Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Mấy ngày quanh Tết, trên mạng rộ lên vụ công quyền ngăn cản nhân sĩ đặt vòng hoa tưởng niệm chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979, nghe tới lại càng bực mình.
Không dám la to ngoài xã hội, đành về cái góc vắng này mà la cho xả xì-trét
Lục lọi tài liệu trên Wiki, cho nó trung lập:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
Tên gọi:
Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989),.[5]
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.[6]
Bối cảnh
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc:
Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moscow lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ.[7] Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.[8] Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.[7]
Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.[9] Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973.[10] Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".[9] Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.[11]
Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam[12] và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia,[13] Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.[12]
Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.[14] Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.[15]
Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.[16][17] Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc,[16] các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.[18] Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.[18] Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.[19]
Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.[20] Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.[21] Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976.[22] Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.[23]
Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.
Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.[24]
Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.[25]
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước.[26] Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.[26] Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.[26]
Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.[11] Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".[26]
Xung đột khu vực
Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.[14] Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ[27].
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.[28]
Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).[29]
Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."[19]
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.[30]
Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.[31]
Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía Nam của Trung Quốc.[32][33]. Trước khi có xung đột, Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống Đông Dương (bao gồm biển Đông]). Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Sau khi khống chế Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân Trung Quốc ở phía Bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:[34]
+ Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
+ Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
+ Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.
Tương quan lực lượng tham chiến
Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[35] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[36], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.[1] Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[37] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[34] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến
Không dám la to ngoài xã hội, đành về cái góc vắng này mà la cho xả xì-trét
Lục lọi tài liệu trên Wiki, cho nó trung lập:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
Tên gọi:
Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989),.[5]
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.[6]
Bối cảnh
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc:
Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moscow lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ.[7] Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.[8] Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.[7]
Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.[9] Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973.[10] Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".[9] Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.[11]
Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam[12] và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia,[13] Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.[12]
Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.[14] Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.[15]
Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.[16][17] Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc,[16] các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.[18] Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.[18] Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.[19]
Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.[20] Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.[21] Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976.[22] Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á.[23]
Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.
Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.[24]
Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.[25]
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước.[26] Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.[26] Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô. Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.[26]
Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.[11] Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".[26]
Xung đột khu vực
Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.[14] Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ[27].
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.[28]
Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).[29]
Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."[19]
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.[30]
Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.[31]
Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía Nam của Trung Quốc.[32][33]. Trước khi có xung đột, Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống Đông Dương (bao gồm biển Đông]). Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Sau khi khống chế Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân Trung Quốc ở phía Bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:[34]
+ Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao Bằng và Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
+ Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
+ Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.
Tương quan lực lượng tham chiến
Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[35] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[36], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.[1] Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[37] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[34] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến
Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Wed 06 Mar 2013, 12:49; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
... tiếp theo
Chuẩn bị:
Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam.[38] Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978.[39] Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới.[40] Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979.[28]
Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này".[41] Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế.[42][43]
Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô.[44]
Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của PLA (Quân đội giải phóng nhân dân: People liberation army) sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới.[45]
Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.[46]
Giai đoạn 1
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.[19][42] Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.[47] Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.[19]
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.[48]
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng.[47] Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.[49] Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.[49]
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[50] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[51] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.[19]
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.[50] Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.[48] Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.[52]
Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn,[53] Cùng ngày, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.
Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63)
Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.[19]
Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[53] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cùng từ Moskva bay tới Hà Nội.[53]
Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.[50]
Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.[54]
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.[51] Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.[55]
Diễn biến
Chuẩn bị:
Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam.[38] Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978.[39] Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới.[40] Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979.[28]
Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này".[41] Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế.[42][43]
Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam. Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô.[44]
Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của PLA (Quân đội giải phóng nhân dân: People liberation army) sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới.[45]
Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.[46]
Giai đoạn 1
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.[19][42] Cánh phía Đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía Tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.[47] Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.[19]
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa cài cắm từ lâu trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.[48]
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng.[47] Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.[49] Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở Tây Bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở Đông Bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.[49]
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[50] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[51] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.[19]
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.[50] Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.[48] Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 tiểu đoàn 4, 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.[52]
Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn,[53] Cùng ngày, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về.
Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63)
Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.[19]
Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[53] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí khí tài bay tới Hà Nội. Một phái đoàn quân sự của Liên Xô cùng từ Moskva bay tới Hà Nội.[53]
Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.[50]
Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.[54]
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.[51] Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.[55]
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
May anh ba tau tham lam qua ,ca mot nuoc TQ to lon nhu vay ,
ma con mon men xuong xam lam lanh tho cua VN nho xiu chua bang mot tinh cua TQ .
Day ma cac chu lanh dao nha minh ca tung la nuoc Anh Em lang gieng tot cua minh ne
phai cho cac chu lanh dao nghe bai hat "mot ngan nam no le giac tau " de may chu tinh ngu moi duoc ...LT oi.
ma con mon men xuong xam lam lanh tho cua VN nho xiu chua bang mot tinh cua TQ .
Day ma cac chu lanh dao nha minh ca tung la nuoc Anh Em lang gieng tot cua minh ne
phai cho cac chu lanh dao nghe bai hat "mot ngan nam no le giac tau " de may chu tinh ngu moi duoc ...LT oi.
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Đúng thiệt! Bởi vì các vị lãnh đạo đều giống 3 D (vừa dai, vừa dốt lại vừa dữ) nếu không bám vào đàn anh bên đó thì có ma nào nó thèm chơi, mất hết quyền lợi liền, nên đành hy sinh quyền lợi đất nước vì quyền lợi bản thân cho nó chắc!
tiếp nè:
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.[55]
Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.[54] Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.[54] Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[55] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng.[54] Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.[54]
Rút quân
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[56] Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.[57]
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.[58] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...[58]
Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.[59]
Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
tù binh Trung Quốc
Chiến dịch dân vận của Trung Quốc
Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày.[19] Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976.[60] Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc.[60]
Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam.[61] Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội. Hiện tại sau 34 năm vẫn có tới trên 90% người dân Trung Quốc quan niệm rằng, năm 1979 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc phải tự vệ đánh trả, cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của Việt Nam[62].
Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện.[63]
Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.[64] Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.[64] Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.[65]
O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...".[66]. Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.[66] Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa,[67] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn.[68] Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử.[69]
Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.[70]
Phản ứng quốc tế
Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[51] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[73] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.[74][75] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[76] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[28][77] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.[73] Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[78] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.[79]
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[74] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh.[56] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[80]
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
Đánh giáCả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy.[73]
Theo đánh giá của tác giả King C. Chen,[73] quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[81] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân,[81] quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;[82] không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.[83] Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[84] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc.[82]
Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[85] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.[56]
Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín.[86] Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.[28][77]
Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức.[31]
Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam".[87] Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ[88] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.[89]
Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[90] Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[91] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[92] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều.[93]
Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[94] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979.[95]
Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.[31] Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc.[31] Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài,[96] Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[31] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[31] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm.
Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.
Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[30] và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[30] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[97] Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung,[98] và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên".[26] Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".[99]
Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[100] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.
Tuy nhiên, các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vấn đề lãnh hải.
Chú thích1.^ a b c d e Zhang Xiaoming , "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), trang 851-874. Zhang cho biết: "Các tài liệu hiện hữu ước tính khoảng 25.000 quân Trung Quốc bị chết và 37.000 bị thương. Các nguồn gần đây từ Trung Quốc đánh giá có khoảng 6.900 chết và 15.000 bị thương, tổng số là 21.900 thương vong trên tổng số 300.000 quân tham chiến."
2.^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 429
3.^ a b c Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0-7864-0027-7. Clodfelter cho rằng 20.000 quân Trung Quốc chết trận là con số "khả dĩ".
4.^ a b M.Small & J.D.Singer, Resort to Arms : International and Civil Wars 1816-1980 (1982), trang 82 và 95
5.^ tiếng Trung: {{{1}}} "中越战争三十周年之际 两国关系发展令人关注". Radio France Internationale. 17 tháng 2 năm 2009. http://www.rfi.fr/actucn/articles/110/article_12107.asp. Truy cập 18 tháng 2 năm 2009.
6.^ Xem các nguồn Edward C. O'Dowd, Bùi Xuân Quang, Laurent Cesari, Gilles Férier.
7.^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 40
8.^ Lưu Văn Lợi. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002. trang 312
9.^ a b Nayan Chanda, tr. 134
10.^ Edward C. O'Dowd, tr. 41
11.^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 44
12.^ a b Nayan Chanda, tr. 212
13.^ Ví dụ các chuyến thăm của Võ Nguyên Giáp (Nayan Chanda, tr. 92), Phạm Văn Đồng năm 1977 (Nayan Chanda, tr. 93) nhằm xoa dịu quan hệ với Trung Quốc, các chuyến đi của Phan Hiền đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong đàm phán với Campuchia
14.^ a b Laurent Cesari, tr. 256
15.^ Nayan Chanda, tr. 88.
16.^ a b Evans và Rowley, tr. 51
17.^ Nguyễn Khắc Viện (1999). Vietnam, une longue histoire. Harmattan. 424. ISBN 2-7384-8503-0.
18.^ a b Laurent Cesari, tr. 255
19.^ a b c d e f g “A War of Angry Cousins”. Tạp chí Time (5 tháng 3 năm 1979). Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
20.^ Nayan Chanda, tr. 134-135
21.^ Edward C. O'dowd, tr. 43
22.^ Laurent Cesari, tr. 251
23.^ François Joyaux, tr. 282
24.^ D. Rancic, Politika (Belgrade), 8 tháng 3 1979, trang 1, FBIS, Số 51, trang A17- A1
25.^ China's "Punitive" War on Vietnam: A Military Assessment, Harlan W. Jencks, Asian Survey, Vol. 19, No. 8 (Aug., 1979), trang 801-815
26.^ a b c d e “Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979”. BBC (16 tháng 2 năm 1999).
27.^ “A Country Study: Vietnam - Foreign Relations - China”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (tháng 12 năm 1987). Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
28.^ a b c d e f g François Joyaux, tr. 240
29.^ Laurent Cesari, tr. 262
30.^ a b c Howard W. French, Malipo Journal; Was the War Pointless? China Shows How to Bury It, The New York Times, 1 tháng 3 năm 2005, truy nhập ngày 3/11/2008.
Howard W. French, In China, a war's memories are buried, International Herald Tribute, 2 tháng 3 năm 2005
31.^ a b c d e f Trọng Nghĩa (16 tháng 2 năm 2009). "30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ". RFI. http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2554.asp. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
32.^ Christopher Goscha (13/12/2001). “Comrade B on the Plot of the Reactionary Chinese Clique Against Vietnam” (bằng Tiếng Anh) định dạng (Pdf) trang 7. Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1979. Ngọc Thu dịch ngược từ bản tiếng Anh do Christopher Goscha dịch cho CWIHP, Woodrow Wilson International Center for Scholars This document is a translation of a copy of the extracts of the original. It was copied by hand in the Library of the People.s Army, Hanoi. Bản chính lưu trữ 10 tháng 7, 2011, 12:50 sáng. trích dẫn: Lời của Lê Duẩn năm 1979: Bản dịch tiếng Anh: Vietnam is resolved not to allow the Chinese to carry out their expansionist scheme. The recent battle [with China] was one round only... The Chinese now have a plot to attack [us] in order to expand southwards (Dịch ngược: Việt Nam quyết tâm không cho phép Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng. Trận chiến vừa rồi [với Trung Quốc] mới chỉ là hiệp đầu... Hiện Trung Quốc có một âm mưu tấn công [chúng ta] để bành trướng về phía Nam)
33.^ Tài liệu: Lê Duẩn nói về Trung Quốc, Nguyễn Trọng Tạo, 2:56 chiều ngày 31/10/2010, Bùi Xuân Bách dịch
34.^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 424
35.^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000. Hà Nội: NXB Giáo dục.
36.^ Edward C. O'dowd, có khoảng 80 ngàn dân quân các huyện phía nam Vân Nam và Quảng Tây được huy động, hàng vạn dân công cũng được huy động, trang 131-133
37.^ Lê Xuân Khoạ (2004). Việt Nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng. 211.
38.^ Edward C. O'Dowd, tr. 54
39.^ Bùi Xuân Quang, tr. 421
40.^ Nayan Chanda, tr. 350
41.^ Laurent Cesari, tr. 264
42.^ a b Laurent Cesari, tr. 265
43.^ François Joyaux, tr. 239
44.^ Bruce Elleman (20 tháng 4 năm 1996). “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict”. 1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Truy cập 16 tháng 2 năm 2007.
45.^ Mark A. Ryan, tr. 226-228
46.^ Mark A. Ryan, tr. 230
47.^ a b King C. Chen, tr. 106
48.^ a b Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 2: Ngày 17 tháng 2.
49.^ a b c King C. Chen, tr. 107
50.^ a b c d King C. Chen, tr. 108
51.^ a b c d “30 Yrs. After the China-Vietnam Border War”. Tạp chí Time. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
52.^ Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.
53.^ a b c King C. Chen, tr. 109
54.^ a b c d e Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 4: Trước cửa ngõ thị xã Lạng Sơn.
55.^ a b c King C. Chen, tr. 110
56.^ a b c d Laurent Cesari, tr. 266
57.^ a b c d King C. Chen, tr. 111
58.^ a b Huy Đức (9 tháng 2 năm 2009). Biên Giới Tháng Hai (2009-1979). Báo Sài Gòn Tiếp Thị. 6.
59.^ Edward O'dowd, trang 65
60.^ a b Nayan Chanda, trang 93
61.^ Edward C. O’Dowd, trang 134
62.^ "Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979". Thanhnien. 8 tháng 1 năm 2013. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx.
63.^ Edward C. O’Dowd, trang 134-135, 137: Theo tài liệu của Trung Quốc: đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quân khu Vũ Hán) đã thực hiện tốt chính sách dân vận.
64.^ a b Nayan Chanda, trang 358
65.^ Edward C. O’Dowd, trang 137
66.^ a b Edward C. O’Dowd, trang 138
67.^ Edward C. O’Dowd, trang 140-141
68.^ Edward C. O’Dowd, trang 141-142
69.^ Edward C. O’Dowd, trang 69
70.^ Edward C. O’Dowd, trang 142
71.^ Nayan Chanda, tr. 359
72.^ a b King C. Chen, tr. 112
73.^ a b c d King C. Chen, tr. 113
74.^ a b Gilles Férier, tr. 148
75.^ Theo "Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam" - Tập 2, NXB Quân đội Nhân dân, 1999, khoảng 19% số pháo Việt Nam tham chiến bị quân Trung Quốc chiếm
76.^ Russell D. Howard (tháng 9 năm 1999). “THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: "SHORT ARMS AND SLOW LEGS"”. Học Viện An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở Colorado. Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
77.^ a b Pierre Gentelle, ed (1989). l'Etat de la Chine. Paris: Editions la décoverte. 411. ISBN 2-7071-1877-X.
78.^ Edward O'Dowd, tr. 45.
79.^ Edward C. O’Dowd, trang 103
80.^ Marie-Claire Bergère (2000). La Chine de 1949 à nos jours. Paris: Armand Colin. 244. ISBN 2-200-25123-8.
81.^ a b King C. Chen, tr. 114
82.^ a b King C. Chen, tr. 115
83.^ King C. Chen, tr. 116
84.^ Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ (粟裕) báo cáo tại Kì họp thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần. Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần 16 ngày với 10 sư đoàn từ 6 quân khu (lực lượng bằng tổng hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh) để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn cách Hà Nội 85 dặm. Nguồn: Chen, tr. 114
85.^ Edward C. O'Dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War. Routledge. , tr. 46
86.^ Gilles Férier, tr. 149
87.^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10. . Chanda trích lời quan chức Trung Quốc tuyên bố rút lui ngày 5 tháng 3 năm 1979
88.^ O’Dowd, trang 91
89.^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10. . trang 10. Khu vực có giá trị tượng trưng tinh thần nhất là khoảng 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.
90.^ François Joyaux, tr. 242
91.^ Associated Press. “AROUND THE NATION; China Reports Repelling Vietnamese 'Invaders'”. New York Times.
92.^ Carlyle A. Thayer, tr. 6–7.
93.^ O’Dowd, trang 100
94.^ Terry McCarthy (27 tháng 9 năm 1999). "PINGXIANG: Border War, 1979. A Nervous China Invades Vietnam". http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2054325,00.html.
95.^ "Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War", Bruce Burton, International Journal, Vol. 34, No. 4, China: Thirty Years On (Autumn, 1979), trang 699-722
96.^ Trong khi Trung Quốc công khai đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, tháng 12 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nói với Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira rằng "Trung Quốc nên giữ chân Việt Nam ở Campuchia vì như vậy họ sẽ phải chịu đựng khổ sở ngày càng nhiều và sẽ không thể với tay tới Thái Lan, Malaysia, và Singapore. Đó là hành động khôn ngoan." Nayan Chanda, tr. 379.
97.^ a b Đoan Trang (15/02/2009 06:00 GMT+7). "Những bài ca biên giới không thể nào quên". Tuần ViệtNamNet. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nhung-bai-ca-bien-gioi-khong-the-nao-quen. Truy cập 20 tháng 2 năm 2012.
98.^ Nga Pham (16 tháng 2 năm 2009). "Vietnam tense as China war is marked". BBC News. http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7892296.stm. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
99.^ “Foreign Ministry Spokesperson Jiang Yu's Regular Press Conference on 17 tháng 2 năm 2009”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (18 tháng 2 năm 2009). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
100.^ Nguyễn Trường Giang, Tạp chí Cộng sản: Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc, cập nhật: 19:15' 27/2/2009
101.^ Nam Nguyễn (24 tháng 12 năm 2005). “Cha - con và chiến tranh”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
102.^ “Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho”. VTC (25 tháng 4 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
103.^ a b Ngọc Trần. “Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN”. VnExpress. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
104.^ “NSND Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn”. VnExpress (7 tháng 1 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
105.^ Nguyễn Duy Chiến (23 tháng 6 năm 2008). “Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo”. Tiền Phong Online. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
106.^ Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’
107.^ Đã có những hy sinh không được thừa nhận
108.^ “Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
109.^ “Bloodstained Glory sung by Helena Hung”. Ân xá Quốc tế tại Anh. Truy cập 23 tháng 2 năm 2009.
110.^ Mạc Ngôn (2008). Ma Chiến hữu. Phương Nam/NXB Văn học. 200. http://web.archive.org/web/20080404045144/http://www.phuongnamvh.com/vie/item_detail.asp?cat_id=534&item_id=9598. (ISBN 7105061596)
tiếp nè:
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía Đông Nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.[55]
Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng Tây Bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.[54] Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.[54] Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[55] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng.[54] Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.[54]
Rút quân
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Cũng ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[56] Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.[57]
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.[58] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...[58]
Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.[59]
Ngày 18 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.
tù binh Trung Quốc
Chiến dịch dân vận của Trung Quốc
Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày.[19] Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976.[60] Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc.[60]
Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam.[61] Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội. Hiện tại sau 34 năm vẫn có tới trên 90% người dân Trung Quốc quan niệm rằng, năm 1979 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc phải tự vệ đánh trả, cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của Việt Nam[62].
Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện.[63]
Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.[64] Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.[64] Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.[65]
O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...".[66]. Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.[66] Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa,[67] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn.[68] Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử.[69]
Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.[70]
Phản ứng quốc tế
Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[51] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[73] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.[74][75] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[76] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[28][77] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.[73] Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[78] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.[79]
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[74] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh.[56] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[80]
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
Đánh giáCả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy.[73]
Theo đánh giá của tác giả King C. Chen,[73] quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[81] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân,[81] quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;[82] không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.[83] Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[84] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc.[82]
Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[85] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.[56]
Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín.[86] Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.[28][77]
Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức.[31]
Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam".[87] Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ[88] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.[89]
Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[90] Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[91] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[92] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều.[93]
Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[94] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979.[95]
Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.[31] Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc.[31] Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài,[96] Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[31] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[31] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm.
Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.
Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[30] và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[30] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[97] Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung,[98] và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên".[26] Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".[99]
Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[100] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.
Tuy nhiên, các vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vấn đề lãnh hải.
Chú thích1.^ a b c d e Zhang Xiaoming , "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), trang 851-874. Zhang cho biết: "Các tài liệu hiện hữu ước tính khoảng 25.000 quân Trung Quốc bị chết và 37.000 bị thương. Các nguồn gần đây từ Trung Quốc đánh giá có khoảng 6.900 chết và 15.000 bị thương, tổng số là 21.900 thương vong trên tổng số 300.000 quân tham chiến."
2.^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 429
3.^ a b c Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0-7864-0027-7. Clodfelter cho rằng 20.000 quân Trung Quốc chết trận là con số "khả dĩ".
4.^ a b M.Small & J.D.Singer, Resort to Arms : International and Civil Wars 1816-1980 (1982), trang 82 và 95
5.^ tiếng Trung: {{{1}}} "中越战争三十周年之际 两国关系发展令人关注". Radio France Internationale. 17 tháng 2 năm 2009. http://www.rfi.fr/actucn/articles/110/article_12107.asp. Truy cập 18 tháng 2 năm 2009.
6.^ Xem các nguồn Edward C. O'Dowd, Bùi Xuân Quang, Laurent Cesari, Gilles Férier.
7.^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 40
8.^ Lưu Văn Lợi. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002. trang 312
9.^ a b Nayan Chanda, tr. 134
10.^ Edward C. O'Dowd, tr. 41
11.^ a b Edward C. O'Dowd, tr. 44
12.^ a b Nayan Chanda, tr. 212
13.^ Ví dụ các chuyến thăm của Võ Nguyên Giáp (Nayan Chanda, tr. 92), Phạm Văn Đồng năm 1977 (Nayan Chanda, tr. 93) nhằm xoa dịu quan hệ với Trung Quốc, các chuyến đi của Phan Hiền đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong đàm phán với Campuchia
14.^ a b Laurent Cesari, tr. 256
15.^ Nayan Chanda, tr. 88.
16.^ a b Evans và Rowley, tr. 51
17.^ Nguyễn Khắc Viện (1999). Vietnam, une longue histoire. Harmattan. 424. ISBN 2-7384-8503-0.
18.^ a b Laurent Cesari, tr. 255
19.^ a b c d e f g “A War of Angry Cousins”. Tạp chí Time (5 tháng 3 năm 1979). Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
20.^ Nayan Chanda, tr. 134-135
21.^ Edward C. O'dowd, tr. 43
22.^ Laurent Cesari, tr. 251
23.^ François Joyaux, tr. 282
24.^ D. Rancic, Politika (Belgrade), 8 tháng 3 1979, trang 1, FBIS, Số 51, trang A17- A1
25.^ China's "Punitive" War on Vietnam: A Military Assessment, Harlan W. Jencks, Asian Survey, Vol. 19, No. 8 (Aug., 1979), trang 801-815
26.^ a b c d e “Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979”. BBC (16 tháng 2 năm 1999).
27.^ “A Country Study: Vietnam - Foreign Relations - China”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (tháng 12 năm 1987). Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
28.^ a b c d e f g François Joyaux, tr. 240
29.^ Laurent Cesari, tr. 262
30.^ a b c Howard W. French, Malipo Journal; Was the War Pointless? China Shows How to Bury It, The New York Times, 1 tháng 3 năm 2005, truy nhập ngày 3/11/2008.
Howard W. French, In China, a war's memories are buried, International Herald Tribute, 2 tháng 3 năm 2005
31.^ a b c d e f Trọng Nghĩa (16 tháng 2 năm 2009). "30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ". RFI. http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2554.asp. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
32.^ Christopher Goscha (13/12/2001). “Comrade B on the Plot of the Reactionary Chinese Clique Against Vietnam” (bằng Tiếng Anh) định dạng (Pdf) trang 7. Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1979. Ngọc Thu dịch ngược từ bản tiếng Anh do Christopher Goscha dịch cho CWIHP, Woodrow Wilson International Center for Scholars This document is a translation of a copy of the extracts of the original. It was copied by hand in the Library of the People.s Army, Hanoi. Bản chính lưu trữ 10 tháng 7, 2011, 12:50 sáng. trích dẫn: Lời của Lê Duẩn năm 1979: Bản dịch tiếng Anh: Vietnam is resolved not to allow the Chinese to carry out their expansionist scheme. The recent battle [with China] was one round only... The Chinese now have a plot to attack [us] in order to expand southwards (Dịch ngược: Việt Nam quyết tâm không cho phép Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng. Trận chiến vừa rồi [với Trung Quốc] mới chỉ là hiệp đầu... Hiện Trung Quốc có một âm mưu tấn công [chúng ta] để bành trướng về phía Nam)
33.^ Tài liệu: Lê Duẩn nói về Trung Quốc, Nguyễn Trọng Tạo, 2:56 chiều ngày 31/10/2010, Bùi Xuân Bách dịch
34.^ a b Bùi Xuân Quang, tr. 424
35.^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000. Hà Nội: NXB Giáo dục.
36.^ Edward C. O'dowd, có khoảng 80 ngàn dân quân các huyện phía nam Vân Nam và Quảng Tây được huy động, hàng vạn dân công cũng được huy động, trang 131-133
37.^ Lê Xuân Khoạ (2004). Việt Nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng. 211.
38.^ Edward C. O'Dowd, tr. 54
39.^ Bùi Xuân Quang, tr. 421
40.^ Nayan Chanda, tr. 350
41.^ Laurent Cesari, tr. 264
42.^ a b Laurent Cesari, tr. 265
43.^ François Joyaux, tr. 239
44.^ Bruce Elleman (20 tháng 4 năm 1996). “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict”. 1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Truy cập 16 tháng 2 năm 2007.
45.^ Mark A. Ryan, tr. 226-228
46.^ Mark A. Ryan, tr. 230
47.^ a b King C. Chen, tr. 106
48.^ a b Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 2: Ngày 17 tháng 2.
49.^ a b c King C. Chen, tr. 107
50.^ a b c d King C. Chen, tr. 108
51.^ a b c d “30 Yrs. After the China-Vietnam Border War”. Tạp chí Time. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
52.^ Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.
53.^ a b c King C. Chen, tr. 109
54.^ a b c d e Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 4: Trước cửa ngõ thị xã Lạng Sơn.
55.^ a b c King C. Chen, tr. 110
56.^ a b c d Laurent Cesari, tr. 266
57.^ a b c d King C. Chen, tr. 111
58.^ a b Huy Đức (9 tháng 2 năm 2009). Biên Giới Tháng Hai (2009-1979). Báo Sài Gòn Tiếp Thị. 6.
59.^ Edward O'dowd, trang 65
60.^ a b Nayan Chanda, trang 93
61.^ Edward C. O’Dowd, trang 134
62.^ "Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979". Thanhnien. 8 tháng 1 năm 2013. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx.
63.^ Edward C. O’Dowd, trang 134-135, 137: Theo tài liệu của Trung Quốc: đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quân khu Vũ Hán) đã thực hiện tốt chính sách dân vận.
64.^ a b Nayan Chanda, trang 358
65.^ Edward C. O’Dowd, trang 137
66.^ a b Edward C. O’Dowd, trang 138
67.^ Edward C. O’Dowd, trang 140-141
68.^ Edward C. O’Dowd, trang 141-142
69.^ Edward C. O’Dowd, trang 69
70.^ Edward C. O’Dowd, trang 142
71.^ Nayan Chanda, tr. 359
72.^ a b King C. Chen, tr. 112
73.^ a b c d King C. Chen, tr. 113
74.^ a b Gilles Férier, tr. 148
75.^ Theo "Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam" - Tập 2, NXB Quân đội Nhân dân, 1999, khoảng 19% số pháo Việt Nam tham chiến bị quân Trung Quốc chiếm
76.^ Russell D. Howard (tháng 9 năm 1999). “THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: "SHORT ARMS AND SLOW LEGS"”. Học Viện An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở Colorado. Truy cập 24 tháng 2 năm 2009.
77.^ a b Pierre Gentelle, ed (1989). l'Etat de la Chine. Paris: Editions la décoverte. 411. ISBN 2-7071-1877-X.
78.^ Edward O'Dowd, tr. 45.
79.^ Edward C. O’Dowd, trang 103
80.^ Marie-Claire Bergère (2000). La Chine de 1949 à nos jours. Paris: Armand Colin. 244. ISBN 2-200-25123-8.
81.^ a b King C. Chen, tr. 114
82.^ a b King C. Chen, tr. 115
83.^ King C. Chen, tr. 116
84.^ Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ (粟裕) báo cáo tại Kì họp thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần. Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần 16 ngày với 10 sư đoàn từ 6 quân khu (lực lượng bằng tổng hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh) để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn cách Hà Nội 85 dặm. Nguồn: Chen, tr. 114
85.^ Edward C. O'Dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War. Routledge. , tr. 46
86.^ Gilles Férier, tr. 149
87.^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10. . Chanda trích lời quan chức Trung Quốc tuyên bố rút lui ngày 5 tháng 3 năm 1979
88.^ O’Dowd, trang 91
89.^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. 10. . trang 10. Khu vực có giá trị tượng trưng tinh thần nhất là khoảng 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.
90.^ François Joyaux, tr. 242
91.^ Associated Press. “AROUND THE NATION; China Reports Repelling Vietnamese 'Invaders'”. New York Times.
92.^ Carlyle A. Thayer, tr. 6–7.
93.^ O’Dowd, trang 100
94.^ Terry McCarthy (27 tháng 9 năm 1999). "PINGXIANG: Border War, 1979. A Nervous China Invades Vietnam". http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2054325,00.html.
95.^ "Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War", Bruce Burton, International Journal, Vol. 34, No. 4, China: Thirty Years On (Autumn, 1979), trang 699-722
96.^ Trong khi Trung Quốc công khai đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, tháng 12 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nói với Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira rằng "Trung Quốc nên giữ chân Việt Nam ở Campuchia vì như vậy họ sẽ phải chịu đựng khổ sở ngày càng nhiều và sẽ không thể với tay tới Thái Lan, Malaysia, và Singapore. Đó là hành động khôn ngoan." Nayan Chanda, tr. 379.
97.^ a b Đoan Trang (15/02/2009 06:00 GMT+7). "Những bài ca biên giới không thể nào quên". Tuần ViệtNamNet. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nhung-bai-ca-bien-gioi-khong-the-nao-quen. Truy cập 20 tháng 2 năm 2012.
98.^ Nga Pham (16 tháng 2 năm 2009). "Vietnam tense as China war is marked". BBC News. http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7892296.stm. Truy cập 17 tháng 2 năm 2009.
99.^ “Foreign Ministry Spokesperson Jiang Yu's Regular Press Conference on 17 tháng 2 năm 2009”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (18 tháng 2 năm 2009). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
100.^ Nguyễn Trường Giang, Tạp chí Cộng sản: Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc, cập nhật: 19:15' 27/2/2009
101.^ Nam Nguyễn (24 tháng 12 năm 2005). “Cha - con và chiến tranh”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
102.^ “Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho”. VTC (25 tháng 4 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
103.^ a b Ngọc Trần. “Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN”. VnExpress. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
104.^ “NSND Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn”. VnExpress (7 tháng 1 năm 2006). Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
105.^ Nguyễn Duy Chiến (23 tháng 6 năm 2008). “Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo”. Tiền Phong Online. Truy cập 21 tháng 2 năm 2009.
106.^ Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’
107.^ Đã có những hy sinh không được thừa nhận
108.^ “Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
109.^ “Bloodstained Glory sung by Helena Hung”. Ân xá Quốc tế tại Anh. Truy cập 23 tháng 2 năm 2009.
110.^ Mạc Ngôn (2008). Ma Chiến hữu. Phương Nam/NXB Văn học. 200. http://web.archive.org/web/20080404045144/http://www.phuongnamvh.com/vie/item_detail.asp?cat_id=534&item_id=9598. (ISBN 7105061596)
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Bởi vì các vị lãnh đạo đều giống 3 D (vừa dai, vừa dốt lại vừa dữ)
Đúng là chỉ vào xó này la to ,xã sờ trét !
Những bài báo này hấp dẫn và cũng phải tập cho ai có tính kiên nhẫn ,chịu khó ngồi đọc hiểu thêm kiến thức .Cảm ơn LT !
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Còn ai muốn coi bằng hình ảnh cụ thể cảnh đốt phá thì vô đây nhé:
Các clip này từ nước ngoài, hổng hiểu gì cả :-)
Đáng hận là bọn người đã dấu nhẹm thông tin còn ngăn cản những người tưởng niệm chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc:
Mời đọc:
Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo in đậm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngả xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.
Theo một cách nhìn và cách nghĩ “tích cực” thì đây là một dịp cũng thật là tuyệt vời để nâng cao nhận thức cho toàn dân nhằm “quán triệt” một chủ trương, đường lối đã định hình từ một sự cam kết nào đó chưa dám nói ra. Không nói, song bằng sự câm lặng của tất cả các trang báo từ trung ương đến địa phương tuân theo cây gậy chỉ huy từ nơi cao nhất đã “nói” rất rõ ràng. Nếu lại gắn kết với cách hành xử của các thế lực cầm quyền từ to tới nhỏ đối với những vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, những nhân sĩ trí thức và những thanh niên, sinh viên yêu nước dâng hương và đặt hoa ở những nơi trang nghiêm để tưởng niệm những người con yêu của dân tộc hy sinh vì sự toàn vẹn của tổ quốc, sẽ thấy rõ mồn một ai là ai đang ngự trị trên mảnh đất thiêng thấm đẫm máu Việt Nam này. Người ta đang cố cam kết giữ “tình hữu nghị“, không muốn để những người “cùng chung ý thức hệ” phật lòng nên đã nhẫn tâm quay lưng lại với đồng chí đồng đội, cam lòng bỏ quên một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc giết hại hàng chục vạn đồng bào chiến sĩ của mình. Ai đó cố tình bỏ quên, nhưng lịch sử của dân tộc thì đã từng ghi xương khắc cốt tội ác quân xâm lược Trung Quốc đã gây nên trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, tiếp tục tội ác của bọn Pôn Pốt và bọn quan thầy Trung Quốc của chúng gây ra trên vùng biên giới phía Tây Nam năm 1978 khiến “trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi” như xưa kia cha ông chúng đã làm mà Nguyễn Trãi đã lên án trong “Bình Ngô đại cáo“. Làm sao có thể bỏ quên một cuộc chiến tranh làm đổ máu hàng chục vạn người con yêu của tổ quôc, máu người đâu phải là nước lã! Vì thế mà Trần Hưng Đạo “ ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm rằng chưa được sả thịt lột da quân giặc dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa cũng cam lòng” từng viết trong “Hịch tướng sĩ ” để khơi động ý chí cứu nước của các tướng sĩ “sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan” không chịu “để tiếng xấu muôn đời” để không phải tự vấn lương tâm “còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa“?
Vì thế mà nói, tập họp nhau dưới chân tượng Đức Thánh Trần là sự lựa chọn ” tối ưu” để tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh nhân kỷ niệm ngày 17.2 bởi lẽ lịch sử là một nhân tố mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào có thể trường tồn và phát huy sức mạnh bất tận của nó được. Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí quật cường thì vời đến vị tướng đã được nhân dân phong Thánh, “Đức Thánh Trần” thì còn có nơi nào bằng?
Bầu trời xanh một màu xanh khắc khoải bên trên bức tượng vì nó ẩn chứa quá nhiều những mông lung và cay đắng trong suy tư của những con người hôm nay đang tập hợp dưới chân Ngài, hình ảnh tiêu biểu nhất cho bản lĩnh, khí phách của dân tộc, biểu tượng tuyệt vời của tư thế hiên ngang, quật cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. Tại đây, một quá khứ gần và một quá khứ xa ít hay nhiều hòa quyện vào nhau trong sự đa dạng sống động của thời hiện tại đang có quá nhiều những nghịch lý và ẩn số. Cho nên, một ngẫu nhiên tình cờ cũng gợi lên sự thăng hoa trong liên tưởng, khi bất chợt các cột nước dưới chân tượng bật phun lên trắng xóa đúng lúc mọi người tề tựu chuẩn bị cho lễ dâng hoa tưởng niệm. Tường thuật lại hiện tượng này, một nhà thơ đặt câu hỏi : đây là sự ủng hộ ngầm của những người phụ trách công viên hay là một tình cờ tuyệt đẹp, hoặc phải chăng có phảng phất yếu tố tâm linh?
Mọi suy đoán đều có thể. Thì chẳng phải Nguyễn Đình Chiểu từng xúc động về “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ” khiến cho “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm” khi nghĩ đến những nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đó sao? Làm sao lại không có sự xao động huyền ảo tâm linh khi nghĩ về những người đã ngã xuống vì lẽ tồn vong của Tổ quốc? Nhất là khi đứng dưới chân Đức Thánh Trần, biểu tượng chói sáng của lòng yêu nước thì làm sao ngăn được sức trào dâng của nỗi niềm đất nước trong tâm tư của những người đến đây hôm nay vì không muốn là kẻ “thấy quốc sỉ mà không biết thẹn” như Ngài đã trách mắng trong Hịch Tướng Sĩ!
Vị anh hùng dân tộc duy nhất được nhân dân phong Thánh ấy chính là biểu tượng cao đẹp nhất của người hết lòng vì nước, không bợn một chút toan tính riêng tư nhỏ hẹp vì lợi ích, quyền lực hay dục vọng của riêng mình. Dẹp bỏ tư thù,Vương không theo ý cha mình là Yên Sinh vương Trần Liễu,[anh ruột của Trần Cảnh tức là Trần Thái Tông] căn dặn trước lúc lâm chung phải giành lại ngôi báu, mà chỉ dốc lòng lo cho trăm họ, toàn tâm vì việc nước. Khi Quốc Tảng, người con trai thứ hai, lộ ra ý muốn tranh đoạt ngôi báu, Vương tức giận mắng rằng “tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu này mà ra“, rút kiếm toan chém đứa con bất hiếu rồi dặn người con trưởng : “sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng“. Để giữ sự đồng lòng dốc sức đánh giặc, Vương chủ động xóa bỏ sự hiềm khích với Trần Quang Khải, con thứ ba của Trần Thái Tông, em ruột Trần Thánh Tông, nhún nhường không ngồi vào ghế tể tướng [Thái sư] của Chiêu Minh Vương để tiếp sứ, cho dù đó là sự sắp đặt của vua Trần Thái Tông. Không chút gợn tâm về cái ghế tể tướng, chỉ một lòng cứu nước, cứu dân, đấy chính là phẩm tính cao cả của Trần Hưng Đạo
Người dốc lòng lo việc nước cũng là người hiểu rõ sức mạnh của dân, không có dân thì không còn nước. Cho nên “khoan sức cho dân, lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc” là tư tưởng chỉ đạo của người gánh trọng trách quốc gia. Được lòng dân là giữ được nước, mất dân thì sớm muộn nước cũng mất. Càng hiểu như vậy, càng thấy ý nghĩa sâu xa của tâm thế dân tộc tôn Trần Hưng Đạo là danh tướng bậc nhất trong lịch sử đất nước, hơn nữa với nhân dân, Ngài là một vị Thánh, không chỉ vì sự nghiệp hiển hách đánh tan tác đế quốc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, mà còn vì phẩm tính cao cả của vị danh tướng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Sâu sắc biết bao khi Trương Hán Siêu, tác giả của “Bạch Đằng Giang phú ” kết thúc áng văn bất hủ:“Sông Đằng một dải dài ghê, sóng xô cuồn cuộn trôi về Biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.
Kẻ bất nghĩa và người anh hùng thì đời nào chẳng có. Và dường như cũng thành quy luật, “kẻ bất nghĩa” bao giờ cũng phải đội cái lốt “chính danh” để lừa bịp người nhẹ dạ cả tin, tạo ra tình trạng vàng thau lẫn lộn, để dễ bề dựa vào bạo lực để giữ được quyền uy. Đặc biệt là ở vào thời đoạn của buổi thoái trào, thì chuyện này càng phơi bày rõ rệt. Trên dòng sông chảy xiết, ở những khúc quanh đổ ngoặt, váng bẩn nổi cả lên mặt nước! Nhưng điều đó không ngăn được sức cuộn chảy từ bên dưới! Ấy vậy mà sức cuộn chảy đó mới quyết định tốc độ của dòng sông xuôi về biển cả.
Trong dòng chảy thời gian, những triều đại sinh thành, hưng thịnh và rồi tiêu vong, chỉ có nhân dân là bất tử. Chuyện này không có gì mới! Một nghìn năm trước, thiền sư Vạn Hạnh đã gợi ra hình ảnh : “Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, thịnh suy nối tiếp nhau chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ mà thôi! Cho nên, “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy”, ngẫm và hiểu cái lý của thịnh suy như vậy thì có gì đáng phải sợ hãi? Nhìn diễn tiến thịnh suy của một triều đại mà chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ, đôi mắt ấy đã thấu đến cái lẽ vô cùng. Vậy mà, ngẫm cho kỹ, đôi mắt ấy xem ra có cái gì đó rất hiện đại. Thì chẳng thế sao, Marcel Proust, văn hào hiện đại Pháp có câu nói bất hủ “một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”.
Đôi mắt mới ấy sẽ nhìn ra những điều mà một đầu óc hạn hẹp, thiển cận và nô lệ vào những định kiến và những tín điều ẩm mốc sẽ không thể nào nhìn ra được. Khi mà các cụ ta cách đây cả nghìn năm xem chuyện thịnh suy chỉ như hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ, thì chẳng phải đã xác lập một cách nhìn nhận sự vật trong mối tương quan biện chứng giữa động và tĩnh đó sao? Vì rằng, “trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong” đó là tri thức sơ đẳng về biện chứng của sự vận động và phát triển. Chỉ có điều, cái “hiện thực đang tiêu vong” ấy không dễ dàng nhường chỗ cho cái mới. Sự giãy dụa, cùng quẫy là đương nhiên! Mồm có thể rất sính nói về biện chứng nhưng não trạng và hành vi thì cố trì kéo cái cũ ruỗng nát và đang tiêu vong! Điều này chẳng lạ. Thì đó, Hégel quả là sâu sắc khi chỉ ra rằng “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá”.
Không thể coi thường sự giãy dụa của cái cũ trước áp lực của cái mới, vì cái cũ ấy đang được “tập quán thần thánh hóa“. Và chính cái quán tính lịch sử ấy đang hà hơi tiếp sức cho thực thể đã ruỗng nát tự bên trong, cố níu kéo cái không thể níu kéo. Vì thế, lịch sử lại chứng kiến những bi kịch của sự tô son vẽ phấn cái bên ngoài để che lấp cái bên trong ấy. Mà oái oăm thay, sự lừa mị ấy đôi khi vẫn có được thế thượng phong cho dù hết sức bấp bênh chao đảo, nhằm kéo dài cơn hấp hối. Vì vậy, bi kịch trở thành hài kịch, nói theo ý của Karl Marx ” là để cho nhân loại vui vẻ từ bỏ quá khứ mà đi tới“! Không coi thường, song cần nhìn cho ra cái xu thế tất yếu của quy luật vận động và phát triển, trong đó, phải nhận ra được sức vận động tự thân của khối quần chúng nhân dân, một “đa số thầm lặng” rồi sẽ là sức mạnh tạo những đột phá không sao lường trước được.
Dưới chân tượng Đức Thánh Trần hôm nay, niềm suy tư ấy càng bừng lên những cảm xúc mãnh liệt về truyền thống quật khởi của dân tộc ta. Quá trình diễn biến đầy kịch tính của đất nước ta đã chứng minh sức sống kỳ lạ của dân tộc qua những dấu ấn đậm nét của những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải trong cách thế ứng xử của ông cha ta.
Cứ vào lúc thời cuộc như dồn thế nước vào chân tường, thì cũng chính vào lúc ấy đã bật ra những giải pháp mang tính đột phá. Cũng trong bài phú vừa nhắc ở trên có một câu rất mộc mạc song triết lý ẩn chứa trong đó lại rất thâm trầm : “Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn . Đây là Trương Hán Siêu nhắc lại chuyện năm Đinh Hợi [1287] hơn 50 vạn quân Nguyên kéo sang phục thù. Vua hỏi “Giặc tới, liệu tình hình thế nào?” Hưng Đạo Vương trả lời : “Năm nay đánh giặc nhàn“! Phải có bản lĩnh thế nào mới thấy được cái thế “nhàn” trước mấy chục vạn quân xâm lược khi chúng hùng hổ kéo sang rửa hận cho hai trận thua nhục nhã.
Trước đó một năm, năm Bính Tuất [1286], Đại Việt Sử ký Toàn thư chép :” mượn cớ đưa người đầu hàng là Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương. Mùa hạ, tháng 6…Vua hỏi Hưng Đạo Vương : “Thế giặc năm nay thế nào“? Vương trả lời : “… Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì phải sợ đi xa. Vả lại, chúng còn nơm nớp cái thất bại của Hằng Quán [tức Lý Hằng và Lý Quán bị giết trong cuộc chiến năm 1285] không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn“.
Rõ ràng là, quyết định thắng bại trong việc đánh giặc giữ nước tùy thuộc trước hết vào bản lĩnh, tầm nhìn của người gánh vác trọng trách quốc gia. Chưa đánh đã run sợ trước sức mạnh của kẻ thù thì chỉ có bó gối quy hàng và tìm cách lấp liếm cho sự ươn hèn ấy bằng sự ngụy biện về “mềm dẻo để tránh những quá khích gây nên thảm họa“. Cuộc sống đã bóc trần những “quỹ biện của ngôn từ” nhằm lừa mị những người thiếu thông tin! Không phải ngẫu nhiên mà lịch sử dân tộc tô đậm dũng khí của Trần Thủ Độ với câu “đầu thần chưa rơi thì xin Bệ hạ đừng lo“, ca ngợi khí phách của Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, đề cao bản lĩnh của Trần Hưng Đạo “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã“!
Cả ba câu nói của ba nhân vật lịch sử mà các trò nhỏ mới cắp sách đến trường đã được biết thì đều nói đến chuyện sẵn sàng chịu đầu rơi! Tại sao vậy? Là để dạy cho mọi thế hệ Việt một cách thế sống : sống ngẩng cao đầu. Sống cúi đầu không phải là cách sống Việt Nam. Đó là sự lựa chọn của dân tộc trong vị thế địa-chính trị oái oăm trứng chọi đá. Không thể dịch chuyển cái bán đảo hình chữ S này đi nơi khác nhằm tránh tham vọng bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán muốn mở đường về phương Nam để gỡ cái thế bí của dân số quá đông. Vậy thì phải biết dạy cho con em Việt một cách sống “có cứng mới đứng được đầu gió“. Để khỏi nhắc lại ý mà người viết bài này đã nhiều lần đưa lên mặt báo, xin kết thúc bằng một đoạn văn súc tích của giáo sư Cao Huy Thuần về “Mười một chữ vàng” vừa đọc :
“Appeasement ” gồm 11 chữ, đúng là 11 chữ vàng vì đó là quốc sách của thủ tướng Neville Chamberlain, quốc sách của kẻ yếu sợ kẻ mạnh… Mười một chữ vàng của appeasement, Winston Churchill coi như là vàng giả, vàng để cúng âm hồn. Cúng ma thì được, cúng bá chủ thì Hitler vuốt râu mũi mà cười cho.
Chamberlain từ chức vào tháng 5-1940 và chết nửa năm sau đó, tháng 11. Churchill lên nắm quyền, và chữ V của ông phất phới trên vinh quang của độc lập, tự do. V như là Victory, không phải V như là vàng…Chuyện lịch sử Munich này, ai mà không biết. Cho nên, dưới đây, tôi chỉ trích dịch vài tư liệu của văn khố lịch sử Anh cốt làm sống lại chút ít không khí thời đó, gọi là để kỷ niệm 80 năm ngày ra đời của một đại quốc bá chủ.Có thêm gì chăng nữa ở đây thì cũng chỉ nhắc lại câu nói danh tiếng của tổng thống Roosevelt: “Điều duy nhất mà ta phải sợ là chính là nỗi sợ hãi“. Câu nói sao mà tương tự một câu để đời của một bậc đại thần, chứa trọn cả linh hồn của một dân tộc chưa hề biết sợ: “Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã“! Dưới chân tượng Trần Hưng Đạo hôm nay, tất thảy lũ chúng tôi cứ vang vang trong đầu câu nói bất hủ ấy của Ngài.
Đức Thánh Trần đang nhắc nhở con cháu hôm nay một cách thế sống : Hãy ngẩng cao đầu mà sống. Những kẻ ươn hèn, bạc nhươc không phải là, không được là con cháu của Trần Hưng Đạo! Những suy ngẫm ấy như tăng thêm sức mạnh và nghị lực cho chúng tôi trong cuộc chiến đấu chống lại “ trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá“. Cuộc chiến đấu còn gian nan, nhưng kìa, “sóng xô cuồn cuộn trôi về Biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.
Không dám nhận mình là anh hùng, chỉ dám lòng tự dặn lòng quyết không là người vong ân bội nghĩa với máu của dồng đội và đồng bào mình thấm đẫm trên từng thước đất của non sông gấm vóc cha ông để lại. Càng không thể để cho một cuộc chiến tranh cố tình bỏ quên vì sự vong ân bội nghĩa ấy. Đấy cũng là lời nguyền dưới chân tượng Đức Thánh Trần nhân ngày 17.2.
Các clip này từ nước ngoài, hổng hiểu gì cả :-)
Đáng hận là bọn người đã dấu nhẹm thông tin còn ngăn cản những người tưởng niệm chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc:
Mời đọc:
SUY NGẪM DƯỚI CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN
Tương LaiVẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo in đậm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngả xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.
Theo một cách nhìn và cách nghĩ “tích cực” thì đây là một dịp cũng thật là tuyệt vời để nâng cao nhận thức cho toàn dân nhằm “quán triệt” một chủ trương, đường lối đã định hình từ một sự cam kết nào đó chưa dám nói ra. Không nói, song bằng sự câm lặng của tất cả các trang báo từ trung ương đến địa phương tuân theo cây gậy chỉ huy từ nơi cao nhất đã “nói” rất rõ ràng. Nếu lại gắn kết với cách hành xử của các thế lực cầm quyền từ to tới nhỏ đối với những vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, những nhân sĩ trí thức và những thanh niên, sinh viên yêu nước dâng hương và đặt hoa ở những nơi trang nghiêm để tưởng niệm những người con yêu của dân tộc hy sinh vì sự toàn vẹn của tổ quốc, sẽ thấy rõ mồn một ai là ai đang ngự trị trên mảnh đất thiêng thấm đẫm máu Việt Nam này. Người ta đang cố cam kết giữ “tình hữu nghị“, không muốn để những người “cùng chung ý thức hệ” phật lòng nên đã nhẫn tâm quay lưng lại với đồng chí đồng đội, cam lòng bỏ quên một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc giết hại hàng chục vạn đồng bào chiến sĩ của mình. Ai đó cố tình bỏ quên, nhưng lịch sử của dân tộc thì đã từng ghi xương khắc cốt tội ác quân xâm lược Trung Quốc đã gây nên trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, tiếp tục tội ác của bọn Pôn Pốt và bọn quan thầy Trung Quốc của chúng gây ra trên vùng biên giới phía Tây Nam năm 1978 khiến “trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi” như xưa kia cha ông chúng đã làm mà Nguyễn Trãi đã lên án trong “Bình Ngô đại cáo“. Làm sao có thể bỏ quên một cuộc chiến tranh làm đổ máu hàng chục vạn người con yêu của tổ quôc, máu người đâu phải là nước lã! Vì thế mà Trần Hưng Đạo “ ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm rằng chưa được sả thịt lột da quân giặc dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa cũng cam lòng” từng viết trong “Hịch tướng sĩ ” để khơi động ý chí cứu nước của các tướng sĩ “sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan” không chịu “để tiếng xấu muôn đời” để không phải tự vấn lương tâm “còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa“?
Vì thế mà nói, tập họp nhau dưới chân tượng Đức Thánh Trần là sự lựa chọn ” tối ưu” để tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh nhân kỷ niệm ngày 17.2 bởi lẽ lịch sử là một nhân tố mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào có thể trường tồn và phát huy sức mạnh bất tận của nó được. Khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí quật cường thì vời đến vị tướng đã được nhân dân phong Thánh, “Đức Thánh Trần” thì còn có nơi nào bằng?
Bầu trời xanh một màu xanh khắc khoải bên trên bức tượng vì nó ẩn chứa quá nhiều những mông lung và cay đắng trong suy tư của những con người hôm nay đang tập hợp dưới chân Ngài, hình ảnh tiêu biểu nhất cho bản lĩnh, khí phách của dân tộc, biểu tượng tuyệt vời của tư thế hiên ngang, quật cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. Tại đây, một quá khứ gần và một quá khứ xa ít hay nhiều hòa quyện vào nhau trong sự đa dạng sống động của thời hiện tại đang có quá nhiều những nghịch lý và ẩn số. Cho nên, một ngẫu nhiên tình cờ cũng gợi lên sự thăng hoa trong liên tưởng, khi bất chợt các cột nước dưới chân tượng bật phun lên trắng xóa đúng lúc mọi người tề tựu chuẩn bị cho lễ dâng hoa tưởng niệm. Tường thuật lại hiện tượng này, một nhà thơ đặt câu hỏi : đây là sự ủng hộ ngầm của những người phụ trách công viên hay là một tình cờ tuyệt đẹp, hoặc phải chăng có phảng phất yếu tố tâm linh?
Mọi suy đoán đều có thể. Thì chẳng phải Nguyễn Đình Chiểu từng xúc động về “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ” khiến cho “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm” khi nghĩ đến những nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đó sao? Làm sao lại không có sự xao động huyền ảo tâm linh khi nghĩ về những người đã ngã xuống vì lẽ tồn vong của Tổ quốc? Nhất là khi đứng dưới chân Đức Thánh Trần, biểu tượng chói sáng của lòng yêu nước thì làm sao ngăn được sức trào dâng của nỗi niềm đất nước trong tâm tư của những người đến đây hôm nay vì không muốn là kẻ “thấy quốc sỉ mà không biết thẹn” như Ngài đã trách mắng trong Hịch Tướng Sĩ!
Vị anh hùng dân tộc duy nhất được nhân dân phong Thánh ấy chính là biểu tượng cao đẹp nhất của người hết lòng vì nước, không bợn một chút toan tính riêng tư nhỏ hẹp vì lợi ích, quyền lực hay dục vọng của riêng mình. Dẹp bỏ tư thù,Vương không theo ý cha mình là Yên Sinh vương Trần Liễu,[anh ruột của Trần Cảnh tức là Trần Thái Tông] căn dặn trước lúc lâm chung phải giành lại ngôi báu, mà chỉ dốc lòng lo cho trăm họ, toàn tâm vì việc nước. Khi Quốc Tảng, người con trai thứ hai, lộ ra ý muốn tranh đoạt ngôi báu, Vương tức giận mắng rằng “tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu này mà ra“, rút kiếm toan chém đứa con bất hiếu rồi dặn người con trưởng : “sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng“. Để giữ sự đồng lòng dốc sức đánh giặc, Vương chủ động xóa bỏ sự hiềm khích với Trần Quang Khải, con thứ ba của Trần Thái Tông, em ruột Trần Thánh Tông, nhún nhường không ngồi vào ghế tể tướng [Thái sư] của Chiêu Minh Vương để tiếp sứ, cho dù đó là sự sắp đặt của vua Trần Thái Tông. Không chút gợn tâm về cái ghế tể tướng, chỉ một lòng cứu nước, cứu dân, đấy chính là phẩm tính cao cả của Trần Hưng Đạo
Người dốc lòng lo việc nước cũng là người hiểu rõ sức mạnh của dân, không có dân thì không còn nước. Cho nên “khoan sức cho dân, lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc” là tư tưởng chỉ đạo của người gánh trọng trách quốc gia. Được lòng dân là giữ được nước, mất dân thì sớm muộn nước cũng mất. Càng hiểu như vậy, càng thấy ý nghĩa sâu xa của tâm thế dân tộc tôn Trần Hưng Đạo là danh tướng bậc nhất trong lịch sử đất nước, hơn nữa với nhân dân, Ngài là một vị Thánh, không chỉ vì sự nghiệp hiển hách đánh tan tác đế quốc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, mà còn vì phẩm tính cao cả của vị danh tướng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Sâu sắc biết bao khi Trương Hán Siêu, tác giả của “Bạch Đằng Giang phú ” kết thúc áng văn bất hủ:“Sông Đằng một dải dài ghê, sóng xô cuồn cuộn trôi về Biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.
Kẻ bất nghĩa và người anh hùng thì đời nào chẳng có. Và dường như cũng thành quy luật, “kẻ bất nghĩa” bao giờ cũng phải đội cái lốt “chính danh” để lừa bịp người nhẹ dạ cả tin, tạo ra tình trạng vàng thau lẫn lộn, để dễ bề dựa vào bạo lực để giữ được quyền uy. Đặc biệt là ở vào thời đoạn của buổi thoái trào, thì chuyện này càng phơi bày rõ rệt. Trên dòng sông chảy xiết, ở những khúc quanh đổ ngoặt, váng bẩn nổi cả lên mặt nước! Nhưng điều đó không ngăn được sức cuộn chảy từ bên dưới! Ấy vậy mà sức cuộn chảy đó mới quyết định tốc độ của dòng sông xuôi về biển cả.
Trong dòng chảy thời gian, những triều đại sinh thành, hưng thịnh và rồi tiêu vong, chỉ có nhân dân là bất tử. Chuyện này không có gì mới! Một nghìn năm trước, thiền sư Vạn Hạnh đã gợi ra hình ảnh : “Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, thịnh suy nối tiếp nhau chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ mà thôi! Cho nên, “Nhậm vận thịnh suy vô bố úy”, ngẫm và hiểu cái lý của thịnh suy như vậy thì có gì đáng phải sợ hãi? Nhìn diễn tiến thịnh suy của một triều đại mà chỉ như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ, đôi mắt ấy đã thấu đến cái lẽ vô cùng. Vậy mà, ngẫm cho kỹ, đôi mắt ấy xem ra có cái gì đó rất hiện đại. Thì chẳng thế sao, Marcel Proust, văn hào hiện đại Pháp có câu nói bất hủ “một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà ở chỗ cần có đôi mắt mới”.
Đôi mắt mới ấy sẽ nhìn ra những điều mà một đầu óc hạn hẹp, thiển cận và nô lệ vào những định kiến và những tín điều ẩm mốc sẽ không thể nào nhìn ra được. Khi mà các cụ ta cách đây cả nghìn năm xem chuyện thịnh suy chỉ như hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ, thì chẳng phải đã xác lập một cách nhìn nhận sự vật trong mối tương quan biện chứng giữa động và tĩnh đó sao? Vì rằng, “trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong” đó là tri thức sơ đẳng về biện chứng của sự vận động và phát triển. Chỉ có điều, cái “hiện thực đang tiêu vong” ấy không dễ dàng nhường chỗ cho cái mới. Sự giãy dụa, cùng quẫy là đương nhiên! Mồm có thể rất sính nói về biện chứng nhưng não trạng và hành vi thì cố trì kéo cái cũ ruỗng nát và đang tiêu vong! Điều này chẳng lạ. Thì đó, Hégel quả là sâu sắc khi chỉ ra rằng “mỗi bước tiến mới sẽ tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, là một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá”.
Không thể coi thường sự giãy dụa của cái cũ trước áp lực của cái mới, vì cái cũ ấy đang được “tập quán thần thánh hóa“. Và chính cái quán tính lịch sử ấy đang hà hơi tiếp sức cho thực thể đã ruỗng nát tự bên trong, cố níu kéo cái không thể níu kéo. Vì thế, lịch sử lại chứng kiến những bi kịch của sự tô son vẽ phấn cái bên ngoài để che lấp cái bên trong ấy. Mà oái oăm thay, sự lừa mị ấy đôi khi vẫn có được thế thượng phong cho dù hết sức bấp bênh chao đảo, nhằm kéo dài cơn hấp hối. Vì vậy, bi kịch trở thành hài kịch, nói theo ý của Karl Marx ” là để cho nhân loại vui vẻ từ bỏ quá khứ mà đi tới“! Không coi thường, song cần nhìn cho ra cái xu thế tất yếu của quy luật vận động và phát triển, trong đó, phải nhận ra được sức vận động tự thân của khối quần chúng nhân dân, một “đa số thầm lặng” rồi sẽ là sức mạnh tạo những đột phá không sao lường trước được.
Dưới chân tượng Đức Thánh Trần hôm nay, niềm suy tư ấy càng bừng lên những cảm xúc mãnh liệt về truyền thống quật khởi của dân tộc ta. Quá trình diễn biến đầy kịch tính của đất nước ta đã chứng minh sức sống kỳ lạ của dân tộc qua những dấu ấn đậm nét của những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải trong cách thế ứng xử của ông cha ta.
Cứ vào lúc thời cuộc như dồn thế nước vào chân tường, thì cũng chính vào lúc ấy đã bật ra những giải pháp mang tính đột phá. Cũng trong bài phú vừa nhắc ở trên có một câu rất mộc mạc song triết lý ẩn chứa trong đó lại rất thâm trầm : “Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn . Đây là Trương Hán Siêu nhắc lại chuyện năm Đinh Hợi [1287] hơn 50 vạn quân Nguyên kéo sang phục thù. Vua hỏi “Giặc tới, liệu tình hình thế nào?” Hưng Đạo Vương trả lời : “Năm nay đánh giặc nhàn“! Phải có bản lĩnh thế nào mới thấy được cái thế “nhàn” trước mấy chục vạn quân xâm lược khi chúng hùng hổ kéo sang rửa hận cho hai trận thua nhục nhã.
Trước đó một năm, năm Bính Tuất [1286], Đại Việt Sử ký Toàn thư chép :” mượn cớ đưa người đầu hàng là Trần Ích Tắc về nước lập làm An Nam Quốc Vương. Mùa hạ, tháng 6…Vua hỏi Hưng Đạo Vương : “Thế giặc năm nay thế nào“? Vương trả lời : “… Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì phải sợ đi xa. Vả lại, chúng còn nơm nớp cái thất bại của Hằng Quán [tức Lý Hằng và Lý Quán bị giết trong cuộc chiến năm 1285] không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn“.
Rõ ràng là, quyết định thắng bại trong việc đánh giặc giữ nước tùy thuộc trước hết vào bản lĩnh, tầm nhìn của người gánh vác trọng trách quốc gia. Chưa đánh đã run sợ trước sức mạnh của kẻ thù thì chỉ có bó gối quy hàng và tìm cách lấp liếm cho sự ươn hèn ấy bằng sự ngụy biện về “mềm dẻo để tránh những quá khích gây nên thảm họa“. Cuộc sống đã bóc trần những “quỹ biện của ngôn từ” nhằm lừa mị những người thiếu thông tin! Không phải ngẫu nhiên mà lịch sử dân tộc tô đậm dũng khí của Trần Thủ Độ với câu “đầu thần chưa rơi thì xin Bệ hạ đừng lo“, ca ngợi khí phách của Trần Bình Trọng “ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, đề cao bản lĩnh của Trần Hưng Đạo “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã“!
Cả ba câu nói của ba nhân vật lịch sử mà các trò nhỏ mới cắp sách đến trường đã được biết thì đều nói đến chuyện sẵn sàng chịu đầu rơi! Tại sao vậy? Là để dạy cho mọi thế hệ Việt một cách thế sống : sống ngẩng cao đầu. Sống cúi đầu không phải là cách sống Việt Nam. Đó là sự lựa chọn của dân tộc trong vị thế địa-chính trị oái oăm trứng chọi đá. Không thể dịch chuyển cái bán đảo hình chữ S này đi nơi khác nhằm tránh tham vọng bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán muốn mở đường về phương Nam để gỡ cái thế bí của dân số quá đông. Vậy thì phải biết dạy cho con em Việt một cách sống “có cứng mới đứng được đầu gió“. Để khỏi nhắc lại ý mà người viết bài này đã nhiều lần đưa lên mặt báo, xin kết thúc bằng một đoạn văn súc tích của giáo sư Cao Huy Thuần về “Mười một chữ vàng” vừa đọc :
“Appeasement ” gồm 11 chữ, đúng là 11 chữ vàng vì đó là quốc sách của thủ tướng Neville Chamberlain, quốc sách của kẻ yếu sợ kẻ mạnh… Mười một chữ vàng của appeasement, Winston Churchill coi như là vàng giả, vàng để cúng âm hồn. Cúng ma thì được, cúng bá chủ thì Hitler vuốt râu mũi mà cười cho.
Chamberlain từ chức vào tháng 5-1940 và chết nửa năm sau đó, tháng 11. Churchill lên nắm quyền, và chữ V của ông phất phới trên vinh quang của độc lập, tự do. V như là Victory, không phải V như là vàng…Chuyện lịch sử Munich này, ai mà không biết. Cho nên, dưới đây, tôi chỉ trích dịch vài tư liệu của văn khố lịch sử Anh cốt làm sống lại chút ít không khí thời đó, gọi là để kỷ niệm 80 năm ngày ra đời của một đại quốc bá chủ.Có thêm gì chăng nữa ở đây thì cũng chỉ nhắc lại câu nói danh tiếng của tổng thống Roosevelt: “Điều duy nhất mà ta phải sợ là chính là nỗi sợ hãi“. Câu nói sao mà tương tự một câu để đời của một bậc đại thần, chứa trọn cả linh hồn của một dân tộc chưa hề biết sợ: “Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã“! Dưới chân tượng Trần Hưng Đạo hôm nay, tất thảy lũ chúng tôi cứ vang vang trong đầu câu nói bất hủ ấy của Ngài.
Đức Thánh Trần đang nhắc nhở con cháu hôm nay một cách thế sống : Hãy ngẩng cao đầu mà sống. Những kẻ ươn hèn, bạc nhươc không phải là, không được là con cháu của Trần Hưng Đạo! Những suy ngẫm ấy như tăng thêm sức mạnh và nghị lực cho chúng tôi trong cuộc chiến đấu chống lại “ trạng thái cũ, đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá“. Cuộc chiến đấu còn gian nan, nhưng kìa, “sóng xô cuồn cuộn trôi về Biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.
Không dám nhận mình là anh hùng, chỉ dám lòng tự dặn lòng quyết không là người vong ân bội nghĩa với máu của dồng đội và đồng bào mình thấm đẫm trên từng thước đất của non sông gấm vóc cha ông để lại. Càng không thể để cho một cuộc chiến tranh cố tình bỏ quên vì sự vong ân bội nghĩa ấy. Đấy cũng là lời nguyền dưới chân tượng Đức Thánh Trần nhân ngày 17.2.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Day la am muu tham doc cua TQ ,truoc het no giup sung dan cho may anh bo doi nha minh danh duoi My ra khoi VN nam 75,sau do no lien dem quan xuong danh VN ,no biet VN khong con ai giup do chong lai no ,cung may la luc do may chu lanh dao nha minh con co long yeu nuoc manh liet nen chong lai ,chu nhu bay gio thi tieu tung roi
Ong TCS sang tac ra bai hat "mot ngan nam no le giac tau" cung may la o duoi che do cu ,chu nhu viet ra bay gio chac cung cung chung so phan nhu Viet Khang
Cung may la TCS mat som chu ong con song den bay gio hong biet ong co dam viet nhac nhu ngay xua hong nhi
Ong TCS sang tac ra bai hat "mot ngan nam no le giac tau" cung may la o duoi che do cu ,chu nhu viet ra bay gio chac cung cung chung so phan nhu Viet Khang
Cung may la TCS mat som chu ong con song den bay gio hong biet ong co dam viet nhac nhu ngay xua hong nhi
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Mấy chú lãnh đạo nhà yêu nước quá trời luôn !
"Chỉ có giống vật mới quanh lại nổi đau của đồng bào ,con người thì ko bao giờ quanh lại nỗi đau của đồng loại “
Ai vô ơn trời quả báo mà !
he..he..không biết có ai bị quả báo chưa ta ?????? .Chắc chưa quá vì Du Ca thấy máy cấp bự toàn nhà lái xe hơi loại sang ,đất đai vô vàng ka..ka..trong khi đó những người nghèo ko có tiền chữa binh phải chờ chết !
Yếu nước thương dân là phải có chế độ ưu đâĩ nhiều nhất với người nghèo khó hi...hi...
Từ từ nghiền ngẫm bài viết xem sao .Cảm ơn HH !
"Chỉ có giống vật mới quanh lại nổi đau của đồng bào ,con người thì ko bao giờ quanh lại nỗi đau của đồng loại “
Ai vô ơn trời quả báo mà !
he..he..không biết có ai bị quả báo chưa ta ?????? .Chắc chưa quá vì Du Ca thấy máy cấp bự toàn nhà lái xe hơi loại sang ,đất đai vô vàng ka..ka..trong khi đó những người nghèo ko có tiền chữa binh phải chờ chết !
Yếu nước thương dân là phải có chế độ ưu đâĩ nhiều nhất với người nghèo khó hi...hi...
Từ từ nghiền ngẫm bài viết xem sao .Cảm ơn HH !
Du Ca- Tổng số bài gửi : 515
Join date : 29/08/2012
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Nói gì thì nói MX vô cùng khâm phục và tự hào về đất nước mà MX đang sống ,có tấm lòng thương dân vô cùng hi..hi..Không phải ỉ Anh ta giàu nhất thế giới,Anh ta có tiền làm gì chả được (bản thân Anh ta nợ như chúa chởm ..)nhưng Anh ta có tấm lòng quá rộng mở và độ lượng !
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
TTG cung giong MX ,rat kham phuc va tu hao ve dat nuoc minh dang song ,tat ca moi nguoi giau ngheo deu binh dang nhu nhau ,benh duoc vo benh vien tri benh mien phi ,khong di lam xa hoi nuoi ,quan trong la moi nguoi deu co quyen tu do ngon luan va chi trich chinh phu neu ho lam khong tot ,do moi goi la doc lap ,tu do va hanh phuc MX hen
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Nói chung bàn loạn cho vui he..he..có để mà gọi tán trúng ka..ka..
Quốc gia nào cũng có độc lập , tự do cả và sống làm việc phải theo luật và hiến pháp nhé hi..hi..đừng lộn xộn nghen !
Quốc gia nào cũng có độc lập , tự do cả và sống làm việc phải theo luật và hiến pháp nhé hi..hi..đừng lộn xộn nghen !
mùa xuân- Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
Quốc gia nào cũng có độc lập , tự do cả và sống làm việc phải theo luật và hiến pháp nhé hi..hi..đừng lộn xộn nghen !
MX oi, do la deu ma chinh phu va nguoi dan deu phai thuc hanh thoi ...neu khong co luat phap thi khong biet dat nuoc do se nhu the nao
Quan trong nhat la luat phap phai duoc di lien voi thuc hanh ,con chi noi ma khong lam thi cung tieu tung roi
MX oi, do la deu ma chinh phu va nguoi dan deu phai thuc hanh thoi ...neu khong co luat phap thi khong biet dat nuoc do se nhu the nao
Quan trong nhat la luat phap phai duoc di lien voi thuc hanh ,con chi noi ma khong lam thi cung tieu tung roi
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Similar topics
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
» Anh ban lang gieng
» Mưa Trên Biển Vắng - Tiếng hát Du Ca
» Thu Vàng ...
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
» Anh ban lang gieng
» Mưa Trên Biển Vắng - Tiếng hát Du Ca
» Thu Vàng ...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47