TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Khổng Tử Phiếm Đàm

+3
Du Ca
huuhoi
tieng thoi gian
7 posters

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Sun 21 Aug 2016, 01:41

Người ngay thẳng luôn suy nghĩ thực ,làm việc tốt .

Kẻ ba hoa chỉ có nói miệng chẳng làm gì

Mot đất nước mà nhiều kẻ ba hoa bất tài thì thoi làm được việc gì .Cũng như chỗ làm những người giỏi thi luôn có suy nghĩ tốt làm được việc ,còn mấy kẻ kia tha hồ nói dóc

Thế giới này người nói doc nhiều hơn  Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 22 Aug 2016, 22:01

7. 子曰: 由,诲汝,知之乎?知之为知之,不知为不知,是知也
Phiên âm Hán-Việt Tử viết: Do, hối nhữ, tri chi hồ ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: này trò Do, (để ta) chỉ cho anh, chữ "Biết" là gì? Biết (hiểu) thì nói là biết, không biết (hiểu) thì nói không biết. Đó là biết vậy.

Phiếm đàm:
Chú thích: Trò Do tức là Tử Lộ, cao đồ của Khổng Tử
Câu này vốn hết sức "kinh điển". Lúc nhỏ nghe xổ tri chi tri chi .... gì gì cứ như bắp rang. Nói thì dễ nhưng làm thì khó vì có khi không rõ mình có biết thiệt hay không.
Có người thật tâm tin là mình biết, ra sức nói cho người khác nghe nhưng thực ra họ hiểu sai cả mà vẫn tin mình đúng. Vậy chiếu theo câu này của Khổng thì người này có Biết hay không? Anh ta nói vì nghĩ rằng mình Biết, nhưng người nghe lại nói anh ta không biết mà vẫn nói, vậy là "Không Biết"
Lại có kẻ chẳng biết ngọn ngành, nhưng được cái dẻo mồm nguỵ biện, khi có người hỏi tới mà bảo không biết thì sợ người khinh nên ra sức nói nhăng nói cuội tỏ ra mình biết. Sự thể ở đời nhiều người thiếu kiến thức, thiếu sự đánh giá, nghe nói thao thao bất tuyệt thì ngưỡng mộ mà tin theo, cho rằng người này là Biết. Bản thân người nói linh tinh này đôi khi nói xong thấy thiên hạ gật gù tán thưởng thì ... khoái chí cho rằng mình Biết luôn.
Khó thật. Vậy làm sao mới là Biết thật sự?
Cuối cùng thì phải tuỳ vào cái Tâm người nói. Nếu mình tin rằng mình biết thì cứ nói theo chỗ mình hiểu, đồng thời phải lắng nghe phản biện. Nếu phản biện hợp lý, chỉ ra đúng chỗ sai của mình thì phải thừa nhận là mình biết sai (hay chưa biết). Đạt đến như vậy thì :
thứ nhất: không có gì đáng xấu hỗ vì mình đã thể hiện hết điều mình nghĩ
thứ hai: có nói ra mới biết mình không biết, đồng thời chấn chỉnh kiến thức của mình. Vậy là biết thêm kiến thức mới

==========

Biết mà hiểu thì nói ,còn không biết ko hiểu nói ra hỏng ai nghe Very Happy .thì ở đời mà có nhiều người lắm lắm ..làm gì xấu hổ ha..ha.. Laughing Cái nào không biết im lặng mà học để chỉnh sửa bản thân geek

Cuối cùng thì phải tuỳ vào cái Tâm người nói. Nếu mình tin rằng mình biết thì cứ nói theo chỗ mình hiểu.Minh cứ nói theo Tâm mình LT há .ai hiểu hiểu mà không hiểu cũng chảng quan tâm .Mình nói những gì mình biết thật Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 29 Aug 2016, 10:06

Khởi đăng tháng 2/2016, giồ hết tháng 8 chỉ mới xong chương II . Hì hì, với tiến độ rùa bò thế này thì bao giờ mới hết nhỉ Sad

THIÊN III: BÁT DẬT (八佾)
Nghi thức (triều chính)

Khác với Lão Tử, Khổng Tử chú trọng các nghi thức, quy định, tập tục.
Lão cho đây chỉ là hình thức che đậy nội dung, do đó bao hàm sự giả tạo, hại nhiều hơn lợi
Khổng cho rằng đây là gìn giữ kỷ cương, phép tắc.

Theo thiển ý, cái chờ đợi của Lão có vẻ xa rời thực tế. Ví như con ngựa hoang mà cứ buông cương, lại chờ đợi nó đi đúng đường lối, há chẳng phải không thực tế lắm sao? Vậy nên quy định, nghi lễ là cần thiết để nhắc nhở người ta giữ gìn khuôn phép, lẽ phải.
Còn cái khuôn phép định ra như thế nào cho phải mới là điều cần phải làm cho đúng.

1. 孔子谓季氏: 八佾舞於庭,是可忍也,孰不可忍也!
Phiên âm Hán-Việt: Khổng tử vị Quí Thị: Bát Dật vũ ư đình, thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn dã!

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói về Quí Thị: Múa điệu Bát Dật ở sân đình (nhà mình), sự ấy chấp nhận được thì việc gì chẳng dám làm !

Chú thích: Theo qui định lễ nhạc nhà Chu, hoàng đế được dùng 8 đội bát dật, mỗi đội 8 ngƣời (8 x 8 = 64 vũ công), vua chư hầu được dùng 6 đội, quan đại phu dùng 4 đội, quan sĩ dùng 2 đội. Họ Quí (có lẻ là Quí tôn hoàn tử) là đại phu mà dám dùng 8 đội, lạm dụng lễ của thiên tử, vậy là khi quân phạm thượng.
---
Phiếm đàm: Quan niệm của Khổng Tử là thứ bậc phải rạch ròi. Đây cũng là điểm đời sau chê trách ông phân biệt đối xử. Chỉ là ca múa giải trí, cớ gì phải phân biệt vua thì được múa nhiều đội, quan thì phải ít đội? Nhân quyền ở đâu?
Thế nhưng, ta cần xem tiền ở đâu bỏ ra chi trả cho các hoạt động này. Bàn về việc "công": Giả như bậc chính phủ trung ương có thể huy động 100 xe tổ chức tiệc khánh tiết, bậc tỉnh cũng đòi cho đủ 100 xe thì ... công quỹ bắt dân è cổ ra đóng để mua cho đủ, chắc là dân chết hết. Để hạn chế mức độ lộng quyền này thì cần phải quy định rõ ràng mức độ nào được dùng của công tới đâu.

Đó là chưa kể lạm dụng quỹ công cho việc tư. Nhìn các quan chức Việt Nam hiện nay, đám tang người nhà dùng xe công sở đưa đám. Dùng công văn gửi các nơi thông báo lễ tang cha mẹ của sếp ... Việc này diễn ra khá thường. Nếu không có quy định thì ai cũng tha hồ làm bậy, rồi đứa này noi gương kẻ khác, làm cho nhiều hơn lên thì có mà loạn á!
Đúng như Khổng Tử nói, những chuyện vô sĩ đó hiện các quan chức vẫn dám làm thì còn chuyện bậy bạ nào chúng không làm? Đó là lý do xã hội ngày rối reng, tham nhũng tràn lan không kiểm soát, bạo lực, cướp bóc như rươi.
Than ôi, cần lắm một kỷ cương nghiêm minh!

==========
2. 三家者以《雍》彻。子曰:„相维辟公,天子穆穆‟,奚取於三家之堂?
Phiên âm Hán-Việt:Tam gia giả dĩ “Ung” triệt. Tử viết: “Tướng duy tịch công, thiên tử mục mục, hề thủ ư tam gia chi đường ?”

Dịch nghĩa: Ba nhà (đại phu nước Lỗ) cho tấu nhạc "Ung" sau khi tế lễ. Khổng Tử nói: " vua chư hầu trợ tế, thiên tử chủ tế trang nghiêm đúng mực. Nay làm tại tư gia của 3 nhà đại phu ấy thì có ý nghĩa gì?"

Chú thích:
Nhạc Ung là một thiên trong Chu tụng – Kinh Thi
Ba nhà chỉ 3 gia tộc quyền uy làm đại phu thao túng nước Lỗ thời đó: Trọng Tôn, Thúc Tôn, Quí Tôn.
Họ lén dùng lễ nghi thiên tử trong tế lễ tại nhà rồi còn tấu nhạc Ung
Phiếm đàm: câu này chẳng qua chỉ là một phê phán của Khổng Tử. Việc tiếm dụng nghi thức là hành vi không chính đáng.
Lại gặp ở đây việc phân cấp rạch ròi.
Ngày nay, chúng ta nói lễ nghi, nghệ thuật không của riêng giai cấp nào, ai cũng có quyền thưởng thức miễn không ảnh hưởng đến người khác, nên có hát nhạc Ung tại nhà các đại phu thì cũng không có gì đáng nói.
Tuy nhiên, nhìn một góc độ khác, ta cũng thấy là "cái áo không làm nên ông thầy tu" (như các nói của phương Tây). Nếu một người có hướng "nhìn lên", nhưng lại chỉ bắt chước cái hình thức mà không bắt chước cái nội dung thì liệu có gì đáng kỳ vọng ở họ? Chúng ta thấy một vị sư đạo cao đức trọng, được mọi người tôn kính, rước về chùa lớn giảng kinh; ta muốn được như vậy, nhưng chỉ bằng cách mua bộ áo cà sao cho đẹp về mặc vào, kiếm tiền xây cái chùa thật lớn để ở thì liệu chúng ta có giành được sự kính trọng của Phật tử? Cho dù chúng ta có lừa được quần chúng với cái mẽ ngoài hào nhoáng kia (điều này không hiếm trong xã hội ngày nay) thì cái "chân giá trị", sự đóng góp của chúng ta cho xã hội cũng chỉ là con số o tròn trĩnh mà thôi.

==========

3. 子曰:人而不仁,如礼何?人而不仁,如乐何 ?
Phiên âm Hán-Việt:Tử viết: “Nhân nhi bất nhân, như lễ hà ? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà ?”

Dịch nghĩa: Khổng tử nói "người mà không có lòng Nhân, thì lễ mà làm gì? người mà không có lòng Nhân, thì nhạc mà làm gì?"
---
Phiếm đàm: Như đã bàn trước đây, những điều Khổng Tử chủ xướng bị Lão Tử phê phán, coi đó chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài. Lễ và Nhạc đều như vậy. Vì nó là hình thức bên ngoài, ví như cái áo đẹp, người nào cũng có thể mặc vào, bất chấp cái nội tâm bên trong.
Ở đây, Khổng Tử muốn nêu lên quan điểm: "Nhân" là cái gốc cơ bản của Lễ và Nhạc. Thiếu nó thì cái vỏ ngoài chẳng là gì cả, chỉ là những phô trương, giả dối.
Nhìn ra xã hội ngày nay, thiên hạ cố dựng lại những lễ nghi ngày xưa: lể tế đàn Nam Giao, lễ Tịch Điền, Xin ấn đền Trần, kỷ niệm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày nhà Giáo Việt Nam ...  thôi thì đủ mọi Lễ; nhạc thì ôi thôi, thiên hình vạn trạng đến nỗi chợt sinh chợt diệt, chẳng ai nhớ kịp. Nhưng thực chất thì sao? Đạo Đức xã hội vẫn xuống cấp trầm trọng, con người buôn thần bán thánh nhưng vẫn chẳng biết tôn sư trọng đạo hay tôn kính tổ tiên, mến yêu tổ quốc đồng bào.

Vì sao vậy? Vì thiếu cái đức Nhân, cái Tâm trong những kẻ cầm chịch. Họ dùng "Tà Tâm", tổ chức "nguỵ Lễ" để thu hút sự chú ý, để thu lợi nhuận ... Nói một đằng, làm một nẻo, ý đồ lộ liễu khiến mọi người xa dần đạo đức truyền thống. Những hoạt động này càng nhiều, mọi người càng mất lòng tin vào truyền thống. Nguy hiểm lắm thay!

==========

4. 林放问礼之本。子曰:大哉问!礼,与兲奢也,宁俭;丧,与兲易也,宁戚
Phiên âm Hán-Việt: Lâm Phóng vấn lễ chi bản. Tử viết: “Đại tai vấn ! Lễ, dữ kỳ xa dã, ninh kiệm; Tang, dữ kỳ dị dã, ninh thích.”

Dịch nghĩa:  Lâm Phóng (người nước Lỗ) hỏi về bản chất của lễ. Khổng tử nói: Vấn đề này rất quan trọng ! Lễ mà quá xa hoa, không bằng tiết kiệm. Đám tang mà cầu kỳ phô trương, chẳng bằng thương xót trong lòng.
---
Phiếm đàm: ngày nay, người ta hay "mượn" chữ Lễ mà phô trương bản thân mình. Nhà này làm lễ họ 10 mâm thì nhà kia phải 12 mâm cho thấy mình hơn; tỉnh này xây đài tưởng niệm 40 tỷ thì tỉnh khác phải xây đài trăm tỷ để "phá kỷ lục tượng đài", đằng sau đó là phần chia chác. Tang lễ cha mẹ thì phải thật đình đám, nhiều thầy, nhiều kèn tây, trống cái inh ỏi để tỏ ra rằng mình "hiếu". Tất cả điều đó đều chỉ là sự phô trương xa hoa tốn kém mà không có ích lợi thiết thực nào.
Vì vậy, mặc dù đề cao Lễ, Khổng Tử vẫn khuyên rằng tiết kiệm và thực tâm hướng về điều tốt, lẽ phải vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một điều chí lý, nhưng thường bị người ta bỏ qua.

==========
5. 子曰:夷狄之有君,不如诸夏之亡也
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Di Địch chi hữu quân, bất như chư Hạ chi vong dã.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: "các nước mọi rợ (cũng còn) có vua, không như các nước Hoa Hạ chẳng có vua"

Chú thích: Di, Địch là từ có ý miệt thị mà dân Trung Quốc gọi các lân bang (nước nhỏ kề cận). Khổng Tử tất không thoát khỏi thói quen đương thời.
Hoa Hạ chỉ các nước nhỏ thuộc Trung Hoa
---
Phiếm đàm: chỉ có 2 chữ "bất như" nhưng có 2 cách hiểu khác nhau, dẫn đến ý nghĩa cuối cùng rất khác nhau.
Cụ Nguyễn Hiến Lê trong bản dịch của mình mặc dù vẫn ghi nhận ý đối lập, nhưng cụ cho rằng chữ "bất như" nên dịch là "không bằng". Như vậy câu nói trên có ý đề cao dân tộc Trung Hoa, ngụ ý "Các nước mọi rợ cho dù có vua cũng không bằng các nước Hoa Hạ khi không có vua". Nói như vậy có phải là đề cao Trung Hoa thái quá không? Liệu có phải đúng ý Khổng Tử không?
Cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có lưu ý cách hiểu của Chu Hi, chữ "bất như" dịch là "không như".
Theo thiển ý, cách này phù hợp hơn. Khi đó chúng ta nên hiểu "ngay cả các nước mọi rợ xung quanh cũng còn có vua, không giống như các nước Hoa Hạ (đương thời) không có vua", câu này hàm ý chê tráchtình trạng hỗn loạn lúc bấy giờ.
Tại sao tôi nghĩ như vậy? Khổng Tử sống trong thời loạn lạc, các nước chư hầu lấn át thiên tử nhà Chu, mà quan điểm của Khổng Tử là phục hưng Chu Lễ, cũng cố đạo Quân-Thần, không có lý nào tán dương quá đáng nền văn minh của mình cho dù ông phản đối cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ. Có thể suy diễn rằng ông muốn cảnh báo các nước chư hầu rằng họ đang vượt khỏi kỷ cương, cần cảnh tỉnh kẻo thua cả các nước Di, Địch xung quanh.

==========
6 季氏旅於泰山,子谓冉有曰:“女弗能救与?”对曰:“不能”.子曰:“呜呼!曾谓泰山不如林放乎?”
Phiên âm Hán-Việt: Quí Thị lữ ư Thái Sơn, Tử vị Nhiễm Hữu viết: “Nhữ phất năng cứu dự? Đối viết “Bất năng”. Tử viết: “Ô hô ! Tằng vị Thái Sơn bất như Lâm Phóng hồ ?”.

Dịch nghĩa: Quí đại phu (nước Lỗ) đi tế ở núi Thái Sơn, Khổng tử hỏi Nhiễm Hữu (làm quan tể của họ Quí): “Anh
không ngăn được sao?” Nhiễm Hữu đáp: “Không ngăn được”. Khổng tử nói: “Than ôi! Vậy là cho rằng núi Thái Sơn không bằng Lâm Phóng sao?”.
Chú thích.
– Núi Thái Sơn ở nước Lỗ. Theo lễ thì chỉ vua Lỗ mới tế thần núi đó, Quí thị một đại phu, lại đó tế là tiếm lễ.
- Nhiễm Hữu, họ Nhiễm, tên Cầu, học trò Khổng tử.
---
Phiếm đàm: Từ đây, chúng ta sẽ không bàn hay phê phán về những khuôn khổ trói buộc phân biệt giai cấp mà Khổng Tử luôn bị cột chặt vào nữa. Tạm coi đó là "định đề của Khổng".
Thấy người làm sai, việc đầu tiên là mình đã làm hết sức mình cho lẽ phải chưa? Vì thế ông hỏi học trò "không ngăn được sao?". Khi đã làm hết khả năng, trách nhiệm của mình mà vẫn không làm gì được thì vấn đề còn lại mới là của xã hội. Sự mê tín sai lầm vô hình chung đã trần tục hoá thánh thần. Nếu kẻ dâng lễ làm sai mà thần thánh vẫn chứng như thường thì có khác gì thần cũng mê muội, không biết lễ nghĩa bằng người dân thường là Lấm Phóng? (câu III.4) Nói như vậy là gián tiếp nhắc nhở "các người đừng có làm bậy mà mong thánh thần chứng cho"

==========
7. 子曰:君子无所争,必也射乎!揖让而升,下而饮,兲争也君子.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ ! Ấp nhượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh dã quân tử”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ như trong lúc thi bắn cung chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau như vậy mới là quân tử”.
---
Phiếm đàm: "ganh đua" ở đây hiểu theo nghĩa xấu, chứ không phải là canh tranh lành mạnh. Quân tử vẫn phải đấu tranh để bảo vệ cho điều đúng đắn, đưa nó đến với càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, thái độ cạnh tranh cần phải đoan chính, công bằng như cuộc thi tài.
"vái nhường rồi mới bước lên" thể hiện thái độ khiêm cung, không giành ưu tiên, chiếm tiện nghi, thái độ ôn hoà. Sau khi thi rồi, dù thắng, dù thua vẫn tỏ thái độ lịch sự, vì lẽ người quân tử không đấu tranh chỉ vì tư lợi, mà vì lẽ phải. Khi lẽ phải đã được trình bày hết, hãy để xã hội xem xét, phán xử công bằng. Thái độ đó mới đúng là người quân tử.
Tuy nhiên, nếu bọn bất lương, tiểu nhân lại ngồi ghế trọng tài, thì hẳng là thời mạt lộ của người quân tử. Do đó, cần có liên minh hỗ trợ cho cái đức Nhân, Nghĩa trong xã hội, đánh thức lương tâm cộng đồng để đảm bảo sự công bằng trong việc phán xét. Khai dân trí, chấn dân khí là cần thiết.

==========
8.  子夏问曰:"巧笑倩兮,美目盼兮,素以为绚兮‟。何谓也?
子曰:“绘事后素”
子夏 曰:“礼后乎?”.
子曰:“起予者商也,始可与言诗已矣”
Phiên âm Hán-Việt: Tử Hạ vấn viết: “Xảo tiếu thiến hề, mỹ mục phán hề. Tố dĩ vi huyến hề. Hà vi dã ?”.
Tử viết: “Hội sự hậu tố”.
Tử Hạ viết: “Lễ hậu hồ?”.
Tử viết “Khởi dư giả thương dã, thỉ khả dữ ngôn thi dĩ hĩ ”.

Dịch nghĩa: Tử Hạ hỏi: “miệng xinh chúm chím cười, mắt đẹp long lanh sáng (Kinh Thi). Trên nền trắng vẽ màu sặc sỡ” nghĩa là thế nào?”.
Khổng tử đáp: “Có sẵn nền trắng rồi sau mới vẽ”.
Tử Hạ (lại hỏi): “lễ thì ở sau chăng?”
Khổng tử nói: “Anh đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa đằng sau nó rồi đó, vậy là có thể bàn, giảng Kinh Thi được rồi”.
---
Phiếm đàm: Kinh Thi vốn là tập hợp các bài dân ca, đồng dao mà Khổng Tử sưu tầm, tuyển chọn được. Cũng như dân ca Việt Nam, nó khá trừu tượng, ẩn dụ, nên không dễ gì lãnh hội hết được ẩn ý đằng sau. Do đó Tử Hạ phải hỏi cho rõ. Mượn hình ảnh bức tranh thiếu nữ xinh đẹp, dân ca nói "trên nền trắng vẽ màu". Thật không dễ gì nắm bắt ý được. Khổng Tử giảng rằng tranh đẹp, nét vẽ nổi bật nhờ có nền trắng thuần khiết.
Tử Hạ lập tức hiểu ra ngụ ý đằng sau "Cũng như con người cao quý phải khởi từ phẩm chất, nhân cách cao thượng". Những nghi lễ mà người ta đặt ra chỉ đẹp khi nó được xây dựng trên nền tảng đạo đức cao cả. Lễ phải đến sau, và chỉ dùng để đưa cái điều tốt đẹp đến với quần chúng, và chỉ có điều tốt đẹp đằng sau mới làm cho Lễ đúng đắn và tồn tại lâu bền.
Dân ca Việt Nam cũng có câu tương tự nhưng dễ hiểu hơn: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

==========
9. 子曰:夏礼吾能言之,杞不足徵也;殷礼吾能言之,宋不足徵也。文献不足故也。足,则吾能徵之矣.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Hạ lễ ngô năng ngôn chi, Kỷ bất túc trưng dã; Ân lễ ngô năng ngôn chi, Tống bất túc trưng dã, Văn hiến bất túc cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Lễ chế của nhà Hạ, ta có thể nói được, còn của nước Kỉ thì không đủ (tư liệu) để nói được. Lễ chế nhà Ân ta có thể nói được, còn của nước Tống thì không đủ (tư liệu) để nói được. Nền văn hoá lưu trữ lại không đủ là vậy. Nếu đủ thì hẳn là ta đã có thể nói có sách, mách có chứng được.

Chú thích:
- nước Kỉ là hậu duệ nhà Hạ,
- nước Tống là hậu duệ nhà Ân đã bị diệt vong năm 286 trước Tây Lịch. Cần phân biệt với nhà Tống (thế kỷ 10 Tây Lịch)
- Theo Nguyễn Hiến Lê, "Văn" là văn kiện, "hiến" là hiền tài
---
Phiếm đàm: Là một người có trách nhiệm về lời nói của mình thì phải phát ngôn có cơ sở. Xây dựng nền tảng học thuật cũng phải dựa vào những cái cơ bản mà phát triển lên, chứ không thể hồ đồ gán ghép ẩu được. Khổng Tử giảng về Lễ các nhà đều phải dựa vào tư liệu thu thập được, từ đó gạn lọc, giữ lại cái gì hay để phát triển lên mà nói. Còn như những gì không có bằng chứng thì ông nói rõ ràng rằng "không thể nói được".
Giả như cứ nói bừa "nước Kỉ là hậu duệ nhà Hạ, hẳn là theo lễ nhà Hạ; nước Tống là hậu duệ nhà Ân, hẳn phải theo lễ nhà Ân"; như vậy thì cũng chẳng ai bắt bẻ được. Tuy nhiên, Khổng Tử không làm vậy.


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Mon 05 Sep 2016, 13:23; sửa lần 5.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Tue 30 Aug 2016, 17:45

Chúng ta thấy một vị sư đạo cao đức trọng, được mọi người tôn kính, rước về chùa lớn giảng kinh; ta muốn được như vậy, nhưng chỉ bằng cách mua bộ áo cà sao cho đẹp về mặc vào, kiếm tiền xây cái chùa thật lớn để ở thì liệu chúng ta có giành được sự kính trọng của Phật tử? Cho dù chúng ta có lừa được quần chúng với cái mẽ ngoài hào nhoáng kia (điều này không hiếm trong xã hội ngày nay) thì cái "chân giá trị", sự đóng góp của chúng ta cho xã hội cũng chỉ là con số o tròn trĩnh mà thôi.

Thế giớ này hỏng tin nổi ai hic..hic..kể cả người khoát áo cà sa Very Happy .Nói ra thiện tai mình gặp rồi cho nên mới nói không đụng thì chẳng dám nói Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Tue 30 Aug 2016, 17:48

Thế giới này làm cho con người ta mất lòng tin nhiều hơn hic..hic..thôi thì hỏng tin ai chắc vui vẽ là huề he..he.. Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Fri 02 Sep 2016, 18:00

Phiên âm Hán-Việt:Tử viết: “Nhân nhi bất nhân, như lễ hà ? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà ?”

Dịch nghĩa: Khổng tử nói "người mà không có lòng Nhân, thì lễ mà làm gì? người mà không có lòng Nhân, thì nhạc mà làm gì?"


Điều này HLT cho học trước rồi ,cậu này ngụ ý đi Tu mà Tâm không tốt thì Tu làm gì hic..hic..Có tụng kinh Phật cũng không chứng Very Happy

Lâm Phóng vấn lễ chi bản. Tử viết: “Đại tai vấn ! Lễ, dữ kỳ xa dã, ninh kiệm; Tang, dữ kỳ dị dã, ninh thích.”

Dịch nghĩa: Lâm Phóng (người nước Lỗ) hỏi về bản chất của lễ. Khổng tử nói: Vấn đề này rất quan trọng ! Lễ mà quá xa hoa, không bằng tiết kiệm. Đám tang mà cầu kỳ phô trương, chẳng bằng thương xót trong lòng.
---
Phiếm đàm: ngày nay, người ta hay "mượn" chữ Lễ mà phô trương bản thân mình. Nhà này làm lễ họ 10 mâm thì nhà kia phải 12 mâm cho thấy mình hơn; tỉnh này xây đài tưởng niệm 40 tỷ thì tỉnh khác phải xây đài trăm tỷ để "phá kỷ lục tượng đài", đằng sau đó là phần chia chác. Tang lễ cha mẹ thì phải thật đình đám, nhiều thầy, nhiều kèn tây, trống cái inh ỏi để tỏ ra rằng mình "hiếu". Tất cả điều đó đều chỉ là sự phô trương xa hoa tốn kém mà không có ích lợi thiết thực nào.
Vì vậy, mặc dù đề cao Lễ, Khổng Tử vẫn khuyên rằng tiết kiệm và thực tâm hướng về điều tốt, lẽ phải vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một điều chí lý, nhưng thường bị người ta bỏ qua.
==========


Thời này người ta sống sĩ diện nhiều hơn Very Happy .Tiền phung phí chúng tỏ mình là "giàu "trong khi nợ ngân hàng cả tỉ .Nói vậy XH này có nhiều người giàu chơi cũng "tốt " Very Happy .

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 03 Sep 2016, 17:32

Khổng Tử giảng hay vậy nè hèn chi Ba Cỏ Lạ mê đọc sách KT .Hồi xưa mình đâu có để ý mấy truyện này hic..hic.. Very Happy

Phiên âm Hán-Việt: Quí Thị lữ ư Thái Sơn, Tử vị Nhiễm Hữu viết: “Nhữ phất năng cứu dự? Đối viết “Bất năng”. Tử viết: “Ô hô ! Tằng vị Thái Sơn bất như Lâm Phóng hồ ?”.

Dịch nghĩa: Quí đại phu (nước Lỗ) đi tế ở núi Thái Sơn, Khổng tử hỏi Nhiễm Hữu (làm quan tể của họ Quí): “Anh
không ngăn được sao?” Nhiễm Hữu đáp: “Không ngăn được”. Khổng tử nói: “Than ôi! Vậy là cho rằng núi Thái Sơn không bằng Lâm Phóng sao?”.
Chú thích.
– Núi Thái Sơn ở nước Lỗ. Theo lễ thì chỉ vua Lỗ mới tế thần núi đó, Quí thị một đại phu, lại đó tế là tiếm lễ.
- Nhiễm Hữu, họ Nhiễm, tên Cầu, học trò Khổng tử.
---
Phiếm đàm: Từ đây, chúng ta sẽ không bàn hay phê phán về những khuôn khổ trói buộc phân biệt giai cấp mà Khổng Tử luôn bị cột chặt vào nữa. Tạm coi đó là "định đề của Khổng".
Thấy người làm sai, việc đầu tiên là mình đã làm hết sức mình cho lẽ phải chưa? Vì thế ông hỏi học trò "không ngăn được sao?". Khi đã làm hết khả năng, trách nhiệm của mình mà vẫn không làm gì được thì vấn đề còn lại mới là của xã hội. Sự mê tín sai lầm vô hình chung đã trần tục hoá thánh thần. Nếu kẻ dâng lễ làm sai mà thần thánh vẫn chứng như thường thì có khác gì thần cũng mê muội, không biết lễ nghĩa bằng người dân thường là Lấm Phóng? (câu III.4) Nói như vậy là gián tiếp nhắc nhở "các người đừng có làm bậy mà mong thánh thần chứng cho"


Cài này mình học ko hiểu nhiều Laughing nhưng nghe LT giảng hiểu chút chút Laughing
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 03 Sep 2016, 17:41

Tử viết: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ ! Ấp nhượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh dã quân tử”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: “Người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ như trong lúc thi bắn cung chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau như vậy mới là quân tử”.


Cái này mình đọc hiểu liền Very Happy

Phiếm đàm: "ganh đua" ở đây hiểu theo nghĩa xấu, chứ không phải là canh tranh lành mạnh. Quân tử vẫn phải đấu tranh để bảo vệ cho điều đúng đắn, đưa nó đến với càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, thái độ cạnh tranh cần phải đoan chính, công bằng như cuộc thi tài.
"vái nhường rồi mới bước lên" thể hiện thái độ khiêm cung, không giành ưu tiên, chiếm tiện nghi, thái độ ôn hoà. Sau khi thi rồi, dù thắng, dù thua vẫn tỏ thái độ lịch sự, vì lẽ người quân tử không đấu tranh chỉ vì tư lợi, mà vì lẽ phải. Khi lẽ phải đã được trình bày hết, hãy để xã hội xem xét, phán xử công bằng. Thái độ đó mới đúng là người quân tử.
Tuy nhiên, nếu bọn bất lương, tiểu nhân lại ngồi ghế trọng tài, thì hẳng là thời mạt lộ của người quân tử. Do đó, cần có liên minh hỗ trợ cho cái đức Nhân, Nghĩa trong xã hội, đánh thức lương tâm cộng đồng để đảm bảo sự công bằng trong việc phán xét. Khai dân trí, chấn dân khí là cần thiết.

==========

LT giảng hay về điều này khi nhìn ra Xã Hội ,nếu mà bàn về đạo lý của người đời mình thấy thấy ganh đau cùng đâu hay hp gì ,người ta giỏi mình làm không được thì cố gắng học làm như người ta .Ai ganh mình hả nhường bước rồi cứ vẫn theo con đươngf mình đi rồi một ngày người ganh đua cũng thua cuộc hi..hi..Nói vậy hỏng biết có ai hiểu không ta . Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 05 Sep 2016, 08:12

Đa tạ các thân hữu chịu khó vô đọc mới lời lẩm cẩm của lão tà nhé.
Luận Ngữ có hơn 2.500 năm rồi, và càng ngày càng xa rời thực tế, mọi người đều có ấn tượng chun glà nó "quá cổ hũ". Tuy nhiên, nếu nghiệm cho kỹ lại thì giá trị ứng dụng của nó vẫn còn đó. Gốc rễ Đạo Đức trải qua ngàn năm vẫn giữ nguyên những giá trị cơ bản.
Phiếm đàm của lão không gì ngoài ý nghĩa kéo Luận Ngữ về gần thực tế hơn, nên rất mong các bạn góp ý.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 13 Sep 2016, 08:20


THIÊN III: BÁT DẬT (八佾) (tt)
Nghi thức (triều chính)

Phần dưới đây nói về các lễ nghi:

10. 子曰:禘自既灌而往者, 吾不欲观之矣.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Đế tự ký quán nhi vãng giả, ngô bất dục quan chi hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: lễ tế Đế này từ lúc rót rượu (xuống đất) trở về sau là ta chẳng muốn xem nữa

Chú thích của Nguyễn Hiến Lê. – Tế đế là một tế lớn đời xưa, năm năm một lần, làm ở tôn miếu nhà vua. Có sách nói rót rượu xuống đất là để dâng thần, rồi mới bày bài vị tổ tiên để tế. Khổng tử không muốn xem việc bày bài vị đó vì vua Lỗ Văn công bày bài vị sai, không hợp lễ, đặt bài vị Hi công ở trên bài vị Mẫn công. Hi công là anh của Mẫn công, giết Mẫn công để cướp ngôi. Văn công là con Hi công cho nên đặt cha trên Mẫn công. Khổng tử cho Mẫn công mới thực là vua, Hi công thí quân để tiếm vị, phải đặt bài vị của Mẫn công lên trên.
---
Phiếm đàm: Có quan điểm cho rằng lễ chỉ là hình thức thôi, không nên quá câu nệ. Tuy nhiên, nếu không câu nệ, rồi mặc sức chế tác thì dần dà sẽ "tam sao thất bổn", biến tướng quá xa so với ý nghĩa ban đầu. Kẻ có tiền tha hồ chế tác rồi người sau đâu có cơ hội tìm hiểu ban đầu là thế nào, chỉ trông vào các hoạt động khoa trương trước mắt thì cho là đúng và làm theo.
Ngày nay, nhiều lễ nghi vốn dĩ nghiêm túc lại bị biến tướng theo lối phường chèo, khiến không ít người phải cau mày nhăn mặt. Tuy thế, nếu không có ai lên tiếng phê bình thì nó dần trở thành "mẫu mực".
Người xưa dùng từ rất hay "cúng kính", nghĩa là khi làm tế lễ, cúng phải thể hiện sự tôn kính, trang trọng uy nghiêm. Quan khách đi dự thường thì thích giải trí, vì họ là người ngoài. Người tổ chức chỉ vì muốn phô trương và làm vui lòng người ngoài nên đưa cái phần phụ là giải trí lấn át mất phần chính, không khỏi bỏ mất sự tôn nghiêm, xa dần bản chất của lễ.
Khổng Tử dĩ nhiên bài bác điều đó.

==========
11. 或问禘之说,子曰:不知也。知兲说者之於天下也,như 兲如示诸斯乎! 指兲掌。
Phiên âm Hán-Việt: Hoặc vấn Đế chi thuyết, Tử viết: Bất tri dã. Tri kỳ thuyết giả chi ư thiên hạ dã, kỳ như kì chư tư hồ ! Chỉ kỳ chưởng.

Dịch nghĩa: Có người hỏi về tế đế, Khổng Tử nói "Ta không biết! Người mà biết được điều đó thì có thể trị thiên hạ dễ như trở bàn tay" (trị thiên hạ như thể ở trong cái này - chỉ vào bàn tay)
---
Phiếm đàm: Cái này có thể nói là cường điệu thái quá.
Tuy nhiên, cái ý đằng sau là người nhận trọng trách lèo lái đất nước phải có tâm, tuân thủ phép tắc. Mọi hành động đều phải chu đáo, nghiêm cẩn. Việc tế đế thể hiện sự tôn nghiêm, tri ân tiền nhân. Biết lễ làm theo lễ trong mọi hành vi thì hẳn là người chu đáo, do đó kết quả cuối cùng là việc điều hành đất nước cũng sẽ hết lòng, cẩn thận, mang lại thái bình thịnh trị cho thiên hạ vậy!

==========
12. 祭如在,祭神如神在。子曰:吾不与祭,如不祭 .
Phiên âm Hán-Việt: Tế như tại, tế thần như thần tại. Tử viết: Ngô bất dự tế, như bất tế.

Dịch nghĩa: Khi (ta) cúng tế thì người được tế như ở trước mặt, tế thần thì như thần ở trước mặt.
Khổng Tử nói: "khi ta không thể (trực tiếp) tế lễ, thì cũng như là không làm lễ tế"
---
Phiếm đàm: Lễ tế ta có hay không có tham dự thì thực tế vẫn diễn ra. Khổng Tử vì lẽ gì đó mà không dự được lễ tế thì ông coi như chưa tế, điều đó chỉ đối với chính ông thôi.
Tế lễ quan trọng ở lòng thành kính. Ví dụ ngày giỗ chạp ông bà, nếu con cháu ở xa không về cúng được thì con cháu ở nhà vẫn cúng kính chu đáo. Đối với người ở xa, dù biết có người đã làm thay mình nhưng vẫn áy náy lương tâm là mình chưa làm tròn phận sự.
(Ở đây cần tránh hiểu lầm là Khổng Tử đề cao cá nhân mình theo ý "không có ta thì (bọn bay) chẳng làm gì cho ra lễ")

==========
13. 王孙贾问曰:“与兲媚於奥,宁媚於灶”, 何谓也?.
子曰:“不然。获罪於天,无所祷也” .
Phiên âm Hán-Việt: Vương Tôn Giả vấn viết: “Dự kỳ mị ư Áo, ninh mị ư Táo, hà vị dã?”.
Tử viết: “Bất nhiên. Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã.”

Dịch nghĩa: Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: “(Tục ngữ có câu:) “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn”, câu ấy có nghĩa gì?
Khổng tử đáp: “Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích”.

Chú thích của Nguyễn Hiến Lê: Thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp. Thần Táo thấp hơn thần Áo nhưng coi việc bếp núc, ăn uống, nên quan trọng hơn.
---
Phiếm đàm: Chí lý!
Dân gian vẫn thường rỉ tai nhau "chỗ này, chỗ kia linh ứng lắm, cầu được, ước thấy" ... Thế là người người sắm lễ vật tới dâng cúng, cầu xin. Xin được bổng lộc, xin được bình an ... là điều thường tình, nhưng người ta dường như cố lờ đi việc mình phải làm điều tốt, điều đúng trước đã; ví như các quan chức, ngồi trên cao ăn chặn ăn xén của người nghèo, giàu nức đố đổ vách, hàng năm sắm lễ hậu đi cúng cầu xin cho giữ mãi chức vị, ăn của phi nghĩa nhiều thêm ...
Tục ngữ là những gì dân gian truyền miệng, cũng giống như miếu này "linh" hơn miếu kia vậy thôi. Khổng Tử bài bác ngay việc đó: nếu làm nên điều ác mà không biết sám hối là đã có lỗi với Trời, cho dù cầu cạnh cách nào cũng vô ích, thế nào cũng nhận quả báo vậy!


Có người cho rằng Vương Tôn Giả nói bóng bẩy: Thần Áo chỉ Vệ Linh công, thần Táo chỉ nàng Nam Tử và Di Tử Hà, là những người Vệ Linh công yêu. Khổng tử nếu muốn được dùng ở nước Vệ thì lấy lòng Vệ Linh công không bằng lấy lòng Nam Tử và Di Tử Hà. Khổng cự tuyệt một cách khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng, chẳng cần lấy lòng ai cả.
==========
14. 子曰:周监於二代,郁郁乎文哉,吾从周.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai, ngô tòngChu.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Nhà Chu noi theo hai triều đại (Hạ, Ân), phong phú rực rỡ thay, ta theo nhà Chu.
---
Phiếm đàm: ở đời có nhóm người thích độc lập, không chịu theo ai. Hạng người đó xuất sắc thì khai môn lập phái, lưu danh thiên hạ; còn không thì trở thành hạng "gàn dở"; lại cũng có hạng người dua nịnh, thấy mạnh thì hùa theo. Kẻ trí giả nên dùng lý trí của mình mà phán xét, việc gì đúng thì theo.
Ở đây, Khổng Tử đánh giá cao hai triều Hạ, Ân, nên theo Chu lễ là nơi kế thừa 2 triều trên. Sự đi theo có chọn lọc vậy

==========
15. 子入太庙,每事问。或曰:“孰谓鄹人之子知礼乎?入太庙,每事问”. 子闻之,曰:“是礼也”.
Phiên âm Hán-Việt:  Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn. Hoặc viết: “Thục vị Trâu nhân chi tử tri lễ hồ, nhập thái miếu, mỗi sự vấn” . Tử văn chi, viết: “Thị lễ dã”.

Dịch nghĩa: Khổng tử vào thái miếu, thấy việc gì cũng hỏi. Có kẻ bảo: “Ai bảo con người đất Trâu (quê hương của Khổng tử ở Lỗ) ấy biết lễ. (Nếu biết thì sao) vào thái miếu, thấy gì cũng hỏi”.
Khổng tử hay được bảo: “Như vậy là lễ đấy”.
---
Phiếm đàm: người đời đôi khi đòi hỏi quá nhiều ở những người nổi tiếng; như ở đây, người ta chờ đợi Khổng Tử phải chứng tỏ mình biết hết mọi chuyện; chính vì thế khi thấy ông cái gì cũng hỏi thì người ta tỏ ra thất vọng. Cái hay của Khổng Tử ở đây là không dấu dốt. Ở phần trước, đã có câu "biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, chính là biết vậy!". Ông cho rằng khi đến chỗ lạ, phải hỏi trước sau cặn kẻ để biết đúng tập tục địa phương, tránh chủ quan mà phạm điều kỵ ở đó. Điều đó chính là biết Lễ vậy
==========
16. 子曰:射不主皮,为力不同科,古之道也 .
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa. Cổ chi đạo dã”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Thi bắn cung không nhất thiết phải xuyên qua tấm da (làm bia), vì sức lực không giống nhau. Đó là qui tắc thi bắn cung thời cổ.
---
Phiếm đàm: Có thể người xưa thi bắn cung chỉ để thử mức độ chính xác của người bắn mà thôi. Với các tính như vậy thì có thể cho phép người yếu sánh tài cùng người mạnh, cũng có cái hay của nó. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ thực tế tới đâu là chuyện khác. Ví như 2 người khoé ngang nhau, bắn ở khoảng cách gần thì đều trúng tâm như nhau. Để rõ thắng thua thì phải dời đích ngắm ra xa. Xa nữa tới lúc nào đó thì người yếu sức sẽ không đủ lực để giương cung cứng, bắn không xa được thì cũng phải thua người khoẻ hơn mà thôi.
Thứ hai, nếu bắn mà không thủng, mũi tên rơi xuống đất rồi thì có thể xảy ra tranh cãi, không biết thực sự tên trúng điểm gần tâm hơn hay kém, khó lòng phân định
Thứ ba, cung tạo ra là nhằm để săn thú, bắn chim. Nếu không đủ mạnh để xuyên thủng da thì hoá ra bắn không được gì. Dùng một vật chuyên xuyên thủng mà khi thi để phân biệt thắng thua lại không cần xuyên thủng, há chẳng phải không thực tế sao? Chẳng hiểu ông Khổng Tử muốn gì, nhưng qui tắc này không hợp lẽ.

==========
17. 子贡欲去告朔之饩羊。子曰:赐也!尔爱其羊,我爱其礼.
Phiên âm Hán-Việt: Tử Cống dục khứ cáo sóc chi hí dương. Tử viết: “Tứ dã ! Nhĩ ái kỳ dương, ngã ái kỳ lễ”.

Dịch nghĩa: Tử Cống muốn bỏ tục lệ cúng dê trong lễ sóc . Khổng tử nói “anh Tứ này ! Anh yêu dê của anh, còn ta tiếc lễ của ta”.

Chú thích của Phùng Hoài Ngọc: lễ Sóc là ngày mồng một đầu tháng. Đời Chu, vào thu hay đông mỗi năm, thiên tử ban lịch năm sau cho chư hầu, vua chư hầu cất vào trong tổ miếu, năm sau mới mở ra coi; cứ ngày sóc (mùng một) mỗi tháng giết một con dê để cúng tổ tiên. Lễ đó là lễ Cáo sóc. Vua Lỗ bỏ không cúng dê nhưng vẫn bắt dân nộp dê. Tử Cống bèn đòi bỏ luôn tục cúng dê. Khổng tử bất đồng, kiên trì giữ lễ, nên nói rằng cúng con dê là nhắc ta giữ lễ.
Cũng giải thích giống như vậy, nhưng Nguyễn Hiến Lê bàn có khác một chút: "Vua Lỗ đã bỏ lễ đó từ lâu, không tới tổ miếu làm lễ mà có khi ngày mùng một cũng không họp triều nữa; nhưng người ta vẫn giết một con cừu để dâng ở tổ miếu. Tử Cống muốn bỏ hình thức đó đi, Khổng tử muốn giữ lại để người ta đừng quên lễ"
---
Phiếm đàm: chẳng biết ông Phùng Hoài Ngọc này căn cứ vào đâu mà nói chuyện Vua Lỗ bỏ cúng dê nhưng vẫn bắt dân nộp dê. Lễ cúng ở cấp độ một nước (tổ miếu của vua thì chỉ có 1), cúng tế 1 con dê, nếu có bắt dân nộp dê mỗi tháng 1 con thì cũng đâu đáng bao nhiêu với 1 vị vua mà phải gian lận như vậy? Chắc là ông bị ám ảnh bởi các quan chức địa phương Việt nam hiện thời, ăn tham ăn thối bất kể lớn nhỏ.
Khổng Tử là người bảo thủ nên không chịu phá bỏ tục lệ, lễ nghi xưa cũ là chuyện có thể hiểu được.
Chỉ có một chút diễn giải khác nhau thôi, nhưng có thể dẫn đến việc đánh giá con người rất khác nhau. Nếu nghe theo Phùng Hoài Ngọc thì vua Lỗ là người tham lam. Còn theo Nguyễn Hiến Lê thì ông vua này chỉ bỏ quên phép tắc lễ nghĩa với tổ tiên, nhưng vẫn có người làm thế ông, vì muốn duy trì lễ. Tử Cống vì cho rằng "tổ miếu của vua mà vua không lo, người khác lo làm gì" nên muốn bỏ tục này đi, còn Khổng Tử thì muốn giữ lại để nhắc nhở người sau. Cách giải thích của Nguyễn Hiến Lê mang tính tích cực hơn

==========
18. 子曰:事君尽礼,人以为谄也.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Sự quân tận lễ, nhân dĩ vi siểm dã.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Phụng sự vua cho đúng lễ, vậy mà có người bảo ta siểm nịnh.
---
Phiếm đàm: Việc đàm tiếu của thiên hạ là chuyện nghìn năm không đổi. Thường thì ít khi "chuyện không nói có" hoàn toàn, mà người ta hay dự vào một vài hiện tượng rồi suy diễn theo hướng chủ quan. Như trường hợp trên vừa trình bày (câu III-17), chỉ cần diễn ý hơi trệch một chút thì cách đánh giá ông vua Lỗ đã khác nhiều rồi.
Khổng Tử gõ cửa nhà vua/quan các nước là chuyện có thật. Có người cho ông tham lam quan chức nên đi cầu cạnh người quyền lực, từ đó chê bai ông; có người lại hiểu rằng ông ôm hoài bão muốn cải tạo xã hội, nên phải đem rao giảng cái lý thuyết của mình cho những người có khả năng thi hành nó, và không ai khác hơn là các vị vương, bá ... nên mới đến đó mà rao giảng.
Mà khi nói chữ Lễ, khuyên các ông vua làm đúng lễ cúng bái tổ tiên, là chuyện riêng của ông vua, dù được Khổng Tử coi là Lễ phải phát từ gốc (vua trước phải có lễ trong nhà thì sau mới thi hành lễ cho thiên hạ được), vẫn bị (có người) coi là xu nịnh, lo chuyện nhà người sang.
Trong lúc đương thời thì hẳn khó mà phân biệt đâu là động lực, do mỗi người chỉ nhìn một góc, thiếu thông tin toàn diện.
Về sau, (thường thì khi người ta đã qua đời) thì người đời mới bình tĩnh nhìn lại, đánh giá từ nhiều góc độ, xem thử động lực là gì, hành vi thế nào trong nhiều trường hợp ... thì mới có sự đánh giá xác đáng hơn.
Bởi vậy nên có thành ngữ "Cái Quan Định Luận" là vậy!

==========
19. 定公问:“君使臣,臣事君,如之何?”孔子对曰:君使臣以礼,臣事君以忠.
Phiên âm Hán-Việt: Định Công vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà? Khổng tử đối viết: Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung.

Dịch nghĩa: Vua Lỗ Định Công hỏi: Vua sai khiển bề tôi, bề tôi phụng sự vua, phải như thế nào là tốt ? Khổng tử đáp: Vua sử dụng bề tôi theo lễ, bề tôi thờ vua phải trung thành.
---
Phiếm đàm: Cho dù ngày nay, phương Tây hay nói về sự công bằng xã hội, nhưng không bao giờ có thể có sự "bình đẳng" theo kiểu "cào bằng". Một ông chủ bỏ tiền ra trả công cũng được đối xử như ngừơi làm công nhận tiền, thì ... ai bỏ tiền ra?
Có người phê phán Khổng Tử luôn phân biệt Quân-Thần, quân tử - tiểu nhân... là phân biệt giai cấp. Nhưng thực tế đúng vậy. Đúng, mỗi sinh mạng đều quý nhưng thái độ cư xử không thể như nhau.
Vua địa vị cao, ai cũng biết rồi, nên chẳng cần phải phô trương. Nếu nhún nhường quá thì lại mất uy. Vậy nên trong chừng mực nào đó, nghiêm cẩn theo đúng lễ, không kiêu ngạo xa cách, cũng không xuề xoà dễ dãi thì giữ được cân bằng yêu-kính.
Bề tôi nhận bổng lộc thì phải trung thành. Trung thành không có nghĩa là nhất nhất tuân lệnh, xum xoe bợ đỡ. Trung là hết lòng với công việc được giao, vì lợi ích của vua, can gián vua khi thấy vua làm sai mà không đánh mất phẩm giá chính mình. Nếu thấy vua không đáng cho mình trung nữa thì cứ giũ áo bỏ đi, vẫn giữ được tiếng thơm cho mình.
Xưa có chuyện Dự Nhượng có mấy đời chủ, nhưng chỉ trung thành, liều thân báo đáp cho người chủ cuối, đó là sự chính trung, chỉ đối xử với người mình cho là xứng đáng vậy!
Nước ta có ông Đặng Dung, lúc đầu theo phò Giản Định Đế, nhưng sau vì ông này u mê, nghe lời sàm tấu mà giết hại trung lương. Vì chữ Trung không thể làm gì được, nhưng Đặng Dung vẫn có thể bỏ Giản Định Đế mà theo phò vua Trùng Quang (Trần Quý Khoáng), dù không thành công, phải hy sinh nhưng tiếng thơm còn mãi

==========
20. 子曰:《兰睢》,乐而不淫,哀而不伤 .
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Quan thư”, lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương.

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói: Bài “Quan thư” vui mà không quá đà, buồn mà không bi thương.
---
Phiếm đàm: Bài Quan Thư là bài mở đầu Kinh Thi, do Khổng Tử san định, nói về một người quân tử tìm một người thục nữ để cƣới, tìm chưa được thì ước mong, không ngủ được; tìm được rồi thì hưởng cảnh cầm sắt hoà hợp. Có đoạn "quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu ...". Khổng Tử ca ngợi Kinh Thi là "nhất ngôn dĩ tế: Tư vô tà" (ý nghĩa đoan chính). Trong chương nghi lễ này, người ta lại đưa lời Khổng ca ngợi bài này: tình cảm thể hiện sâu sắc nhưng trong sáng.
Hiện nay, xu hướng thơ ca hiện đại (không riêng Việt Nam) đều "dung tục hoá" ngôn ngữ, hình tượng, nên không còn cái nét thanh cao, ý nhị như văn học cổ. Nghĩ thật tiếc vậy.

==========
21. 哀公问社於宰我,宰我对曰:“夏后氏以松, 殷人以柏,周人以栗,曰:使民战栗”.子闻之,曰:“成事不说,遂事不谏,既往不咎”
Phiên âm Hán-Việt: Ai Công vấn xã ư Tể Ngã, Tể Ngã đối viết: Hạ hậu thị dĩ tùng, Ân nhân dĩ bách,Chunhân dĩ lật, viết: Sử dân chiến lật”. Tử văn chi, viết: “Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, ký vãng bất cữu”.

Dịch nghĩa: Lỗ Ai Công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã, Tể Ngã trả lời: Đời Hạ dùng cây tùng, đời Ân dùng cây bách, đời Chu dùng cây lật là có ý khiến cho dân nhìn thấy cây lật mà sợ hãi”.
Khổng tử nghe biết, trách Tể Ngã rằng “Việc đã thành, không nên nói lại. Việc nhất định xảy ra, không nên can ngăn. Việc đã qua, không nên trách”.
(Chú thích của Phùng Hoài Ngọc: Xã là nơi thờ thần đất, triều đại nào thích cây gì trồng cây đó hoặc tùy theo chất đất. Cái tên cây không có ý nghĩa gì. Tể Ngã thuyết minh về 3 loại cây là có ý xui vua dựng đàn xã sao cho dân sợ. Khổng tử không hài lòng, có ý trách Tể Ngã.
Xã (社) là thần Đất và tắc (稷) là thần Lúa. Nhà vua mỗi năm có nhiệm vụ thay mặt dân chúng tế lễ ở bàn thờ xã tắc. Nếu là một “giang sơn” thì ắt phải có “xã tắc” vậy).
Tể Ngã, tên Dư, học trò Khổng tử.
---
Phiếm đàm:
Ở đây Phùng Hoài Ngọc đã giải thích rõ ràng, tưởng không còn gì phải chú thêm. Tuy nhiên, việc Tể Ngã xui vua làm dân sợ, không rõ căn cứ vào đâu.
Khổng Tử lại bảo không nên nói lại chuyện đã xảy ra, trong khi bản thân ông thì nói mình đi gom học chuyện xưa để giảng lại cho hậu thế. Không lẽ ông cho chuyện đó là độc quyền của mình sao?
Việc thành thì nên học hỏi, việc đã qua mà sai thì cần phân tích để rút kinh nghiệm, nếu việc nhất định phải xảy ra mà đang chệch hướng thì phải can ngăn, thế mới đúng tinh thần người "Quân Tử bất khuất".
Khổng Tử nói như trên đây không khỏi có chỗ mâu thuẫn, không xác đáng, không đúng chỗ. Nếu như ông dùng nó để khuyên chính đương sự (người trong cuộc) thì còn hiểu ý đồ là khuyên họ không tự thoã mãn, hoặc không tự trách mình để toàn tâm hành động, còn như trên đây, nói về một người khác đang bình luận một việc đang được tiến hành thì không ổn!

==========
22. 子曰:“管仲之器小哉!”. 或曰:“管仲俭乎?”, 曰:“管氏有三归,官事不摄,焉得俭?”. “然则管仲知礼乎?”,曰:“邦君树塞门,管氏亦树塞门;邦君为两君之好有反坫,管氏亦有反坫。管氏而知礼,孰不知礼?”
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Quản Trọng chi khí tiểu tai !
Hoặc viết: Quản Trọng kiệm hồ ?
Viết: Quản thị hữu tam quy, quan sự bất nhiếp, yên đắc kiệm ?
Nhiên tắc Quản Trọng tri lễ hồ ?.
Viết: Bang quân thụ tắc môn, Quản thị diệc thụ tắc môn; Bang quân vi lưỡng quân chi hảo hữu phản điếm, Quản thị diệc hữu phản điếm. Quản thị nhi tri lễ, thục bất tri lễ ?

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói: Quản Trọng bụng dạ hẹp hòi.
Có người hỏi: Hay là Quản Trọng tiết kiệm ?
Khổng tử nói: “Họ Quản thu thuế “tam qui” không cho gia thần nào kiêm nhiếp nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?”
Người kia hỏi tiếp: Quản Trọng có biết lễ không ?
Khổng tử đáp: Vua chư hầu dựng bình phong trước nhà, Quản Trọng cũng dựng bình phong trước nhà. Vua chư hầu mở tiệc tiếp 2 vua khác được dùng giá úp chén, Quản Trọng đãi khách cũng dùng giá úp chén. Ôi Quản Trọng mà biết lễ, thì còn ai không biết lễ !
---
Chú thích: Quản Trọng, tên Di Ngô, làm tướng quốc Tề Hoàn công thời Xuân Thu, có tài, làm cho Tề thành một nước giàu mạnh, làm bá chư hầu. Khổng tử chê Quản Trọng không có hoài bão viễn đại, chỉ thực hành được bá đạo thôi.
Có giải thích cho rằng thuế tam qui là thuế chợ. Vua Tề Hoàn công thưởng cho Quản Trọng quyền thu thuế này, nhiều tiền nên đâm ra xa xĩ.
Phiếm đàm: Quản Trọng là người tài giỏi nổi tiến, giúp Tề hoàn công an thiên hạ. Ông có nhiều chính sách khá tiến bộ trong quân sự, chính trị và kinh tế. Tư tưởng của ông khá thoáng, ông có nói với Tề Hoàn Công: "Không, ham mê nữ sắc không gây tai hại gì cho quốc gia, không nghe lời khuyên của những bậc thánh hiền mới có hại cho quốc gia và thiên hạ."  Ông có hướng thiên về Pháp trị, thay vì Đức trị như Khổng Tử. Có lẽ vì thế mà Khổng Tử không ưa.
Ở đây, Khổng Tử vẫn giữ quan điểm không đổi của mình: cái lễ giành cho vua là cho vua, quần thần không được bắt chước. Dĩ nhiên bắt chước lễ của vua là xa xĩ, lãng phí, nhưng cũng không nên câu nệ quá đến tiểu tiết như cái giá úp chén, cái bình phong trước nhà chứ. Khổng Tử ở đây thật bảo thủ! Laughing  

==========
23. 子语鲁大师乐,曰: 乐其可知也:始作,翕如也;从之,纯如也,皦如也,绎如也,以成
Phiên âm Hán-Việt: Tử ngữ Lỗ Thái sư nhạc, viết: Nhạc kỳ khả tri dã: thủy tác, hấp như dã; Túng chi, thuần như dã, cảo như dã, dịch như dã, dĩ thành”.

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói với quan nhạc nước Lỗ: Nhạc khúc có thể biết như vầy: khởi đầu phải tương hợp, phần cao trào phải quấn quít hài hòa, rõ ràng trong sáng, liên tục không đứt đoạn, như thế là thành công.
---
Phiếm đàm: có nhiều người cho rằng "sao mâm nào Khổng Tử cũng nhúng đũa vào, cái gì cũng đòi dạy đời, giờ đòi dạy cả nhạc sư nữa?"
Thực ra Khổng Tử cũng đã dày công theo học nhạc lý. Ông học nhạc rất chuyên cần, chú tâm tìm tòi, tập luyện, thầy cho là đạt rồi vẫn chưa chịu dừng cho đến khi cảm ý nhạc rồi hình dung ra dáng vẻ người soạn nhạc ...
Truyện rằng: Sư Tương Tử, vị quan Lạc thời Xuân thu, là người rất giỏi về âm nhạc. Theo sử sách ghi lại, Khổng Tử từng bái ông làm thầy để học nhạc.
Khổng Tử học hành chăm chỉ, vừa học vừa không ngừng suy xét. Ban đầu ông được Sư Tương Tử dạy một từ khúc, tập đến 10 ngày mà Khổng Tử vẫn còn tiếp tục tập luyện. Sư Tương Tử nói với Khổng Tử: “Tạm ổn rồi, học từ khúc khác thôi!”
Khổng Tử đáp: “Trò mới nắm được nhạc điệu, chưa nắm vững được kỹ xảo!”
Lại một ngày nữa trôi qua, Sư Tương Tử thấy Khổng Tử đã nắm vững được kỹ xảo liền nói: “Trò đã nắm vững được kỹ xảo, có thể học từ khúc khác được rồi!”.
Nhưng Khổng Tử lại thấy vẫn chưa ổn bèn thưa: “Trò chưa lĩnh hội được tình cảm và tư tưởng ẩn chứa trong từ khúc này!”
Sau một hồi lâu, Sư Tương Tử lại nói với Khổng Tử: “Trò đã thể hiện ra được tình cảm và tư tưởng trong từ khúc đó rồi, chúng ta học từ khúc mới đi!”
Khổng Tử lại nói: “Trò vẫn chưa cảm được người làm ra từ khúc này là người thế nào!” Thế rồi Khổng Tử lại tiếp tục tập luyện.

Cứ như thế qua một thời gian dài. Đến một hôm, Khổng Tử vui mừng chạy đến bên Sư Tương Tử thưa: “Trò đã hình dung được tác giả của từ khúc rồi. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm, dáng cao cao, hai mắt ngước lên nhưng lòng luôn nghĩ: lấy đức phục người, cảm hóa thiên hạ! Ngoài Chu Văn Vương còn có thể là ai?”
Sư Tương Tử phấn khởi nói: “Không sai, từ khúc này chính là của Chu Văn Vương!”

Học theo gương Khổng Tử thì làm cái gì cũng phải cho tới nơi tới chốn. Khi mình nắm thật sâu, tường tận ngọn ngành thì mới có thể chỉ vẻ người khác.

==========
24. 仪封人请见,曰:“君子之至於斯也,吾未尝不得见也”. 从者见之。出曰:“二三子何患於丧乎?天下之无道也久矣,天将以夫子为木铎” .
Phiên âm Hán-Việt: Nghi phong nhân thỉnh kiến, viết: “Quân tử chi chí ư tư dã, ngô vị thưởng bất đắc kiến dã”. Tòng giả kiến chi. Xuất viết: “Nhị tam tử hà hoạn ư tang hồ ? Thiên hạ chi vô đạo dã cửu hĩ, thiên tương dĩ phu tử vi mộc đạc”.

Dịch nghĩa: Viên quan phong nhân (giữ biên cương) ở ấp Nghi (của Vệ) xin được yết kiến Khổng tử, bảo: “Bậc quân tử (tức có đạo đức) nào tới đây, không có ai mà tôi không được yết kiến”. Học trò theo hầu Khổng tử thông báo với thầy rồi dắt vô.
Viên quan đó, (yết kiến rồi) ra bảo: “Mấy thầy đừng lo phu tử mất chức. Thiên hạ vô đạo (tức loạn) đã lâu rồi, Trời sẽ dùng phu tử làm cái mõ gỗ (để tuyên dương giáo hoá)”.
---
Phiếm đàm: viên quan giữ biên cương này cũng là  kẻ trọng người hiền và có chí tiến thủ. Việc tiếp xúc với người hiền tài cũng là để trau dồi kiến thức của chính mình, và cũng là để trau dồi khả năng nhận xét, phán đoán con người. Luận ngữ dẫn câu nói của ông ta có lẽ để nói lời nhận xét sau đó là của người từng trãi chứ không phải của kẻ vớ vẩn nào.
Qua câu chuyện, ta cũng thấy Khổng Tử dẫn đoàn học trò đi tìm cơ hội thực thi lý tưởng "nhân trị" của mình, nhưng không được chấp nhận. Học trò không khỏi có kẻ nản lòng. Câu nói của quan giữ ải là để động viên họ. Nó cũng phản ánh sự thật là vai trò của Khổng Tử cũng giống như "mạng xã hội" hay các "tổ chức phi chính phủ" hoặc "xã hội dân sự" ngày nay, nhằm đưa ra tiếng nói phản biện, chỉ ra những điều cần thay đổi để xã hội tốt đẹp hơn. Đó cũng là sứ mạng thiêng liêng Trời giao cho vậy!

==========
25. 子谓韶:“尽美矣,又尽善也”; 谓武:“尽美矣,未尽善也”
Phiên âm Hán-Việt: Tử vị Thiều: “Tận mỹ hĩ, hựu tận thiện dã;” vị Vũ: “Tận mỹ hĩ, vị tận thiện dã”.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói về bản nhạc Thiều: “Đẹp tuyệt vời, nội dung lại hay, tốt”, và nhận xét về bản nhạc Vũ: “Rất hay, nhưng nội dung kém hơn một chút”.

Chú thích: Thiều là khúc nhạc thời vua Thuấn, Vũ là khúc nhạc thời Chu Vũ Vương
Mĩ là hay về thanh điệu; thiện là xét về nội dung.
---
Phiếm đàm: Thuấn nối vua Nghiêu, làm cho thiên hạ thịnh trị; Võ vương diệt Trụ để cứu dân, công hai ông đó ngang nhau;
VuaThuấn được Nghiêu truyền ngôi, xã hội bình anh, không có chiến tranh loạn lạc;
Võ Vương phải đánh dẹp thiên hạ mới được ngôi. Xã hội trải qua chiến tranh. Có thể quốc thiều thời đó bị ảnh hưởng nên Khổng tử cho là kém hay.
Nguyễn Hiến Lê từ bài này, cho rằng Khổng tử không ưa dùng võ lực. Tuy nhiên, Vũ Vương cứ ngồi chờ Trụ Vương sám hối, truyền ngôi lại cho người hiền tài trị nước thì e rằng chẳng bao giờ đạt được. Việc khởi binh đánh dẹp là chuyện phải làm. Nếu cứ hành xử như Bá Di, Thúc Tề thì chỉ có cuối đầu chịu áp bức suốt đời mà thôi.
Có thể phê bình quốc thiều nhưng khó mà so sánh công đức hai hoàn cảnh khác nhau như vậy được

==========
26. 子曰:居上不宽,为礼不敬,临丧不哀,吾何以观之哉 ?
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai?”.

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói: Cấp trên mà thiếu khoan dung kẻ dưới, hành lễ thiếu kính cẩn, gặp việc tang không đau buồn, hạng người như vậy còn có gì cho ta xét đến nữa ?
---
Phiếm đàm: như đã bàn ở trên, cái Đạo của Khổng Tư chỉ nhằm áp dụng trong thời bình, xã hội đã ổn định thì người trên phải chú trọng lễ nghĩa, giáo hoá (bên cạnh duy trì trật tự kỷ cương).
Người đứng đầu phải gương mẫu. Khoan dung để thu phục nhân tâm, tạo cơ hội cho kẻ làm sai sửa đổi; hành lễ kính cẩn để mọi người noi theo mà giữ gìn kỷ luật, thể hiện sự cảm thông cho sự mất mát của người khác để khuyến khích đạo đức tương thân tương ái trong xã hội. Nếu kẻ trên mà chẳng có các đức tính ấy thì không đáng làm lãnh đạo, không đáng bàn tới vậy!


Hết thiên III


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 30 Jan 2018, 20:06; sửa lần 13.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Wed 14 Sep 2016, 02:05

Mẫy lễ lộc ngày xưa sao thấy kho hiểu quá ,hồi nào giờ không biết Laughing .Đọc lời LT chỉ bảo thuyết minh lại thấy hay và hiểu thêm không thì mù tịt Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Thu 15 Sep 2016, 09:17

Luận Ngữ có hơn 2.500 năm rồi, và càng ngày càng xa rời thực tế, mọi người đều có ấn tượng chun glà nó "quá cổ hũ". Tuy nhiên, nếu nghiệm cho kỹ lại thì giá trị ứng dụng của nó vẫn còn đó. Gốc rễ Đạo Đức trải qua ngàn năm vẫn giữ nguyên những giá trị cơ bản.
Phiếm đàm của lão không gì ngoài ý nghĩa kéo Luận Ngữ về gần thực tế hơn, nên rất mong các bạn góp ý.


Mình thấy "cổ hũ "vậy mà hay có ý nghĩa ,giá trị và thiêt thực ngày nay Very Happy .Đôi khi mình nghĩ các câu nói ý  nghĩa của các bậc đại tài ngày nay có thể "sao chép "chút của các Thầy nho ngày xua đó Very Happy .Ổng nói hay gì đâu

Có những câu nhờ Lão Tà dịch mới hiểu và học chút chút Laughing

13. 王孙贾问曰:“与兲媚於奥,宁媚於灶”, 何谓也?.
子曰:“不然。获罪於天,无所祷也” .
Phiên âm Hán-Việt: Vương Tôn Giả vấn viết: “Dự kỳ mị ư Áo, ninh mị ư Táo, hà vị dã?”.
Tử viết: “Bất nhiên. Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã.”

Dịch nghĩa: Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: “(Tục ngữ có câu:) “Nịnh thần Áo, thà nịnh thần Táo còn hơn”, câu ấy có nghĩa gì?
Khổng tử đáp: “Không phải vậy. Mắc tội với trời thì cầu đảo đâu cũng vô ích”.

Đúng là chí lí

phiếm đàm: Chí lý!
Dân gian vẫn thường rỉ tai nhau "chỗ này, chỗ kia linh ứng lắm, cầu được, ước thấy" ... Thế là người người sắm lễ vật tới dâng cúng, cầu xin. Xin được bổng lộc, xin được bình an ... là điều thường tình, nhưng người ta dường như cố lờ đi việc mình phải làm điều tốt, điều đúng trước đã; ví như các quan chức, ngồi trên cao ăn chặn ăn xén của người nghèo, giàu nức đố đổ vách, hàng năm sắm lễ hậu đi cúng cầu xin cho giữ mãi chức vị, ăn của phi nghĩa nhiều thêm ...
Tục ngữ là những gì dân gian truyền miệng, cũng giống như miếu này "linh" hơn miếu kia vậy thôi. Khổng Tử bài bác ngay việc đó: nếu làm nên điều ác mà không biết sám hối là đã có lỗi với Trời, cho dù cầu cạnh cách nào cũng vô ích, thế nào cũng nhận quả báo vậy!


Giống khía cạnh mình nghĩ quá ,LT phiếm đàm hay thiệt Laughing
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Du Ca Sat 17 Sep 2016, 08:26

Phiếm đàm: người đời đôi khi đòi hỏi quá nhiều ở những người nổi tiếng; như ở đây, người ta chờ đợi Khổng Tử phải chứng tỏ mình biết hết mọi chuyện; chính vì thế khi thấy ông cái gì cũng hỏi thì người ta tỏ ra thất vọng. Cái hay của Khổng Tử ở đây là không dấu dốt. Ở phần trước, đã có câu "biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, chính là biết vậy!". Ông cho rằng khi đến chỗ lạ, phải hỏi trước sau cặn kẻ để biết đúng tập tục địa phương, tránh chủ quan mà phạm điều kỵ ở đó. Điều đó chính là biết Lễ vậy
==========


Sao nói  vậy cà thông thường ngừoi nổi tiếng là tài giỏi ,cái gì cũng biết mà hi..hi..Cho nên người ta tin tưởng hỏi đủ thứ Very Happy .Nhập gia  tuỳ tục mà Khôngr Tử nói đúng quá.Ví như tới chỗ đất lạ chưa biết gì phải học hỏi mới biết .Con người ko thể tránh sai lầm nhưng nếu học biết xíu sai lầm ít xảy ra chút mà mình con học hỏi nhiều điều nữa Very Happy
Du Ca
Du Ca

Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  mùa xuân Thu 22 Sep 2016, 03:11

Phiếm đàm: Có thể người xưa thi bắn cung chỉ để thử mức độ chính xác của người bắn mà thôi. Với các tính như vậy thì có thể cho phép người yếu sánh tài cùng người mạnh, cũng có cái hay của nó. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ thực tế tới đâu là chuyện khác. Ví như 2 người khoé ngang nhau, bắn ở khoảng cách gần thì đều trúng tâm như nhau. Để rõ thắng thua thì phải dời đích ngắm ra xa. Xa nữa tới lúc nào đó thì người yếu sức sẽ không đủ lực để giương cung cứng, bắn không xa được thì cũng phải thua người khoẻ hơn mà thôi.
Thứ hai, nếu bắn mà không thủng, mũi tên rơi xuống đất rồi thì có thể xảy ra tranh cãi, không biết thực sự tên trúng điểm gần tâm hơn hay kém, khó lòng phân định
Thứ ba, cung tạo ra là nhằm để săn thú, bắn chim. Nếu không đủ mạnh để xuyên thủng da thì hoá ra bắn không được gì. Dùng một vật chuyên xuyên thủng mà khi thi để phân biệt thắng thua lại không cần xuyên thủng, há chẳng phải không thực tế sao? Chẳng hiểu ông Khổng Tử muốn gì, nhưng qui tắc này không hợp lẽ.

==========

HLT biết đủ thứ vậy ta ,đúng là Hoàng Sư Phụ giải thích nguyên lý bắn cung giỏi ta Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Sat 24 Sep 2016, 01:48

Đọc lời binh của HLT nói về sự Trung thành bầy toi đối với vua .HB nhớ cau đài phát "Trung với nước ,hiếu với dan ,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành ,khó khăn nào cung vượt qua ,kẹ thu nào cung đánh thang "lơi của cụ HCM
Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 30 Sep 2016, 09:16

Dịch nghĩa: Lỗ Ai Công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã, Tể Ngã trả lời: Đời Hạ dùng cây tùng, đời Ân dùng cây bách, đời Chu dùng cây lật là có ý khiến cho dân nhìn thấy cây lật mà sợ hãi”.
Khổng tử nghe biết, trách Tể Ngã rằng “Việc đã thành, không nên nói lại. Việc nhất định xảy ra, không nên can ngăn. Việc đã qua, không nên trách”.
(Chú thích của Phùng Hoài Ngọc: Xã là nơi thờ thần đất, triều đại nào thích cây gì trồng cây đó hoặc tùy theo chất đất. Cái tên cây không có ý nghĩa gì. Tể Ngã thuyết minh về 3 loại cây là có ý xui vua dựng đàn xã sao cho dân sợ. Khổng tử không hài lòng, có ý trách Tể Ngã.
Xã (社) là thần Đất và tắc (稷) là thần Lúa. Nhà vua mỗi năm có nhiệm vụ thay mặt dân chúng tế lễ ở bàn thờ xã tắc. Nếu là một “giang sơn” thì ắt phải có “xã tắc” vậy).
Tể Ngã, tên Dư, học trò Khổng tử.
---
Phiếm đàm:
Ở đây Phùng Hoài Ngọc đã giải thích rõ ràng, tưởng không còn gì phải chú thêm. Tuy nhiên, việc Tể Ngã xui vua làm dân sợ, không rõ căn cứ vào đâu.
Khổng Tử lại bảo không nên nói lại chuyện đã xảy ra, trong khi bản thân ông thì nói mình đi gom học chuyện xưa để giảng lại cho hậu thế. Không lẽ ông cho chuyện đó là độc quyền của mình sao?
Việc thành thì nên học hỏi, việc đã qua mà sai thì cần phân tích để rút kinh nghiệm, nếu việc nhất định phải xảy ra mà đang chệch hướng thì phải can ngăn, thế mới đúng tinh thần người "Quân Tử bất khuất".
Khổng Tử nói như trên đây không khỏi có chỗ mâu thuẫn, không xác đáng, không đúng chỗ. Nếu như ông dùng nó để khuyên chính đương sự (người trong cuộc) thì còn hiểu ý đồ là khuyên họ không tự thoã mãn, hoặc không tự trách mình để toàn tâm hành động, còn như trên đây, nói về một người khác đang bình luận một việc đang được tiến hành thì không ổn!


Lão Tà nói cũng giống Ý Cỏ Lạ KT nói cũng có mâu thuẫn hi..chắc Ông nghĩ theo một khía cạnh làm đúng theo cách phẩm của người quân tử còn nói việc lớn của Xã Hội thì nếu sai phải trách chứ Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 30 Sep 2016, 09:20

Nếu không trách thì lối cũ ta cứ theo lối cũ sẽ thành ..tệ nạn Evil or Very Mad.Nếu bình luận một người tật xấu phải trách ..trách để cho người ta cải tiến thành cái tốt hơn ..như vậy sẽ dễ sông hơn chăng Very Happy

Cỏ Lạ tuy xấu xí ,mọc không ngay hàng thẳng lối những có kể nào phách nhẫn tâm chà nát đám CL thì mình trách cứ miết điếc tai thôi Laughing
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Tue 18 Oct 2016, 01:30

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói với quan nhạc nước Lỗ: Nhạc khúc có thể biết như vầy: khởi đầu phải tương hợp, phần cao trào phải quấn quít hài hòa, rõ ràng trong sáng, liên tục không đứt đoạn, như thế là thành công.


Mình hỏng đọc sách Khổng Tử cho nên nói nhà  này nhà nọ mình cũng ko hiểu lắm .. Very Happy

phần cao trào phải quấn quít hài hòa, rõ ràng trong sáng, liên tục không đứt đoạn, như thế là thành công.
[/color]

Mình chảng giỏi với ai nhưng luôn dạy con mình từ nhỏ .Cái nhà  mà cái móng nó không vững thì nó sụp đổ trong tương lai ,cho nên học và làm gì cho chắc thì mới hiểu và chia sẽ kiến thức hay mình hấp thụ cho người ta cùng nghe cùng hiểu Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 02 Nov 2016, 14:24

THIÊN IV:  LÝ NHÂN (里仁)
Bản chất chữ Nhân

1. 子曰:里仁为美,择不处仁,焉得知?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: “Lý nhân vi mỹ, trạch bất xứ nhân, yên đắc tri ?”

Dịch nghĩa:
Khổng tử nói : Ở nơi có nhân đức là nơi tốt đẹp, chọn sống nơi thiếu nhân đức sao gọi là hiểu biết ?

---
Phiếm đàm:  Lẽ dĩ nhiên nếu sống được ở nơi có nhân đức thì tốt đẹp rồi. Nếu được chọn thì ai mà muốn chọn sống với lũ bất nhân? Khổng Tử nói vậy há chẳng thừa lắm sao?
Tuy nhiên, đâu phải lúc nào mình cũng được chọn lựa. Chẳng hạn trót sinh ra ở nơi ít người nhiều ma thì phải làm sao?
Lại có người chủ động dấn thân vào hiểm địa để cảm hoá kẻ ác, lẽ nào gọi họ là bất trí?

==========

2. 子曰:不仁者不可以久处约,不可以长处乐。仁者安仁,知者利仁
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Bất nhân giả bất khả dĩ cửu xứ chung, bất khả dĩ trường xứ lạc. Nhân giả an nhân, tri giả lợi nhân.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Kẻ bất nhân không ở lâu cảnh cùng khốn được, cũng không thể ở lâu nơi sung sướng được. Người có nhân yên tâm sống làm điều nhân, người hiểu biết làm lợi cho đức nhân.

---
Phiếm đàm:  Kẻ bất nhân không ổn định được dù khổ hay sướng. Vì lẽ gì vậy?
Tiểu nhân hay quân tử đều có những hoài bão, đam mê; đeo đuổi đam mê nào cũng có thể khiến chủ thể không yên một chỗ được. Tuy nhiên, đam mê của kẻ tiểu nhân xuất phát từ dục vọng vật chất thấp hèn, còn của người quân tử thì từ sự cao thượng, ý thức phụng sự cái tốt đẹp, phụng sự con người. Cái khác biệt là chỗ đó.
Khi lâm cảnh khổ cực, tất nhiên cái đam mê vật chất không thỏa mãn, kẻ tiểu nhân lập tức xoay xuở bằng mọi thủ đoạn để thõa mãn ham muốn, tất không ở mãi 1 cảnh được; khi sung sướng, cái ham muốn không kiểm soát lại muốn có hơn nữa, muốn đạt nhiều hơn, muốn chiếm đoạt của kẻ khác về cho mình. Tham lam vô độ tất có ngày bị kẻ tham hơn lấy lại; Vì thế cũng không ở lâu được.
Người có lòng Nhân tất muốn làm việc tốt, không nhất thiết đòi mang về lợi lộc vật chất nào, do đó không có gì là đủ hay thiếu. Vì thế, họ có thể mãi mãi làm việc tốt, không ngừng nghỉ, tức là tình trạng vẫn y như cũ. Người hiểu biết sẽ hiểu rằng ham muốn vật chất là vô cùng nhưng nhu cầu sử dụng vật chất thì có hạn; vì vậy chỉ cần biết đủ là đủ. Người hiểu biết cũng biết là điều Nhân Đức không cân đo được, không chứa đựng được nên là vô lượng. Làm lợi cho đức Nhân thì không tràn đầy, không dư thừa, nên có thể tích lũy mãi, còn mãi vậy

==========

3. 子曰:唯仁者能好人,能恶人
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Chỉ có người nhân đức mới biết yêu và ghét rõ ràng.
---

Phiếm đàm: Ai cũng biết yêu - ghét, nhưng yêu ghét có đúng chỗ không mới là điều đáng nói.
Ông bà ta có câu:
"yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ty họ hàng"
để mô tả sự yêu ghét cực đoan, chỉ bằng cảm tính. Cảm tính vốn dễ bị sai lạc. Người ta cười nói vui vẻ với mình, mình cho là tốt, yêu mến họ; họ thẳng thắn chê mình thì mình coi là họ dèm pha mình, rồi ghét họ; lại có kẻ chỉ nghe lời đồn mà vội vàng phán đoán, quy chụp một cách hồ đồ rồi ấn định luôn cho cái cảm nhận yêu ghét của mình.
Chỉ có người Nhân mới biết yêu-ghét đúng mực.
Trong truyện Lục Vân Tiên, khi nói về chuyện ghét thương có đoạn:
"Tiên rằng trong đục chưa tường
Chẳng hay thương-ghét; ghét-thương lẻ nào?
Quán rằng ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng ghét vào tới tâm
...
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông
..."
Người tốt bụng nhưng dung dưỡng cho kẻ xấu làm ác thì không phải là người Nhân.
Yêu ghét không đúng chỗ không phải là người Nhân được!

==========

4. 子曰:苟志於仁矣,无恶也
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Cẩu chí ư nhân hĩ, vô ố dã.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: “Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác”.
---

Phiếm đàm: đức Nhân và điều ác về nội dung, lẫn ngữ nghĩa thì rõ ràng là đối lập. Vấn đề nan giải là cái Nhân và cái Ác thường tồn tại trên cùng một chủ thể. Ta dễ dàng phê phán cái ác, nhưng mấy ai nhìn lại và đoan chắc rằng cái ác nó không có trong ta? (theo thiển ý, nếu chẳng phải thánh nhân mà vỗ ngực xưng tên rằng mình không có cái ác thì là nói quá sự thật).
Một khi nhìn nhận Nhân và Ác cùng tồn tại ở mỗi người, ta phải thừa nhận cái nào thắng thế sẽ thể hiện ra ngoài bằng hành động, và người bên ngoài sẽ căn cứ vào đó mà đánh giá chủ thể. Để làm người có Đức Nhân, chủ thể trước hết phải quyết chí làm điều đó, thể hiện qua việc trấn áp sự nổi dậy của cái Ác trong bản thân, không làm điều Ác. Dẹp yên cái Ác thì mới có thể tập trung làm điều Nhân.

==========

5. 子曰: 富与贵,是人之所欲也.不以兲道得之,不处也;贫与贱,是人之所恶也,不以兲道得之,不去也。君子去仁,恶乎成名?君子无终食之间违仁,造次必於是,颠沛必於是.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Phú dữ quí, thị nhân chi sở dục dã. Bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xứ dã; Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ố dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hồ thành danh ? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất ư thị, điên phái tất ư thị.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: giàu sang là cái mà người ta ai cũng muốn. Nhưng nếu đạt được nó bằng con đường không hợp đạo lý thì đừng nên làm. Nghèo hèn là cái mà ai cũng ghét. Nếu như bỏ được nó (nghèo hèn) mà không bằng con đường hợp đạo lý thì đừng có làm (đi).
Người quân tử mà bỏ đức Nhân thì sao gọi là quân tử? Người quân tử dù trong bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong lúc vội vàng cũng theo điều nhân”
---

Phiếm đàm: thường thì nghèo khó mà không tỵ hiềm khó hơn nhiều so với người giàu làm việc tốt. Chưa giàu nhưng không nghèo, khi thấy cơ hội làm giàu bất chính mà không làm thì đã khó, nhưng vẫn còn dễ hơn nhiều so với người nghèo hèn chấp nhận cảnh nghèo khổ tiếp tục mà không bắt cơ hội làm giàu bất chính. Trong nghèo khó mà giữ được chữ Nhân thì mới toả sáng được.
Có phải vì vậy mà những người quân tử ta biết đến đều nghèo? Very Happy  

==========

6. 子曰: 我未见好仁者,恶不仁者。好仁者,无以尚之;恶不仁者,兲为仁矣,不使不仁者加乎兲身。有能一日用兲力於仁矣乎?我未见力不足者。盖有之矣,我未之见也
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Ngã vị kiến hảo nhân giả, ố bất nhân giả. Hiếu nhân giả vô dĩ thượng chi; Ố bất nhân giả, kỳ vi nhân hĩ, bất sử bất nhân giả gia hồ kỳ thân. Hữu năng nhất nhật dụng kỳ lực ư nhân hĩ hồ ? Ngã vị kiến lực bất túc giả. Cái hữu chi hĩ, ngã vị chi kiến dã.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: ta chưa thấy người nào thật sự thích điều Nhân và ghét điều bất Nhân cả. Thực sự thích điều Nhân thì không để bất cứ cái gì lên trên điều Nhân, ghét điều bất Nhân thì khi làm điều Nhân đều tránh xa, không để điều bất nhân vướng vào mình. Có thể trọn ngày tận lực làm điều Nhân không? Ta chưa thấy ai không đủ sức (để làm điều Nhân) cả. Hoặc có chăng mà ta chưa thấy.
---

Phiếm đàm: Chẳng ai nói tôi ghét điều nhân và thích điều bất nhân cả. Hỏi tới thì ai cũng xưng mình thích điều Nhân, nhưng liệu có thích đủ chưa? Khổng Tử chưa thấy người toàn tâm toàn ý phụng sự điều Nhân theo tiêu chuẩn của ông.
Làm điều Nhân có phải là quá khó không? Có lẻ còn tuỳ hoàn cảnh, nhưng nói là hoàn toàn không thể làm điều Nhân thì không có. Trong mỗi người đều có tiềm ẩn điều Nhân Đức, nhưng liệu họ có đủ dũng khí để chỉ làm điều Nhân không lại là chuyện khác. Khổng Tử vẫn có cái nhìn tích cực về con người 

==========

7. 子曰:人之过也,各於兲党。观过,斯知仁矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Nhân chi quá dã, các ư kỳ đảng.Quan quá, tư tri nhân hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: những sai lầm của con người, có thể (chia) nhiều nhóm. Nhìn vào sai lầm đó, có thể suy ra họ (là người như thế nào,) có đức Nhân hay không.
---

Phiếm đàm: Người đời ai chẳng phạm sai lầm. (tuy nhiên, không vì thế mà nói phạm sai lầm là chuyện bình thường). Dễ hiểu thôi, hành động của ta là kết quả của việc tìm hiểu, nhìn nhận, và quyết định. Vì thông tin có thể không hoàn hảo, trình độ nhìn nhận suy diễn khác nhau nên quyết định đưa ra của mỗi người trong cùng hoàn cảnh có thể khác nhau, và có thể có sai lầm. Sai lầm chỉ được nhận biết khi chuyện đã rồi.
Người thông minh có thể ít sai lầm hơn người không thông minh, nhưng nó không nói lên được sự tốt-xấu của họ. Ở đây Khổng Tử nói dựa vào bản chất của sai lầm để đánh giá tính xấu-tốt của con người.
Vậy tại sao không dựa vào thành công mà lại dựa vào sai lầm? Vậy há chẳng tiêu cực lắm sao?
Bởi vì thành công bao giờ cũng có hào quang lung linh, làm choáng ngợp nên khó có thể đánh giá đúng bản chất con người. Thành công chưa hẳn đạt được khi chủ thể đã ráng hết sức, cho nên cái bản chất chưa cần phải bộc lộ hết. Còn đối với khi có sai lầm, dẫn đến thất bại, chủ thể sẽ cảm thấy trước thất bại và cố gắng hết sức để khắc phục sai lầm đó; khi đó, giống như một "pressure test", bản chất con người mới thực sự bộc lộ: hướng thiện, chính đạo hay hướng kết quả, bất chấp thủ đoạn.

==========

8. 子曰:朝闻道,夕死可矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Buổi sáng nghe được đạo lý, chiều tối chết cũng cam lòng.
---

Phiếm đàm: Ở đây nên hiểu là Khổng Tử dùng biện pháp tu từ, cường điệu vấn đề để cho thấy giá trị của Đạo lý. Không nên hiểu theo nghĩa đen mà bình luận (chết rồi thì đạo lý cũng đi theo, có ích gì đâu?).
Đạo lý quan trọng ở chỗ đi vào cuộc sống. Nếu Đạo lý chỉ nằm ở giảng đường thì nó cũng chỉ là một bức tranh đẹp. Người nghe giảng Đạo lý, thấu hiểu đạo lý thì trước hết phải áp dụng đạo lý vào hành động của chính mình, sau đó hướng dẫn đạo lý cho người xung quanh thì mới làm cho Đạo lý phát triển được.
Tuy nhiên, việc rao giảng đạo lý cần khéo léo, kẻo bị ném đá. Muốn rao giảng đạo lý thì bản thânphải thực hành đạo lý trước.

==========

9. 子曰:士志於道,而耻恶衣恶食者,未足与议也 。
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Sĩ chí ư đạo nhi sỉ ố y ố thực giả, vị túc dữ nghị dã.

Dịch nghĩa:  Khổng tử nói: Kẻ sĩ lập chí vì Đạo mà còn cảm thấy xấu hổ vì ăn đói mặc rách, thì chưa thể bàn luận (về đạo nhân) được.
---

Phiếm đàm: Đã dấn thân vào Đạo là phải lường trước sự khó khổ và chấp nhận nó. Nhà giàu giảng đạo có thể bị hỏi về việc áp dụng nơi người nghèo vì họ chưa trải nghiệm (phú quý bất kiêu dị, bần tiện vô kị nan).
Ở đây không nên tập trung vào vấn đề cụ thể ăn-mặc, mà nên nghĩ theo hướng cái bề nổi bên ngoài, sự thoả mãn vật chất cho bản thân. Người quá chú trọng vật chất, sĩ diện thì sao thể dấn thân vào đường Đạo lý?

==========
10. 子曰:君子之於天下也,无适也,无莫也,义之与比
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dự bỉ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: người quân tử sống ở đời không nhất định phải như thế này hoặc như thế kia mới được (không nhất định phải hợp thời hoặc phải khác người). Chỉ cần hợp đạo nghĩa là được.
---

Phiếm đàm: "Quân tử Tàu" là thành ngữ dân gian thường dùng để chỉ những người làm theo nguyên tắc đạo đức một cách cứng nhắc (quá mức cần thiết). Nguyên nhân có thể là do một số nhà Nho học cực đoan cố làm cho khác người, bảo vệ quan điểm về đạo lý một các cực đoan, đôi khi không thực tế. Chính những hành vi đó làm cho "Đạo Nghĩa" càng xa dần với quấn chúng; mà một khi "đạo nghĩa" đã là cái gì đó quá xa vời thì đa số người đời sẽ "dị ứng" mà xa lánh nó. Xa lánh một cách quá kích thì sẽ rơi vào con đường sai trái, tội ác.
Do vậy, người quân tử cần phải hiểu đời thường hơn, gần gũi với thực tế, uyển chuyển trong cách tiếp cận, miễn không xa rời đạo nghĩa.

==========

11. 子曰:君子怀德,小人怀土;君子怀刑,小人怀惠
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ; Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Quân tử nghĩ đến đạo đức, tiểu nhân nghĩ đến đất đai. Quân tử coi trọng hình thức phép tắc, tiểu nhân chỉ mong ân huệ.
---

Phiếm đàm: Người quân tử thì phải hướng tới điều cao thượng, kẻ tiểu nhân hướng tới lợi lộc trước mắt. Đạo đức - đất đai nằm trong 2 phạm trù khác biệt trên đây. Cũng cố đạo đức là lợi cho xã hội, thâu tóm đất đai là phục vụ quyền lợi bản thân; đề cao hình thức, phép tắc là giữ gìn kỷ cương xã hội (hành vi này không phân biệt người có địa vị, hay không có); còn mong ân huệ là chờ đợi sự ban phát lợi lộc, thường ở người dưới, nhưng không nhất định phải thế. (Vua xin ơn Trời, mà cứ ngồi chờ ban ơn nhưng không hành động phụng sự xã hội thì cũng không được). Khổng tử quá coi trọng việc phân biệt hành vi, nên bị xem là "phân biệt giai cấp", cho dù ông phân biệt giai cấp trên tính cách chứ không phải địa vị xã hội.
Chỉ ra sự khác biệt không phải để phân hoá xã hội, mà để đề cao cái tốt, khiến cho người chưa tốt có hướng để sửa mình vậy!

==========
12. 子曰:放於利而行,多怨
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Phóng ư lợi nhi hành, đa oán

Dịch nghĩa: Khổng tử viết: làm việc mà chỉ biết theo lợi lộc, sẽ gây nhiều oán hận.
---

Phiếm đàm: Phàm thì đã bỏ công sức làm việc gì thì tất muốn mang về kết quả tốt. Còn tốt theo hướng nào thì tuỳ vào việc đánh giá về giá trị của mỗi người.
Nếu chỉ chăm chú vào lợi lộc (vật chất) thì thường gây oán, vậy có gì khác giữa người quân tử kiếm được lợi lộc và kẻ tiểu nhân kiếm được lợi lộc?
Một góc tối trong con người, có thể lộ liễu, hay có thể tiềm tàng, là sự so đo. Nếu chỉ hướng theo lợi lộc, cho dù đạt được chính đáng cũng có thể khiến cho một số người buồn lòng, nhẹ thì buồn, nặng thì ganh ghét, nói xấu. Bằng có ngừơi chỉ vì lợi lộc mà không đoái hoài tới ảnh hưởng xấu-tốt lên người khác, tất sẽ gây oán hận.

==========

13. 子曰:能以礼让为国乎,何有?不能以礼让为国,如礼何?
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Năng dĩ lễ nhượng vi quốc hồ, hà hữu ?
Bất năng dĩ lễ nhượng vi quốc, như lễ hà ?

Dịch nghĩa: Có thể dùng lễ nhượng mà trị nước được không?
Nếu mà không dùng được thì còn gì là lễ nữa?
---

Phiếm đàm: Khổng Tử vẫn còn mơ mộng về sự tự giác, nhường nhịn trong trị quốc. Ông luôn rao giảng rằng htời Nghiêu Thuấn lấy nhân trị nước mà trong nước được yên ổn, không trộm cắp.
Có thể thời bấy giờ dân số còn ít, cám dỗ vật chất chưa nhiều, người dân vẫn còn thiện lương nên có thể dùng D9ức mà cảm hoá được.
Ngày nay, khi mà phương Tây cùng với chủ nghĩa vật chất đã thắng thế, khi mà khoa học lấn dần chỗ của tâm linh trong con người thì sự tha hoá càng mạnh. Làm sao mà cảm hoá mọi người, thoát khỏi sự cám dỗ của lợi lộc? Chỉ cần vài kẻ không hiểu đạo lý, lợi dụng sự nhân nhượng của kẻ khác mà trục lợi thì sẽ gây nên sự so sánh hiệu quả của hành vi, thái độ. Người ta dễ dàng nhìn thấy rằng người làm theo đạo lý sẽ cực thân mà còn hay bị thiệt thòi, kẻ lưu manh càng dễ lợi dụng khi xã hội có nhiều người đạo đức; từ đó khiến họ nản lòng, không muốn đi theo con đường Đạo nữa. Huống hồ khi cái Ác đã dẫy đầy thì ai còn dám dấn thân theo đuổi việc thiện?
Khổng Tử cho rằng Lễ có khả năng cảm hoá vô cùng mạnh mẽ. Chỉ cần có người đứng đầu nhất mực theo Lễ thì xã hội sẽ tốt đẹp. Điều đó có vẻ viễn vông nếu đem ứng dụng trong xã hội ngày nay.
Vậy nên đồng ý rằng ta phải đề cao Lễ, nhưng phải có công cụ pháp chế minh bạch đi kèm để phát dương cái Lễ. Không có nó thì Lễ chỉ là một chủ nghĩa "cải lương", hình thức mà không có ý nghĩa thực tiễn
(Ở đây không lạm bàn về việc lạm dụng công cụ pháp chế, vì một thể chế tốt cần tạo bộ khung giám sát, và hạn chế lạm quyền)


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Mon 28 Nov 2016, 11:54; sửa lần 5.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Mon 14 Nov 2016, 19:26

Phân Nhân gì mà hay vậy nè .Mà Người Nhân là ngừoi luôn hoàn hảo bởi suy nghĩ và hạnh động cảu học .họ là người tốt có cái đầu tốt á .Mình cần học ..hoc..mãi cho đến bac đàu Laughing

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hat Bui Fri 18 Nov 2016, 05:50

Mấy người làm giàu bất chính nói làm gì của đó nó cũng không tồn tại lau dài ,còn những người giàu vươn len từ nghèo khó mới kính nề

Hòm bữa có dịp gặp Cỏ Lạ nghe co ấy kể rằng .Ở Đất Nước XHCN có người bạn tự hào làm giàu nhanh lắm ko cần "cày "nhiều như nước Tây ,chỉ cần nhắm miếng đất nào bị người xa cơ thất thế rao bán ,chợt thời cơ mua giá rẻ mạt rồi để đó vài năm len cả bạc tỉ H..nhờ đó Cô Ta giờ giàu có mà ko phải cày như mọi người Tây ngày đem cày ..cho nén Cô ta tam đắt việc làm giàu của mình khỏe ra ..giờ có cả kho tài tha hồ mà hưởng thụ

Bất chấp mọi giá để có cơ hội làm giàu con người ta đã đung mọi thủ đoạn miễn sao có tiền trong tay ,còn người hiền lành Liêm chính nghèo quài ..Thôi thà vậy lương tam ko cắn rứt ,lòng thanh thãn hơn Very Happy Very Happy

Hat Bui

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 27/07/2015

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 25 Nov 2016, 20:26

7. 子曰:人之过也,各於兲党。观过,斯知仁矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Nhân chi quá dã, các ư kỳ đảng.Quan quá, tư tri nhân hĩ.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: những sai lầm của con người, có thể (chia) nhiều nhóm. Nhìn vào sai lầm đó, có thể suy ra họ (là người như thế nào,) có đức Nhân hay không.
---

Phiếm đàm: Người đời ai chẳng phạm sai lầm. (tuy nhiên, không vì thế mà nói phạm sai lầm là chuyện bình thường). Dễ hiểu thôi, hành động của ta là kết quả của việc tìm hiểu, nhìn nhận, và quyết định. Vì thông tin có thể không hoàn hảo, trình độ nhìn nhận suy diễn khác nhau nên quyết định đưa ra của mỗi người trong cùng hoàn cảnh có thể khác nhau, và có thể có sai lầm. Sai lầm chỉ được nhận biết khi chuyện đã rồi.
Người thông minh có thể ít sai lầm hơn người không thông minh, nhưng nó không nói lên được sự tốt-xấu của họ. Ở đây Khổng Tử nói dựa vào bản chất của sai lầm để đánh giá tính xấu-tốt của con người.
Vậy tại sao không dựa vào thành công mà lại dựa vào sai lầm? Vậy há chẳng tiêu cực lắm sao?
Bởi vì thành công bao giờ cũng có hào quang lung linh, làm choáng ngợp nên khó có thể đánh giá đúng bản chất con người. Thành công chưa hẳn đạt được khi chủ thể đã ráng hết sức, cho nên cái bản chất chưa cần phải bộc lộ hết. Còn đối với khi có sai lầm, dẫn đến thất bại, chủ thể sẽ cảm thấy trước thất bại và cố gắng hết sức để khắc phục sai lầm đó; khi đó, giống như một "pressure test", bản chất con người mới thực sự bộc lộ: hướng thiện, chính đạo hay hướng kết quả, bất chấp thủ đoạn.

Cai này KT nói đúng quá chớ còn gì .Sai lầm của một người tốt và sai lầm của một nguòi xâu …nhận ra người như thế nào .Nếu đánh già vào sự thành công thì nói chi .
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Fri 25 Nov 2016, 20:28

0. 子曰:君子怀德,小人怀土;君子怀刑,小人怀惠
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ; Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Quân tử nghĩ đến đạo đức, tiểu nhân nghĩ đến đất đai. Quân tử coi trọng hình thức phép tắc, tiểu nhân chỉ mong ân huệ.
---

Phiếm đàm: Người quân tử thì phải hướng tới điều cao thượng, kẻ tiểu nhân hướng tới lợi lộc trước mắt. Đạo đức - đất đai nằm trong 2 phạm trù khác biệt trên đây. Cũng cố đạo đức là lợi cho xã hội, thâu tóm đất đai là phục vụ quyền lợi bản thân; đề cao hình thức, phép tắc là giữ gìn kỷ cương xã hội (hành vi này không phân biệt người có địa vị, hay không có); còn mong ân huệ là chờ đợi sự ban phát lợi lộc, thường ở người dưới, nhưng không nhất định phải thế. (Vua xin ơn Trời, mà cứ ngồi chờ ban ơn nhưng không hành động phụng sự xã hội thì cũng không được). Khổng tử quá coi trọng việc phân biệt hành vi, nên bị xem là "phân biệt giai cấp", cho dù ông phân biệt giai cấp trên tính cách chứ không phải địa vị xã hội.
Chỉ ra sự khác biệt không phải để phân hoá xã hội, mà để đề cao cái tốt, khiến cho người chưa tốt có hướng để sửa mình vậy!

==========

Trường hợp này sao giống bạn CL thế Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 29 Nov 2016, 11:15

THIÊN IV:  LÝ NHÂN (里仁) (tt)
Bản chất chữ Nhân

14. 子曰:不患无位,患所以立;不患莫己知,求为可知也.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập; Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Chẳng lo vì không có chức vị, chỉ lo không có đức tài xứng với chức vị ấy. Đừng lo người khác không biết mình, chỉ cần làm sao có năng lực khiến cho người khác biết đến mình.
----

Phiếm đàm:  ai cũng mong có đường tiến thân. Mà biểu hiện của tiến thân rõ nhất là chức vị. Đôi khi cơ hội đến, nếu cứ e dè liệu mình có đủ sức cán đán chức vị đó không khiến cơ hội vuột mất. Vậy, nên hiểu "lo" không có nghĩa là "đợi cho đến khi hết lo" thì hãy hành động. Nếu có cơ hội đến thì phải chớp lấy.
Cần hiểu tích cực lời nói của Khổng Tử: phải biết lo nghĩ. Khi một người đã biết lo mình không có đức tài xứng tầm thì tự nhiên người đó phải cố gắng không ngừng để bù đắp chỗ còn thiếu của mình, từ đó hành động cẩn trọng, có khi kết quả còn tốt hơn kẻ đủ tài nhưng chủ quan.
Còn ví như cơ hội không đến thì sao? Khổng Tư động viên rằng "cũng không nên lo quá". Cơ hội chưa tới thì mình vẫn phải học hỏi, trau giồi tài năng, rồi có lúc người ta biết đến mình.
Về phương diện ứng dụng: Cần trau dồi năng lực bản thân trước đã. Thực tế thì chỉ có tài thôi cũng chỉ là cần, nhưng chưa đủ. Công nghệ xã hội tiến triển quá nhanh, người giỏi cũng càng nhiều, sự cạnh tranh càng lớn, nên cơ hội không dễ gì tự nhiên tìm đến. Vì vậy, người giỏi còn cần phải biết quảng bá thương hiệu của mình để người ta biết đến mình nữa!

==========

15. 子曰: 参乎,吾道一以贯之.
曾子曰:“唯”.
子出, 门人问曰:“何谓也?”.
曾子曰:夫子之道,忠恕而已矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Sâm hồ, ngô đạo nhất dĩ quán chi.”.
Tăng tử viết: “Duy”.
Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã ?”.
Tăng tử viết: “Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ”.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: "này anh Sâm, đạo của ta chỉ từ một lẻ mà thông suốt cả"
Tăng tử thưa: "vâng"
Khổng tử ra rồi, các môn sinh khác hỏi Tăng tử: “Thầy muốn nói gì vậy?” Tăng tử đáp: “Đạo của thầy vốn chỉ từ chỗ trung, thứ mà ra”.
----

Phiếm đàm: câu "nhất dĩ quán chi" của Khổng Tử quá sức trừu tượng, khó mà nắm hết ý được. Ở một chỗ khác trong Luận Ngữ (sẽ có dịp nhắc lại), ông cũng nhấn mạnh câu này, tuy nhiên, trong 2 bối cảnh đó, có người lại diễn theo hai ý hơi khác nhau, có lẽ xuất phát từ câu giải thích của Tăng Tử (họ giải thích "nhất dĩ quán chi" theo hướng "quan điểm nhất quán" luôn luôn dựa vào Trung-Thứ).
Theo thiển ý, Khổng Tử muốn nói đạo của mình không chỉ dựa vào Trung-Thứ như Tăng Tử nói, mà chủ ý Đạo có tính thống nhất về cơ sở đạo đức, lý luận, từ đó làm nền tảng vững chắc để phát triển cho mọi lĩnh vực, hành động. Mọi lý thuyết du nhập, tích luỹ được từ bên ngoài sẽ được "đồng hoá" trên cái nền tảng đó và phát triển thêm lên để đạt thành tựu cao hơn nữa.
Về phương diện ứng dụng: nếu chúng ta áp dụng quá nhiều "chuẩn giá trị", bị phân tán bởi nhiều hệ lý thuyết khác nhau, đôi khi làm cho chúng ta mất phương hướng, không biết làm gì cho phải. Việc tiếp thu thông tin, kiến thức là cần thiết, nhưng người giỏi cần phải biết "đồng hóa" các thông tin đó thành hệ thống nhất quán "của mình". Có như thế mới phán đoán sự việc và đề ra hành động đồng bộ, hiệu quả được.

==========

16. 子曰:君子喻於义,小人喻於利
Phiên âm Hán-Việt:  Tử viết: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Người quân tử kêu gọi điều nghĩa, kẻ tiểu nhân kêu gọi điều lợi.
---

Phiếm đàm: từ "Dụ", Phùng Hoài Ngọc dịch là "chỉ biết"; cụ Nguyễn Hiến Lê lại dịch "hiểu rõ về". Dịch kiểu như vậy e rằng đều theo cái hiểu chủ quan của người dịch.
Tra tự điển từ "dụ" thì là "kêu gọi, thỉnh cầu".
Ở đời, làm gì có ai dán nhãn tiểu nhân cho mình mà xưng tôi chỉ biết điều lợi. Cũng như người quân tử không lẽ chẳng biết về điều lợi. Vậy nên ta cần hiểu theo hướng: câu này chỉ là gợi ý cho ta phân biệt kẻ tiểu nhân hay người quân tử thông qua hoạt động của họ.
Người quân tử khi đứng ra hô hào làm việc gì thì thường đề cao việc nghĩa, mục tiêu hướng tới điều nghĩa, khuyến khích tính cao thượng ở người đi theo. Điều này đôi khi tự gây khó khăn cho mình, vì hướng tới sự cao thượng thường không mang lại lợi ích vật chất. Thế nên, kẻ tiểu nhân thường không theo điều ấy. Kẻ tiểu nhân hiểu rất rõ động cơ đằng sau đám đông và triệt để lợi dụng nó (không phải người quân tử không biết, chỉ vì không muốn làm theo đó thôi). Do vậy, cách kêu gọi của kẻ tiểu nhân thường hướng tới cái lợi lộc, để dễ dàng lôi kéo người theo.
Ta cũng từng thấy cái gọi là "phong trào nông dân" thường tranh thủ lợi lộc, thông qua việc công kích nhà giàu, kêu gọi dân nghèo (vốn chiếm đa số) làm cách mạng để giành của cải từ người giàu. Đó chính là "dụ ư lợi" vậy. Đem lợi lộc ra làm mổi nhử để lôi kéo người theo, sau khi đặt thành quả rồi thì dùng thủ đoạn để đoạt lấy lợi đó về cho băng đảng của mình; đó là hành vi của bọn tiểu nhân vậy!
Về phương diện ứng dụng: thấy người hùng biện đứng ra kêu gọi, vận động mọi người thì hãy xem họ dùng lý lẻ, phương tiện gì để thu hút quần chúng. Nếu phương tiện chủ yếu là lợi lộc thì coi chừng đó là kẻ tiểu nhân cơ hội. Cần thận trọng đánh giá trước khi theo.

==========

17. 子曰:见贤思齐焉,见不贤而内自省也
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Nhìn thấy người hiền thì noi theo, thấy kẻ không hiền thì xem xét lại mình.
---

Phiếm đàm: Con người sinh ra vốn có tính hướng thiện, việc đánh giá cao người hiền có lẽ là điều ai cũng có. Ít có ai tự đáy lòng cho rằng người làm điều tốt là dại cả Thế nhưng nếu phải noi theo, mà hy sinh đi quyền lợi của mình hay nhọc thân mình thì không phải ai cũng theo.
Khi đó có 2 loại phản ứng:
1. Tìm cách chê người tốt ở một điểm nào đó để tự an ủi bản thân là mình không làm theo vậy không có nghĩa là mình không tốt. Ví dụ: anh can thiệp vào chuyện của người ta như vậy liệu có đáng không? Bộ anh biết hết chuyện nội tình chưa mà can thiệp? Anh làm chưa được gì mà bị nó đánh u đầu, há chẳng không được gì mà còn mang hại đó sao ...
2. Nói rằng: Làm việc tốt là chuyện của những người giàu có, dư giả, may mắn. Còn bản thân tôi đâu làm gì được!

Khi gặp người xấu thì cũng có 2 xu hướng phản ứng:
1. Ừ, thì mình biết để tránh xa cho khỏi thiệt thân. Nói lớn lơ vạ miệng thì chết!
2. Làm ra vẻ ta đây cao đạo, lên giọng chê bai, miệt thì để chứng tỏ ta là người tốt. Nếu bản thân loại người này làm việc tốt thì điều đó cũng đáng khích lệ. Tuy nhiên, không thiếu kẻ chê người chỉ để khen mình, chứ thật sự không chịu làm điều tốt.
Với loại người này thì có câu:
"chân mình thì lấm bê bê
lại cầm bó đuốc mà rê chân người"

Khổng tử khuyên rằng nên học theo kẻ hiền, và nếu gặp người xấu thì trước hết hãy răn mình tránh làm việc xấu đó trước đã. Nếu ai cũng được vậy thì tự nhiên điều xấu đã bị triệt tiêu rồi vậy!

==========

18. 子曰:事父母几谏,见志不从,又敬不违,劳而不怨
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Sự phụ mẫu kỷ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi; lao nhi bất oán.

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: việc phụng sự cha mẹ (nếu thấy gì không hợp lý) thì phải từ từ mà khuyên can; nếu ý kiến vẫn không thuận hiệp được thì vẫn không được thay đổi thái độ kính cẩn trước đây; dù có cực khổ cũng không nên oán trách cha mẹ.
---

Phiếm đàm: Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, khoảng cách giữa các thế hệ luôn hiện hữu. Khi mà khoa học càng phát triển nhanh, sự khác biệt về nhận thức càng lớn, nên việc cảm nhận khác nhau của con với cha mẹ cho cùng sự vật là điều dễ hiểu. Con cái nên thông cảm điều đó mà từ từ góp ý với cha mẹ.
Có những việc với chúng ta là hiển nhiên, nhưng nào biết đâu nó lại là quá mới mẻ, tân kỳ với cha mẹ. Chờ đợi họ cảm nhận điều đó giống ta có phải là quá đáng chăng? Khổ nỗi không phải lúc nào ta cũng nhận ra điều đó, đâm ra khó chịu với Người.
Có những sự khác biệt quá lớn mà thế hệ trước không vượt qua được. Phận làm con không nên vì thế mà bất kính với cha mẹ, nhiều lúc phải chiều theo. Khi đó cho dù có cực khổ cũng không nên oán trách. Lý tưởng là vậy. Thực tế ngày nay, con cái chịu chiều theo ý cha mẹ đã là hiếm, lại còn không được oán trách, e rằng càng hiếm. Việc bất mãn e là không tránh được, thì chí ít cũng nên thể hiện sự bất mãn ấy ở nơi khác, đừng cho cha mẹ thấy mà phiền lòng Người. Nên nhớ bậc cha mẹ thường chỉ làm những điều gì mà họ cho là tốt nhất cho con cái chứ không phải cho họ (cho dù con cái không cảm nhận như thế). Nếu đã chiều, xin cố giữ ý thêm chút đừng để họ buồn.
Có khi con cái không thể nào làm theo ý kiến của cha mẹ! Có lẽ nên dối lòng mà "dạ, dạ" cho xong rồi khi làm việc cố lái theo hướng mình cho là hợp lý nhất. Sau đó có kết quả rồi thì lựa lời mà thưa lại với cha mẹ, nếu kết quả tốt rồi thì họ cũng sẽ vui vẻ mà chấp nhận thôi!

==========
19. 子曰:父母在,不远游,游必有方
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Cha mẹ còn thì không nên đi xa. Nếu phải đi thì phải nói rõ ràng nơi chốn cho cha mẹ biết.
---

Phiếm đàm: Nếu bám chặc ý nghĩa từng câu từng chữ thì câu nói trên không khỏi có chỗ hẹp hòi. Ông bà chúng ta có câu:
"Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn"
Cái sở học của Khổng Tử chẳng phải thu thập được nhờ sự hiếu học công với việc đi "du học" ở các nơi đó sao?. Có thể ông mồ côi cha năm 3 tuổi, mất mẹ năm 16 tuổi nên vì quá lưu luyến cha mẹ mà nói vậy chăng?
Theo tiêu chí của ông, ông đáp ứng được nhưng những người may mắn có cha mẹ sống lâu thì sao? Không lẽ phải chờ cha mẹ tạ thế hết rồi mới được chu du thiên hạ mà học hỏi cái hay, cái mới? Khi đó họ già mất rồi thì làm gì còn nhiều cơ hội học cho thành tài (như ông)?
Phận làm con cần biết lo thu xếp làm sao cho cha mẹ được săn sóc đầy đủ về vật chất, cho dù có phải đi xa cũng phải làm sao cho cha mẹ đừng lo lắng về mình, biết an ủi, thăm hỏi để cha mẹ yên tâm, không có cảm giác bị bỏ rơi mà tủi thân. Như vậy cũng có thể gọi là tròn chữ Hiếu.

==========
20. 子曰:三年无改於父之道,可谓孝矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vi hiếu hĩ.

Dịch nghĩa: ba năm (sau khi cha mất) mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu

Câu này chỉ là một phần của câu I.11, tưởng không cần bàn lại ở đây
==========
21. 子曰:父母之年,不可不知也。一则以喜,一则以惧
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Phụ mẫu chi niên, bất khả bất tri dã. Nhất tắc dĩ hỉ, nhất tắc dĩ cụ.

Dịch nghĩa: Tuổi tác của cha mẹ, (phận làm con) không thể không biết vậy. Một đằng là để mừng, đằng khác là để sợ.
---

Phiếm đàm: Biết tuổi của cha mẹ là bước đầu của sự quan tâm. Con cái cần phải quan tâm tới cha mẹ. Ngày tháng chồng chất, mái tóc mình đã ngã màu thì tóc mẹ cha đã hóa tuyết sương rồi. Mừng cho cha mẹ còn tại thế, nhưng tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu. Rồi có lúc như ngọn đèn trước gió.
Đành rằng chẳng ai ngăn được quá trình tự nhiên: Sinh-Lão-Bệnh-Tử tứ khổ, nhưng cái Hiếu thể hiện ở sự quan tâm. Thấy ngọn đèn yếu thì cố thêm dầu; thấy gió to thì lo che chắn. Mình có thể làm được gì thì hãy cố làm, đừng để mai này nghĩ lại phải ân hận!

==========
22. 子曰:古者言之不出,耻躬之不逮也
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã.

Dịch nghĩa: Người xưa khi không nói ra (thận trọng lời nói) là vì sợ phải xấu hỗ khi không giữ lời vậy
---

Phiếm đàm: Chữ Tín với hiền nhân là cực kỳ quan trọng; nó thể hiện giá trị con người. Lời nói của người có chữ Tín tự nó đã là một bảo chứng. Người quân tử phải giữ gìn chữ Tín của mình, không thể để khinh suất.
Ngày nay, khi thiên hạ không phân thị phi, trắng đen, chỉ nhìn vào biểu hiện bề ngoài "trông mặt mà bắt hình dong", vin vào cơ sở "hiện tượng là biểu hiện ra ngoài của bản chất". Điều này cũng đúng nếu ta có điều kiện quan sát đủ lâu để có nhận xét chính xác; nhưng thực tế đâu có được như vậy?
Nhiều kẻ cơ hội biết vậy, nên dùng vẻ bề ngoài để lừa người. Họ chuyên nói những từ hoa mỹ, đại ngôn để đề cao bản thân, hứa hẹn nhiều điều nhưng rồi không giữ lời.
Hành vi đó tuy có thể lừa người trong nhất thời, nhưng không vì thế mà người quân tử làm theo vậy!

==========
23 子曰:以约失之者 鲜矣
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Dĩ ước thất chi giả tiển hĩ.

Dịch nghĩa:
Các tác giả đều dịch theo ý “Khổng Tử nói : Ít có người biết tự tiết chế mà phạm lỗi”. hoặc : “Khổng tử: Người biết tự kiềm chế mình mà phạm sai lầm là rất ít.”

Hiểu theo nghĩa này có ý răn chúng ta cần biết tiết chế bản thân. Trước khi là chuyện gì cũng cần phải xem xét kỹ chính bản thân mình xem đã chu đáo hay chưa. CHúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát các yếu tố bên ngoài, nhưng hoàn toàn có thể chủ động trong khâu chuẩn bị, về suy nghĩ, động cơ của chính bản thân ta. Nếu tất cả các yếu tố chủ quan này đã được kiểm soát tốt nhất rồi thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Ngay cả nếu kết cục không thành công như ý muốn thì chí ít bản thân cũng không phạm sai lầm, cho dù kết quả thế nào chăng nữa.

Phiếm đàm:Có phải vì họ dịch thoát quá, diễn theo ý mình mà làm cho khi đối chứng với câu gốc thì thêm mù mờ khó hiểu chăng?
Lão tà cảm thấy chưa thông nên dùng từ điển Hán-Việt online mà tra. Lờ mờ hiểu rằng chữ “tiển” có 2 cách hiểu: là ít, hiếm hay là tươi sáng, tốt lành.
Nếu theo nghĩa hiếm thì câu tối nghĩa (tính toán trước đến điều mất mát, là người hiếm vậy); có thể các dịch giả trước muốn cho sáng ý nên hiểu theo nghĩa “hiếm phạm sai lầm” , từ đó diễn phần đầu thành ra “tự tiết chế”, chứ lão tra nát internet, chẳng thấy từ nào có nghĩa là tiết chế cả! Có chăng chữ “ước” còn có nghĩa là “thắt, bó”. Theo thiển ý, dịch theo hướng như vậy cũng tốt, nhưng chỉ e không đúng ý nguyên bản.  Mạn phép thêm dấu phẩy ngắt riêng 2 từ cuối thì thấy như vầy: “Khổng Tử nói: với những người biết lường trước tổn thất (có thể có) thì có thể đạt được điều tốt lành”.
Phàm thì tiên lượng theo hướng xấu rồi thì mình phải phòng ngừa hậu sự. Một khi đã chờ đợi điều xấu nhất mà vẫn làm, thì đương nhiên sẽ cẩn thận. Kết quả dù thế nào cũng tốt bằng hay hơn điều mong đợi, do đó sẽ là tích cực vậy!

==========
24. 子曰:君子欲讷於言而敏於行.
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành.

Dịch nghĩa: Khổng tử: Quân tử nói năng chậm rãi, thực hành thì nhanh nhẹn.

Phiếm đàm: Các nhận định này ăn sâu vào tư duy của người Việt chúng ta, ít nhất là nửa đầu câu nói. Việc ăn nói chậm rãi (ở mức vừa phải) cho thấy người nói rất tự tin, kiểm soát được điều mình đang nói.
Ngược lại, khi hành động thì cần nhanh nhẹn, dứt khoát, thể hiện mong muốn thực hiện được điều mình nói.
Điều này ngược lại với kẻ ba hoa bịp đời. Khi muốn "uốn ba tấc lưỡi" dụ dỗ người nghe thì thao thao bất tuyệt, thế nhưng khi làm thì lại chậm chạp, vì lẽ họ đâu có biết làm, hoặc đâu có để tâm vào công việc. Loại người này chỉ muốn an nhàn tấm thân và đẩy việc cho kẻ khác mà thôi. Dân ta có câu phê phán rằng "nói như rồng leo, làm như mèo mữa" là vậy!


==========
25. 子曰:德不孤,必有邻
Phiên âm Hán-Việt: Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói Người đạo đức không bao giờ cô đơn, ắt có bạn hữu gần gũi.

Phiếm đàm: Người là theo chuẩn mực đạo đức tất nhiên được người ta vị nể, tôn trọng. Nghĩ theo một góc độ nào đó, người có đạo đức từ trong đáy lòng hiểu rằng có nhiều người ngoài kia yêu mến mình nên họ (có thể) cảm thấy không cô đơn. Ví như chính Khổng Tử, khi cùng đường mạt lộ, nhìn quanh vẫn có một số học trò trung kiên theo sát bên mình chẳng rời. Vậy dù khó khăn ông vẫn không cô đơn, vẫn có bạn hữu.
Thế nhưng xã hội ngày càng tha hóa; thời của ông mà cũng chỉ có một nhúm người theo thì càng về sau, số người can đảm thể hiện rõ rệt chính kiến hẳn càng ít đi. Nếu bạn không có thế, không có tiền, thi hành đạo đức mà bị cường quyền bức hại, óc thể từ thâm tâm vẫn có nhiều người ngưỡng mộ bạn, bạn tự hiểu điều đó và không thấy cô đơn, nhưng  có thể bằng hữu cũng chỉ biết "kính nhi viễn chi" mà thôi (vì sợ liên lụy); còn người dưng thì lại càng lánh xa; có thể chẳng có nhiều bạn hữu gần gũi như Khổng Tử nói đâu!
Bọn Bại Chính nhận ra điều này nên chủ trương tha hóa quần chúng, làm cho đạo đức xã hội suy đồi, mặt khác kết bè kết đảng, gieo rắc sự sợ hãi để cô lập người khác chính kiến để duy trì thế lực của mình.
Chúng ta cần nhìn rõ vấn đề này, cần đề cao giáo dục đạo đức để làm thất bại âm mưu thâm độc đó
.
==========

26. 子游曰:事君数,斯辱矣;朊友数,斯疏矣

Phiên âm Hán-Việt: Tử Du viết: Sự quân sác, tư nhục hĩ; Bằng hữu sác, tư sơ hĩ.

Dịch nghĩa: Tử Du nói: Thờ vua mà hay tính toán quá, dễ chuốc lấy phiền toái lăng nhục; kết giao bạn bè mà luôn tính toán quá, dễ bị mọi người xa lánh.
----
Phiếm đàm:
Cụ Nguyễn Hiến Lê dịch chữ " sác" là can gián; dịch giả Phùng Hoài Ngọc thì dịch theo ý "kể ra sai lầm" của người kia. Không rõ bản chữ Hán của họ có giống nhau hay không. Tuy nhiên, hiểu như vậy thì ý nghĩa trái ngược với câu trên (câu 4.25). Không lẽ Luận Ngữ lại chỉ ra Tử Du dám phủ nhận quan điểm của Khổng Tử?
Cụ Nguyễn Hiến Lê cũng ghi nhận "Lại có người hiểu “sác” là khoe công lao (!)". Cách cụ đánh dấu than có lẽ chê cách hiểu này không đúng.
Tạm dùng bản chữ Hán theo sách của Phùng Hoài Ngọc, chữ "sác" - 数 , tra google translate thì được các nghĩa tiếng Anh sau: number, figure, calculation, count, several, best, repeatedly. Tiếng Việt thì chỉ có mỗi từ "số".
Theo ngu ý, để thuận theo mạch ý, cũng như tinh thần của Khổng Tử là khuyến khích làm điều đúng, thì chữ này nên hiểu là tính toán.
Cho dù giúp vua được việc nhưng cứ tính toán quá, kể lễ công lao quá thì vua sẽ bực mình, mà đã bực lâu ngày tất sẽ tỏ thái độ. Khi đó chịu nhục là khó tránh.
Chơi với bạn mà cứ tính toán, khoe tài khoe của tất chẳng ai ưa, bạn bè sẽ xa lánh vậy.
Cái lý đơn giản là vậy nhưng ở đời nhiều người vẫn không nhận ra, luôn luôn tìm cách khoe khoang, chứng tỏ ta đây hơn người thoe cách này hay cách khác. Bản thân họ có thể cũng bực bội khi thấy người khác khoe khoang, nhung khi chính bản thân khoe khoang lại không nhận ra vậy!
Chính vì thế mà triết lý Phật Giáo có nói "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình" :-)


Hết chương IV






Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Wed 31 Jan 2018, 19:54; sửa lần 8.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Cỏ Lạ Wed 30 Nov 2016, 21:36

Dịch nghĩa: Có thể dùng lễ nhượng mà trị nước được không?
Nếu mà không dùng được thì còn gì là lễ nữa?
---

Phiếm đàm: Khổng Tử vẫn còn mơ mộng về sự tự giác, nhường nhịn trong trị quốc. Ông luôn rao giảng rằng htời Nghiêu Thuấn lấy nhân trị nước mà trong nước được yên ổn, không trộm cắp.
Có thể thời bấy giờ dân số còn ít, cám dỗ vật chất chưa nhiều, người dân vẫn còn thiện lương nên có thể dùng D9ức mà cảm hoá được.
Ngày nay, khi mà phương Tây cùng với chủ nghĩa vật chất đã thắng thế, khi mà khoa học lấn dần chỗ của tâm linh trong con người thì sự tha hoá càng mạnh. Làm sao mà cảm hoá mọi người, thoát khỏi sự cám dỗ của lợi lộc? Chỉ cần vài kẻ không hiểu đạo lý, lợi dụng sự nhân nhượng của kẻ khác mà trục lợi thì sẽ gây nên sự so sánh hiệu quả của hành vi, thái độ. Người ta dễ dàng nhìn thấy rằng người làm theo đạo lý sẽ cực thân mà còn hay bị thiệt thòi, kẻ lưu manh càng dễ lợi dụng khi xã hội có nhiều người đạo đức; từ đó khiến họ nản lòng, không muốn đi theo con đường Đạo nữa. Huống hồ khi cái Ác đã dẫy đầy thì ai còn dám dấn thân theo đuổi việc thiện?
Khổng Tử cho rằng Lễ có khả năng cảm hoá vô cùng mạnh mẽ. Chỉ cần có người đứng đầu nhất mực theo Lễ thì xã hội sẽ tốt đẹp. Điều đó có vẻ viễn vông nếu đem ứng dụng trong xã hội ngày nay.
Vậy nên đồng ý rằng ta phải đề cao Lễ, nhưng phải có công cụ pháp chế minh bạch đi kèm để phát dương cái Lễ. Không có nó thì Lễ chỉ là một chủ nghĩa "cải lương", hình thức mà không có ý nghĩa thực tiễn
(Ở đây không lạm bàn về việc lạm dụng công cụ pháp chế, vì một thể chế tốt cần tạo bộ khung giám sát, và hạn chế lạm quyền)

Giải thích hay ai mà theo học chủ nghĩa triết học gì gì ..sẽ hiểu nhiều hơn .Theo mình nghĩ làm điều gì cũng phải Lễ nghĩa đúng đạo thì mới làm việc mới đúng đạo lý .Người lãnh đạo tốt hiẻu lẽ phải thì dân trí con người để hơn .Còn người trị quốc mà "dốt :thì con đâu ra đạo nghĩa lễ làm gì hi…Mình cần học Khổng Tủ chỗ này làm gì làm phải hiểu Lễ nghĩa cho con người mình được thiện tâm hơn Very Happy

Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Khổng Tử Phiếm Đàm - Page 3 Empty Re: Khổng Tử Phiếm Đàm

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết