TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

4 posters

Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 06 Mar 2013, 12:51

Lâu lắm mới thấy báo chí lại vạch mặt chỉ tên "Xâm Lược Trung Quốc" :

Kỷ niệm 25 năm hải chiến bảo vệ Trường Sa
VÕ VĂN TẠO | 25/02/2013 07:00 (GMT + 7)
TT - Tối 24-2 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 25 năm trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (14-3-1988).

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ từng chiến đấu, công tác tại quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), hiện sinh sống tại tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, cùng đại diện lãnh đạo Vùng 4 hải quân, Lữ đoàn 146 hải quân (Lữ Trường Sa), Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa, Hội Cựu chiến binh tỉnh Khánh Hòa... đã cùng nhau tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân hi sinh trong trận hải chiến 14-3-1988.

Tại cuộc họp mặt, các cựu chiến binh Trường Sa và các đại biểu cùng nhau ôn lại những năm tháng chiến đấu, công tác vô cùng gian khổ, ác liệt nhưng rất hào hùng, đầy cảm động.
============

Sau một thời gian dài bặt tin, không ai biết chuyện gì xảy ra, báo chí dần dần hé mở sự thật (có thể là do áp ực từ internet: mọi người đã biết nên không thể che mãi). Tuy nhiên, một số báo chí gần đây vẫn mập mờ không dám nêu đích danh, chỉ nói chung chung "chống lại quân xâm lược"

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 06 Mar 2013, 12:59



Bản tiếng Anh:


Hãy nhìn những người lính Việt Nam, ngâm mình trong nước biển, kiên quyến bám trụ , khẳng định chủ quyền TRƯỜNG SA

Nghiêng mình tưởng niệm những người anh hùng yêu nước!

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Sat 09 Mar 2013, 21:35

Rinh bài từ báo "lề phải" về xem họ nói gì nhé:

Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

LÊ ĐỨC DỤC - MY LĂNG | 08/03/2013 11:00 (GMT + 7)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/536984/truong-sa-khuc-bi-trang-14-3.html

TT - Ngày 14-3-2013, cuộc chiến đấu trên vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam vừa tròn 25 năm. Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép từ ngày đó. Những người lính hải quân đã lấy máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc. Sự hi sinh của các anh là những huyền thoại bất tử, như “vòng tròn bất tử” giữa trùng khơi...
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa ImageView
Dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604. Các thợ lặn chỉ có thể vớt lên chừng ấy vào năm 2008 - Ảnh: Lê Đức Dục

Kỳ 1: Những kỷ vật từ lòng biển Trường Sa

Chuyến xuồng cao tốc CQ từ tàu HQ 936 vừa chở chúng tôi cập đảo Cô Lin. Không như nhiều điểm đảo khác, khi cập đảo anh em báo chí thường níu lấy anh em hỏi han, trò chuyện. Còn sáng hôm ấy, khi xuồng vừa cập đảo, chúng tôi ai cũng vội vã chạy lên tầng thượng. Ở đó, từ đài quan sát, nhìn qua ống kính viễn vọng hướng về phía đảo Gạc Ma, hòn đảo của đất Việt, một phần máu thịt hình hài đất nước đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Với khoảng cách chưa đầy hai hải lý, từ Cô Lin nhìn sang, vùng biển quanh đảo Gạc Ma lấp lóa nắng, màu nước từ thềm san hô xanh óng ánh màu ngọc bích. Dưới mặt nước yên bình cạnh thềm đảo Gạc Ma ấy có một chiếc tàu đang lặng im trong lòng biển lạnh đúng 25 năm qua. Và trong khoang con tàu đang chìm sâu kia vẫn còn những di vật và xương cốt của rất nhiều người lính Việt đã hi sinh vào buổi sáng 14-3-1988 bi tráng ấy!

Một tiếng đồng hồ trước khi tàu đưa chúng tôi ghé lên đảo Cô Lin, một buổi lễ tưởng niệm đã diễn ra trên vùng biển các anh đã nằm lại năm xưa. Chuyến tàu nào ra với Trường Sa cũng neo lại vùng biển này để tưởng nhớ.

Và lần nào cũng vậy, tất cả đều xúc động đến rơi nước mắt, từ vị tướng dạn dày trận mạc đến những bạn trẻ lần đầu đến với đảo xa. Lần nào cũng vậy, những vòng hoa khi thả xuống biển luôn dập dềnh theo ngọn sóng theo tàu một quãng xa. Lần tưởng niệm nào cũng vậy, dù máu các anh đã hòa tan vào vị biển mặn chát từ mấy chục năm rồi, nhưng sắc đỏ trên lá cờ Tổ quốc trong buổi lễ luôn đổ bóng đỏ in vào làn nước biển, cứ ngỡ như dòng máu hi sinh ngày ấy vẫn còn kết thành khối đỏ chưa tan.

Tại nhà truyền thống của lữ đoàn 125 Hải quân (Cát Lái, Q.2, TP.HCM), chúng tôi rất bất ngờ khi thấy những di vật của những người lính hi sinh trong chiếc tàu đắm trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin tròn 25 năm trước đang được lưu giữ nơi này. Tất cả được lưu giữ trong một chiếc thùng gỗ và chưa bao giờ được trưng bày.

Khi chúng tôi loay hoay xếp lại những bức ảnh tư liệu đặt cạnh chiếc thùng gỗ đựng kỷ vật để chọn một góc chụp hình các kỷ vật thì phát hiện một tư liệu quý giá: tấm hình chụp con tàu HQ-604 đúng vào ngày rời bến ra Trường Sa làm nhiệm vụ.

Đấy cũng là chuyến đi cuối cùng của con tàu lịch sử này bởi chỉ vài ngày sau đó, trong cuộc chiến đấu quyết tử, HQ-604 đã bị bắn chìm cùng với những người lính của lữ đoàn 125, lữ đoàn 146 và trung đoàn 83 công binh.

Cả ba chiếc tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 dù số phận có khác nhau nhưng hôm nay tất cả đã im lặng nằm sâu dưới lòng biển lạnh. Ba chiếc tàu quân sự, 64 liệt sĩ hi sinh, vậy mà tất cả kỷ vật của trận chiến bi tráng năm ấy nay chỉ đựng vừa vặn trong một chiếc thùng gỗ sơn màu lính vốn dùng để đựng súng tiểu liên AK.

Lùa tay vào thớ vải của những bộ quần áo lính được những người thợ lặn vớt lên từ khoang tàu HQ-604, do ngấm nước biển mấy chục năm nay đã trở nên khô cứng ram ráp.

Dường như qua lần vải kia còn nghe xương thịt người lính hiển linh, chiếc áo này ai đã mặc, chiếc thắt lưng kia của người lính nào? Và chiếc bát ăn cơm đã bị hà ăn mòn trên vành miệng bát...

“Đó là kỷ vật rất thiêng liêng mà bao năm nay lữ đoàn nâng niu gìn giữ, bảo vệ với cả tình cảm và cái tâm của mình chứ không đơn thuần là trách nhiệm”, đại tá Trần Thanh Tâm (chính ủy lữ đoàn 125) vừa mở khóa chiếc hòm vừa nói.

Chiếc hòm gỗ đựng kỷ vật

Khi nắp thùng bật mở, chúng tôi lặng đi khi nhìn thấy những di vật được cẩn trọng gói trong giấy báo. Chính ủy lữ đoàn 125 nâng niu bằng cả hai tay, lấy từng di vật ra. Hai ngòi nổ, một mặt nạ phòng độc M04, hai hộp bộ đổi nguồn thông tin, một hộp đèn soi thông tin (đèn tín hiệu cũ), một bó dây điện nhỏ, một cuốc chim, bốn chiếc dép nhựa, một săm xe đạp. Ba chiếc thắt lưng cũ kỹ đã bị đứt một đoạn.

Hai bát ăn cơm và chiếc quần quân trang của người lính công binh Việt Nam bị rách không đồng màu, loang lổ những dấu vết của biển cả với những vỏ hàu, vỏ ốc kết chặt. Ba chiếc dép nhựa Tiền Phong màu trắng đã bị đứt quai, chuyển màu vàng sậm. Khẩu AK chỉ còn nòng súng, thoi đẩy và đế báng súng.

Sóng gió đã đánh trôi dạt, bào mòn, làm mục nát hết những phần khác của các vũ khí quân tư trang. Tất cả những thứ bằng sắt đều đã gỉ sét, cũ kỹ. Có những di vật đã bị biến dạng, méo mó. Chỉ duy hai bát ăn cơm và ống liều phóng của quả đạn B41 trong hộp nhựa là còn nguyên vẹn.

Đặc biệt, có một ống liều phóng đã được đút vào khẩu B41, sẵn sàng ngắm bắn. Đầu nổ của nó đã bị lòi ra kim phát nổ. “HQ-604 chỉ là tàu vận tải thông thường nên tầm bắn tối đa chỉ ở cự ly 500m. Khi đó tàu HQ-604 đang cách tàu chiến địch 2-3 hải lý (khoảng 3,6-5,4km). Chắc là các bác, các chú đang cơ động cho tàu tiến đến gần tàu địch thì bắn nhưng chưa kịp bắn đã trúng hỏa lực của tàu chiến đối phương” - đại tá Trần Thanh Tâm giải thích.

Nhìn thấy những kỷ vật đã han gỉ, ố đen ấy, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh - khi đó là trung sĩ trung đoàn công binh E83, một trong những thành viên tàu HQ-604 còn sống sót - lặng đi một hồi rồi bảo: “Khi vào đảo, chúng tôi mang theo cả cuốc chim, xà beng, xẻng để đào móng trên nền san hô xây dựng công trình. Đây là quần áo mặc khi xây dựng công trình của lính công binh chúng tôi ngày ấy. Còn cái săm xe đạp này nữa... Ngày đó còn nghèo khổ, nhiều người lính trước khi đi làm nhiệm vụ còn mua cả săm xe đạp mang về nhà làm quà. Tôi cũng mua một cái ở Ba Ngòi trước khi xuống tàu và còn mua cả một dây chuyền bạc để trong rương định sau chuyến đi đó sẽ về tặng người yêu. Chẳng ai nghĩ mình sẽ không trở về nữa... Đôi dép nhựa Tiền Phong của Hải Phòng này ngày đó quý lắm, không phải ai cũng có mà đi. Trước khi bơi vào đảo, nhiều người bỏ dép lại tàu, sợ bị san hô cứa đứt mất. Làm sao đưa được những di vật này về vậy? Chúng đã chìm dưới đáy biển hơn 20 năm rồi”.

____________________

Không chỉ những di vật, còn xương cốt của những người lính tham gia trận hải chiến ngày 14-3-1988. Hành trình cùng câu chuyện “vòng tròn bất tử” của những chiến sĩ hải quân sau 25 năm bắt đầu từ hồi ức bi tráng của những người trong cuộc...

Kỳ tới: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma


Được sửa bởi huuhoi ngày Sat 09 Mar 2013, 21:46; sửa lần 1.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Sat 09 Mar 2013, 21:44

Trường sa - khúc bi tráng 14-3 - Kỳ 2:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537171/ -vong-tron-bat-tu-tren-bai-gac-ma.html

“Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma

QUỐC VIỆT | 09/03/2013 09:22 (GMT + 7)

TT - ... Gạc Ma, sáng 14-3-1988. Một vòng tròn bất tử. Những loạt đạn chát chúa. Những lưỡi lê sắc lạnh. Nhiều chiến sĩ VN ngã xuống. Nhưng người khác vẫn ào lên giữ vững ngọn cờ.

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa ImageView
Ảnh chụp con tàu HQ-604 ngày 10-3-1988. Bốn ngày sau, tàu bị bắn chìm tại vùng biển Gạc Ma - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa ImageView
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao và vị trí các tàu hải quân VN, trước khi xảy ra cuộc tấn công xâm chiếm Gạc Ma của quân TQ


Bãi san hô dậy sóng... 25 năm đã trôi qua, nhưng người chiến sĩ hải quân Nguyễn Văn Lanh anh hùng năm xưa vẫn không thể nào quên được buổi sáng đặc biệt này - buổi sáng mà anh và đồng đội đã quyết tử lao vào cuộc chiến không cân sức để thực thi chiến dịch CQ 88, chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo VN.

Nhiệm vụ trong đêm

Những ngày trước sáng 14-3-1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước sự lăm le chiếm đóng bất hợp pháp của hải quân Trung Quốc (TQ). Người chiến sĩ hải quân trẻ Nguyễn Văn Lanh lúc ấy có mặt trên chiếc tàu HQ-604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng cùng với lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông.

Rưng rưng xem lại những đoạn phim, những kỷ vật đẫm máu đồng đội, anh Nguyễn Văn Lanh nhớ lại: chiều tối 13 thì tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma (còn tàu HQ-505 có mặt ở Cô Lin, tàu HQ-605 thẳng tiến Len Đao). Khi tàu HQ-604 thả neo, nhiều chiến sĩ công binh trẻ măng vẫn còn say sóng, chưa kịp ăn thứ gì thì lữ đoàn phó Trần Đức Thông và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã kêu gọi anh em bắt tay khẩn cấp vào nhiệm vụ giữ đảo.

Đêm 13-3, gió mùa đông bắc thổi mạnh, mây mù che kín bầu trời làm mặt biển tối đen như mực. Anh Lanh cùng các đồng đội hạ xuồng vận chuyển vật liệu xây dựng lên đảo chìm Gạc Ma. Còn việc bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chủ quyền VN do tổ của thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm. Họ phải dùng xà beng đục xuống rạn san hô Gạc Ma để cắm vững thân cờ Tổ quốc. Trên đảo Cô Lin cách đó không xa, cờ chủ quyền cũng phần phật tung bay ở cả hai đầu đảo. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cứ tập trung nhiệm vụ, mặc kệ tàu chiến TQ đang lảng vảng quanh đó.

Rạng sáng hôm sau, tức ngày 14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền.

Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô.

Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo...

Gần 6 giờ sáng, tàu chiến TQ bắt đầu cho xuồng nhỏ áp sát rạn san hô Gạc Ma. Một lát sau, các xuồng khác lại tiếp tục được thả xuống với lính hải chiến TQ nai nịt đầy đủ vũ khí để đổ bộ.

Vòng tròn bất tử

Trước tình thế đó, trên bãi san hô Gạc Ma, các chiến sĩ VN đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc (mà sau này nhiều người vẫn gọi vòng tròn ấy bằng cụm từ thiêng liêng: vòng tròn bất tử). Nhưng lúc ấy, ngoài nhóm nhỏ lính hải quân chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 của thiếu úy Phương, đa số là công binh chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay. Lúc này anh Lanh vừa mới quay lại tàu lấy thêm vật liệu xây dựng để đưa xuống đảo thì trung tá Trần Đức Thông kêu gọi tất cả mọi người còn trên tàu HQ-604 biết bơi hãy nhảy hết xuống biển, tiếp ứng cho anh em trên bãi san hô. Anh Lanh ra mạn boong hướng về đảo, nhảy xuống biển cùng nhiều chiến sĩ khác, nhanh chóng bơi vào vùng đồng đội sắp bị tấn công.

Trước mắt anh Lanh, cuộc đụng độ không cân sức bắt đầu bùng nổ. Lính TQ đổ bộ dày đặc lên đảo với AK sáng quắc lưỡi lê cố tràn vào vòng tròn chiến sĩ VN. Lính TQ cố giật và hạ cờ VN. Còn chiến sĩ VN trên tay chủ yếu chỉ có xà beng, cuốc xẻng, vật liệu xây dựng vẫn quyết tử giữ bằng được lá cờ. Mấy lần lính TQ cố tràn vào đều bị bật ra. Đến khi chúng nhả đạn mới áp sát được vào chỗ thiếu úy Phương đang giữ chặt ngọn cờ. Anh Lanh lúc này cũng đã lao vào sát cánh cùng đồng đội Phương. Hai bên giành giật ngọn cờ. Bất ngờ lính TQ nổ súng thẳng vào đầu thiếu úy Phương. Anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ loang máu.

Trung sĩ Nguyễn Văn Lanh (sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang) kể tiếp: “Sau khi anh Phương bị bắn, lính TQ định cướp lá cờ nhưng tôi giằng lại được. Một tay tôi cầm cờ, một tay cầm xà beng đánh lại...”. Thấy khó hạ gục được người lính công binh VN kiên cường, lính TQ đã đâm anh từ phía sau rồi cuối cùng bắn thẳng vào anh bằng AK.

Trên toàn rạn san hô Gạc Ma, trận chiến lúc ấy đã bùng nổ dữ dội. Lính đổ bộ TQ lùi ra xa để đại liên, pháo 37 li từ tàu chiến của chúng bắn thẳng vào các chiến sĩ VN vẫn đang quyết tử bám trụ giữ đảo. Trên tàu HQ-604, trận chiến cũng diễn ra bi tráng. Anh Mai Văn Hải, công binh E83, có mặt trên tàu lúc đó, nhớ trước khi đổ bộ giáp trận trên đảo, các tàu chiến TQ đã lùi ra đề phòng các súng nhỏ như AK, B40, B41 của tàu VN. Sau đó, chúng mới lợi dụng ưu thế hỏa lực tầm xa mạnh như pháo 100 ly, 37 li bắn dồn dập vào tàu HQ-604.

Loạt đạn đầu tiên của tàu TQ bắn trúng phòng báo vụ tàu HQ-604. Trước mắt Hải, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ lao xuống phòng động cơ, định cho máy tàu nổ để ủi lên bãi san hô Gạc Ma. Nhưng ngay lúc đó phòng máy bị trúng đạn bốc cháy, không còn thấy bóng anh ngược ra. Tàu cũng không còn khả năng lao lên bãi. Anh Hải ngược lên phòng điện trên mặt boong, gặp trung tá Trần Đức Thông và đại úy Phòng. Nhưng cũng đúng khoảnh khắc ấy, từng tràng đại liên từ phía TQ bắn thẳng vào. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông trúng đạn vào đầu gục xuống. Đại úy Phòng cũng hi sinh.

Tàu HQ-604 mất dần dưới mặt biển, mang theo nhiều chiến sĩ và thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, lữ đoàn phó Trần Đức Thông!

_______________

Kỳ tới: Khi tiếng súng lặng im
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  mùa xuân Sun 10 Mar 2013, 05:53

Chà một loạt bài viết này giúp mình hiểu thêm mà còn tập tính Kiên nhẫn nữa ! Laughing
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Mon 11 Mar 2013, 03:24

Cam on HH da dem ve nhung thong tin rose .
Cung mong la nhung vi lanh tu cua nha nuoc minh nen theo do ma giu gin lanh tho VN .
De khong phu long nhung nguoi chien si da hy sinh cho dat nuoc VN cua minh HH hen .

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Wed 13 Mar 2013, 18:23

Tiếp nghen:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537311/khi-tieng-sung-lang-im%C2%A0.html

Khi tiếng súng lặng im
QUỐC VIỆT | 10/03/2013 08:06 (GMT + 7)
TT - Thuyền phó Doan bị bỏng nặng vì pháo, cả người cháy đen, tóc sém hết, bốc mùi khét lẹt. Mặt anh cũng thủng lỗ chỗ, đầm đìa máu bởi mảnh đạn. Vậy mà anh vẫn tỉnh, tỉnh đến kỳ lạ. Được đồng đội dìu dưới biển, anh vẫn thoi thóp nhìn mãi về phía ngọn cờ Tổ quốc, mấp máy môi như nhắn nhủ anh em phải giữ vững bằng mọi giá...

25 năm đã trôi qua, người lính hải quân Trường Sa Hoàng Văn Nam thuở ấy vẫn ứa nước mắt nhớ mãi hình ảnh kiên cường của đồng đội. Tàu hải vận HQ-605 làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở đảo chìm Len Đao bị bắn cháy sau 8g sáng 14-3-1988. Mọi người phải rời tàu, nhảy xuống biển, nhưng vẫn dìu nhau trụ lại vùng biển Len Đao dưới làn mưa đạn pháo cho đến lúc chiến hạm Trung Quốc rời trận địa quay sang bãi Gạc Ma.

Mỗi người lính là ngọn cờ

Nhớ lại quyết định rời tàu, thuyền trưởng HQ-605 Lê Lệnh Sơn kể: “Nếu ở lại tàu thì tất cả sẽ hi sinh hết. Chủ quyền cũng chưa chắc giữ được. Tôi cho anh em nhảy xuống biển, vì tin rằng mỗi người lính lúc ấy sẽ trở thành nhân chứng, thành ngọn cờ bằng xương máu giữ chủ quyền Tổ quốc!”.

Kiên cường trụ lại Len Đao cho đến khi tàu chiến Trung Quốc rời đi, các chiến sĩ tàu HQ-605 mới bơi tập trung lại với nhau, hướng về đảo Sinh Tồn. Anh Nam tìm thấy thuyền phó Doan bị thương rất nặng, mọi người phải kẹp phao cho đầu anh nổi khỏi mặt nước biển.

Gần trưa, chiếc thuyền nhỏ của tổ chiến sĩ lên bảo vệ cờ tìm vớt đồng đội lên. 17 người, kể cả số bị thương. Anh Nam xúc động nhớ họ phát hiện thiếu một đồng đội nhưng không thể tìm thấy dưới biển. Có lẽ anh đã hi sinh và nằm lại trên con tàu đang bốc cháy rừng rực. Đại úy Sơn ra lệnh chiến sĩ chèo tay, hướng mũi xuồng về đảo Sinh Tồn. Trên xuồng có nhiều thương binh bị bỏng, bị mảnh đạn găm vào mình, gãy chân... Nam phải kìm nước mắt, ngồi đỡ thuyền phó Doan để anh dễ thở. 15g, về gần đến Sinh Tồn thì thuyền phó Doan trút hơi thở cuối cùng.

Trong lúc đó tình hình bãi Gạc Ma cũng rất căng thẳng. Mặc dù tàu chiến Trung Quốc ngừng nổ súng nhưng vẫn trơ lì ở lại vùng biển chủ quyền Việt Nam. Còn các chiến sĩ hải quân Việt Nam, người sống, người bị thương, người hi sinh đang nổi chìm dưới vùng nước loang máu.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ tàu HQ-505 rưng rưng kể: “Sau khi tàu lên được bãi Cô Lin, tôi lệnh cho nhóm chiến sĩ ở lại tàu sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, còn một nhóm tìm cách cứu hộ đồng đội ở Gạc Ma sau khi tàu HQ-604 đã chìm. Công việc nhân đạo nhưng rất căng thẳng dưới họng súng đối phương”. Thuyền trưởng Lễ nhớ chi tiết khi thuyền cứu hộ nhỏ của tàu HQ-505 vào vùng biển Gạc Ma, tàu chiến Trung Quốc dọa bắn cả những người tay không đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu thương. Nhưng họ vẫn quyết tâm tiến vào vì ở đó còn đồng đội mình.

Trung tá Phạm Văn Hưng, tàu HQ-505, có mặt trên xuồng cứu hộ, ngậm ngùi nhớ họ phải nén khóc khi chứng kiến vùng biển Gạc Ma sau vụ thảm sát tàn bạo. Chỉ trong một buổi ngày 14-3, trên vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao này, 64 chiến sĩ, công binh hải quân VN đã dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Giữ vững chủ quyền

Sau khi chuyển các liệt sĩ và thương binh lên đảo Sinh Tồn, thuyền trưởng Lễ liên lạc về sở chỉ huy trong đất liền. Ông báo rõ tình hình Cô Lin rằng: “Cờ Tổ quốc vẫn còn, tàu vẫn còn và người vẫn còn, quyết tâm xin được ở lại để bảo vệ tàu và bảo vệ chủ quyền đảo của đất nước. Nếu cần phải hi sinh vì Tổ quốc sẽ sẵn sàng hi sinh đến người cuối cùng”. Đề nghị này được cấp trên chấp thuận. Chiều tối 14, thuyền trưởng Lễ và một số cán bộ, chiến sĩ đi thuyền máy qua đảo Sinh Tồn, viếng các liệt sĩ và thăm hỏi thương binh, rồi quay trở lại ngay tàu 505 vẫn đang nằm cùng ngọn cờ trên đảo Cô Lin.

Một cuộc họp được khiển khai gấp rút ngay trong đêm. Thuyền trưởng Lễ xúc động nói với đồng đội rằng ông sẽ ở lại bảo vệ con tàu này và ngọn cờ chủ quyền trên đảo Cô Lin. Ông đề nghị chín người tình nguyện xung phong ở lại cùng với ông để lập thành tiểu đội chiến đấu bảo vệ tàu. Rất nhiều cánh tay giơ cao trong cuộc họp. Thuyền trưởng Lễ trân trọng tinh thần quyết tử cho Tổ quốc của đồng đội và chọn chín người ở lại tàu cùng mình. Trong đó có thuyền phó Nguyễn Huy Cường, Thạc, Biên, Thanh, Xuyên... đến từ các miền quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng.

“Nhiều đêm tôi vẫn nằm mơ khoảnh khắc chia tay đầy xúc động này. Người về, người ở lại đều nghẹn ngào. Chiến sĩ trẻ khóc thành tiếng. Đại úy, chính trị viên Võ Tá Du gạt nước mắt dẫn nhóm anh em về và nhắn nhủ với những người ở lại: “Anh em ở lại quyết tâm bảo vệ tàu, bảo vệ đảo Tổ quốc. Chúng tôi hứa về đất liền sẽ kể lại toàn bộ cuộc hải chiến này và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc của anh em...”.

Đến lúc xuồng máy đã hạ xuống để chuyển người lên tàu khác về đất liền, nhiều chiến sĩ vẫn xúc động không nỡ chia tay, cứ xin được ở lại cùng con tàu. Thuyền trưởng Lễ phải nén cảm xúc, kiên quyết tiễn anh em. Ông hiểu rất rõ điều gì đang chờ đợi đội mười người ở lại với tàu ở đảo Cô Lin trong thời điểm nóng bỏng trên vùng biển này. Cả con tàu lúc ấy chỉ còn là một lô cốt sắt nằm bất động trên bãi san hô. Mười người ở lại đều sôi sục tinh thần yêu nước và sẵn sàng quyết tử chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Đội bảo vệ đảo Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy đã phân thành năm tổ sẵn sàng chiến đấu chống trả lại đối phương xâm lược đảo. Thuyền trưởng Lễ nhớ những đêm anh em không ngủ được, nằm bên nhau trên boong tàu. Ông tâm sự với chiến sĩ: “Mười anh em sống chết có nhau, phải giữ bằng được tàu, bằng được cờ và chủ quyền Tổ quốc”. Họ rưng rưng trả lời: “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ tàu, bảo vệ đảo đến người cuối cùng. Có phải hi sinh thì sẽ cùng hi sinh với nhau!”.

QUỐC VIỆT
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Wed 13 Mar 2013, 18:33

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa 15

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA
Trang Hạnh

Than ôi!

Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.
Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!

Nhớ linh xưa,

Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.
Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.
Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.
Bóng trăng đáy nước, quan họ ơi tình nặng mạn thuyền,
Lưng ngựa câu then, khăn piêu vẫy rừng vang tiếng nhạc.
Đờn ca tài tử bồi hồi,
Câu hát xẩm xoang ngây ngất.
Rộn rã tiếng cồng chiêng tây nguyên,
Réo rắc điệu khèn môi tây bắc.
Ngẩn ngơ điệu múa chiếu chèo,
Bằng hoàng câu hò phường vải.

Thế mà,

Rung rinh đá đảo, tự dưng bị trận cuồng phong
Bình lặng dòng sâu, bỗng nhiên nổi cơn bão táp!
Quân bành trướng, ỷ binh nhiều tướng mạnh, ngang nhiên cướp đất bắt người,
Lũ ma vương, cậy súng lớn đạn to, vô cớ hiếp tàu cắt cáp.
Cậy quân đông lấy thịt đè người,
Ỷ thế mạnh xua quân chiếm đất.
Uốn miệng lưỡi, cứ ngỡ bạn hiền,
Nhe nanh vuốt dè đâu quỷ dữ!
Thò tay quỷ mà vẽ lưỡi bò,
Lòi mặt nạ té ra kẻ cướp!
Tàu cá khoang không tấc sắt, để chúng tự tiện cầm tù,
Ngư dân phơi tấm lưng trần, mặc chúng thẳng tay đánh đập.
Làm vợ khóc chồng ruột héo gan bầm,
Để con nhớ cha lòng đau dạ thắt.

Nhưng chúng đã lầm! bởi nhân dân ta:

Thừa dũng cảm, nữ nhi là Bà Triệu, bà Trưng,
Đủ trí mưu, trai tráng là Quang Trung, Thường Kiệt.
Yêu hòa bình, nhưng gươm Lê Lợi lưỡi vẫn sáng ngời,
Chuộng tự do, nhưng cọc Bạch Đằng đầu luôn nhọn hoắt!

Bừng khí thế, trăm thiếu niên trương cờ sáu chữ: “… báo hoàng ân” *
Sục hờn căm, ngàn dũng sĩ thích tay một lời thề sát thát!

Gươm so gươm, gươm lóe ngợp trời,
Súng đọ súng, súng vang dậy đất!
Bạch Đằng xác địch nổi lênh bênh,
Đống Đa thây thù cao chất ngất!

Nay Chiến sĩ Gạc Ma,

Ăn chung mâm, ngủ chung chiếu, chuyện riêng tư cũng cùng kể nhau nghe,
Trùm chung chăn, mơ chung giấc, thư thầm kín đều chuyền tay nhau đọc!
Khác cha mẹ mà giống hệt ruột rà,
Không họ hàng mà y như máu thịt!

Khen thay!

Vì nhân dân, quản chi gối đất màn sương,
Vì đất nước nào sá gì mưa nam gió bắc.
Giống kiên cường, lại tiếp kiên cường,
Máu bất khuất, vẫn luôn bất khuất!
Hẹn với lòng một nhục một vinh,
Thề với giặc một còn một mất!

Thương ôi!

Cũng vì nước mạnh dân no,
Nào kể xương tan thịt nát!
Nguyễn Văn Lanh, bụng trúng lê tay vẫn giương thẳng tay cờ,
Trần Văn Phương, tay ôm ngực còn thét : “ Không cho mất đảo!” **
Máu ai loang cả mạn tàu!
Máu ai hòa theo nước biển!
Bởi dòng máu Đại Việt đỏ mãi ngàn năm,
Nên non nước Lạc Hồng nối liền một dải.
Dù giọt nước Biển Đông, con cháu cũng phải giữ gìn,
Dù hòn sỏi Gạc Ma, chiến sĩ quyết không để mất!

Xót thay!

Nam nhi hề, vai khoác chiến y,
Chiến sĩ hề, ai về đầu bạc?
Chuyện nhục vinh thì cứ luận bàn,
Đường sinh tử có ai không thác?
Luận anh hùng ai kể bại thành,
Xét chí khí nên coi cao thấp.

Hôm nay,

Thắp nén tâm hương ,
Tưởng người tiết liệt.
Gương hiếu trung mãi mãi chẳng phai mờ,
Máu hào kiệt ngàn đời không đổi sắc.
Hiếu với dân chẳng quản máu xương rơi,
Trung với nước đâu chờ bia đá tạc!

Ô hô! Có linh xin hưởng!

TRANG HẠNH
(Khoa tim mạch BV Đa Khoa Bắc Ninh)

_____________
Chú thích:
* Trần Quốc Toản thêu lên cờ 6 chữ “ Phá cường địch, báo hoàng ân”
** Trần Văn Phương trước khi hy sinh đã thét lớn: “ Thà hy sinh, không để mất đảo!”
Nguồn: Phong Điệp.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Thu 14 Mar 2013, 21:34

NHung bai van te nhu the nay phai dang tai tren cac bao chi cho cac chu lanh dao doc duoc de tinh ngu va thuc tinh long yeu nuoc cua ho luon nghen HH Evil or Very Mad
Hong thoi ho cu nhu the nay drunken Sleep thi tieu tung voi anh lang gieng 4tot,16vang cua ho....

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Fri 10 May 2013, 07:47

Xâm lược không tiếng súng

Mặc Lâm (RFA) - Trung Quốc lại một lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ?

Vừa đánh trống vừa ăn cướp

Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.

Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.

Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:

Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.

Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.

Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.

Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:

Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013. AFP

Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa

Chiến lược và âm mưu

Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.

Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:

Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.

Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)

Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.


Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
Ông Dương Danh Dy


Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.

Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:

Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?

"chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ"
Ông Dương Danh Dy


Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.

Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:

Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.

Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?

Mặc Lâm
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inva-wthou-gunfir-05092013063428.html
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 10 May 2013, 11:40

Tàu hải quân Trung Quốc áp sát bãi Cỏ Mây
http://nld.com.vn/20130510095637305p0c1006/tau-hai-quan-trung-quoc-ap-sat-bai-co-may.htm
Thứ Sáu, 10/05/2013 09:56

(NLĐO) – Bộ tư lệnh Miền Tây Philippines ngày 10-5 cho biết chiều 7-5, 2 tàu hải quân Trung Quốc đã kéo đến sát bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Một nguồn tin quốc phòng khác cũng xác nhận 2 tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện cách bãi Cỏ Mây khoảng 6 hải lý về phía tây kể từ chiều 7-5. Bộ tư lệnh Miền Tây Philippines đã báo cáo vụ việc lên Bộ Ngoại giao và Phủ Tổng thống nhưng người phát ngôn, Trung tá Cherry Tindog, từ chối cung cấp thêm thông tin liên quan.

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Tau3_ecb67
Tàu Trung Quốc xuất hiện cách bãi Cỏ Mây khoảng 6 hải lý về phía Tây kể từ chiều 7-5. Ảnh: TV5


Trước đó, đài truyền hình TV5 của Philippines dẫn lời một sĩ quan quân đội cấp cao cho biết ngày 9-5, có từ 5 - 8 tàu cá Trung Quốc đã tiến vào bãi Cỏ Mây. Nguồn tin này cho biết các ngư dân Trung Quốc đã dựng những cọc sắt và chăng dây thừng ở khu vực này. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Philippines rút tất cả tài sản của mình ở các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, trong đó có bãi Cỏ Mây.


Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Philippines chiếm đóng trái phép và đặt dưới quyền quản lý của tỉnh Palawan.

H.Bình (Theo Inquirer, TV5)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 10 May 2013, 14:38

cs TQ y lon hiep yeu dem tau linh tau dan ra tranh gianh het ca bien Dong coi nhu la nha cua ho vay ...Hen chi Philippines da ban vao ngu dan cua ho de canh cao...
con phia nha nuoc VN thi phan ung nhu the nao day scratch ,hay lai so mich long anh em lang gieng 4tot 16 vang ma chi noi qua loa cho co le ma thoi...

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 10 May 2013, 19:46

Việt Nam bây giờ há miệng mắc quai rồi.

Công hàm 1958 do thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) lúc đó ký, được Trung Cộng dùng như là một bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Cộng. (xem clip)

Đã vậy vừa rồi còn có ý kiến đổi tên nước trở lại như tên nói trên, phải chăng với ý đồ hợp thức hóa hơn nữa công hàm này?



Trong đoạn Video ghi lại phiên tranh luận tại Hội thảo Biển Đông do Đại học Quốc gia Singapore cùng Asia Society tổ chức tại New York, Thiếu tướng Chu Thành Hổ - Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã vin vào bản công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một "bằng chứng" chứng minh Hà Nội đã thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa/Trường Sa. Đại diện cho VN tại hội thảo này đã không có phản ứng đối đáp lại phía TQ

Nếu căn cứ vào tên gọi mà hồ đồ cho rằng tất cả những ai gọi "biển nam trung hoa" đều chấp nhận đây là lãnh thổ của Trung hoa, thì chắc toàn bộ biển Ấn độ dương, bao gồm các đảo trong đó đều của Ấn Độ cả! Ông Hổ này cũng nhận ra kết luận mơ hồ ban đầu, trứơc 1960 ai ũng công nhận chủ quyền Trung cộng, bị bắt bẻ thì lại xoay chiều xác nhận không phải tại cái tên!

Chẳng hiểu sao youtube không work ở đây. Thôi bỏ đường link ra ngoài vậy
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7ORZotUG2z8


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Tue 14 May 2013, 13:19; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 12 May 2013, 16:39

Công hàm 1958 do thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) lúc đó ký, được Trung Cộng dùng như là một bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Cộng. (xem clip)...
Nhu zay la cac dong chi nha minh da ban nuoc trang tron qua roi con gi nua ....bay gio Tq no con dem ca bang chung ra cho nguoi ta xem de minh mac quai ham het cai duoc voi no ... Razz

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Thu 16 May 2013, 13:52

Chiêu gì đây ?

Chúng ta đều biết tổng thống đương nhiệm của Đài Loan, ông Mã Anh Cửu là người theo xu hướng thân Trung hoa đại lục, nôm na là thân cộng.
Trong thời gian gần đây, hẳn không phải vô cớ mà chính sách đối ngoại của 2 lãnh thổ này rất "nhất quán" trong vấn đề tranh giành lãnh thổ. Trung cộng quảng bá đường 9 đoạn, vốn là sản phẩm của Quốc dân đảng, thì Đài Loan cũng to tiếng theo
Trung cộng tập trận thì Đài cũng tập trận, cũng kéo xuống đây
Trung cộng giành đảo Senkaku, những nhà hoạt động của Đài cũng liền kéo tới đây, rồi thuyền đánh cá Đài rùng rùng kéo xuống ...

Nhân vụ bắn chết ngư dân, Mã Anh Cửu liền phồng mang trợn mắt:
Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Tong%20thong%20Ma%20Anh%20Cuu%20cua%20Dai%20Loan

Trong một bài bình luận đâu đó, dự báo có thể một trong những thủ đoạn của Trung Cộng là lấn lướt, o ép các nước để nếu ai bức xúc mà có hành vi bạo lực trước thì Trung cộng có lý do để gây hấn, đưa đến hành động quân sự.
Dĩ nhiên chưa phải là lúc này, vì nếu đụng tới Philippine không chừng lôi cả Mỹ vào;

Nhưng cần lưu ý quan điểm của Trung Cộng : phản đối đàm phán đa phương, chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp một (chiến thuật bẻ từng chiếc đũa) và "gạt tranh chấp (nhà của người khác) để cùng khai thác".

Bây giờ, đằng sau phản ứng gay gắt của Đài Loan, là yêu cầu, cũng rất nhất quán với quan điểm Trung Cộng:
"Ông Giang (Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan) cũng yêu cầu một giải thích rõ hơn tại sao một tàu cá không được vũ trang lại đầy các lỗ đạn ở 'mọi nơi'.
Ông nhấn mạnh một lần nữa đòi hỏi trước đó của Đài Bắc là bồi thường cho gia đình ngư dân thiệt mạng, điều tra vụ nổ súng, trừng phạt thủ phạm và bắt đầu đàm phán về quyền đánh bắt."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/05/130516_taiwan_rejects_apology.shtml

Vết dầu loang, Đài Loan đánh bắt được thì Trung Cộng sẽ theo chân ...
Chưa chính thức thỏa thuận hợp thức hóa hiện diện ở đây mà đã còn hung hăng yêu sách như vầy, thì một khi đã có thỏa thuận rồi thì còn đòi tới cái gì nữa ?

...
Chờ xem diễn tiến sẽ thế nào, và hành động của Trung cộng tiếp theo là gì ?

Nhân tiện bỏ luôn cái clip mà lão tà để ở trên nhưng không hiển thị được:
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Thu 16 May 2013, 14:54


Trung cộng giành đảo Senkaku, những nhà hoạt động của Đài cũng liền kéo tới đây, rồi thuyền đánh cá Đài rùng rùng kéo xuống ....
xem ra Dai Loan cung hua theo TQ de an ke day ma ...noi thiet du sao Dai Loan cung nguon goc van la" ba tau" mot giong voi nhau ma ra Razz



Dĩ nhiên chưa phải là lúc này, vì nếu đụng tới Philippine không chừng lôi cả Mỹ vào....hihi...may anh ba tau dam an hiep Philippine xem My co nhao vo benh khong cho biet ... Laughing

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  huuhoi Mon 20 May 2013, 12:50

Lòi mặt chuột bọn Tàu đểu nè:

Tướng Trung Quốc La Viện: Vụ bắn ngư dân Đài Loan là cớ để chiếm Trường Sa

17/05/2013 11:15
(TNO) Một viên tướng “diều hâu” khét tiếng của Trung Quốc lại giở giọng hiếu chiến khi tuyên bố vụ tuần duyên Philippines bắn tàu Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội vàng để chiếm 8 đảo do Manila quản lý tại biển Đông, theo tờ Văn Hối ở Hồng Kông hôm 16.5.

“Nổ súng vào một tàu cá Đài Loan không chỉ là hành động khiêu khích với Đài Loan mà còn với cả toàn thể nhân dân Trung Hoa. Tôi không biết tàu cá Đài Loan đã vi phạm luật lệ nào trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn thay vì là lãnh hải Philippines”, ông La Viện nói.

Thiếu tướng này cho rằng Bắc Kinh cần phải hỗ trợ Đài Loan để buộc Philippines đưa ra lời xin lỗi đồng thời đề ra bốn cách “giúp” Đài Loan.

Thứ nhất, Trung Quốc, với tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, có thể kiện Philippines ra Tòa án Công lý Quốc tế. Thứ hai là thiết lập ngay một cơ chế hợp tác giữa các hiệp hội nghề cá giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Thứ ba là tuần duyên của hai phía nên đàm phán cơ chế hợp tác tương tự để tuần tra trong các vùng biển tranh chấp. Cuối cùng là nên nghĩ đến một cơ chế thiết lập sự tin cậy quân sự giữa hai bờ eo biển.

Ông La ngang còn ngược tuyên bố nếu Philippines tiếp tục quấy rối tàu cá Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phát động tấn công “thu hồi” một hòn đảo do Manila chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cả Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đều chiếm đóng phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngư dân Hồng Thạch Thành đã thiệt mạng khi tuần duyên Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9.5 trong vùng biển chồng lấn giữa hai bên.

Đài Bắc đã áp dụng biện pháp trừng phạt đồng thời tiến hành tập trận tại vùng biển gần Philippines sau khi bác bỏ lời xin lỗi “thiếu chân thành” của Philippines về vụ việc.

Theo tờ Want China Times, chính quyền Đài Loan khó lòng đón nhận những ý kiến của ông La. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ đối mặt với vấn đề hóc búa qua phát biểu của Hồng Phượng Liên, con gái của ngư dân 65 tuổi bị bắn chết.

Cô này nói các ngư dân Đài Loan giờ đây cảm thấy an toàn hơn khi treo cờ Trung Quốc thay vì cờ Đài Loan khi đánh bắt gần vùng biển tranh chấp.

Sơn Duân
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  mùa xuân Mon 20 May 2013, 18:22

TQ này ghê quá trời luôn ,mấy ngừ bạn Mỹ của MX sợ hắn luôn ! Very Happy

Hàng hoá bên Mỹ này toàn made in China ko hi...hi...đến nỗi bún khô mà mình mua về luộc ăn (ko có lò làm bún tươi )cũng của nó hết .VN thì nhập hàng này qua ăn ko được hi....thôi thì đành chịu .Sống Chết nó có số thôi ! Laughing
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 21 May 2013, 00:19


Hàng hoá bên Mỹ này toàn made in China ko....phai roi MX oi ,tai vi tra tien thue lam cho ho re qua ma ... Laughing
O day cung vay thoi ...nhan cong o day luong tho may 1gio tinh ra hon 25 do con tra cho dan TQ thi re qua ...

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa Empty Re: Láng giềng 4 tốt 16 vàng - Sự cố 1988: Cưỡng chiếm Trường Sa

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết