững thì đạo đức sinh thành. Hiếu để là cái nền tảng của con người vậy!"  
----
Phiếm đàm:  các người đi trước thường dịch câu cuối như sau "là gốc của đức Nhân", riêng thiển ý của lão tà, "nhân" là con người; vậy cứ dịch là con người. Kẻ không có hiếu để thì chẳng đáng làm người.
"phạm thượng" là nói về ai? rồi "làm loạn" cụ thể ám chỉ cái gì?. Do sự mập mờ đó nên nhà cầm quyền sẽ chộp lấy và nói rằng "đây là nói chuyện xã hội. Tụi dân đen các ngươi nếu là người tốt (hiếu để) thì không được xúc phạm chính quyền, không được làm loạn!. Kẻ ghét Khổng Tử sẽ nói "đạo Khổng là "con chó canh" bảo vệ chính quyền độc tài. Túm lại là cái tội nói không rõ ràng    Laughing

==========
3. 子曰:巧言,令色,鲜矣仁
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hĩ nhân.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Người ưa dùng lời nói khéo, làm vẻ mặt hiền lành, niềm nở (kiểm soát biểu cảm trên mặt), như vậy ít khi là người có lòng nhân.
----
Phiếm đàm:  Người ta có câu "coi mặt mà bắt hình dong" để cảnh tỉnh khi chúng ta nhận xét chỉ bằng vẻ bề ngoài, vì lẽ người thủ đoạn có thể kiểm soát biểu hiện của mình. Ở đây Khổng Tử cũng chỉ nói về vấn đề này thôi, (có lẽ) cùng với các trãi nghiệm của bản thân, khi những người vồn vã, tỏ ra thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhưng cuối cùng thì chỉ là nói tốt nhưng chẳng giúp được ai, có khi còn lợi dụng làm việc xấu nữa. Chả trách ổng lăn lộn bôn ba quá trời Laughing
==========
4. 曾子曰: 吾日三省吾身。为人谋而不忠乎?与朋友交而不信乎?传,不习乎?
Phiên âm Hán-Việt: Tăng tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân. Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ ? Truyền, bất tập hồ ?

Dịch nghĩa: Tăng tử nói: Tôi mỗi ngày xét mình ba điều. Mưu việc cho người khác đã thành tâm chưa ? Kết giao bạn bè đã giữ chữ tín chưa ? Kiến thức thầy truyền dạy, đã luyện tập chưa ?
----
Phiếm đàm:  Cái này nếu đưa vào thực tế hàng ngày là một điều rất quý. Chúng ta thường dễ dàng nhận xét về người khác bởi lẽ chúng ta đứng ngoài cuộc, không biết đến những khó khăn xung quanh công việc của họ, vốn che mất hoặc hạn chế khả năng giải quyết vấn đề; và từ đó rất dễ dàng đưa ra những lời khuyên "chung chung", có vẻ hợp lý. Ở đây lão tà không có ý gièm pha chê trách công việc tư vấn, vì việc này có thể vén bức màn chắn, khiến người trong cuộc nhìn ra lối mà họ có thể đã bỏ sót; chỉ muốn nói việc tự xét nét mình không bao giờ là chuyện dễ dàng. Sau khi tự xét nét mình hàng ngày tất kéo theo sự tu tập bản thân thường xuyên và trở thành người tốt. Khi là người tốt, tất tự tin khi rao giảng đạo lý, lôi kéo người khác cùng làm điều Nhân.
Tất cả điều đó chỉ có ý nghĩa khi ta "nói được-làm được". Sau khi tự hỏi và tự trả lời "Chưa!", rồi để đó, thì có hỏi cũng như không ! Laughing

==========
5. 子曰:道千乘之国,敬事而信,节用而爱人,使民以时
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.

Dịch nghĩa: Trị nước nước có ngàn cổ xe (theo Nguyễn Hiến Lê thì đây là nước không lớn, không nhỏ) thì phải coi trọng chữ Tín (thành thật, đáng tin cậy); không lãng phí là yêu dân, dùng sức dân đúng lúc đúng chỗ.
----
Phiếm đàm: chữ 乘 hiện theo các tài liệu thì có 2 cách đọc "Thừa" và "Thặng", mặc dù cách việt đều giống nhau. tra google translate thì dịch là multiple, theo cách dịch khá thống nhất từ các tài liệu thì là "cỗ xe". Nếu liên tưởng chữ "thặng" trong sách về Phật giáo của cụ Trần Trọng Kim thì là "cái đấu". Ôi! phức tạp. Thôi thì cứ hiểu theo cách đã dịch là cỗ xe.
Dĩ nhiên đạo trị nước không chỉ có vậy, nhưng cần phải làm như Khổng Tử nói. Thế nhưng ngày nay, khi nói về những lời lẽ chung chung để không mất lòng ai mà chẳng bị ràng buộc gì, người dân thường nhận xét "sao mà "politic" quá, điều đó thể hiện rằng chính trị hiện thời được đánh giá chung là "không thành thật". Có thể biện luận rằng đất nước ngày nay không chỉ có "nghìn cỗ xe", ngụ ý xã hội đã phát triển, có nhiều nhóm tư tưởng, quyền lợi khác nhau nên khó có 1 size fit all", nên phải chung chung để dung hoà. Tuy nhiên, đó là nguỵ biện, vì "trung dung" khác với "chung chung", vẫn có thể cụ thể mà vẫn trung dung, và thực hiện đúng cam kết để giữ chữ Tín

==========
6. 子曰: 弟子,入则孝, 出则悌,谨而信,汎爱众而亲仁,行有餘力,则以学文
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.

Dịch nghĩa: Các học trò này, ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa.
----
Phiếm đàm: thực ra đây là những điều rất căn bản mà mỗi người chúng ta đều dạy cho con cái mình, không có gì mới mẻ. Rất nhiều trường học ngày nay bước vào đều thấy câu "Tiên học Lễ, hậu học Văn" cũng theo ý này. Thế nhưng tại sao cái Hiếu-Lễ ngày càng suy đồi?
Hãy nhìn lại bối cảnh thực: thường thì chúng ta chỉ nhắc nhở con khi chúng còn nhỏ, không nói nữa khi chúng đã lớn. Trường học dán khẩu hiệu rồi để đó trong khi giáo trình toàn nói chuyện "hạnh ph1uc là đấu tranh" ...; ra đường, độc báo, xa xã hội thì chứng kiến trộm cắp, lưu manh, bạo lực ... ; ngược lại, Khổng Tử thu nhận đệ tử thường là đã lớn, nhưng vẫn nhắc nhở chuyện đạo đức cơ bản, coi đó là nền tảng lâu dài, phải không ngừng củng cố. Đó chính là sự khác biệt về quan điểm giáo dục.
Một lần nữa, Khổng Tử không nói gì cao siêu, đây cũng không phải là phát minh, sáng kiến của ông; ông là một "ông Giáo", một ông Giáo chân chính chứ không phải "Thánh".

==========
7. 子夏曰: 贤贤易色;事父母能竭其力;事君,能致兲身;与朊友交,言而有信。虽曰未学, 吾必謂之学矣.
Phiên âm Hán-Việt: Tử Hạ viết: Hiền hiền dịch sắc; sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực; sự quân, năng trí kỳ thân; dữ bằng hữu giao ngôn nhi hữu tín. Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hĩ.

Dịch nghĩa: Tử Hạ nói: Tôn trọng tài hơn sắc; đối đãi với cha mẹ tận lực; thờ vua liều chết quên thân, giao lưu bạn hữu nói lời tin cậy. Người như vậy tuy không đi học, ta coi như là người có học.
----
Phiếm đàm: (Chú thích: Tử Hạ là học trò Khổng Tử).
Học là gì? Chúng ta liên tưởng tới cái mảnh bằng. Đúng, nó có giá trị chứng minh ta đã có đi học, vượt qua các kỳ thi. Điều hạn chế là nó không chứng minh được liệu ta có đúc kết được gì sau mảnh bằng đó không. Cũng thế, mảnh bằng không chứng minh được ta cư xử như thế nào, có đạo đức hay không, đóng góp hay tổn hại cho lợi ích xã hội.  
Ngược lại, có những người vì hoàn cảnh gì đó không đi học, nhưng họ "học" được giá trị đạo đức, hành xử đúng mực. Những người đó đáng được tôn trọng.

==========
8. 子曰: 君子,不重则不威;学则不固。主忠信。无友不如己者;过则勿惮改
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Quân tử, bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố. Chủ trung tín. Vô hữu bất như kỷ giả; Quá tắc vật đạn cải.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Người quân tử không trang trọng thì không uy nghi, học tất không vững; chuyên chú vào sự trung tín, không kết bạn với người không (trung tín) như mình; có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”.
----
Phiếm đàm: Trang trọng không có nghĩa là "trịnh trọng, khệnh khạng". Tuy nhiên, thực tế không dễ tách bạch rõ ràng. Trường phái Lão chê Khổng là quá câu nệ hình thức, bởi lẽ "lễ" chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài khi mà cái nhân nghĩa đã mất rồi; Lễ là biểu hiện của sự suy vi của sự trung hậu, thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Khác với Lão, Khổng chủ trương dùng Lễ, có lẽ vì người ta đã đi quá xa cái gốc Nhân, cần có Lễ để kìm chế cái mầm mống bất hảo trong con người. Tuy nhiên, như Lão nói, Lễ chỉ là cái áo loè loẹt mà ai cũng có thể mặc vào để đánh lừa người. Câu nói này của Khổng cũng được ứng dụng ở những kẻ khệnh khạng làm ra dáng vẻ uy nghi, che dấu cái "rách nát không tâm linh" vậy!
Câu này của KT thường bị lạm dụng, lệch lạc. Các quan chức thì luôn tỏ ra khệnh khạng ... cho có UY!
Không kết bạn với người không giống mình, tức là chủ trương kết bè kết cánh, không chấp nhận đối lập rồi còn gì. Một khi triệt tiêu phản biện thì cứ là ta tự khen ta, tự sướng, cho rằng ta luôn luôn đúng. Như vậy thì cần gì sửa???
Hô khẩu hiệu "Có sai không ngại sửa chữa" nhưng sửa làm sao đây? Cơ hội sửa chữa cho phép là mấy lần? Có chịu trách nhiệm cho hẫu quả sai lầm gây ra hay không? Chẳng thế mà dân chúng vẫn hay nhại "Sai đâu sửa đó, Sửa đâu sai đó". Vấn đề là lôi dân chúng ra làm chuột thí nghiệm cho đến bao giờ???

Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận câu nói rất đúng của Khổng Tử. Con người cần toàn tâm toàn ý nghiêm túc tự cải thiện bản thân, đối xử đúng mực với người, sẵn sàng cầu tiến thì mới hy vọng xây dựng xã hội tiến bộ. Bên cạnh đó cũng phải có bộ khung thưởng phạt rõ ràng, trách nhiệm được quy định minh bạch. (

==========


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 01 Mar 2016, 08:15; sửa lần 4.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Tue 23 Feb 2016, 20:35

wow hay thiệt hén .Cảm ơn LT nhièu nhiều mình cần phải học..hoc..mãi cho đến khi bạc đâu Laughing .Kiến thức ko bao giừo dư thừa hi..

Bàn loạn nè : Very Happy

học kết hợp hợp với thực hành há chẳng thích sao? Có bằng hữu phương xa tới, há chẳng vui sao? Người ta chẳng biết (tới mình) mà không tức, há chẳng quân tử sao

Cái này thì hàm ý của KT quá rõ ràng rôi .Nhưng mấy ai chịu học rồi đi đôi với hành cho nên KT tức thì phải Very Happy

là gốc của đức Nhân .Đúng ý nhất vì nó thể  hiện cái tính chất của con người đức độ và lòng nhân từ ...suy ra ..Hiếu (tính cách con người chữ hiếu ).LT nói chữ nhân thiếu chữ đức thi hơi tổng thể quá không chỉ đnh được chữ "hiếu "

Theo mình nghĩ vậy Laughing

Tôi mỗi ngày xét mình ba điều. Mưu việc cho người khác đã thành tâm chưa ? Kết giao bạn bè đã giữ chữ tín chưa ? Kiến thức thầy truyền dạy, đã luyện tập chưa ?
----


LT diễn giải mình hơi khó hiểu hi..dù là thực tế theo mình nghĩ đó là cách mình cần học để đối xử tốt với người đời ..dãu rằng đời có bất công đem lại cho mình những điều ko tốt nhưng mình cần phải thành tâm đúng với Tâm thiệt của mình .Lời của Khổng tử quá hay

Tuy những lời nói ban đầu đọc khó hiểu người ta chịu suy nghĩ sâu sẽ thấy thấm nhuần Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  huuhoi Wed 24 Feb 2016, 08:09

Nhìn nhận về những phát biểu của Khổng Tử, chúng ta đều thấy một điều là ổng khá "nhiều chuyện". Hầu như mọi vấn đề trong cuộc sống ông đều có vài câu giáo huấn gì gì đó, và thường thì đều "đúng đạo lý" cả.
Tuy nhiên, có đáng phong Thánh cho ông không thì HH thấy cần phải xét cho kỹ.

+ Luận điểm phản đối: những điều Khổng Tử nói khá "cơ bản, mộc mạc" chứ không có gì là "cao siêu" cả! Ai nói cũng được. Không chỉ Khổng Tử, chúng ta có rất nhiều người mở miệng là "nhả ngọc phun châu, nói tràn giang đại hải những điều đạo đức, những "chân lý" mà không ai bắt bẻ được. Xung quanh họ có bè lũ tay chân tung hô, ca ngợi, thêm mắm thêm muối vô câu chuyện để suy tôn họ lên như Thánh. Thế nhưng nhìn lại những gì họ làm thì chẳng hề giống như những gì họ rêu rao.
Gần gũi hơn, những người xung quanh ta có ai không công nhận khiêm tốn, khoan dung là tốt, nhưng họ vẫn cứ khoe khoang, kèn cựa chê bai người khác một cách thiếu công bằng. Chính những hạng người nói mà không làm hay làm ngược này gây nên tác hại lâu dài cho xã hội, vì họ làm mất lòng tin của cộng đồng về những điều tốt đẹp.
Bởi vậy, trong truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, có câu phê phán thấy đồ Cóc: "nói chữ chưa chắc đã biết nghĩa" là có ý này.
Những câu nói của ông đôi khi không nhất quán, đôi khi hơi mơ hồ khiến người nghe bối rối. Đây là chỗ hở khiến cho nhiều kẻ xấu lợi dụng để lái người nghe theo chiều hướng họ muốn (có thể hoàn toàn khác với ý ban đầu của Khổng Tử?)


+ Luận điểm ủng hộ: Khổng Tử nói điều phải, và có nhiều người theo ông. Chỉ cần 30% số đó biết làm theo thì đã có một lực lượng đáng kể người ủng hộ đạo lý, làm chậm sự băng hoại của đạo đức. Điều tốt đẹp ở Khổng Tử là ông hành xử khá nhất quán với những gì ông nói, nên có thể là tấm gương cho những gì ông muốn hướng tới (tuy cái kết cục của chính ông thì không mấy hấp dẫn cho hậu thế vươn tới).

@ Cỏ Lạ: theo HH thấy thì chữ "đức" trong cụm "đức Nhân" không phải có ý là "đạo đức" mà chỉ là một "thuộc tính". Đó là cách người xưa vẫn dùng.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Thu 25 Feb 2016, 18:50

...Cở Lạ nghĩ sai về đức Nhân nhưng MX nghĩ lại cái sai của Cở Lạ cũng hay hi..Người quân tử chú trọng vào cái gốc (nền tảng), cái gốc vững thì đạo đức sinh thành. Hiếu để là cái nền tảng của con người vậy!"  .Đức Nhân cucngs chính xác thôi vì GỐC ở đây là Đạo Đức mà ..suy ra chính cái Đạo Đức là nền tảng quyết định tính cách con người Đạo Hiếu Very Happy

....Ai mà không có khuyết điểm làm người không ai hoàna hảo hết hi..nghe Mặc Tử phên phán Khổng tử nè Khổng Tử dạy rằng “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân: Ðiều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình đừng làm cho ai”, còn Mặc Tử dạy rằng “Ái nhân nhược ái kỳ thân: yêu người như yêu thân mình”, và “Vi bỉ do vi kỷ dã: Vì người khác cũng như vì mình”. ,Ví dụ như mình ko cần sự giúp đỡ mọi người thì mình thấy kẻ khó khổ  mình hỏng ra tay nghĩa hiệp sao  Laughing

.Cho nên MT nói có lý .Cứ yêu mọi người với nhau di đừng ghét bỏ ai làm gì ..mà nếu giả dụ họ ko tốt thì mình cũng đành thôi thôi Very Happy..mình cần tránh những hạng người đó he..he..


Được sửa bởi mùa xuân ngày Fri 26 Feb 2016, 04:30; sửa lần 1.
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Thu 25 Feb 2016, 19:04

huuhoi đã viết:Nhìn nhận về những phát biểu của Khổng Tử, chúng ta đều thấy một điều là ổng khá "nhiều chuyện". Hầu như mọi vấn đề trong cuộc sống ông đều có vài câu giáo huấn gì gì đó, và thường thì đều "đúng đạo lý" cả.
Tuy nhiên, có đáng phong Thánh cho ông không thì HH thấy cần phải xét cho kỹ.

+ Luận điểm phản đối: những điều Khổng Tử nói khá "cơ bản, mộc mạc" chứ không có gì là "cao siêu" cả! Ai nói cũng được. Không chỉ Khổng Tử, chúng ta có rất nhiều người mở miệng là "nhả ngọc phun châu, nói tràn giang đại hải những điều đạo đức, những "chân lý" mà không ai bắt bẻ được. Xung quanh họ có bè lũ tay chân tung hô, ca ngợi, thêm mắm thêm muối vô câu chuyện để suy tôn họ lên như Thánh. Thế nhưng nhìn lại những gì họ làm thì chẳng hề giống như những gì họ rêu rao.
Gần gũi hơn, những người xung quanh ta có ai không công nhận khiêm tốn, khoan dung là tốt, nhưng họ vẫn cứ khoe khoang, kèn cựa chê bai người khác một cách thiếu công bằng. Chính những hạng người nói mà không làm hay làm ngược này gây nên tác hại lâu dài cho xã hội, vì họ làm mất lòng tin của cộng đồng về những điều tốt đẹp.
Bởi vậy, trong truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, có câu phê phán thấy đồ Cóc: "nói chữ chưa chắc đã biết nghĩa" là có ý này.
Những câu nói của ông đôi khi không nhất quán, đôi khi hơi mơ hồ khiến người nghe bối rối. Đây là chỗ hở khiến cho nhiều kẻ xấu lợi dụng để lái người nghe theo chiều hướng họ muốn (có thể hoàn toàn khác với ý ban đầu của Khổng Tử?)


+ Luận điểm ủng hộ: Khổng Tử nói điều phải, và có nhiều người theo ông. Chỉ cần 30% số đó biết làm theo thì đã có một lực lượng đáng kể người ủng hộ đạo lý, làm chậm sự băng hoại của đạo đức. Điều tốt đẹp ở Khổng Tử là ông hành xử khá nhất quán với những gì ông nói, nên có thể là tấm gương cho những gì ông muốn hướng tới (tuy cái kết cục của chính ông thì không mấy hấp dẫn cho hậu thế vươn tới).

@ Cỏ Lạ: theo HH thấy thì chữ "đức" trong cụm "đức Nhân" không phải có ý là "đạo đức" mà chỉ là một "thuộc tính". Đó là cách người xưa vẫn dùng.

Hi..nghe HH bàn về vẫn đề này cùng im tai nhưng theo mình nghĩ lời nói của KT khó hiểu cho những người chậm tiêu như mình đọc đến mấy lần mởi hiểu Very Happy

...Đâu có ai mà nới như những lời KT ,mà có nói cũng xác xuất nhỏ ..chẳng qua những người khéo miệng mồm nói đúng chân lý là họ bắt chước những giọng điệu của các bận tiền bói qua sách vở thui HH ui ...nhìn hành động và lời nói là biết ngay hi.. Very Happy

..Chung qui mình thấy KT hay vì ông cũng va chạm nhiều cực khổ trong đời ...lời ổng sâu sa nhưng để cho người đời học và bắt chước thì quá tuyệt .Đố ai học mà thực hành nên chứ he..

..thôi thì ta cứ học mài như Cỏ lạ nói nghen ..cho đến bạc đầu .Cảm ơn HLT mở mục này rất hay Smile flower
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 26 Feb 2016, 04:55

Cỏ Lạ nghĩ khác xíu hén .Cảm ơn MX nghen và HH nhé rose

Nhiều chương quá hay nghe HLT hi..mình cần tu tập Laughing


Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Người quân tử không trang trọng thì không uy nghi, học tất không vững; chuyên chú vào sự trung tín, không kết bạn với người không (trung tín) như mình; có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”.
----
Phiếm đàm: Trang trọng không có nghĩa là "trịnh trọng, khệnh khạng". Tuy nhiên, thực tế không dễ tách bạch rõ ràng. Trường phái Lão chê Khổng là quá câu nệ hình thức, bởi lẽ "lễ" chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài khi mà cái nhân nghĩa đã mất rồi; Lễ là biểu hiện của sự suy vi của sự trung hậu, thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Khác với Lão, Khổng chủ trương dùng Lễ, có lẽ vì người ta đã đi quá xa cái gốc Nhân, cần có Lễ để kìm chế cái mầm mống bất hảo trong con người. Tuy nhiên, như Lão nói, Lễ chỉ là cái áo loè loẹt mà ai cũng có thể mặc vào để đánh lừa người. Câu nói này của Khổng cũng được ứng dụng ở những kẻ khệnh khạng làm ra dáng vẻ uy nghi, che dấu cái "rách nát không tâm linh" vậy!
Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận câu nói rất đúng của Khổng Tử. Con người cần toàn tâm toàn ý nghiêm túc tự cải thiện bản thân, đối xử đúng mực với người, sẵn sàng cầu tiến thì mới hy vọng xây dựng xã hội tiến bộ (
==========



LT phiếm đàn cũng có lý hơn Khổng tử rùi ,mình ko thích câu này ..không kết bạn với người ko trung tính hi..mình vẫn kết bạn với họ để họ thấy cái đúng và cái sai của mình ..hai bên cùng học tập ...đừng ghét bỏ ai nói như Mùa Xuân .Trong thực tế Cỏ Lạ có nhiều bạn lắm Xấu tốt hoà lẫn nhưng mình vẫn vui vẽ he..he..biết tính xấu tránh nhưng người xấu vẫn nhìn thấy bên trong của mình Very Happy

Đúng là Lễ chỉ là cái bọc bên ngoài ,tron thực tế CL thấy nhiều người Lễ nghi lắm thiệt ra cung cách đối xử chảng khác gì "ác quỉ ".Thôi thì nói như LT mình hoàn tâm thiện chí cho bản thân mình tốt hơn há .hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày môt chút là thấy CS xung quanh ý nghĩa nhiều rồi hi.. Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 26 Feb 2016, 11:37

THIÊN I: HỌC NHI (tt)
(nói về việc học hành)
9. 曾子曰:慎终追远,民德归厚矣 。
Phiên âm Hán-Việt: Tăng tử viết: Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ.

Dịch nghĩa: Tăng tử nói: “Thận trọng trong tang lễ cha mẹ, truy niệm và tế tự tổ tiên xa, thì đức của dân sẽ thuần hậu" (theo cách dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê)
----
Phiếm đàm:  Tăng tử là người nổi tiếng về hiếu đễ với cha mẹ, được nêu gương trong tập thơ "Nhị thập tứ Hiếu", do đó theo lẽ thường thì người ta liên tưởng ngay tới hiếu hạnh ở trong gia đình. Ngoại suy: Nếu mỗi người trong xã hội đều biết hiếu nghĩa, cha mẹ còn thì chăm sóc chu đáo, cha mẹ mất rồi thì an táng tử tế, tưởng nhớ người xưa, tức từng người đều là người tốt, xã hội ấy sẽ tốt lên, dân chúng thuần hậu.
Tuy nhiên, hậu đề của câu có thể được hiểu rộng hơn, nói về dân, tức xã hội; theo đó cho thấy ông bao hàm ý nghĩa răn dạy cho người làm lãnh đạo. "Quy hậu" theo cách hiểu của cụ Nguyễn Hiến Lê thì là "quay về sự thuần hậu, chơn chất", tuy nhiên, vẫn có thể hiểu là trở về (tụ tập) đông đảo. Nếu hiểu theo nghĩa này thì lãnh đạo truy niệm tổ tiên thì có liên quan gì tới dân? Do đó, từ "truy viễn" nên hiểu thêm theo cách "nhớ, học theo lời dạy (hay những bài học kinh nghiệm) của tiền nhân". Nếu người lãnh đạo tốt như vậy thì quần chúng sẽ ủng hộ mà theo về.

==========
10. 子禽问於子贡曰:"夫子至於是邦也,必闻其政,求之与,抑与之与?"
    子贡曰:“夫子温,良, 恭,俭,让以得之。夫子之求之也,其诸异乎人之求之与?"
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cầm vấn ư Tử Cống viết: Phu tử chí ư thị bang dã; tất văn kỳ chính, cầu chi dự, ức dữ chi dự ?
Tử Cống viết: Phu tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu tử chi cầu chi dã, kỳ chư dị hồ nhân chi cầu chi dự

Dịch nghĩa: Tử Cầm hỏi Tử Cống: Phu tử (thầy) đi qua các nước đều được nghe chính sự ở các nước ấy. Là do thầy cầu xin hay do người ta tự ý cho biết?

Tử Cống đáp: Thầy có đức tính ôn, lương, cung, kiệm, nhường nhịn nên được như vậy. Vậy cách cầu nghe của thầy mình hoặc giả có chỗ không giống cách cầu nghe của người khác chăng?”
----
Phiếm đàm: Khổng Tử dẫn đám học trò đi hết nước này đến nước nọ là chuyện ai cũng công nhận. Lúc đầu là dành công sức sưu tầm, san định để bảo tồn và phát triển nền văn hóa xưa đang mai một; khi đã tự tin thì tìm đến chốn triều đình để thuyết phục các vị vương hầu dùng mình làm quan, áp dụng lý thuyết trị dân (chính trị) của mình.
Kẻ chê thì nói ông ham cầu danh lợi, có khác gì Vệ Ưỡng, Yếu Ly ... Chẳng qua lý thuyết của ông không hợp thời, không hấp dẫn các vương hầu nên không được dùng
Người khen thì biện luận rằng ông vốn biết thuyết trị dân của mình không hợp với lợi ích, lòng tham, vị kỷ của giới vương hầu nhưng vẫn phải nói, vẫn phải tìm một địa vị xứng đáng thì mới có thể phát dương quang đại để triển khai học thuyết của mình, làm lợi cho trăm họ.
Theo như mẫu đối thoại trên thì ta có thể thấy Khổng Tử quả có nhún mình đi cầu gặp cửa vương hầu, nhưng vẫn giữ thái độ đúng mực của người quân tử. Cái cách của ông không giống cách cầu xin của người khác.
Nói chuyện với bậc vương hầu, tuy khiêm cung nhưng vẫn giữ đúng cách của mình. Phải chăng vì thế mà Khổng Tử không được "vừa mắt" họ ? Very Happy

==========
11. 子曰:“父在,观其志;父没,观其行;三年无改於父之道,可谓孝矣”
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Phụ tại, quan kỳ chí; phụ một, quan kỳ hành; Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Cha còn thì xét chí hướng của người, cha mất rồi thì xét hành vi của người, ba năm sau mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu”. (chú thích của cụ Nguyễn Hiến Lê)
----
Phiếm đàm:ở đây cũng thấy cái chỗ không rõ ràng trong lời Khổng Tử, chữ Hiếu cũng như chữ Trung, đều thiếu (hoặc giả do người sưu tập trước đây bỏ sót) phần định nghĩa về nó như thế nào. Sẽ có dịp bàn thêm khi đến phần chữ Trung. Ở đây, Khổng Tử dạy phải hiểu được chí hướng của cha (khi còn sống)để mà noi theo; sau đó xem xét cha từng xử sự, thực hiện ý chí đó như thế nào, rồi làm theo trong (ít nhất) 3 năm. Phần đầu thì khá rõ ràng: mục tiêu là biết rõ về cha mình. Để bước qua phần sau, e rằng cần phải thêm phần đệm là nhận xét đánh giá lại chí hướng đó. Dường như bối cảnh câu nói của Khổng Tử là người cha luôn làm điều đúng, điều tốt. Lỡ không may người có cha không tốt thì sao? Có nhất thiết phải làm theo đúng 3 năm để giữ chữ Hiếu? Nếu không làm theo thì có bị gọi là bất hiếu? Đó là lý do cụ Nguyễn Hiến Lê chú thích trong ngoặc chữ "tốt đẹp" cho rõ ràng.
Điều thứ nữa là vì sao lại 3 năm? Theo truyền thống của ta thì con cái để tang cha/mẹ 3 năm. Ngày xưa, trong 3 năm đó người chịu tang không được làm chuyện gì lớn như thi cử ... , là giai đoạn "khổ hạnh", được xét nét khá kỹ. Một mặt khác, nếu đường hướng đã được duy trì 3 năm thì đã trở thành thói quen, ít có lý do gì để thay đổi ngay sau đó. Như vậy cũng có nghĩa con cái sẽ đi theo con đường của cha đã hướng tới

==========
12. 有子曰:“礼之用,和为贵。先王之道,斯为美, 小大由之,有所不行。知和而和,不以礼节之,亦不可行也”.
Phiên âm Hán-Việt: Hữu tử viết: Lễ chi dụng, hòa vi quí. Tiên vương chi đạo, tư vi mĩ, tiểu đại do chi, hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã.

Dịch nghĩa: Hữu tử nói: công dụng của Lễ quý nhất là giữ cho hài hoà. Đạo trị nước của tiên vương theo đó mà tốt đẹp, việc lớn nhỏ đều theo Lễ, chỉ có 1 điều không làm.  Biết về hoà, giữ cho được hoà khí, nhưng không biết dùng Lễ để điều tiết thì không thể làm nên được.
----
Phiếm đàm: Lễ, hiểu theo cách nào đó là các quy định về thủ tục nhằm giữ gìn, tôn vinh một giá trị được công nhận. (Nhắc lại quan điểm của Lão Tử: "Lễ chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài"). Mặc dù không hoàn toàn chính xác, nhưng có thể coi sự phát triển về sau của Lễ đã hình thành nên pháp chế, kỷ cương. Thực ra trường phái Pháp trị bên Tàu cũng có từ rất lâu (chỉ khoảng hơn 150 năm sau Khổng Tử có Vệ Ưỡng đề cao pháp trị, sau đó trăm năm có Hàn Phi Tử phát triển có hệ thống hơn). Lễ cũng là những quy định nhưng thiên về "đồng thuận", "truyền thống" và "nhân đạo" hơn. Khổng Tử vẫn rao giảng về đức "Nhân" nên luôn nêu ví dụ thời Đức trị của Nghiêu, Thuấn, chỉ ngồi nhà an nhàn mà thiên hạ thái bình nhờ tuyên dương cái Đức và làm việc theo Lễ. Nếu chỉ có Đức mà không có Lễ để hướng dẫn rõ ràng hơn các công việc cụ thể thì người ta có thể mất phương hướng, không biết làm từ đâu nên việc không thành được.
Nhìn chung, đường hướng rất hợp lý, tuy nhiên vào thời Khổng Tử (và cả cho đến sau này), việc quy định cụ thể cái gì nên làm, cái gì không nên cũng chưa đạt mức thoã đáng. Ngày xưa, vì nói quá chung chung nên dân không biết phải làm như thế nào; ngày nay một số nước pháp luật quá chi tiết, người ta cũng không biết hết để mà làm theo. Đo đó, một cách giải quyết là có các chuyên gia luật (luật gia, luật sư) để tư vấn (tính tiền Very Happy ). Quy định cụ thể rõ ràng, có người tư vấn và có đội ngũ nghiêm túc thực thi pháp luật là nền tảng của một xã hội trật tự. Tuy nhiên, như bàn ở trên, cần tiền để được tư vấn đúng, nên hệ thống nhà nước ngoài việc thực thi luật pháp còn phải tạo điều kiện cho người dân bình đẳng, có cơ hội kiếm tiền, nâng cao đời sống xã hội thì mới bảo đảm xã hội vận hành trơn tru

==========
13. 有子曰:“信近於义,言可复也;恭近於礼,远耻辱也;人不失其亲,亦可宗也”
Phiên âm Hán-Việt: Hữu tử viết: Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục dã; cung cận ư lễ, viễn sỉ nhục dã; Nhân bất thất kỳ thân, diệc khả tông dã.

Dịch nghĩa: (câu này hơi mơ hồ, nhiều nguồn khác nhau diễn dịch khác nhau. Lão tà với vốn từ hạn hẹp chỉ cố tổng hợp các ý sao cho sát với câu gốc nhất, sau đó sẽ tìm hiểu ý nghĩa phần phiếm đàm). Hữu Tử nói: "Tín (tin tưởng được) mà gần với Nghĩa (ngay chính, công bằng) thì lời nói có thể giữ được; Cung kính mà gần với Lễ thì tránh bị nhục; Không mất tình thân cận với người tốt (Nhân) thì có thể giữ được chủ ý vậy
----
Phiếm đàm: mất khá nhiều thời giờ để tìm hiểu câu này. Chữ Thân nhiều người dịch cho là đại từ chỉ cho Lễ-Nghĩa; trong khi nhiều người khác (gồm cụ Nguyễn Hiến Lê) thì cho là người tốt, người có lòng Nhân; còn chữ "tông", đa số dịch theo hướng là môn phái, suy diễn như một gia đình...; còn theo Nguyễn Hiến Lê lại hiểu theo hướng "tôn kính". Vậy, nếu theo ý 1 thì sẽ là "gần gũi với lễ nghĩa thì giữ được tông pháp" hay có người còn dịch rằng "Ngay từ đầu đã biết gần gũi với người thân thì sau này sẽ trở thành một chủ gia đình xứng đáng." còn cụ Nguyễn Hiến Lê thì dịch "thân cận với người có đức Nhân thì người đó có thể tôn kính được"
Lão tà nghĩ theo hướng khác: chữ Tín mà đặt không đúng chỗ (ví dụ biết sai nhưng lỡ hứa rồi nên cũng cứ cố mà làm thì không gần với Nghĩa. Vậy là không nên. Chỉ khi nào Tín hợp Nghĩa thì lời nói mới nên giữ. Cung kính quá mức, không phù hợp với Lễ (tức có chừng mực) thì có thể trở nên khúm núm, thấp hèn - đó không phải là lễ, nên dễ bị nhục. Nếu ta gần gũi với người tốt (Nhân) thì họ chẳng khi nào ép ta làm trái Lễ - Nghĩa, khiến ta có thể an tâm mà giữ chữ Tín, hành xử sao cho cung kính nhưng tự trọng, khi đó thì mới giữ được sự tôn trọng của người, được việc mà không mất đi chủ ý, định hướng của mình  

==========
14. 子曰:“君子食无求饱,居无求安,敏於事而慎於言, 就有道而正焉,可谓好学也已”
Phiên âm Hán-Việt: Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ.

Dịch nghĩa: Người quân tử ăn không chú trọng đến quá no, ở chẳng cầu an; làm việc thì siêng năng, ăn nói thì cẩn trọng, tìm tới người có đạo đức mà học điều chính, như vậy mới là hiếu học.
----
Phiếm đàm: dân gian thường nói "(có) an cư (thì mới) lạc nghiệp". Đó là lẻ thông thường. Con người cần phải có những cái căn bản trước khi với lên cao. Người phương tây họ thực tế hơn khi nhìn nhận vấn đề này. Chẳng hạn Maslow hệ thống hoá các bậc thang nhu cầu, đúc kết rằng con người một khi đã thoả mãn nhu cầu căn bản rồi thì mới hướng tới các nhu cầu và mục đích cao thượng hơn. Tuy nhiên, như đã bàn trước đây, văn hoá phương tây vốn thích thống kê, đặt mẫu số chung của đám đông, và nó cũng phù hợp. Tuy nhiên, đám đông không phải là nguồn gốc của sự phát triển xã hội. Đám đông thường không có định hướng rõ ràng, mà chỉ theo ... số đông. Nhìn lại lịch sử của phương tây, ta cũng dễ thấy các phát kiến, phát minh đều xuất phát từ nỗ lực của cá nhân, sau đó mới thuyết phục dần đám đông, và một khi thuyết phục được sẽ trở thành tiến bộ xã hội. Cũng như trong lịch sử tôn giáo, chính trị, có những bậc thánh nhân, vĩ nhân đã bỏ qua các nhu cầu cá nhân, vươn lên mục tiêu cao cả phục vụ nhân loại, cho dù phải hy sinh các nhu cầu cơ bản của mình. Như vậy, ta cần rạch ròi, "cái gì của số đông, và cái gì của số ít".
Ngày nay hay có cách hiểu lập lờ, đánh tráo giá trị để rồi ủng hộ hay phủ nhận các quan điểm khác mà thiếu sự suy xét sâu về đối tượng áp dụng. Những cái gì chung, ứng dụng được cho số đông thì dễ dàng được chấp nhận; còn cái gì được đặt ra để ứng dụng cho thiểu số thích hợp, thì thường bị phản bác. Người theo quan điểm phản bác cũng không sai, vì lẽ họ thấy không phù hợp với bản thân họ (vì họ không thuộc số ít kia). Vậy nên ta cần phân định rõ đối tượng áp dụng cho từng tiền đề để tránh các tranh luận không cần thiết.
Ăn no, ở yên là các nhu cầu căn bản. Thường thì chẳng ai muốn hy sinh những điều này. Nếu bắt người ta như vậy thì chẳng ai chịu theo.
Câu này của Khổng Tử chỉ nên áp dụng với những người kiên định làm người quân tử, mục tiêu tối hậu là hoàn thiện bản thân và phục vụ nhân loại, không phải cho tất cả mọi người. "No pain-No gain" là mọi người nên chuẩn bị nếu quyết làm theo điều này. Tuy nhiên, vẫn có thể ăn no, ở yên mà vẫn đủ thời gian hoàn thiện bản thân, làm điều tốt nếu người đó có đủ điều kiện  Very Happy .
Khổng tử phân định rạch ròi kẻ tiểu nhân, người quân tử. (cũng nhiều người phê phán quan niệm này, quy chụp cho việc phân chia giai cấp. Tuy nhiên điều đó không đúng, vì quân tử theo Khổng không phải mặc định là những người có quan chức, mà chủ yếu dưạ vào phẩm chất con người, như chúng ta thấy trong câu đang bàn này).

==========
15.  子贡曰: “贫而无谄,富而无骄,何如?”
子曰: “可也。未若贫而乐,富而好礼者也”.
子贡曰:“诗”云,„如切如磋!如琢如磨”, 兲斯之谓与?”
子曰:“赐也!始可与言“诗”已矣,告诸往而知来者。”
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cống viết “Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà như ? ”.
Tử viết “Khả dã. Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã”.
Tử Cống viết “Thi vân, như thiết như tha ! Như trác như ma, kỳ tư chi vị dư ?”.
Tử viết “Tứ dã ! Thuỷ khả dữ ngôn “Thi” dĩ hĩ, cáo chư vãng nhi tri lai giả”.

Dịch nghĩa: Tử Cống hỏi "Nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, hạng người đó ra sao?"
Khổng tử đáp: “Khá đấy; nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ lễ”.
Tử Cống thưa: “Kinh Thi có câu: Như cắt như gọt, như giũa như mài”. Ý nghĩa như vậy chăng?”
Khổng tử khen: “này anh Tứ, như anh là đã bắt đầu có thể bàn, giảng về Kinh Thi rồi đó. Vì bảo cho điều trước mà anh hiểu được điều sau”.
----
Phiếm đàm: Nghèo mà không đánh mất tư cách của mình, giàu mà không huênh hoang đã là cái gì đó hiếm hoi trong xã hội ngày nay. Xưa, khi mà chủ nghĩa vật chất chưa được đề cao mà được như vậy đã khó thì ngày nay còn khó vạn lần, khi mà ra ngoài nhìn những người giàu có được tôn vinh, săn đón thì ít ai tránh khỏi chạnh lòng. Việc chạnh lòng so sánh có thể hình thành thái độ tích cực hay tiêu cực
Tích cực: đặt cho mình mục tiêu vươn lên làm giàu (chính đáng) để ngang bằng với người ta. Như vậy sẽ làm động lực tốt cho sự phát triển cá nhân, rồi rộng ra đến xã hội
Tiêu cực: làm giàu bất chấp thủ đoạn; hoặc xu nịnh, a dua người giàu để trục lợi. Cả hai đều dẫn tới sự xói mòn đạo đức cá nhân rồi đến xã hội.
Tuy nhiên, nếu phát huy theo hướng tích cực như trên vẫn chưa đủ làm nên bậc quân tử. Khổng Tử muuốn đẩy lên mức độ toàn tâm toàn ý hướng thiện, khi hành vi tốt và tâm ý hoàn toàn đồng ý, không do dự khi làm việc tốt, thống nhất giữa "lý trí" và "tình cảm" khi ông dùng chữ "vui" và "thích"
Ý đồ là thế, nhưng không hoàn toàn hợp lý, đặc biệt khi muốn nhóm "nghèo mà vui". Nếu họ hoàn toàn hài lòng với cái nghèo, sống theo kiểu "an bần lạc đạo" thì ai tạo ra sự phát triển cho xã hội? Tệ hơn nữa là ai làm gương cho đám đông noi theo? (mấy ai sẽ theo Đạo nếu thấy những người đi trước đều kham khổ, nghèo xơ xác? - người thường sẽ mất động lực học theo)
Vậy nên chỉ cần theo phần sau, chẳng nên vui với cái nghèo, mà phải làm sao thoát khỏi cái nghèo một cách chính đáng.
Tử Cống liên tưởng đến câu trong Kinh Thi, hàm ý phải rèn giũa, luyện tập tích cực mới nên. Điều đó đúng ý đồ Khổng Tử nên ông khen rằng Tử Cống đã hiểu ý Kinh Thi, có thể dùng nó mà nói chuyện với người khác

==========
16. 子曰:“不患人之不已知,患不知人也”.
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Bất hoạn nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Không sợ người không hiểu ta, chỉ sợ (ta) không hiểu người
----
Phiếm đàm: Nhìn thoáng qua thì câu này chẳng có gì để phải bàn. Nó cũng tương tự câu Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, nhằm muốn mình nhìn lại mình trước, mình làm điều đúng trước rồi hãy tính đến việc đánh giá, hay đòi hỏi người khác.
Tuy nhiên, liêu câu nói trên hiểu theo nghĩa đó có ý nghĩa thực dụng trong xã hội ngày nay không? khi mà "quyền lợi" cho cái "tôi" đã được đẩy lên cao hơn cái giá trị đích thực của bản thân? Ngay cả khi ta hiểu người rất rõ, nhưng chưa chắc gì người đã hiểu ta? Tuy biết Khổng Tử luôn yêu cầu cao, kêu gọi sự quên mình của người Quân Tử, nhưng nếu theo con đường đó thì chẳng thể phát dương quang đại trong xã hội ngày nay.
Vậy, ta nên phát triển lên rằng: Đừng sợ người không biết đến ta. Hãy tự thu thân, hiểu biết về con người, xã hội trước đã. Từ đó, mình sẽ có nền tảng vững chắc, tiếp theo là lên kế hoạch hành động thích hợp để xây dựng tên tuổi, danh tiếng. Khi đó người sẽ biết đến ta thôi!


Hết thiên I


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 08 Mar 2016, 21:34; sửa lần 12.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 26 Feb 2016, 11:50

@ Lỏ Lạ: không rõ bạn có hiểu lầm không khi viết
Cỏ Lạ đã viết:mình ko thích câu này ..không kết bạn với người ko trung tính hi..mình vẫn kết bạn với họ để họ thấy cái đúng và cái sai của mình ..hai bên cùng học tập ...

Có phải bạn hiểu lầm "Trung tín" thành "Trung tính" ? Chữ "tín" có nghĩa là tin tưởng được.
Nếu đã "không trung tín" thì làm sao nhân biết họ có thấy cái đúng sai của mình hay không?

Hơn nữa, trong quan niệm người xưa, chữ "kết bạn" nó thiêng liêng hơn nhiều so với bạn bè xã giao ngày nay. Ta có thể tạm phân biệt "bạn" và "người quen/biết"
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 26 Feb 2016, 19:33

Lòi KT được truyền lại cho người đời học xưa và nay mà Very Happy ...bạn bè vẫn là hai từ bạn bè còn thiêng liêng hay không tuỳ theo mỗi người nhìn he..he...người quen biết tạm gọi là người dưng hay sao ???

ó phải bạn hiểu lầm "Trung tín" thành "Trung tính" ? Chữ "tín" có nghĩa là tin tưởng được.
Nếu đã "không trung tín" thì làm sao nhân biết họ có thấy cái đúng sai của mình hay không?



Mình viết sai nhưng ko lầm .LT chưa gặp trường hợp này rồi cho nên hỏng hiểu Very Happy .Tuỳ theo mỗi người học và cảm nhận khác nhau nhé
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 26 Feb 2016, 19:46


Tuy biết xó vắng này không có mấy ai lai vãng, nhưng cũng xin thưa trước rằng lão chỉ mở chủ đề này mà tự học. Nếu có cao nhân vô tình ghé qua thấy lão hiểu sai lạc, xin cứ tự nhiên chỉ giáo, nhưng vui lòng giữ thái độ góp ý nhẹ nhàng, ....hihi ...co TTG ne lau lau cung ghe ve tham nha chut xiu ....va MX nua hen Very Happy

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 26 Feb 2016, 20:11

Lau ngay ve tham nha thay moi nguoi binh luan ve ong KT xon xao qua ta ....TTG khong biet ong KT ngay xua o TQ day nguoi ta hoc nhu the nao ?con nguoi TQ ngay nay noi tieng khong co nhan cach dao duc ,vo cam... luong gat ,gian xao ...xem nguoi TQ doi xu voi nguoi VN cua minh bay gio thi biet lien.
Doi voi TTG mot nguoi ban ma mat y tin ,noi mot duong lam mot neo thi minh se khong bao gio choi nua ...mot nguoi nhu vay khong co gi tot de minh hoc hoi ....Choi lam gi phi thoi gian cua minh ...

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 26 Feb 2016, 22:42

Vậy mà lão tưởng Cỏ Lạ nghĩ đó là chữ Trung Tính, nghĩa là không thiên về bên nào. Xin lỗi nhé Very Happy
Còn cách định nghĩa bạn, dĩ nhiên là tùy người. Lão tà cũng chỉ nói là người xưa thường quan niệm về bạn như vậy, chứ đâu có phê phán

@ TTG: hì hì, ổng dạy nhưng khi sống thì không nhiều người theo. Khi chết rồi thì bị lợi dụng, mượn danh để che đậy dã tâm. Vì thế theo ý của lão tà là "không hiệu quả" Laughing . Còn chính quyền TQ thì trước cũng như sau, toàn lạ bọn đại gian đại ác. Chính vì vậy lão tà muốn phân tích Khổng Tử để thấy cái hay, cái dở, góp phần "gạn đục, khơi trong" để có cái nhìn chính xác, công bằng về ông, không thần thánh hóa ông để mất cơ hội của bọn lợi dụng, nói một đằng làm một nẻo.

Về thái độ với người mất uy tín thì lão tà đồng quan điểm với TTG. vì "triệu người quen có mấy người thân", nên ta hãy dành thời gian cho người đáng chơi hơn là cho người không uy tín.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 27 Feb 2016, 01:42

..Mot người đã làm mất uy Tin thì khó lấy lại lòng uy Tiín cho người đó lắm trù khi ngươi đó có lòng bao dung và tha thứ

...Gia dụ nếu người đó làm mất uy Tina một lần
Làm việc chung ko cho họ cơ hội để lấy lại chữ uy Tin sao ..nếu như họ làm mất uy Tin nhiều lần mình có thể ko làm ban với họ ..chỉ xã giao bình
Thường ..

..Ai đau muốn làm ban với nguoi mất uy Tin làm gì ..


Được sửa bởi Cỏ Lạ ngày Sat 27 Feb 2016, 01:50; sửa lần 1. (Reason for editing : G)
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 27 Feb 2016, 01:48

...Sống cần phải tha thu ,bao dung rộng lượng xíu hì..

..đó là theo mình thoi hì..
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 27 Feb 2016, 02:20

..Cho nén mình nói vẫn làm bạn với họ cần cho họ cơ hội sửa đổi tam tính lại ..nếu như họ ko sửa đổi tam tính thì coi như "bỏ "chơi nhưng ko giao thiếp .Sống đừng ghét bỏ hay ko chơi làm gì có điều mình chơi dừng một mức độ nào đó thoi hì...
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  huuhoi Sat 27 Feb 2016, 10:55

Nói thì dễ nhưng làm thì không dễ như vậy. Nếu làm mà dễ thì ... Chắc thiên hạ đều thành thánh nhân cả, vì có mấy ai nói điều xấu hay vỗ ngực tự xưng mình cổ Vũ cho điều xấu đâu?
Chí vì thế Khổng Tử mới lao đao lận đận một đời
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 27 Feb 2016, 18:19

Cho nén mỗi cá nhan mình phải ...tu mà nếu bản than mình Khó Tu
Thì thành tam dạy cho thế hệ sau những điều như vậy ..

..Cỏ Lạ nói vậy thui ai muốn tu thì tu ..mình thấy mình chua tốt cho nén mình cần tu đủ thứ hì..

