TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Phê phán Khổng Tử EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Phê phán Khổng Tử EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Phê phán Khổng Tử EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Phê phán Khổng Tử EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Phê phán Khổng Tử EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Phê phán Khổng Tử EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phê phán Khổng Tử EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phê phán Khổng Tử EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phê phán Khổng Tử EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phê phán Khổng Tử EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Phê phán Khổng Tử

+2
tieng thoi gian
huuhoi
6 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  huuhoi Tue 22 Oct 2013, 08:59

Gần đây, khi mà thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường qua Việt Nam, đạt thoả thuận về việc thành lập Học viện Khổng Tử đã làm dấy lên tranh luận sôi nổi về được-mất cũng như phân tích ý đồ đằng sau hành động này.
Nói về ý đồ thì mọi người đều thống nhất: quá rõ. Tuy nhiên, quan trọng hơn là "hệ luỵ" của nó.

Trong góc này mình khen Khổng Tử nhiều rồi, nên giờ mình nhìn từ một góc độ khác: phê phán Khổng Tử ở những chỗ chưa được của ông để thấy ông ... chưa phải là Thánh! rendeer 

Đầu tiên lượm một đoạn từ trang DLB:

...
Nhận xét về Khổng Tử qua “Khổng Tử Thế Gia” (Sử Ký)

Sử gia thời Tiền Hán là Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN) đã dành riêng một thiên khá dài so với các thiên khác trong sách Sử Ký để viết về Khổng Tử.

Đoạn cuối cùng của “Khổng Tử Thế Gia” (bản dịch của Phan Ngọc) viết như sau:

“Thái Sử Công (Thái Sử Công là danh xưng về chức vụ của Tư Mã Thiên) nói: Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí Thánh vậy”.  

Kết luận là như thế, tuy nhiên phần nội dung ông đã viết về Khổng Tử như thế nào? Hậu thế xin tìm hiểu:

1- Lời của tể tướng Án Anh nước Tề:

“Bọn nhà nho chỉ là kẻ ba hoa mà không thể noi gương theo họ được. Họ  kiêu ngạo, tự cho mình là phải nên không thể để cho họ làm tôi. Họ chú trọng việc chôn cất, thương xót, làm mất gia sản  để chôn cất cho được đầy đủ, không thể cho điều đó thành phong tục. Họ đi du thuyết hết nơi này đến nơi khác  để kiếm ăn , không thể cho họ trị nước được.”  

Dù đây là lời của Án Anh (cùng thời với Khổng Tử), nhưng được ghi lại trong “Khổng Tử Thế Gia”, hậu thế sẽ nghĩ sao về Khổng Tử với sự phê bình của người nổi tiếng về sự đứng đắn và  sống cùng thời.

2-Sự phán đoán của Khổng Tử:

Khổng Tử nổi tiếng là người hiểu biết khi còn sống, tuy nhiên sự phán đoán của ông như sau:

“Khi nước Ngô đánh nước Việt, phá hủy Cối Kê, có lấy được  một cái xương, chở đầy một xe. Vua Ngô sai sứ giả hỏi Trọng Ni: Tại sao xương lại lớn như vậy?

Trọng Ni nói: Vua Hạ Vũ triệu tập những người làm chủ núi sông ở núi Cối Kê. Phòng Phong đến sau bị vua Vũ giết phơi thây, mỗi cái xương của ông ta chở đầy một xe. Xương này là của Phòng Phong cho nên lớn như vậy.”  

Luận Ngữ  “Vi chính đệ nhị - chi thập thất”: “...Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”  . (Biết thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết, đó là biết vậy).

Mỗi cái xương người đầy một xe!? Có lẽ tình cờ khai quật được xương khủng long mới lớn đến như vậy! Khổng Tử không biết về vấn đề này và nói bừa đây là xương ông Phòng Phong. Qua câu nói  của Khổng Tử từ đoạn văn trên , chúng ta thấy có những vấn đề nên bàn luận:

Câu hỏi được đặt ra:  

- Khổng Tử không biết gì nguốn gốc, xuất xứ của hiện vật tìm thấy và  nói bừa?

- Chứng tỏ sự hiểu biết của mình, dù biết rằng mình hoàn toàn không biết gì về hiện vật =>  Kiêu căng?

- Không biết mà nói biết là  lừa dối?

-  “Nói một đàng, làm một nẻo!”? Không biết nói là biết (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã)?

3- Khi Khổng Tử làm tướng quốc tại Lỗ:

“Năm thứ 14 đời Định công, Khổng Tử 56 tuổi, rời chức tư khấu,  quyền giữ chức tướng quốc . Thấy  Khổng Tử có vẻ mừng rỡ,   một người học trò nói: Tôi nghe thầy nói: "Người quân tử khi tai họa đến thì không sợ, khi phúc đến thì không mừng".

Khổng Tử nói: Câu nói ấy cũng có đấy. Nhưng chẳng có câu: "Vui vì ở địa vị cao quý mà khiêm tốn đối với mọi người" hay sao?”  

Câu hỏi được đặt ra:  

- Ở địa vị “cao quý?”, coi thường người khác, cao ngạo và không khiêm tốn với địa vị của mình?
- Kiêu căng và kỳ thị về giai cấp?
- Khổng tử mê công danh? Vui mừng khi được trọng dụng? Học trò ông đã đặt câu hỏi về việc này!
- Khổng Tử  ngụy biện  cho sự kiêu căng  và kỳ thị giai cấp?
- Khổng Tử lừa dối mình và lừa dối học trò?

4- Khổng Tử từ quan

“Vua Tề bèn sai chọn tám mươi người con gái đẹp ở trong nước Tề... Vua Lỗ bỏ chính sự... Cuối cùng, Quý Hoàn Tử nhận nữ nhạc của Tề, ba ngày không nghe việc chính sự. Khi làm lễ tế giao cũng không đưa thịt tế đến cho các quan đại phu. Khổng Tử bèn ra đi.”.  

Khổng Tử từ quan vì không được vua cho thịt tế?
Hay vì việc vua Lỗ và Quý Hoàn Tử   “không nghe việc chính sự” ?

Đã có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nho gia thì cho là Khổng Tử bỏ đi vì vua Lỗ mê nữ sắc, không màng đế chính sự nên ông từ quan và bỏ đi. Người phê phán Khổng Tử thì cho rằng ông bỏ đi vì không được chia thịt nên xấu hổ, vì miếng thịt mà từ quan thì đây là cách hành xử không ra gì.

Khi làm tướng quốc, Khổng Tử đã giúp nước Lỗ cũng như dân chúng có được cảnh an cư lạc nghiệp:

“Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu bán lợn không dám bán thách, con trai con gái ở trên đường đi theo hai phía khác nhau, trên đường không nhặt của rơi. Những người khách ở bốn phương đến thành ấp không cần phải nhờ đến các quan, bởi vì người ta đều xem họ như người trong nhà.”  

Nếu vua Lỗ và Quý Hoàn Tử bỏ bê chính sự thì dân Lỗ càng cần ông hơn nữa. Khổng Tử lại bỏ đi! Hai lý do đã nêu đều khó được chấp nhận!

Câu hỏi được đặt ra:  

- Có phải Khổng Tử  vị kỷ, chỉ nghĩ về mình mà không nghĩ đến người dân?
- Đây có phải là hành động của “thánh nhân”?

5- Khổng Tử  là “văn” và “đức”?

“Khổng Tử nói: Sau khi Văn vương chết đi cái "văn" không phải ở ta hay sao? Nếu trời muốn làm mất cái "văn" ấy đi thì ta là người sinh sau đã không được biết đến nó. Vì trời chưa muốn mất cái "văn" ấy thì người đất Khuông làm gì đựoc ta?

Khổng Tử nói: Trời sinh đức ở ta, Hoàn Khôi làm gì được ta?”

“Văn” cũng ở Khổng Tử, “đức” cũng ở Khổng Tử. “Văn” mà mất thì đời sau không có văn?

Câu hỏi được đặt ra:  

Khổng tử có kiêu ngạo quá hay không?

6-Khổng Tử bội thề!

“Khổng Tử bèn rời khỏi đất Trần, đi qua đất Bồ. Vừa lúc ấy họ Công Thúc cầm đầu người đất Bồ nổi loạn. Người đất Bồ giữ Khổng Tử lại. Trong số học trò của Khổng Tử có Công Lương Nhụ đem năm cỗ xe của mình đi theo Khổng Tử. Ông ta là người đứng tuổi, tài giỏi, có sức mạnh. Ông ta nói: Xưa kia con theo thầy gặp nạn ở đất Khuông, nay gặp nạn ở đây, đó là mệnh! Con lại cùng thầy gặp nạn, con quyết chiến đấu mà chết.

Ông chiến đấu rất hăng. Người đất Bồ sợ hãi, bảo Khổng Tử: Nếu ông không đến nước Vệ thì chúng tôi sẽ cho ông đi.

Khổng tử cùng họ ăn thề. Họ cho Khổng Tử đi ra phía cửa đông. Khổng Tử liền đến đất Vệ.

Tử Cống hỏi: Có thể phụ lời thề được sao?  

Khổng Tử nói: Đó là vì ta  bắt buộc phải thề cho nên quỷ thần không nghe”  

Phần đầu trong thiên này cũng đã viết: “Khổng Tử dạy bốn điều: văn học, đức hạnh, trung thành,  tín nghĩa”.

Sách Luận Ngữ, “Vi chính đệ nhị (2-21): “Tử viết: Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã,...” (Khổng tử nói: Kẻ mà không đáng tin, không biết có làm được điều gì tốt...?)
Qua đoạn văn này chúng ta thấy Khổng Tử mới vừa thề thốt xong đã nuốt lời thề. Đến độ học trò của ông là Tử  Cống phải hỏi: “Có thể phụ lời thề được sao?”. Rồi để biện luận cho hành động của mình, Khổng Tử nói là bị bắt buộc nên làm thế!
Câu hỏi được đặt ra:  

- Khổng Tử là kẻ bất tín? Tệ hơn nữa là bội lời thề?
- Lừa dối?
- Ngụy biện?
- Khổng Tử là một kẻ không đáng tin: “Nói một đàng làm một nẻo?”

7- Mặc Tử chê bai Khổng Tử

Sách Mặc học cũng viết về hành động này của Khổng Tử với sự chê bai thậm tệ , so sánh với những gì ông làm khi ông được Lỗ Ai Công đón tiếp:

Mặc Tử, thiên 39 “Phi Nho hạ đệ tam thập cửu” (tạm phiên dịch):

“Khổng Tử bị khốn cùng ở biên giới hai nước Thái - Trần, sau 10 ngày chỉ ăn cháo rau không có gạo, Tử Lộ dâng cho ông thịt heo, Khổng Tử không hỏi thịt từ đâu mà có để ăn, Tử Lộ đổi áo lấy rượu, Khổng Tử cũng không hỏi ở đâu có rượu mà uống. Khi (Lỗ) Ai Công đón Khổng Tử thì chiếu trải không ngay ngắn ông không ngồi, thức ăn cắt không đúng khuôn phép thì không ăn. Tử Lộ đến hỏi: “Sao thày lại làm ngược với những gì thầy đã làm ở (biên giới) nước Trần - Thái?” Khổng Tử trả lời: “Này, ta nói cho anh biết, trước đó làm thế vì phải sống, nay làm là vì nghĩa”. Thật là nói càn thế nào cũng được, đúng là kẻ lật lọng, khi đầy đủ thì cứ thả cửa mà xuyên tạc, còn trò gian trá thấp hèn nào lớn bằng!”  
------
Sau khi đọc qua nội dung của “Khổng Tử Thế Gia”, dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên chúng ta thấy ông đã diễn tả cuộc sống của Khổng Tử một cách rất linh động. Khổng Tử có tài, đặc biệt là về giáo dục, ông đã có công đưa vị trí của sự giáo dục lên cao, khi làm quan cũng đã thành công. Trong nội dung; Tư Mã Thiên đã nêu ra những cách hành xử của Khổng Tử, nhưng không đưa ra những phán đoán.  Có lẽ  ông muốn để cho hậu thế xét đoán? Tuy nhiên có một điều là qua những diễn tả của ông, Khổng Tử có phải là một người có nhân cách đáng phục hay không? Chưa dám nói đến “bậc thánh” hay cao hơn nữa là “bậc chí thánh”.  

Câu hỏi đặt ra là gần như có sự  mâu thuẫn trong phần kết luận với câu nói của Thái Sử Công. Để trả lời cho câu hỏi này, người viết chỉ có thể  phỏng đoán là Tư Mã Thiên muốn “qua mặt” Hán Vũ Đế, để lưu lại cho hậu thế biết Khổng Tử như thế nào! Hán Vũ Đế vì tình cảm riêng nên đã xử cung hình Tư Mã Thiên (trích trong “Lời giới thiệu”cuả sách Sử Ký của dịch giả Nhữ Thành):

“Năm 99 trước Công Nguyên, Vũ Đế sai Lý Quảng Lợi cầm ba vạn quân đánh Hung Nô. Bấy giờ Lý Lăng, cháu của danh tướng Lý Quảng, cầm năm ngàn quân vào biên giới Hung Nô. Bị tám vạn quân Hung Nô bao vây. Lăng chỉ huy cuộc chiến đấu suốt mười ngày liền, giết hơn vạn quân địch. Nhưng cuối cùng vì cách xa biên giới, bị chặn mất đường về, quân sĩ chết hầu hết, mệt mỏi không còn sức chiến đấu, Lăng phải đầu hàng. Vũ Đế nổi giận muốn giết cả nhà Lăng, quần thần đều hùa theo ý nhà vua.”  

Tư Mã Thiên biện hộ cho Lý Lăng, “không ngờ Vũ Đế càng giận, cho ông cố ý đề cao Lăng để chê Lý Quảng Lợi nhút nhát không lập nên công lao gì, mà Quảng Lợi lại là anh của Lý phu nhân rất được nhà vua yêu quý. Vũ Đế bèn sai bắt giam Tư Mã Thiên giao cho Đỗ Chu xét xử... cuối cùng bị khép vào tội “coi thường nhà vua”, và bị thiến! Đã mấy lần uất ức quá, ông nghĩ đến việc tự vẫn.

Cái ấn tượng nhục nhã, cô độc theo dõi ông cho đến khi chết. Mỗi khi nghĩ đến cái nhục bị hình phạt, mồ hôi vẫn cứ đầm lưng ướt áo! Nhưng ông không vì thế mà chán nản. Trái lại, ông càng tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Ông thấy rõ hình phạt đó là một thử thách đối với những “người trác việc phi thường”. Ông càng thấy cần phải viết “cho hả điều căm giận”. Và chính cái hình phạt nhục nhã ấy đã làm cho ông hiểu rõ cái mặt trái của xã hội phong kiến và dũng cảm đứng về phía nhân dân.”  

Thúc Tôn Thông đã lợi dụng “lễ” của Nho học để đưa các Nho gia vào hệ thống cai trị. Đổng Trọng Thư đã dâng kiến nghị để Hán Vũ Đế nâng Nho học lên hàng “Quốc giáo”. Tư Mã Thiên là kẻ ngay thẳng đã trở thành nạn nhân của nền phong kiến với tư tưởng thống trị của Nho giáo. Vì thế người viết  phỏng đoán  là ông đã nêu lên vấn đề một cách ngấm ngầm, nâng Khổng Tử lên hàng “chí thánh” một cách “vu vơ” để chiều lòng và “qua mặt” Hán Vũ Đế, hầu mong những gì ông viết được được phổ biến cho hậu thế biết để tránh hay thay đổi.

----------
Nhìn nhận cái hay của Khổng Tử, nhưng đừng thần thánh hoá! Phải phân định rõ ràng ưu-khuyết!


Được sửa bởi huuhoi ngày Mon 18 Nov 2013, 15:32; sửa lần 1.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Thu 24 Oct 2013, 00:52

HH oi ...Doc qua may mau chuyen ve ong Khong Tu cua Trung Quoc ,TTg thay cung giong nhu may nha lanh dao minh qua ,noi mot duong lam mot neo ...Very Happy 
Thoi buoi nay minh nen hoc nhung cai tien may moc hien dai cua phuong tay va nhung tin tuc xay ra tren the gioi pho bien tren ti vi moi ngay la thuc te nhat , de giup cho dat nuoc duoc tien bo van minh voi the gioi ben ngoai ,bay gio ma con dem viec thanh lap hoc vien khong tu cua TQ ve hoc thi coi nhu dat nuoc minh lam thuoc dia cho TQ roi con gi.....bo tay may ong lanh dao an nham gi ma "khon" the khong biet ....

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Thu 24 Oct 2013, 04:02

Ai phê phán thì phê tuỳ theo mỗi người học và chiêm nghiệm hi..Học Thuyết Khổng và Lão hay vì đúng với đạo thực tế của người đời !Very Happy .MX hồi  giờ ko đọc từ ngày xem những bài viết trong này thấy cũng khá hay ...hèn chi Ba và Anh MX nghiên cứu dữ lắm !

TH ui hiện đại quá có ngày hại điện ghê lắm hi...!Very Happy 
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Thu 24 Oct 2013, 05:29

Thánh mà còn có khuyết điêm ........xã hội ngày càng loạn môi. Người nên Tu tâm một ít cho nhẹ !Laughing 
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 29 Oct 2013, 17:00

Thánh mà còn có khuyết điêm ........xã hội ngày càng loạn môi. Người nên Tu tâm một ít cho nhẹ ....hihihi...dung roi do Mx, khong co ai la hoan hao het, phai co uu diem va khuyet diem ,nguoi ta moi hoc hoi duoc cai tot va cai xau cua nguoi khac phai khong MX....Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 06 Nov 2013, 13:31

Trong khi mọi người lo lắng về cuộc "xâm lăng văn hoá" của Trung cộng với việc bành trướng các "Học Viện Khổng Tử", một số trí thức lại trấn an:
+ Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam cả ngàn năm qua vẫn không biến được dân ta thành ra Tàu
+ Tư tưởng của Khổng Tử có chỗ hay, có chỗ chưa hay, chưa chắc gì lôi kéo được lớp trẻ sau này
+ Văn hoá người Việt đã từng hấp thu, và đồng hoá tư tưởng của Khổng Tử để tạo ra một nét VĂN HOÁ VIỆT, với sự xoá nhoà ranh giới Phật-Lão-Khổng (Phật-Đạo-Nho)
+ Triết lý đạo Cao Đài cũng dựa rất nhiều về tư tưởng của Khổng, vẫn là một nét đặc trưng của VIỆT

Vậy, chúng ta nên:
+ Không "thần thánh hoá" Khổng Tử, tránh nguy cơ (dù nhỏ) sùng bái văn hoá Tàu (trường hợp Học viện KT thành công rực rỡ tại VN)
+ Có những nhà văn hoá giỏi, vững vàng định hướng cho dư luận về cái nhìn đúng cho Khổng Học
+ Biến cái mà Tàu đang rêu rao là của họ, thành ra cái của mình
...

Biết đâu qua đó ta lại tạo dựng được một xã hội tốt đẹp hơn, khi các giá trị đạo đức tốt đẹp được tôn vinh và làm theo!
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Wed 06 Nov 2013, 21:23


Biết đâu qua đó ta lại tạo dựng được một xã hội tốt đẹp hơn, khi các giá trị đạo đức tốt đẹp được tôn vinh và làm theo....Neu hoc va lam theo duoc cai tot thi rat hay LT hen ...nhung chi so hoc ma khong thuc hanh giong may Bac lanh dao thi tieu tung luon Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Thu 07 Nov 2013, 18:26

Gì tiểu dữ chị Hồng ,thời "hại điện "đang tiển triển ,tương lai sáng lạng !Laughing
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 10 Nov 2013, 16:26

Gì tiểu dữ chị Hồng ,thời "hại điện "đang tiển triển ,tương lai sáng lạng....Do la that te bay gio ma MX ,MX khong thay toi ngay cai loa phat thanh o phuong cu keu goi nguoi ta la ..."nguoi tot viec tot ma thay bay gio toan la " an cuop ,luong gat ,boc lot ,mua bang cap ,ban nguoi tran lang khap noi tu Bac vo Nam do sao....

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  huuhoi Mon 18 Nov 2013, 15:31

TTG không nhớ lời cố tổng thống Thiệu nói sao?
Với họ, chẳng có gì liên hệ giữa nói và làm hết. Và hơn hết là họ có cái mặt rất dày, sẵn sàng chối bay những gì mình đã nói, và trơ trẽn nói láo ngay cả khi sự thật sờ sờ trước mắt.

Tại sao họ có thể làm được việc đó? Đó là nhờ tạo lập "liên minh ma quỷ" để che lấp sự thật, không để lọt tiếng nói đối lập.

Ở đây họ học được cái "bảo thủ" của Khổng Tử:

Tử viết: Quân tử, bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố. Chủ trung tín. Vô hữu bất như kỷ giả; Quá tắc vật đạn cải.

Dịch nghĩa: Khổng tử nói: Quân tử thiếu thái độ trang trọng thì không uy nghiêm; học cũng không củng cố được kết quả. Quân tử lấy chữ tín và trung làm chủ. Không kết bạn với ngƣời không giống mình. Có sai lầm không ngại sửa chữa.

Đó là lý do mấy ông quan chức ai cũng trì trọng, bụng to, mặt phị, đi đứng lặc lè như con vịt bầu (cho thêm phần trang trọng) vì hiểu rằng vậy mới có UY!
Không kết bạn với người không giống mình, tức là chủ trương kết bè kết cánh, không chấp nhận đối lập rồi còn gì. Một khi triệt tiêu phản biện thì cứ là ta tự khen ta, tự sướng, cho rằng ta luôn luôn đúng. Như vậy thì cần gì sửa???
Hô khẩu hiệu "Có sai không ngại sửa chữa" nhưng sửa làm sao đây? Chẳng thế mà dân chúng vẫn hay nhại "Sai đâu sửa đó, Sửa đâu sai đó".
Vấn đề là lôi dân chúng ra làm chuột thí nghiệm cho đến bao giờ???

----------
Nhìn nhận cái hay của Khổng Tử, nhưng đừng thần thánh hoá! Phải phân định rõ ràng ưu-khuyết!
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Mon 18 Nov 2013, 22:03


TTG không nhớ lời cố tổng thống Thiệu nói sao?...hihi...2 cau noi do TTG thuoc long tu nho roi ma lam sao quen duoc ,TTG suy nghi lai 2 cau noi do da duoc cac bac quan to mat bu ap dung may chuc nam nay roi , no rat that te voi xa hoi bay gio Laughing 


Đó là lý do mấy ông quan chức ai cũng trì trọng, bụng to, mặt phị, đi đứng lặc lè như con vịt bầu (cho thêm phần trang trọng) vì hiểu rằng vậy mới có UY...chi co o VN moi bat dau lam quan thi om nhach, ngheo nan sau vai nam thi quan nao cung bung to mat phi giau xu...xe hoi nha lau...Laughing chi toi kho co nguoi dan ma thoi ...Sai đâu sửa đó, Sửa đâu sai đó"...lam thi sai it ma khi sua lai thi sai lai cang nhieu hon HH a..hihi....

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  huuhoi Wed 20 Nov 2013, 15:24

Chắc TTG phải thêm anh Trung Quốc vô mới đủ bộ anh em XHCN. Các lãnh đạo TQ cũng mập mạp, tóc tai đen thui, bóng láng! Laughing
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Wed 20 Nov 2013, 22:57

A HH noi dung roi ,TTG quen la con co anh Trung Quoc va Bac Han nua chu ... Tai vi may anh quan to lam viec cho dan thi it ma an nhau ,bon xen cua cong cua dan thi nhieu nen anh nao cung beo xi sau vai thang lam quan ...con o day mot nguoi bo truong lam xong het 4nam mot nhiem ky la "heo ua,gia nua"tai vi toi ngay lo suy nghi nen lam viec gi co ich cho dan cho nuoc .Lan truoc o day bau cu co mot anh trong dang lao dong ,khong biet nhan qua hay an uong gi cua nguoi ta bi nha bao phanh phui the la anh ta phai xin loi va bi cach chuc lien sau do .vi the cho nen o day lam gi cung phai dung luat le khong the hoi lo voi may ong quan to mat bu de xong chuyen duoc dau ...cho nen khong ai co the lam dung quyen hanh ma ap che nguoi khac duoc...Do cung la cai hay va cong bang cua nhung nuoc tu do HH hen Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  chiều hoang Thu 21 Nov 2013, 06:31

Độc tài đi kèm với tham nhũng vì không biết sợ trời sợ đất. Có gì ta đi chùa cúng, cầu an cầu siêu...là tai qua nạn khỏi thui mà
chiều hoang
chiều hoang

Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 21 Nov 2013, 10:24

h2 
Chào mừng Chiều quay lại với xó vắng này! Mèn ui, lặn đâu mà biến mất một hơi dài quá vậy! Tưởng quên mất xó này rùi chứ ! rose 

Đúng rồi Chiều ơi, đó là lý do chùa miếu đông nghèn nghẹt, giáo hội Phật giáo quốc doanh ngày càng mở nhiều chi nhánh, đào tạo thêm mấy gã thầy cúng, ngày đi cúng dạo, tối về nhà với vợ con, với đảng và nhà nước ...
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  chiều hoang Thu 21 Nov 2013, 13:59

Hoàng Lão Tà đã viết:h2 
Chào mừng Chiều quay lại với xó vắng này! Mèn ui, lặn đâu mà biến mất một hơi dài quá vậy! Tưởng quên mất xó này rùi chứ ! rose 

Đúng rồi Chiều ơi, đó là lý do chùa miếu đông nghèn nghẹt, giáo hội Phật giáo quốc doanh ngày càng mở nhiều chi nhánh, đào tạo thêm mấy gã thầy cúng, ngày đi cúng dạo, tối về nhà với vợ con, với đảng và nhà nước ...
Lâu nay bận làm...khách mờ Smile 
Mới rồi bộ trưởng GTVT còn nhờ sư sãi cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông nữa kìa...hề!!!
chiều hoang
chiều hoang

Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Fri 22 Nov 2013, 10:04

chiều hoang đã viết:Độc tài đi kèm với tham nhũng vì không biết sợ trời sợ đất. Có gì ta đi chùa cúng, cầu an cầu siêu...là tai qua nạn khỏi thui mà
hi..hi..bạn nói có lý ghê !Phê phán Khổng Tử 1037062544 Những kẻ như vậy có Tu chín hoặc 10 kiếp chẳng có ai chứng bounce bounce
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 22 Nov 2013, 23:12


"Đúng rồi Chiều ơi, đó là lý do chùa miếu đông nghèn nghẹt, giáo hội Phật giáo quốc doanh ngày càng mở nhiều chi nhánh, đào tạo thêm mấy gã thầy cúng, ngày đi cúng dạo, tối về nhà với vợ con, với đảng và nhà nước ..."Xa hoi bay gio da lam cho nguoi ta mat long tin vao Ton giao ,len youtube xem nhung hinh anh su thay chui nguoi ta tren san bay ,chay xe tong vao nguoi ta khong xin loi ma con chui nguoi ta ,su thay gi khong co dao duc va nhan cach ...TTG nghi ma buon thiet ...LT hen.


Mới rồi bộ trưởng GTVT còn nhờ sư sãi cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông nữa kìa...hề!! Chuyen nay chi co o VN thoi, chac la ong bo truong do la thu pham hay lam gi mo am nen so , phai khong Chieu hoang ?

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  huuhoi Thu 05 Dec 2013, 14:05

Ông Khổng Tử bày ra chữ LỄ, được hậu thế hiểu theo nghĩa là các hình thức, thủ tục cho đúng cách.
Lão tử đã phá kịch liệt quan điểm này :
Chương 38 sách Lão tử chép:
“Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”.

Nghĩa là:
Đạo mất rồi sau mới có Đức, Đức mất rồi sau mới có Nhân, Nhân mất rồi sau mới có Nghĩa, Nghĩa mất rồi sau mới có Lễ. Lễ là biểu hiện sự suy vi của trung tín (trung hậu, thành tín), là đầu mối của sự hỗn loạn.

Lão Tử tỏ ra có lý, vì cái Lễ mà Khổng Tử đề cao, chỉ dẫn đến trí xảo, lừa dối. Với cái ma trận loè loẹt của thủ tục, con người bị hoa mắt, là lầm lẫn. Chính cả Khổng Tử, ông thầy của Nho Giáo cũng bị lầm.

Trần Tư bại vấn "Chiêu Công tri lễ hồ?"
Khổng tử viết: "Tri lễ" .
Khổng tử thối , Ấp Vu Mã Kỳ nhi tiến chi , viết : "ngô văn quân tử bất đảng , quân tử diệc đảng hồ? , Quân thủ ư Ngô vi đồng tính , vị chi Ngô Mạnh Tử. Quân nhi tri lễ , thục bất tri lễ ?"
Vu Mã Kỳ dĩ cáo . Tử viết , Khâu dã hạnh , cẩu hữu quá , nhân tất tri chi
.


Nghĩa là:
Quan phụ trách tư pháp nước Trần hỏi Khổng Tử : "(Vua) Chiêu Công có biết Lễ không?"
Khổng Tử trả lời: "Biết Lễ"
KHổng tử đi rồi, ông này vái dài ông Vu Mã Kỳ rồi nói "Tôi nghe nói Người Quân Tử thì không có thói a dua, nay thì Quân Tử cũng a dua rồi sao?. Vua (Chiêu Công) lấy vợ cùng họ Ngô, là Ngô Mạnh Tử. (nay Khổng Tử nói là) Vua biết Lễ vậy thì còn ai là người không biết Lễ?"
Vu Mã Kỳ về nói lại; Khổng Tử nói "Khâu này thật may mắn, khi nào ta  mắc lỗi tức khắc có người biết"


Nói vậy, chưa suy nghĩ thấu đáo Khổng Tử đã vội trả lời tốt cho Vua, khiến người cho là a dua theo quyền thế.

Cái tốt của Khổng Tử thể hiện ở đây là người biết cầu thị, nhìn nhận cái sai của mình.
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Fri 06 Dec 2013, 16:08


"Cái tốt của Khổng Tử thể hiện ở đây là người biết cầu thị, nhìn nhận cái sai của mình"....Biet la minh lam sai nhung hong biet Khong Tu co sua sai hay lan sau van tiep tuc nhu vay Laughing 

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Fri 06 Dec 2013, 21:42

Cái tốt của Khổng Tử thể hiện ở đây là người biết cầu thị, nhìn nhận cái sai của mình.


...mọi ngươì có tính này cũng đỡ nhưng mà hiếm lắm !Razz 
...Thời thế nay có nhiều ngừoi "ua da "lắm !Phê phán Khổng Tử 1091198195
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 14 Aug 2015, 10:10

Luận Ngữ có câu:
"Hũ mộc, bất khả điêu"
Tạm dịch: gỗ mục, không thể chạm trổ được.

Bàn loạn: vậy chạm trổ để làm gì?
Đạo giáo thể theo tự nhiên: cây có sinh ra, có lớn lên, có già, chết rồi mục ruỗng. Cây sống chẳng do người cũng chẳng vì người. Bây giờ mình lấy nó về đem chạm trổ thì chẳng thuận theo tự nhiên, mà chỉ phục vụ cái nhu cầu của mình.

Liên tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó. Ví dụ lễ giáo của Nho giáo. Để tạo ra con người phù hợp với xã hội thì giáo dục, "chạm trổ" là điều khó tránh khỏi.
Đạo giáo nói: vì con người đã quá xa rời Đạo rồi nên mới phải thế. Kỷ cương chỉ là cái vỏ để che dấu, vớit vát cái mục ruỗng bên trong mà thôi.

Liên tưởng đến chính mình: tuổi tác đã cao, bản tính thành cố hữu khó thay đổi. Có những cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ tếch càng già càng cứng. Đinh đóng không vô, chạm trỗ cực kỳ khó; mà cũng có những cây thân thảo mềm nhũng, rồi thì mục ruỗng cũng không thể đẽo gọt gì được như cây chuối, cây lục bình.
Hẳn là cây lim không nghĩ mình là cây lục bình, nhưng không ít trường hợp cây lục bình lại ví mình như lim, vì "không đẽo gọt được" Laughing

Ôi, đánh giá đúng bản thân mình hoá ra lại là một việc khó, bởi vì cái lăng kính do chính mình tạo ra cho mình!
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 15 Aug 2015, 06:36

Ai mà đi đánh giá bản thân mình chi ,như CL ít nhiều người ta ghét mình lắm vì mình không được tốt xấu xí lúc nào cũng muốn quăng mình đi nhưng vẫn tự an ủi Sad Để người ta có quyền bình phẩm mình đẹp hay xấu ! Laughing

Liên tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó.

Hay nghen ! nhay
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 18 Aug 2015, 22:40

Lien tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó.....neu tu tuong nguoi do tot thi may man cho xa hoi con neu nguoc lai thi tieu tung luon LT va CL oi Evil or Very Mad

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Phê Phán Nho Giáo

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 19 Nov 2018, 18:54

Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn. Vừa rồi mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo, nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá mù quáng (xin lỗi, đó là sự thật) nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, nói là mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội. Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần” thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.

Triết lý Nho giáo đầy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. Nam nhi chí tại bốn phương thế nào khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?

Nho giáo dạy “thượng bất chính, hạ tất loạn” nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần từ, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì thì đừng trách thằng ở dưới nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung. Bảo “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc) nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. Dạy “phụ bất từ thì tử bất hiếu” nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì là đạo lý quái gở gì?
Nho giáo dạy “phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách) nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?

Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người. Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không) hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người thì dạy là “phu thê như y phục” còn anh em tuy cùng một mẹ một cha nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng thì lại dạy “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm sĩ diện hão ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn bị người ngoài lợi dụng trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mồm vẫn leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.

Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức. Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân) nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn mưa móc thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.

Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc? Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao? Trong tam cương mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng, luân lý này là luân lý gì?

Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết