Non nước Phú Yên
+10
chiều hoang
Huong ngoc
hoang
nnk
gia khanh
Thi Mau
Lôi Vũ
Hoàng Lão Tà
Cuội
huuhoi
14 posters
Trang 1 trong tổng số 4 trang
Trang 1 trong tổng số 4 trang • 1, 2, 3, 4
Non nước Phú Yên
Rõ ràng là người viết bao giờ cũng bị chi phối ít nhiều bởi cảm xúc của mình, đặc biệt khi nói về quê hương. Còn bây giờ thì HH đang làm cái việc đó đây! Thử rồi nhìn lại coi mình có cảm tình tốt hay xấu với nơi chôn nhau cắt rốn của mình
Có người nói Phú Yên bắt đầu chuyển mình sau khi tách tỉnh, mà đúng nghĩa là trở về hiện trạng trước 75; nhưng có lẽ chỉ thực sự thay đổi sau khi thị xã Tuy Hòa rục rịch lên đời, trở thành thành phố.
Nhiều con đường, khu dân cư mới được quy họach, nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư cũng góp phần thúc đẩy thay đổi bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên, cái thay đổi lớn nhất mà ai cũng "phải" nhận ra là giá cả leo thang một cách bất hợp lý. Chỉ dăm năm trước, ai đến Tuy Hòa ăn hàng cũng trầm trồ khi thanh toán với giá rẻ bất ngờ. Vậy mà giờ đây, giá cả đã có thể kề vai thích cánh với Sài gòn, Hà nội; thậm chí nhiều thứ còn cao hơn, đặc biệt trong mấy ngày Tết.
Con đường Hùng Vương mới mở gần đây, có lẽ là con đường đẹp nhất Tuy Hòa. Người ta thường đùa đây là con đường chia (hay nối liền) khu phong kiến và khu cộng sản.
Phải đính chính liền (kẻo bị sờ gáy) là không hề có ý kiến chính chị chính em gì cả, chỉ vì một bên đường là khu cũ, nơi hầu hết tên đường đều được đặt theo tên các nhân vật lịch sử thời phong kiến, còn bên kia là khu mới, tên đường đa số là các nhân vật thời cộng sản.
Ngay từ khi còn là dự án, giá nhà đất hai bên đường được các nhà đầu cơ đẩy lên đến chóng mặt. Vào đỉnh điểm, một lô đắc địa không có dưới 1 tỷ VNĐ (vào lúc đó thì giá đất các nơi cũng không cao hơn là mấy, chứ bây giờ ở Sài gòn này, giá đất 1 tỷ thì ... thường quá rồi ). Chỉ tội các cụ ông cụ bà hưu trí cũng tập tành đầu tư bất động sản, gom góp gia sản, vay mượn để mua đất chờ kiếm lời. Rồi thì khối người rút chân không kịp, đành ôm hận ...
Đó là nhìn từ góc độ u ám của vấn đề. Thực ra nhìn bề ngoài, Tuy Hòa thực sự đang thay da đổi thịt.
Nói tới đây thì mới thấy thiếu sót. Sao mình không nhớ chụp một tấm con đường Hùng Vương trình làng nhỉ! Không biết có đồng hương hay khách du lịch nào có thì góp cho một tấm, xin hậu tạ!
Bãi biển vẫn còn hàng dương thiếu thẩm mỹ như trước, nhưng đã khởi sắc với khu nhà hàng, hồ bơi của Thuận Thảo dựng lên. Một số khách sạn vừa xây dỡ dang đã bị ngưng do khủng hoảng kinh tế, chắc cũng sẽ được tiếp tục xây dựng một ngày gần đây, sẽ tạo ra bộ mặt mới cho khu phố biển. Bãi cát cũng được chăm sóc nên sạch hơn trước rất nhiều. Chiều chiều, cư dân địa phương kéo nhau xuống biển hóng gió, ngắm sóng biển và ... lũ trẻ giỡn sóng. Dịch vụ ăn nhậu cũng lập tức kéo theo: những nhà hàng bán kiên cố sát bên đường, cũng như các lều vải dựng ngay trên bãi cát vàng kịp thời đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp tới đây, cũng không thể thiếu các thúng hàng lưu động với ốc bưu hấp, trứng vịt lộn, xoài xanh, bánh kẹo các loại... Nếu không vì "thể diện" hay "thể hiện đẳng cấp" thì cứ ngồi bệt ra bãi cát, vừa ngắm biển, vừa ăn hàng rong là sướng nhất! Vừa rẻ, lại vừa mát!
Phải nói thêm rằng tạo hóa đã khá ưu đãi cho Phú Yên, mà cụ thể là thành phố Tuy Hòa. Không phải dễ dàng mà có được một nơi có một ngọn núi (không ra núi mấy vì chỉ thấp lè tè, nhưng được cái là cũng có một phía có vách đá dựng đứng để khỏi phải bị gọi là đồi) Nhạn nằm ngay giữa lòng thành phố, có con sông chùa uốn sát chân núi, trước khi đổ ra biển. Vậy là vừa núi, vừa sông, vừa biển chỉ trong vòng 1-2 cây số!
Trên đỉnh núi là một tháp chàm sừng sững. Tương truyền rằng nơi đây xảy ra vụ cá độ giữa vua Lê Thánh Tôn và vua Chiêm. Cá độ rằng ai xây tháp cao hơn và dễ phá hơn sẽ thắng. Dân Chàm quen lối xây tháp gạch, không ngờ quân Việt lại "lanh mưu" xây tháp gỗ. Kết cục, một mồi lửa làm tiêu ngay tháp Việt, còn tháp Chàm thì cứ còn mãi cho tới ngày nay... (đây là truyền thuyết dân gian "truyền khẩu", người viết không chịu trách nhiệm về giá trị lịch sử của nó)
Con đường Bạch đằng mới mở dọc theo sông Chùa, hứa hẹn trở thành con đường nên thơ của thành phố. Tuy nhiên, trước mắt nó đã trở thành điểm tập kết lý tưởng của dân nhậu mỗi chiều
Con sông Chùa, một phụ lưu của sông Đà Rằng (sông Ba) uốn quanh chân núi Nhạn:
Bên kia con sông Chùa là làng rau, hoa Ngọc Lãng:
Ngọc Lãng nhìn từ núi Nhạn:
Nhìn xa xa một chút, ngọn núi Chóp Chài cũng có một vị thế khá đặc biệt, tách biệt riêng mình:
Một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến với Phú Yên là Gành đá Dĩa. Một lời nhắn nhũ khẩn thiết cho các nhà xuất bản hay phê bình văn học, giới thiệu du lịch rằng "Đây là tiếng địa phương, dù đúng dù sai cũng xin chớ đổi sang "Gành đá Đĩa" mà tội nghiệp cho dân chúng vùng này lắm thay !
Thôi thì cũng khá mõi tay lóc cóc, chòn một vài hình chợ hoa xuân hay cảnh bắn pháo hoa trên tháp Nhạn thì ... để dành lúc khác vậy!
Có người nói Phú Yên bắt đầu chuyển mình sau khi tách tỉnh, mà đúng nghĩa là trở về hiện trạng trước 75; nhưng có lẽ chỉ thực sự thay đổi sau khi thị xã Tuy Hòa rục rịch lên đời, trở thành thành phố.
Nhiều con đường, khu dân cư mới được quy họach, nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư cũng góp phần thúc đẩy thay đổi bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên, cái thay đổi lớn nhất mà ai cũng "phải" nhận ra là giá cả leo thang một cách bất hợp lý. Chỉ dăm năm trước, ai đến Tuy Hòa ăn hàng cũng trầm trồ khi thanh toán với giá rẻ bất ngờ. Vậy mà giờ đây, giá cả đã có thể kề vai thích cánh với Sài gòn, Hà nội; thậm chí nhiều thứ còn cao hơn, đặc biệt trong mấy ngày Tết.
Con đường Hùng Vương mới mở gần đây, có lẽ là con đường đẹp nhất Tuy Hòa. Người ta thường đùa đây là con đường chia (hay nối liền) khu phong kiến và khu cộng sản.
Phải đính chính liền (kẻo bị sờ gáy) là không hề có ý kiến chính chị chính em gì cả, chỉ vì một bên đường là khu cũ, nơi hầu hết tên đường đều được đặt theo tên các nhân vật lịch sử thời phong kiến, còn bên kia là khu mới, tên đường đa số là các nhân vật thời cộng sản.
Ngay từ khi còn là dự án, giá nhà đất hai bên đường được các nhà đầu cơ đẩy lên đến chóng mặt. Vào đỉnh điểm, một lô đắc địa không có dưới 1 tỷ VNĐ (vào lúc đó thì giá đất các nơi cũng không cao hơn là mấy, chứ bây giờ ở Sài gòn này, giá đất 1 tỷ thì ... thường quá rồi ). Chỉ tội các cụ ông cụ bà hưu trí cũng tập tành đầu tư bất động sản, gom góp gia sản, vay mượn để mua đất chờ kiếm lời. Rồi thì khối người rút chân không kịp, đành ôm hận ...
Đó là nhìn từ góc độ u ám của vấn đề. Thực ra nhìn bề ngoài, Tuy Hòa thực sự đang thay da đổi thịt.
Nói tới đây thì mới thấy thiếu sót. Sao mình không nhớ chụp một tấm con đường Hùng Vương trình làng nhỉ! Không biết có đồng hương hay khách du lịch nào có thì góp cho một tấm, xin hậu tạ!
Bãi biển vẫn còn hàng dương thiếu thẩm mỹ như trước, nhưng đã khởi sắc với khu nhà hàng, hồ bơi của Thuận Thảo dựng lên. Một số khách sạn vừa xây dỡ dang đã bị ngưng do khủng hoảng kinh tế, chắc cũng sẽ được tiếp tục xây dựng một ngày gần đây, sẽ tạo ra bộ mặt mới cho khu phố biển. Bãi cát cũng được chăm sóc nên sạch hơn trước rất nhiều. Chiều chiều, cư dân địa phương kéo nhau xuống biển hóng gió, ngắm sóng biển và ... lũ trẻ giỡn sóng. Dịch vụ ăn nhậu cũng lập tức kéo theo: những nhà hàng bán kiên cố sát bên đường, cũng như các lều vải dựng ngay trên bãi cát vàng kịp thời đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp tới đây, cũng không thể thiếu các thúng hàng lưu động với ốc bưu hấp, trứng vịt lộn, xoài xanh, bánh kẹo các loại... Nếu không vì "thể diện" hay "thể hiện đẳng cấp" thì cứ ngồi bệt ra bãi cát, vừa ngắm biển, vừa ăn hàng rong là sướng nhất! Vừa rẻ, lại vừa mát!
Phải nói thêm rằng tạo hóa đã khá ưu đãi cho Phú Yên, mà cụ thể là thành phố Tuy Hòa. Không phải dễ dàng mà có được một nơi có một ngọn núi (không ra núi mấy vì chỉ thấp lè tè, nhưng được cái là cũng có một phía có vách đá dựng đứng để khỏi phải bị gọi là đồi) Nhạn nằm ngay giữa lòng thành phố, có con sông chùa uốn sát chân núi, trước khi đổ ra biển. Vậy là vừa núi, vừa sông, vừa biển chỉ trong vòng 1-2 cây số!
Trên đỉnh núi là một tháp chàm sừng sững. Tương truyền rằng nơi đây xảy ra vụ cá độ giữa vua Lê Thánh Tôn và vua Chiêm. Cá độ rằng ai xây tháp cao hơn và dễ phá hơn sẽ thắng. Dân Chàm quen lối xây tháp gạch, không ngờ quân Việt lại "lanh mưu" xây tháp gỗ. Kết cục, một mồi lửa làm tiêu ngay tháp Việt, còn tháp Chàm thì cứ còn mãi cho tới ngày nay... (đây là truyền thuyết dân gian "truyền khẩu", người viết không chịu trách nhiệm về giá trị lịch sử của nó)
Con đường Bạch đằng mới mở dọc theo sông Chùa, hứa hẹn trở thành con đường nên thơ của thành phố. Tuy nhiên, trước mắt nó đã trở thành điểm tập kết lý tưởng của dân nhậu mỗi chiều
Con sông Chùa, một phụ lưu của sông Đà Rằng (sông Ba) uốn quanh chân núi Nhạn:
Bên kia con sông Chùa là làng rau, hoa Ngọc Lãng:
Ngọc Lãng nhìn từ núi Nhạn:
Nhìn xa xa một chút, ngọn núi Chóp Chài cũng có một vị thế khá đặc biệt, tách biệt riêng mình:
Một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến với Phú Yên là Gành đá Dĩa. Một lời nhắn nhũ khẩn thiết cho các nhà xuất bản hay phê bình văn học, giới thiệu du lịch rằng "Đây là tiếng địa phương, dù đúng dù sai cũng xin chớ đổi sang "Gành đá Đĩa" mà tội nghiệp cho dân chúng vùng này lắm thay !
Thôi thì cũng khá mõi tay lóc cóc, chòn một vài hình chợ hoa xuân hay cảnh bắn pháo hoa trên tháp Nhạn thì ... để dành lúc khác vậy!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Cảnh đẹp, chụp rất nghệ thuật . Bài viết công phu , cảm ơn chủ quán
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Được Cuội khen như vầy, HH phỗng mũi lên, coi chừng nổ cái bụp đó!
Tranh thủ dán thêm mấy tấm hoa mai trắng nè:
Chà, nãy giờ bị đá lên đá xuống mệt quá!
Tranh thủ dán thêm mấy tấm hoa mai trắng nè:
Chà, nãy giờ bị đá lên đá xuống mệt quá!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Đừng để dành , sang năm có hình của sang năm mờ , hi hiThôi thì cũng khá mõi tay lóc cóc, chòn một vài hình chợ hoa xuân hay cảnh bắn pháo hoa trên tháp Nhạn thì ... để dành lúc khác vậy!
Lôi Vũ- Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
HH đâu có để dành chi tới sang năm dữ vậy, LV ờ!
Tết năm nay, không hí đón tết ở cái thành phố nhỏ bé này có vẻ kém phần nhộn nhịp. Không biết có phải do ảnh hưởng suy thoái kinh tế hay không.
MÀ có lẽ ở đâu cũng vậy, Tết cổ truyền dần dần mất đi cái ý nghĩa thiên gliêng của nó.
Ngày xưa, dù xa xôi cách trở cỡ nào, dù xe cộ khó khăn hơn nay gấp bội, cứ Tết là cảm giác nhớ nhà cứ thôi thúc , đòi về. Mà ngày xưa, không khí tết sôi nổi hơn nay nhiều. Từ rằm tháng chạp, đi đâu cũng thấy các nong nia đu đủ, thơm, ớt xắt lát phơi chật hiên nhà. Rồi thì khoảng 28-29, nhà nhà chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, lá chuối hột, dây nhựa ... gói bánh chưng, bánh tét.
Nhà tôi lúc đó lại có cái kiểu gói bánh chưng không giống ai: phải làm một khái khuôn bằng lá dừa để cái bánh chưng được vuông thành sắc cạnh. Thế là còn phải thêm cái khâu chặt lá dừa... đến khổ.
Lá chuối hột, lá dừa cắt về đem rửa sạch, hong ráo nước rồi phải lau từng lá một. Lũ nhóc chúng tôi phải nhận cái phần này.
Nếp được ngâm nước, thịt ướp gia vị, đậu xanh hầm lên rồi xay. Tôi cũng thường "bị" giao cho cái nhiệm vụ xay đậu xanh này. Cả nồi đậu xanh to tướng mà phải xay với cái xay nhỏ xíu, mỏi nhừ cả tay.
Rồi đến phần gói bánh. Những kẻ vụng về như tôi thì được đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, phải quanh quẩn chạy việc lặt vặt để có cơ hội được làm cho mấy cái bánh chưng, bánh ú nhỏ xíu, có thể ... thử ngay khi vớt bánh ra...
Thường thì đêm 29 là đêm nấu bánh. Ba chồng gạch xếp lại làm thành ông táo. "mày là con trai, không lo chuyện củi lửa thì còn ai làm"
Thế là tôi còn được giao thêm cái nhiệm vụ canh lửa và thêm củi khi lửa sắp tàn. Thường thì cũng chỉ chịu trách nhiệm tới nữa đêm. Những cây củi lớn được để dành đến lúc này mới cho vô lò, để có thể cháy lâu hơn, đỡ phải tốn công canh chừng.
Không có cái cảnh bà ngồi kể chuyện tới khuya nhưng việc canh bánh chưng bánh tét cũng là một chuyện mà hổng hiểu sao hồi đó mình ... ngu thế, cũng thích làm!
Rồi thì trong mấy ngày tết, lũ trẻ con mặc áo mới xúng xa xúng xinh tung tăng ngoài ngõ. Ngoài đường, từng chiếc xe ngựa chất đầy hành khách từ ngoại ô (mà hay bị gọi là từ nhà quê) vào thị xã chơi. Tội nghiệp, mặc quần áo mới vậy mà phải chen chúc chật chội trên xe, có người còn phải đu toòng ten như làm xiếc hoặc ngồi trên mui xe. Mà tội hơn cả là mấy con ngựa còm. Tết nhất mà phải làm việc nặng gấp mấy ngày thường!...
Năm nay, cái cảnh như vậy không còn nữa. Trẻ con cũng chẳng thấy tung tăng trước nhà. Không biết tại thiên hạ ít con hay trẻ con không biết Tết. CÓ người nói rằng bây giờ quanh năm đều là Tết, đều có đồ ăn ngon, áo mặc đẹp nên Tết không còn là cái gì hấp dẫn nữa. Các trò chơi dân gian thì không hấp dẫn bằng trò chơi điện tử, còn tụ điểm ăn chơi thì ... có quanh năm mà!
Thôi thì chí ít, năm nay Phú Yên còn có được tiết mục bắn pháo hoa đêm Giao thừa. Tỉnh chắc cũng phải chi bộn tiền cho tiết mục này. Có lẽ cũng phải đến 15-20 phút bắn liên tục. Một màn chào đón tốn kém cho một năm mới
Cảnh bắn pháo hoa từ núi Nhạn tháp
Thiên hạ đi xuất hành đầu năm, tập trung tại Ngã Năm xem pháo hoa:
Tết năm nay, không hí đón tết ở cái thành phố nhỏ bé này có vẻ kém phần nhộn nhịp. Không biết có phải do ảnh hưởng suy thoái kinh tế hay không.
MÀ có lẽ ở đâu cũng vậy, Tết cổ truyền dần dần mất đi cái ý nghĩa thiên gliêng của nó.
Ngày xưa, dù xa xôi cách trở cỡ nào, dù xe cộ khó khăn hơn nay gấp bội, cứ Tết là cảm giác nhớ nhà cứ thôi thúc , đòi về. Mà ngày xưa, không khí tết sôi nổi hơn nay nhiều. Từ rằm tháng chạp, đi đâu cũng thấy các nong nia đu đủ, thơm, ớt xắt lát phơi chật hiên nhà. Rồi thì khoảng 28-29, nhà nhà chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, lá chuối hột, dây nhựa ... gói bánh chưng, bánh tét.
Nhà tôi lúc đó lại có cái kiểu gói bánh chưng không giống ai: phải làm một khái khuôn bằng lá dừa để cái bánh chưng được vuông thành sắc cạnh. Thế là còn phải thêm cái khâu chặt lá dừa... đến khổ.
Lá chuối hột, lá dừa cắt về đem rửa sạch, hong ráo nước rồi phải lau từng lá một. Lũ nhóc chúng tôi phải nhận cái phần này.
Nếp được ngâm nước, thịt ướp gia vị, đậu xanh hầm lên rồi xay. Tôi cũng thường "bị" giao cho cái nhiệm vụ xay đậu xanh này. Cả nồi đậu xanh to tướng mà phải xay với cái xay nhỏ xíu, mỏi nhừ cả tay.
Rồi đến phần gói bánh. Những kẻ vụng về như tôi thì được đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, phải quanh quẩn chạy việc lặt vặt để có cơ hội được làm cho mấy cái bánh chưng, bánh ú nhỏ xíu, có thể ... thử ngay khi vớt bánh ra...
Thường thì đêm 29 là đêm nấu bánh. Ba chồng gạch xếp lại làm thành ông táo. "mày là con trai, không lo chuyện củi lửa thì còn ai làm"
Thế là tôi còn được giao thêm cái nhiệm vụ canh lửa và thêm củi khi lửa sắp tàn. Thường thì cũng chỉ chịu trách nhiệm tới nữa đêm. Những cây củi lớn được để dành đến lúc này mới cho vô lò, để có thể cháy lâu hơn, đỡ phải tốn công canh chừng.
Không có cái cảnh bà ngồi kể chuyện tới khuya nhưng việc canh bánh chưng bánh tét cũng là một chuyện mà hổng hiểu sao hồi đó mình ... ngu thế, cũng thích làm!
Rồi thì trong mấy ngày tết, lũ trẻ con mặc áo mới xúng xa xúng xinh tung tăng ngoài ngõ. Ngoài đường, từng chiếc xe ngựa chất đầy hành khách từ ngoại ô (mà hay bị gọi là từ nhà quê) vào thị xã chơi. Tội nghiệp, mặc quần áo mới vậy mà phải chen chúc chật chội trên xe, có người còn phải đu toòng ten như làm xiếc hoặc ngồi trên mui xe. Mà tội hơn cả là mấy con ngựa còm. Tết nhất mà phải làm việc nặng gấp mấy ngày thường!...
Năm nay, cái cảnh như vậy không còn nữa. Trẻ con cũng chẳng thấy tung tăng trước nhà. Không biết tại thiên hạ ít con hay trẻ con không biết Tết. CÓ người nói rằng bây giờ quanh năm đều là Tết, đều có đồ ăn ngon, áo mặc đẹp nên Tết không còn là cái gì hấp dẫn nữa. Các trò chơi dân gian thì không hấp dẫn bằng trò chơi điện tử, còn tụ điểm ăn chơi thì ... có quanh năm mà!
Thôi thì chí ít, năm nay Phú Yên còn có được tiết mục bắn pháo hoa đêm Giao thừa. Tỉnh chắc cũng phải chi bộn tiền cho tiết mục này. Có lẽ cũng phải đến 15-20 phút bắn liên tục. Một màn chào đón tốn kém cho một năm mới
Cảnh bắn pháo hoa từ núi Nhạn tháp
Thiên hạ đi xuất hành đầu năm, tập trung tại Ngã Năm xem pháo hoa:
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Đáng lẽ bài này phải mang lên phòng Đoản văn, tùy bútchủ quán, ờ
Thi Mau- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Cám ơn TM và Cuội chịu khó đọc bài!
Năm mới phát tài phát lộc, nhớ chia cho chủ quán với hén!
Năm mới phát tài phát lộc, nhớ chia cho chủ quán với hén!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Chủ quán viết hay vậy mà núp trong góc forumotion này phí quá chời
Lôi Vũ- Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Seo có tấm hình bị cắt 1 góc dị HH mình ơihuuhoi đã viết:HH đâu có để dành chi tới sang năm dữ vậy, LV ờ!
Tết năm nay, không hí đón tết ở cái thành phố nhỏ bé này có vẻ kém phần nhộn nhịp. Không biết có phải do ảnh hưởng suy thoái kinh tế hay không.
MÀ có lẽ ở đâu cũng vậy, Tết cổ truyền dần dần mất đi cái ý nghĩa thiên gliêng của nó.
Ngày xưa, dù xa xôi cách trở cỡ nào, dù xe cộ khó khăn hơn nay gấp bội, cứ Tết là cảm giác nhớ nhà cứ thôi thúc , đòi về. Mà ngày xưa, không khí tết sôi nổi hơn nay nhiều. Từ rằm tháng chạp, đi đâu cũng thấy các nong nia đu đủ, thơm, ớt xắt lát phơi chật hiên nhà. Rồi thì khoảng 28-29, nhà nhà chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, lá chuối hột, dây nhựa ... gói bánh chưng, bánh tét.
Nhà tôi lúc đó lại có cái kiểu gói bánh chưng không giống ai: phải làm một khái khuôn bằng lá dừa để cái bánh chưng được vuông thành sắc cạnh. Thế là còn phải thêm cái khâu chặt lá dừa... đến khổ.
Lá chuối hột, lá dừa cắt về đem rửa sạch, hong ráo nước rồi phải lau từng lá một. Lũ nhóc chúng tôi phải nhận cái phần này.
Nếp được ngâm nước, thịt ướp gia vị, đậu xanh hầm lên rồi xay. Tôi cũng thường "bị" giao cho cái nhiệm vụ xay đậu xanh này. Cả nồi đậu xanh to tướng mà phải xay với cái xay nhỏ xíu, mỏi nhừ cả tay.
Rồi đến phần gói bánh. Những kẻ vụng về như tôi thì được đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, phải quanh quẩn chạy việc lặt vặt để có cơ hội được làm cho mấy cái bánh chưng, bánh ú nhỏ xíu, có thể ... thử ngay khi vớt bánh ra...
Thường thì đêm 29 là đêm nấu bánh. Ba chồng gạch xếp lại làm thành ông táo. "mày là con trai, không lo chuyện củi lửa thì còn ai làm"
Thế là tôi còn được giao thêm cái nhiệm vụ canh lửa và thêm củi khi lửa sắp tàn. Thường thì cũng chỉ chịu trách nhiệm tới nữa đêm. Những cây củi lớn được để dành đến lúc này mới cho vô lò, để có thể cháy lâu hơn, đỡ phải tốn công canh chừng.
Không có cái cảnh bà ngồi kể chuyện tới khuya nhưng việc canh bánh chưng bánh tét cũng là một chuyện mà hổng hiểu sao hồi đó mình ... ngu thế, cũng thích làm!
Rồi thì trong mấy ngày tết, lũ trẻ con mặc áo mới xúng xa xúng xinh tung tăng ngoài ngõ. Ngoài đường, từng chiếc xe ngựa chất đầy hành khách từ ngoại ô (mà hay bị gọi là từ nhà quê) vào thị xã chơi. Tội nghiệp, mặc quần áo mới vậy mà phải chen chúc chật chội trên xe, có người còn phải đu toòng ten như làm xiếc hoặc ngồi trên mui xe. Mà tội hơn cả là mấy con ngựa còm. Tết nhất mà phải làm việc nặng gấp mấy ngày thường!...
Năm nay, cái cảnh như vậy không còn nữa. Trẻ con cũng chẳng thấy tung tăng trước nhà. Không biết tại thiên hạ ít con hay trẻ con không biết Tết. CÓ người nói rằng bây giờ quanh năm đều là Tết, đều có đồ ăn ngon, áo mặc đẹp nên Tết không còn là cái gì hấp dẫn nữa. Các trò chơi dân gian thì không hấp dẫn bằng trò chơi điện tử, còn tụ điểm ăn chơi thì ... có quanh năm mà!
Thôi thì chí ít, năm nay Phú Yên còn có được tiết mục bắn pháo hoa đêm Giao thừa. Tỉnh chắc cũng phải chi bộn tiền cho tiết mục này. Có lẽ cũng phải đến 15-20 phút bắn liên tục. Một màn chào đón tốn kém cho một năm mới
Cảnh bắn pháo hoa từ núi Nhạn tháp
Thiên hạ đi xuất hành đầu năm, tập trung tại Ngã Năm xem pháo hoa:
Viết hay lắm, sao ít quá dị huh ?
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Bị dzì rán hết sức chỉ nặn ra có bi nhiêu thui đó, GK ui!
Cám ơn TM, Cuội, LV, GK ghé đọc bài nhé!
Cám ơn TM, Cuội, LV, GK ghé đọc bài nhé!
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
HH cung đi nhiều quá sá, Phu yêN nnk có đi qua mà chưa ghé, coi như là 1 mat mac lơn
ban phao bong ton kém nhieu vay ma PY cung ban', xem ra PY chiu chơi ghê. PY có phai la quê cua HH kg?
ban phao bong ton kém nhieu vay ma PY cung ban', xem ra PY chiu chơi ghê. PY có phai la quê cua HH kg?
nnk- Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010
Re: Non nước Phú Yên
Hình như là vậy đó nnk ơi , đọc bài viết thì biết ngay thôinnk đã viết:HH cung đi nhiều quá sá, Phu yêN nnk có đi qua mà chưa ghé, coi như là 1 mat mac lơn
ban phao bong ton kém nhieu vay ma PY cung ban', xem ra PY chiu chơi ghê. PY có phai la quê cua HH kg?
hoang- Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Hì hì, chính thị!
HH là dân xứ Nẫu 100% nè !
Để minh họa thêm, HH gửi mấy tấm hình mờ mờ ảo ảo nữa nè
HH là dân xứ Nẫu 100% nè !
Để minh họa thêm, HH gửi mấy tấm hình mờ mờ ảo ảo nữa nè
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Bộ ở wê của thí chủ chỉ có KS Thuận Thảo và cầu Đà Rằng là nổi tiếng thui hử
Thi Mau- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Cái đó ... chắc tùy thuộc vào ý đồ người nào vẻ thêm vô cái hình này, rồi đưa lên mạng đó Mầu!
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Mờ mờ ảo ảo như vầy là tuyệt rùihuuhoi đã viết:Hì hì, chính thị!
HH là dân xứ Nẫu 100% nè !
Để minh họa thêm, HH gửi mấy tấm hình mờ mờ ảo ảo nữa nè
Cuội- Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Nghe nói sắp tới đây Duyên dáng VN lần thứ 22 sẽ được tổ chức ở Tuy Hòa, HH nhớ theo dõi nhé
Trực tiếp truyền hình trên VTV3 , VTV4 vào 20g30 ngày 21/3/2010
Trực tiếp truyền hình trên VTV3 , VTV4 vào 20g30 ngày 21/3/2010
Lôi Vũ- Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Hay hén , DDVN tổ chức ở đủ nơi hít , từ hải ngoại cho đến hải ..nội
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Ủa, có chiện này sao?
Vậy là dạo này PY làm rùm beng quá hén. Vừa rồi là Sao mai điểm hẹn, giờ tới DDVN. Không biết tình hình khách du lịch có tăng không nữa !
Vậy là dạo này PY làm rùm beng quá hén. Vừa rồi là Sao mai điểm hẹn, giờ tới DDVN. Không biết tình hình khách du lịch có tăng không nữa !
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Định vào góp lời mà cứ bị rớt ra hòai, chán quá , thôi H chào chủ nhà để đi về vậy
hoang- Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
hoang đã viết:Định vào góp lời mà cứ bị rớt ra hòai, chán quá , thôi H chào chủ nhà để đi về vậy
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Chủ nhà nghe nói dzị bùn waaaá
gia khanh- Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Chị HN có hình đường Hùng Vương nhiều lắm mà hong biết cất ở đâu, thôi góp với chủ quán vài tấm chụp hồi tết vậy
Trái gì đây ?
Trái gì đây ?
Huong ngoc- Tổng số bài gửi : 295
Join date : 28/12/2009
Re: Non nước Phú Yên
Cảm ơn hình đẹp và bài viết của HH, HN
chiều hoang- Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010
Trang 1 trong tổng số 4 trang • 1, 2, 3, 4
Similar topics
» Cá với Nước bây giờ ra sao?
» Thiên Đường nước Mỹ
» Đất nước Miến Điện
» Kinh hoàng nước cam vắt Twister
» Thiên Đường nước Mỹ
» Đất nước Miến Điện
» Kinh hoàng nước cam vắt Twister
Trang 1 trong tổng số 4 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47