Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974
Để lưu trữ tài liệu, lão tà rinh về đây những xung đột gần đây với anh bạn láng giềng. Xin mở đầu với cuộc chiến Hoàng sa 1974:
Hoàng Lão Tà- Admin
- Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
Nhung nguoi lanh dao va chien si VNCH ngay xua da hy sinh de bao ve lanh tho VN .Minh that kham phuc ho
HY vong nhung lanh dao va chien si CSVN ngay nay cung lam duoc nhu vay thi rat tot .
Nho lai nhung bai hoc lich su ngay xua dan toc VN minh anh hung danh duoi quan tau .
Dan toc VN minh cung da bi quan tau do ho qua bao the ky truoc kia .
Bay gio lai tai dien lai, po tay may anh ba tau nay roi
HY vong nhung lanh dao va chien si CSVN ngay nay cung lam duoc nhu vay thi rat tot .
Nho lai nhung bai hoc lich su ngay xua dan toc VN minh anh hung danh duoi quan tau .
Dan toc VN minh cung da bi quan tau do ho qua bao the ky truoc kia .
Bay gio lai tai dien lai, po tay may anh ba tau nay roi
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
Trong khi miệng rêu rao cho "sự trổi dậy hòa bình", Trung cộng không ngừng gây hấn với các nước láng giềng, đặc biệt với Việt Nam như là một nước có vẻ như "thần thuộc", Trung cộng ít vấp phải sự phản ứng rõ ràng.
30.04.2013
Việc Trung Quốc tổ chức tua du lịch, đưa du khách ra thăm thành phố Tam Sa và Đảo Tây Sa trong quần đảo Hoàng Sa, đã gây lo ngại cho nhiều nước Á Châu.
Bản tin hôm nay của báo The Globe and Mail nói rằng mặc dù tua du lịch ra Hoàng Sa được phía Trung Quốc miêu tả như một chuyến du lịch thường tình đưa du khách ra tắm nắng trên một hòn đảo ở Biển Đông, nhưng đối với Việt Nam, sự hiện diện của các du khách Trung Quốc đầu tiên tại quần đảo Hoàng Sa đươc coi như một hành động “xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, và ra thông cáo tuyên bố “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các quần đảo trong Biển Đông.
Tua du lịch có tính khiêu khích của Trung Quốc, được sự khuyến khích của nhà nước ở Bắc Kinh và được truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi, chỉ là một cách để Trung Quốc thách thức quyết tâm của các nước láng giềng trong mấy ngày gần đây.
Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và Malaysia mới đây cũng khiếu nại về những hành động xâm nhập lãnh thổ của họ, mà các nước này nói nằm bên ngoài quyền tài phán của Trung Quốc.
Trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một nhật báo nổi tiếng về quan điểm dân tộc chủ nghĩa, hôm 28 tháng Tư, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á của trường Đại học Jinan viết: “những ai muốn bóp méo hành động của Trung Quốc để gây rối không phải là những người thiết tha với luật pháp quốc tế và an ninh khu vực.”
Khi thuật lại tin này hôm 30 tháng Tư, tờ Công An Nhân Dân của Việt Nam miêu tả hành động của Trung Quốc là “vừa ăn cướp vừa la làng” và mạnh mẽ đả kích ý đồ “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc.
Tờ Globe and Mail nói hành động gây hấn quyết liệt hơn của Trung Quốc đang gây quan ngại sâu rộng tại phần lớn Châu Á, và đặt ra những nghi vấn về điều mà nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, thực sự ám chỉ khi ông đề cập tới cao vọng muốn thực hiện cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa.”
Ông Tập miêu tả cụm từ đó là nỗ lực hồi sinh đất nước ông, nhưng nhiều người khác liên kết cụm từ đó với việc xây dựng lực lượng quân sự nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Hôm 15 tháng Tư, Ấn Độ nói một đơn vị quân đội Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay trực thăng, đã lấn đất, tiến sâu tới 19 km từ đường ranh giới mặc nhiên giữa hai nước. Từ đó, đơn vị Trung Quốc đã dựng trại tại Thung lũng Depsang, phía bên kia đường ranh giới của Ấn Độ, được gọi là Lằn Ranh Kiểm soát, đã được thiết lập sau cuộc chiến giữa hai nước hồi năm 1962.
Về hướng Đông, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn trong tình trạng căng thẳng liên quan tới vụ tranh chấp dài ngày về chủ quyền của 5 hòn đảo trong Biển Hoa Ðông.
8 tàu hải giám của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay quân sự, đã tiến vào vùng biển nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản trong nỗ lực ngăn chận một đoàn tàu của giới hoạt động Nhật Bản, không cho cập bến các đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Láng giềng lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc
http://www.voatiengviet.com/content/cac-nuoc-lang-gieng-lo-ngai-ve-hanh-dong-gay-han-cua-trung-quoc/1651781.html30.04.2013
Việc Trung Quốc tổ chức tua du lịch, đưa du khách ra thăm thành phố Tam Sa và Đảo Tây Sa trong quần đảo Hoàng Sa, đã gây lo ngại cho nhiều nước Á Châu.
Bản tin hôm nay của báo The Globe and Mail nói rằng mặc dù tua du lịch ra Hoàng Sa được phía Trung Quốc miêu tả như một chuyến du lịch thường tình đưa du khách ra tắm nắng trên một hòn đảo ở Biển Đông, nhưng đối với Việt Nam, sự hiện diện của các du khách Trung Quốc đầu tiên tại quần đảo Hoàng Sa đươc coi như một hành động “xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, và ra thông cáo tuyên bố “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các quần đảo trong Biển Đông.
Tua du lịch có tính khiêu khích của Trung Quốc, được sự khuyến khích của nhà nước ở Bắc Kinh và được truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi, chỉ là một cách để Trung Quốc thách thức quyết tâm của các nước láng giềng trong mấy ngày gần đây.
Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và Malaysia mới đây cũng khiếu nại về những hành động xâm nhập lãnh thổ của họ, mà các nước này nói nằm bên ngoài quyền tài phán của Trung Quốc.
Trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một nhật báo nổi tiếng về quan điểm dân tộc chủ nghĩa, hôm 28 tháng Tư, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á của trường Đại học Jinan viết: “những ai muốn bóp méo hành động của Trung Quốc để gây rối không phải là những người thiết tha với luật pháp quốc tế và an ninh khu vực.”
Khi thuật lại tin này hôm 30 tháng Tư, tờ Công An Nhân Dân của Việt Nam miêu tả hành động của Trung Quốc là “vừa ăn cướp vừa la làng” và mạnh mẽ đả kích ý đồ “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc.
Tờ Globe and Mail nói hành động gây hấn quyết liệt hơn của Trung Quốc đang gây quan ngại sâu rộng tại phần lớn Châu Á, và đặt ra những nghi vấn về điều mà nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, thực sự ám chỉ khi ông đề cập tới cao vọng muốn thực hiện cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa.”
Ông Tập miêu tả cụm từ đó là nỗ lực hồi sinh đất nước ông, nhưng nhiều người khác liên kết cụm từ đó với việc xây dựng lực lượng quân sự nhằm củng cố vị thế của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Hôm 15 tháng Tư, Ấn Độ nói một đơn vị quân đội Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay trực thăng, đã lấn đất, tiến sâu tới 19 km từ đường ranh giới mặc nhiên giữa hai nước. Từ đó, đơn vị Trung Quốc đã dựng trại tại Thung lũng Depsang, phía bên kia đường ranh giới của Ấn Độ, được gọi là Lằn Ranh Kiểm soát, đã được thiết lập sau cuộc chiến giữa hai nước hồi năm 1962.
Về hướng Đông, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn trong tình trạng căng thẳng liên quan tới vụ tranh chấp dài ngày về chủ quyền của 5 hòn đảo trong Biển Hoa Ðông.
8 tàu hải giám của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay quân sự, đã tiến vào vùng biển nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản trong nỗ lực ngăn chận một đoàn tàu của giới hoạt động Nhật Bản, không cho cập bến các đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
Phản ứng từ phía Việt Nam:
29.04.2013
Thành phố Đà Nẵng khai mạc một cuộc triển lãm ngày 29/4, trưng bày những chứng cớ lịch sử và chính trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng tường trình rằng các chứng cớ được mang ra trưng bày có nhiều tài liệu có giá trị, gồm cả các bài viết, hình ảnh, và các tài liệu nghe nhìn liên quan tới các quần đảo trong Biển Đông. Trong số này có 30 bản đồ được xuất bản bởi các nước: Anh, Đức, Australia, Canada, Hoa Kỳ và Hong Kong từ năm 1662 tới 1980.
Tất cả các bản đồ đó đều khẳng định điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền, là thuộc Việt Nam.
Các chứng cớ lịch sử thu hút được nhiều sự chú ý là những sách địa lý của Trung Quốc xuất bản từ thời nhà Thanh gồm các bản đồ địa lý năm 1908, các bản đồ bưu chính và bản đồ tỉnh của Trung Quốc xuất bản năm 1933 và năm 1919, và Bản đồ Tỉnh của Trung Quốc do Nhà Xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1904.
Cuộc triển lãm còn trưng bày các tài liệu về quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa lưu trữ từ năm 1954 tới năm 1975.
Trong một diễn biến có liên quan, cuối tuần qua, Trường Đại học Phạm văn Đồng ở tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức một hội thảo quốc tế mang tên “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khía cạnh lịch sử và pháp lý”. Tham gia hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Canada, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Philippine và Việt Nam.
Các học giả và nhà nghiên cứu này có chung quan điểm cho rằng Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã thiết lập và thực thi chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo đúng luật pháp quốc tế. Do đó bất cứ hành động nào dùng vũ lực để chiếm đóng các quần đảo này đều là vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các luật quốc tế liên hệ.
Tin của tờ Tuổi Trẻ hôm nay trích lời các nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo khẳng định việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 và nhiều bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 1988 là một hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Tờ báo này đơn cử bài tham khảo 43 trang của Giáo sư Tạ Văn Tài đến từ bang Massachusetts, Hoa Kỳ, cung cấp những chứng cớ pháp lý và lịch sử để chứng minh rằng đường lưỡi bò còn được gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc, đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn “vô căn cứ.”
Tờ báo cũng dẫn lời Phó Giáo sư Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm văn Đồng, nói rằng việc Trung Quốc thành lập “cái gọi là thành phố Tam Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Vietnamplus tường trình rằng cuối tuần vừa rồi, các học giả cũng đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, và Việt Nam hy vọng rằng những chuyến đi thực tế đó sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc.
Nguồn: Tuoi Tre, An ninh Thu do, Thanh Nien, VietnamNet
Việt Nam mở hội thảo, triển lãm, khẳng định chủ quyền biển đảo
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-mo-hoi-thao-trien-lam-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao/1650830.html29.04.2013
Thành phố Đà Nẵng khai mạc một cuộc triển lãm ngày 29/4, trưng bày những chứng cớ lịch sử và chính trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng tường trình rằng các chứng cớ được mang ra trưng bày có nhiều tài liệu có giá trị, gồm cả các bài viết, hình ảnh, và các tài liệu nghe nhìn liên quan tới các quần đảo trong Biển Đông. Trong số này có 30 bản đồ được xuất bản bởi các nước: Anh, Đức, Australia, Canada, Hoa Kỳ và Hong Kong từ năm 1662 tới 1980.
Tất cả các bản đồ đó đều khẳng định điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền, là thuộc Việt Nam.
Các chứng cớ lịch sử thu hút được nhiều sự chú ý là những sách địa lý của Trung Quốc xuất bản từ thời nhà Thanh gồm các bản đồ địa lý năm 1908, các bản đồ bưu chính và bản đồ tỉnh của Trung Quốc xuất bản năm 1933 và năm 1919, và Bản đồ Tỉnh của Trung Quốc do Nhà Xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1904.
Cuộc triển lãm còn trưng bày các tài liệu về quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa lưu trữ từ năm 1954 tới năm 1975.
Trong một diễn biến có liên quan, cuối tuần qua, Trường Đại học Phạm văn Đồng ở tỉnh Quảng Ngãi cũng tổ chức một hội thảo quốc tế mang tên “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- khía cạnh lịch sử và pháp lý”. Tham gia hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Canada, Thụy Điển, Australia, Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Philippine và Việt Nam.
Các học giả và nhà nghiên cứu này có chung quan điểm cho rằng Việt Nam từ nhiều thế kỷ đã thiết lập và thực thi chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo đúng luật pháp quốc tế. Do đó bất cứ hành động nào dùng vũ lực để chiếm đóng các quần đảo này đều là vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các luật quốc tế liên hệ.
Tin của tờ Tuổi Trẻ hôm nay trích lời các nhà nghiên cứu quốc tế tham gia hội thảo khẳng định việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 và nhiều bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa hồi năm 1988 là một hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Tờ báo này đơn cử bài tham khảo 43 trang của Giáo sư Tạ Văn Tài đến từ bang Massachusetts, Hoa Kỳ, cung cấp những chứng cớ pháp lý và lịch sử để chứng minh rằng đường lưỡi bò còn được gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc, đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn “vô căn cứ.”
Tờ báo cũng dẫn lời Phó Giáo sư Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm văn Đồng, nói rằng việc Trung Quốc thành lập “cái gọi là thành phố Tam Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Vietnamplus tường trình rằng cuối tuần vừa rồi, các học giả cũng đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, và Việt Nam hy vọng rằng những chuyến đi thực tế đó sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc.
Nguồn: Tuoi Tre, An ninh Thu do, Thanh Nien, VietnamNet
huuhoi- Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009
Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1974: Cưỡng chiếm Hoàng Sa
cam on HH da gui bai len cho doc
hy vong la nha nuoc phai manh me yeu nuoc noi duoc thi nen thuc hanh va hop suc voi nhan dan ....
de chong lai voi TQ thi moi giu duoc dat nuoc ...dung co noi mot noi lam mot neo thi cung nhu khong...
hy vong la nha nuoc phai manh me yeu nuoc noi duoc thi nen thuc hanh va hop suc voi nhan dan ....
de chong lai voi TQ thi moi giu duoc dat nuoc ...dung co noi mot noi lam mot neo thi cung nhu khong...
tieng thoi gian- Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012
Similar topics
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
» Anh ban lang gieng
» Thu Vàng ...
» Dĩ Vãng (Trịnh Nam Sơn)
» Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1979: Biên giới phía Bắc
» Anh ban lang gieng
» Thu Vàng ...
» Dĩ Vãng (Trịnh Nam Sơn)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân
» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Wed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân
» Ru gọi người tình
Wed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà
» Một thời ly loạn
Sun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi
» Khổng Tử Phiếm Đàm
Tue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà
» Trang Thơ Tuyền Linh
Tue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà
» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Mon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà
» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Mon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47