Đất nước Miến Điện
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đất nước Miến Điện
Xưa nay người ta thường gọi Myanmar là “đất nước Chùa Vàng” vì ở Yangon có ngôi chùa Shwe Dagon vĩ đại mạ vàng và có rất nhiều chùa tháp mạ vàng lộng lẫy khác rải rác khắp đất nước. Thế nhưng hình ảnh kiến trúc thống trị ở đây không phải là “chùa vàng” mà là “chùa tháp”, vì số lượng tháp chùa ở xứ sở này vượt xa tất cả mọi quốc gia Phật giáo khác. Chúng nhiều đến nỗi rất khó có thể thống kê nổi. Chỉ riêng một ngôi chùa dưới chân đồi Mandalay ở cố đô đã có tới 730 toà tháp, hay một vườn tháp cổ ở ngoại thành phố này đã có tới trên 2.000 ngôi tháp.
Người ta ví tháp chùa ở Myanmar như nấm mọc trong rừng, chúng tồn tại hàng ngàn năm nay trên khắp đất nước và vẫn còn đang tiếp tục “mọc lên như nấm” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội.
Ở Myanmar, chùa gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”. Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư.
Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.
Mức sống của người dân Myanmar còn rất thấp, thậm chí phần lớn là nghèo khổ song chùa chiền thì phải khang trang, lộng lẫy, vì đó mới là nơi lưu giữ tâm hồn của người dân, cũng là ngôi nhà thứ hai của họ.
Không thể hình dung nổi biết bao tiền của đã được huy động và đóng góp tự nguyện để xây dựng chùa tháp và tượng Phật trong hàng ngàn năm qua, và vẫn đang được tiếp tục… Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.
Chùa vàng Shwe Dagon
Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại.
Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon, như khu Ba Đình của Hà Nội, rất gần khách sạn lưu trú của chúng tôi. Từ khách sạn, thấp thoáng qua tán cây rừng, toà tháp vàng khổng lồ, cao 99m, rực rỡ vươn thẳng lên bầu trời, hiện ra trước mắt du khách như niềm kiêu hãnh về khả năng sáng tạo của con người.
Không phải ngẫu nhiên, chúng tôi đã dành cho Shwe Dagon tới 2 cuộc viếng thăm, ghi hình: một vào ban ngày và một vào lúc hoàng hôn, bởi chỉ có thế mới khám phá được phần nào tầm vóc nguy nga tráng lệ của công trình, cũng như vẻ đẹp huyền bí của nó vào lúc chiều tà.
Quần thể kiến trúc to lớn này toạ lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại. Từ xa, chúng tôi đã thấy Shwe Dagon như một trái núi, và khi lên đến đỉnh đồi, tất cả đều bàng hoàng như lạc vào cung điện của Ngọc Hoàng vậy.
Trước mắt chúng tôi là một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, với khoảng 1.000 đơn thể hoàn chỉnh, muôn màu muôn vẻ trên một sân nền bằng phẳng, sạch bóng sang trọng với ngôi tháp vàng cao lớn, lộng lẫy ở chính giữa như điểm trọng tâm của vũ trụ.
Khách hành hương nhiều vô kể. Tất cả đều quần áo chỉnh tề. Công việc của họ là dâng hương hoa, lễ vật tại 1.000 đơn thể chùa, tháp quần tụ chung quanh ngôi tháp chính, trong đó có việc múc nước tắm cho các tượng Phật, rồi khoác lên trên cổ tượng Phật những vòng dây hoa lài tinh khiết, thơm phức với lòng tôn kính và mãn nguyện.
Sau các nghi lễ cầu nguyện, họ tìm cho mình một chỗ trên nền sân rộng mênh mông, cạnh một toà tháp, một bức tượng hoặc một ngôi chùa nào đó để ngồi tụng kinh và lần tràng hạt. Không ai được đi giày dép trên sân chùa bóng sạch, luôn có người lau chùi liên tục này. Phật tử tới lễ chùa hàng ngàn người nhưng không phải mua vé. Khách du lịch nước ngoài mua vé với giá 5USD.
Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, 214 275, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.
Cổng phía Nam có một đôi tượng sư tử khổng lồ, cao 9m, hướng về trung tâm thành phố. Tháp chính cao 99m, thuộc trường phái kiến trúc tháp “Hạ Miến”, có hình thù vươn cao và tinh tế hơn kiến trúc tháp “Thượng Miến”. Tháp Hạ Miến thường được bao quanh bằng 2 hoặc 3 hàng tháp nhỏ. Tháp Thượng Miến được bao quanh bằng 4 toà tháp khá lớn ở 4 góc.
Trong tất cả 1.000 đơn thể bao quanh tháp vàng trung tâm, có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số bức tượng và hình khắc sư tử, voi, thần Nát và quỷ dữ. Tầng nền dưới cùng là hàng loạt tượng quái vật mình người đầu thú, canh giữ 64 toà tháp cao 4m và các lối lên tầng trên.
Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, không chỉ to lớn mà còn rất cân đối về mặt tỷ lệ, chuẩn xác trong chi tiết, uy nghi, hài hoà trong hình dáng. Trong chiều cao 99m, có phần đỉnh cao 10m là bộ phận có cấu trúc rất công phu, gồm 7 vòng đai được dát vàng.
Toàn thân 10m đó, ngoài phần dát vàng, toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng có kích cỡ 30cm 30cm với tổng khối lượng 500kg, và được trang điểm bằng hàng ngàn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương, hồng ngọc (ruby) với hàng trăm chiếc chuông vàng.
Trên cùng là lá cờ đuôi nheo, có búp tròn là một quả cầu vàng, đường kính 25cm. Riêng cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.
Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.
Trần Đức Tuấn( Tạp chí Văn hóa Phật giáo)
Người ta ví tháp chùa ở Myanmar như nấm mọc trong rừng, chúng tồn tại hàng ngàn năm nay trên khắp đất nước và vẫn còn đang tiếp tục “mọc lên như nấm” ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Có thể nói chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội.
Ở Myanmar, chùa gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”. Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư.
Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.
Mức sống của người dân Myanmar còn rất thấp, thậm chí phần lớn là nghèo khổ song chùa chiền thì phải khang trang, lộng lẫy, vì đó mới là nơi lưu giữ tâm hồn của người dân, cũng là ngôi nhà thứ hai của họ.
Không thể hình dung nổi biết bao tiền của đã được huy động và đóng góp tự nguyện để xây dựng chùa tháp và tượng Phật trong hàng ngàn năm qua, và vẫn đang được tiếp tục… Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.
Chùa vàng Shwe Dagon
Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại.
Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon, như khu Ba Đình của Hà Nội, rất gần khách sạn lưu trú của chúng tôi. Từ khách sạn, thấp thoáng qua tán cây rừng, toà tháp vàng khổng lồ, cao 99m, rực rỡ vươn thẳng lên bầu trời, hiện ra trước mắt du khách như niềm kiêu hãnh về khả năng sáng tạo của con người.
Không phải ngẫu nhiên, chúng tôi đã dành cho Shwe Dagon tới 2 cuộc viếng thăm, ghi hình: một vào ban ngày và một vào lúc hoàng hôn, bởi chỉ có thế mới khám phá được phần nào tầm vóc nguy nga tráng lệ của công trình, cũng như vẻ đẹp huyền bí của nó vào lúc chiều tà.
Quần thể kiến trúc to lớn này toạ lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại. Từ xa, chúng tôi đã thấy Shwe Dagon như một trái núi, và khi lên đến đỉnh đồi, tất cả đều bàng hoàng như lạc vào cung điện của Ngọc Hoàng vậy.
Trước mắt chúng tôi là một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, với khoảng 1.000 đơn thể hoàn chỉnh, muôn màu muôn vẻ trên một sân nền bằng phẳng, sạch bóng sang trọng với ngôi tháp vàng cao lớn, lộng lẫy ở chính giữa như điểm trọng tâm của vũ trụ.
Khách hành hương nhiều vô kể. Tất cả đều quần áo chỉnh tề. Công việc của họ là dâng hương hoa, lễ vật tại 1.000 đơn thể chùa, tháp quần tụ chung quanh ngôi tháp chính, trong đó có việc múc nước tắm cho các tượng Phật, rồi khoác lên trên cổ tượng Phật những vòng dây hoa lài tinh khiết, thơm phức với lòng tôn kính và mãn nguyện.
Sau các nghi lễ cầu nguyện, họ tìm cho mình một chỗ trên nền sân rộng mênh mông, cạnh một toà tháp, một bức tượng hoặc một ngôi chùa nào đó để ngồi tụng kinh và lần tràng hạt. Không ai được đi giày dép trên sân chùa bóng sạch, luôn có người lau chùi liên tục này. Phật tử tới lễ chùa hàng ngàn người nhưng không phải mua vé. Khách du lịch nước ngoài mua vé với giá 5USD.
Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, 214 275, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.
Cổng phía Nam có một đôi tượng sư tử khổng lồ, cao 9m, hướng về trung tâm thành phố. Tháp chính cao 99m, thuộc trường phái kiến trúc tháp “Hạ Miến”, có hình thù vươn cao và tinh tế hơn kiến trúc tháp “Thượng Miến”. Tháp Hạ Miến thường được bao quanh bằng 2 hoặc 3 hàng tháp nhỏ. Tháp Thượng Miến được bao quanh bằng 4 toà tháp khá lớn ở 4 góc.
Trong tất cả 1.000 đơn thể bao quanh tháp vàng trung tâm, có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số bức tượng và hình khắc sư tử, voi, thần Nát và quỷ dữ. Tầng nền dưới cùng là hàng loạt tượng quái vật mình người đầu thú, canh giữ 64 toà tháp cao 4m và các lối lên tầng trên.
Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, không chỉ to lớn mà còn rất cân đối về mặt tỷ lệ, chuẩn xác trong chi tiết, uy nghi, hài hoà trong hình dáng. Trong chiều cao 99m, có phần đỉnh cao 10m là bộ phận có cấu trúc rất công phu, gồm 7 vòng đai được dát vàng.
Toàn thân 10m đó, ngoài phần dát vàng, toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng có kích cỡ 30cm 30cm với tổng khối lượng 500kg, và được trang điểm bằng hàng ngàn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương, hồng ngọc (ruby) với hàng trăm chiếc chuông vàng.
Trên cùng là lá cờ đuôi nheo, có búp tròn là một quả cầu vàng, đường kính 25cm. Riêng cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.
Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.
Trần Đức Tuấn( Tạp chí Văn hóa Phật giáo)
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Đất nước Miến Điện
Chùa Shwedagon về đêm
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Đất nước Miến Điện
Chùi, tưởng chủ quán viết ai vè rinh bài về. Phản đối gởi hình nhỏ giọt, ờ
Thi Mau- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009
Re: Đất nước Miến Điện
De mo? lai coi sao hen chu? qua'n
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: Đất nước Miến Điện
nuoc' mien dien nay` chac' ngheo lam' hen' HLT. ca nuoc' chi? c0' 1 ....mieng' dien.
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Đất nước Miến Điện
Chéc tối hù hén nnknnk đã viết:nuoc' mien dien nay` chac' ngheo lam' hen' HLT. ca nuoc' chi? c0' 1 ....mieng' dien.
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Similar topics
» Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
» Thời Hại Điện
» Non nước Phú Yên
» Cá với Nước bây giờ ra sao?
» Thiên Đường nước Mỹ
» Thời Hại Điện
» Non nước Phú Yên
» Cá với Nước bây giờ ra sao?
» Thiên Đường nước Mỹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47