..HLT bàn cũng khá hay ..mình cũng mong cho thien hạ này tu tập .thái bình mọi nơi
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Sun 28 Feb 2016, 10:08

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Cha còn thì xét chí hướng của người, cha mất rồi thì xét hành vi của người, ba năm sau mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu”. (chú thích của cụ Nguyễn Hiến Lê)
----
Phiếm đàm:ở đây cũng thấy cái chỗ không rõ ràng trong lời Khổng Tử, chữ Hiếu cũng như chữ Trung, đều thiếu (hoặc giả do người sưu tập trước đây bỏ sót) phần định nghĩa về nó như thế nào. Sẽ có dịp bàn thêm khi đến phần chữ Trung. Ở đây, Khổng Tử dạy phải hiểu được chí hướng của cha (khi còn sống)để mà noi theo; sau đó xem xét cha từng xử sự, thực hiện ý chí đó như thế nào, rồi làm theo trong (ít nhất) 3 năm. Phần đầu thì khá rõ ràng: mục tiêu là biết rõ về cha mình. Để bước qua phần sau, e rằng cần phải thêm phần đệm là nhận xét đánh giá lại chí hướng đó. Dường như bối cảnh câu nói của Khổng Tử là người cha luôn làm điều đúng, điều tốt. Lỡ không may người có cha không tốt thì sao? Có nhất thiết phải làm theo đúng 3 năm để giữ chữ Hiếu? Nếu không làm theo thì có bị gọi là bất hiếu? Đó là lý do cụ Nguyễn Hiến Lê chú thích trong ngoặc chữ "tốt đẹp" cho rõ ràng.
Điều thứ nữa là vì sao lại 3 năm? Theo truyền thống của ta thì con cái để tang cha/mẹ 3 năm. Ngày xưa, trong 3 năm đó người chịu tang không được làm chuyện gì lớn như thi cử ... , là giai đoạn "khổ hạnh", được xét nét khá kỹ. Một mặt khác, nếu đường hướng đã được duy trì 3 năm thì đã trở thành thói quen, ít có lý do gì để thay đổi ngay sau đó. Như vậy cũng có nghĩa con cái sẽ đi theo con đường của cha đã hướng tới


LT bàn này thấy quá hay .Đúng mình để tan Ba Mẹ 3 năm .Mình không biết ra sao để tan 3 năm chỉ nghe Thầy nói Ba Mẹ mình mất nếu như mình làm điều tốt linh hồn Ba Mẹ mình mau siêu thoát lắm hi.. Very Happy .Cho nên khi mình chịu  tang gia đình mỗi thành viên trong gia điinhf đều hướng tới tâm thiện tốt cứ điinh ninh người thân mình sẽ mau siêu thoát lên cõi tiên  Very Happy

Cỏ Lạ nói đúng mình cần phải tu tập cho bản than mình mỗi ngày ít ..kệ họ ai ko tu thì tu mình muốn tu để cho mình tốt hơn ..cải tính xấu thành tốt ..cho thế hệ sau noi theo .Thế giới này người xấu nhiều hơn tốt ..sự giả dối bao tràn Xã hội xuống cấp cho nên ..mỗi người chúng ta cần ..cần tu he..he..  Laughing
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 28 Feb 2016, 19:42


Về thái độ với người mất uy tín thì lão tà đồng quan điểm với TTG. vì "triệu người quen có mấy người thân", nên ta hãy dành thời gian cho người đáng chơi hơn là cho người không uy tín... bia1 bia1

..Sống cần phải tha thu ,bao dung rộng lượng xíu hì.....theo y cua CL minh khong thich choi voi nguoi mat uy tin la minh khong bao dung rong luong a???

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 28 Feb 2016, 20:04

TTG nho ngay xua Ong Ba minh co cau noi nay rat hay " gan muc thi den ,gan den thi sang " dung khong LT , MX va CL .???...TTG thay bay gio o VN bi o nhiem qua " muc nhieu hon den " chac tai xa hoi tao ra con nguoi nhu vay??? tha thu bao dung rong luong qua ..thanh ra nguoi ta thay viec lam nhu vay rat binh thuong va vi the chang co gi thay doi ...
Minh khong thich bi o nhiem nen tranh xa nguoi xau tim nguoi tot ma choi vay thoi ...

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 29 Feb 2016, 04:04

Chào TTG

Vì Có lạ muốn thành Thánh Nhân hiền cho nên cố gằng Tu cho đắc đạo đó mà hi..

Tuỳ theo mỗi người hiều và xử dụng bốn từ Bao Dung Rộng Lượng cho hợp tình và hợp cảnh nhé Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 29 Feb 2016, 04:10

Có mốt đứa bé 10 tuổi trả lời câu hỏi Má  đưa ra rằng :con thích chơi nhiều bạn tốt trong lớp nhưng con ko bỏ bạn xấu đâu .con giúp bạn í học giỏi được cô giáo thương va mọi người sẽ chơi với bạn í hi..Nêu bạn í xấu quá đi con sẽ ko nói chuyện nhiều chỉ giúp bài thôi .Con ghét ai nóitrước mặt con .Bạn í này xấu lắm đừng chơi hi.. Very Happy

Một đứa con nít trả lời như vậy hi.. Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 01 Mar 2016, 17:44

Có mốt đứa bé 10 tuổi trả lời câu hỏi Má đưa ra rằng :con thích chơi nhiều bạn tốt trong lớp nhưng con ko bỏ bạn xấu đâu .con giúp bạn í học giỏi được cô giáo thương va mọi người sẽ chơi với bạn í hi..Nêu bạn í xấu quá đi con sẽ ko nói chuyện nhiều chỉ giúp bài thôi .Con ghét ai nóitrước mặt con .Bạn í này xấu lắm đừng chơi hi..

...Cau chuyen ma CL ke tren cua mot ba me day dua con , khong lien quan gi den chuyen nguoi lon ma " lam mot duong noi mot neo"cua minh ca Very Happy

con cach day con cua nguoi me cung khong ra gi .Theo minh nghi mot dua tre nho dau oc rat trong sang nguoi lon lam gi thi no thuong thay ma lam theo vi no chua phan biet duoc lam dieu gi dung va dieu gi sai ca .
con nit di hoc thi phai co ban de choi ...ca tot va xau de no hoc hoi va biet phan biet dieu gi tot nen lam va dieu gi xau nen tranh ...khi no co mot dua ban xau " xau chuyen gi ???" vi sao ban ay lam chuyen xau nhu vay? No phai biet dieu do va noi voi ban minh de lan sau no se khong lap lai chuyen xau do nua . Tai vi tat ca nhung dua tre nho lam nhieu chuyen ma no thuong thay nguoi lon lam va lam theo . Do la chuyen rat binh thuong vi o tuoi hoc an ,hoc noi va hoc lam ...do moi la lam chuyen tot de giup cho ban no phan biet dieu xau lan sau se khong lam nua...chu khong phai no chi giup ban no hoc gioi thi thay co va ban be thuong dau !!!Di hoc de lam gi " co kien thuc va biet phan biet tot thi lam va xau thi khong nen lam " co nhu vay xa hoi moi co nhung con nguoi co nhan cach va dao duc . Very Happy Very Happy

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết