TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Non nước Phú Yên - Page 2 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Non nước Phú Yên

+10
chiều hoang
Huong ngoc
hoang
nnk
gia khanh
Thi Mau
Lôi Vũ
Hoàng Lão Tà
Cuội
huuhoi
14 posters

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  nnk Fri 12 Mar 2010, 02:10

nhât đinh phai đi PY 1 lân moi đuoc

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  hoang Fri 12 Mar 2010, 07:32

nnk ơi, chương trình Duyên dáng VN 22 sắp tổ chức ở TH đó, nnk về mà xem
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Cuội Fri 12 Mar 2010, 13:52

Đi nhớ chụp hình làm bằng chứng nghe nnk alien
Cuội
Cuội

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  gia khanh Sat 13 Mar 2010, 09:06

Huong ngoc đã viết:Chị HN có hình đường Hùng Vương nhiều lắm mà hong biết cất ở đâu, thôi góp với chủ quán vài tấm chụp hồi tết vậy

Non nước Phú Yên - Page 2 TH04
Trái gì đây ?

Non nước Phú Yên - Page 2 TH07

Non nước Phú Yên - Page 2 TH08

Non nước Phú Yên - Page 2 TH08

Non nước Phú Yên - Page 2 TH411
Trái gì chắc chủ quán HH bít nà
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 16 Mar 2010, 13:12

Hì hì,

Chủ quán không biết đâu à ! Very Happy

Nhân tiện góp thêm một tấm hình mờ ảo chụp từ máy bay (qua 2 lớp kính Smile )
Hình như tảng đá nhọn trên đỉnh núi là Hòn Vọng Phu của Phú Yên - Núi Đá Bia hay còn có tên là Thạch Bi Sơn
Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_0034
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 27 Dec 2010, 12:13

Nhân đây rinh một bài viết về Thạch Bi Sơn cho mọi người tham khảo chơi:

Thạch Bi Sơn và dấu ấn lịch sử Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (1470)
Cập nhật ngày: 08/10/2010, 10:21 GMT+7.
Trong tiến trình mở đất về phương Nam, Thạch Bi Sơn[1] mang một dấu ấn lịch sử lớn, từng đóng vai trò phân ranh giữa 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành. Sự kiện lịch sử đầu tiên và cũng gây nhiều tranh luận trong giới sử học là cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470. Nhiều tác phẩm biên khảo cho rằng vào năm 1471 vị vua trẻ tài ba Lê Thánh Tông tiến quân đến tận chân núi Thạch Bi và sai lính khắc bia để làm ranh giới 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành.
Ths. Ngô Minh Sang - Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Thủ Dầu Một

Trong tiến trình mở đất về phương Nam, Thạch Bi Sơn[1] mang một dấu ấn lịch sử lớn, từng đóng vai trò phân ranh giữa 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành. Sự kiện lịch sử đầu tiên và cũng gây nhiều tranh luận trong giới sử học là cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470. Nhiều tác phẩm biên khảo cho rằng vào năm 1471 vị vua trẻ tài ba Lê Thánh Tông tiến quân đến tận chân núi Thạch Bi và sai lính khắc bia để làm ranh giới 2 nước Đại Việt và Chiêm Thành. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà nghiên cứu Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học và Bia ký học khảo cứu lại sự kiện trên, bước đầu minh xác về sự thật sự kiện vua Lê Thánh Tông cho người khắc bia trên dãy núi Thạch Bi. Bằng việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành (Dân tộc học, Bia ký học, Khảo cổ học, Dân số học, Sinh thái học...), bài viết góp phần phục dựng lại toàn bộ sự thật sự kiện lịch sử trên, cùng với đó là những minh chứng cho tầm quan trọng trong việc vận dụng phương nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành trong nghiên cứu sử học hiện nay.

Non nước Phú Yên - Page 2 Chf_1286508062

Các bộ chính sử ghi chép về sự kiện vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành vào năm 1470 có Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Cương mục) của Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (Thống chí), Phủ biên tạp lục (Tạp lục) của Lê Quý Đôn và nhiều bộ sử khác như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang; bên cạnh đó có nhiều khảo cứu về Phú Yên có đề cập đến sự kiện này như Người chứng thứ nhất của Phạm Đình Khiêm, Non nước Phú Yên của Nguyễn Đình Tư, Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên của Nguyễn Đình Chúc...

Sách Toàn thư thuật lại toàn bộ diễn biến của sự kiện năm 1470 như sau: Tháng 8 (Canh Dần) quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà thân hành đem hơn 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa đánh úp Châu Hóa. Tướng trấn giữ biên thùy Châu Hóa là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành rồi cho chạy thư báo cấp... Ngày Canh Thìn mùng 6 tháng này lệnh sai Chinh lỗ tướng quân Lâm quận công Đinh Liệt, Phó tướng Kỳ quận công Lê Niệm đem 10 vạn thủy quân đi trước... Ngày mùng 6 (tháng 11) vua xuống chiếu thân hành đi đánh Chiêm Thành... Vua bèn gọi 26 vạn tinh binh, xuống chiếu thân chinh... Ngày 18 thủy quân vào đến đất Chiêm Thành... Ngày mùng 7 (tháng 2) vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến... Ngày 27, vua tự mình đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém hơn 100 thủ cấp... Ngày 28, vua tiến vây đến sát thành Chà Bàn... Ngày mùng 1-3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống Trà Toàn rồi đem quân về... Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Đặt chức án sát sứ ở 12 thừa tuyên và đặt 3 ty ở Quảng Nam. (Đại Việt sử ký toàn thư, 2005, tập II, tr.467-479).

Sách Cương mục ngoài việc ghi chép lại diễn tiến cuộc hành quân của vua Lê Thánh Tông, sách này còn ghi tiếp: Vệ quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn lên trước mặt vua, nhà vua ban chỉ dụ hỏi han yên ủi, sai dẫn ra ngoài ti trấn điện. Bèn hạ chiếu đem quân về... Tháng 6, đặt đạo Quảng Nam. Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, quản lĩnh 3 phủ, 9 huyện, đặt 3 ty: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty và đặt vệ quân Thanh Hóa gồm 5 cơ sở. (Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, 1998, tập I, tr.1009-1103).

Tiếp theo sách Tạp lục cũng dẫn việc Lê Thánh Tông tiến đánh Chiêm Thành giống như hai bộ sử trên, nhưng Lê Quý Đôn dẫn thêm sách Thiên Nam dư hạ tập nói về cương vực của nước ta dưới triều Hồng Đức cụ thể hơn, theo đó địa giới của Đại Việt tới đèo Cù Mông. (Lê Quý Đôn, 1964, tr.32-34).

Sách Thống chí nói về diên cách Phú Yên: “Đời Đường đổi làm Châu Lâm, sau bị Chiêm Thành chiếm cứ, tức là đất Ba Đài và Đà Lãng. Nước ta, Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, chiếm lấy đất này đặt làm huyện Tuy Viễn, lấy núi Thạch Bi làm giới hạn, nhưng từ Cù Mông về Nam còn thuộc người Man, người Lào”. (Đại Nam nhất thống chí, 1971, tập III, tr.60-61).

Qua 4 bộ chính sử trên không thấy nhắc đến việc vua Lê Thánh Tông sai người khắc bia trên đỉnh núi Đèo Cả vào năm 1471, chỉ ghi sau khi vua đuổi tàn quân Chiêm vào tận chân Thạch Bi rồi rút về lấy địa giới đèo Cù Mông làm phân ranh giữa Chiêm Thành và Đại Việt, còn vùng đất Phú Yên vẫn thuộc người Man, người Lào, cụ thể là thuộc hai vương quốc Hoa Anh và Nam Bàn. Sách Toàn thư viết đại ý như sau: “Sau khi Trà Toàn bị bắt, tướng của hắn là Bồ Trì Trì chạy đến Phiên Lung, chiếm lấy đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành. Vua lại phong vương cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để dễ ràng buộc” (Đại Việt sử ký toàn thư, 2005, tập II, tr.477). Nước Nam Bàn ở đây theo sách Cương mục cho biết là đất của Thủy xá, Hỏa xá, nay thuộc vùng Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc; nước Hoa Anh thì theo ý kiến của Đào Duy Anh, Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tấn là thuộc vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay.

Nếu như sử liệu nói chính xác hơn về địa bàn nước Hoa Anh cũng như việc đối chiếu bia ký, bản đồ rõ hơn thì chúng ta có thể xác định ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành năm 1471. Tuy nhiên càng về sau xuất hiện những tác phẩm biên khảo đi ngược lại với các bộ chính sử trên, khẳng định vua Lê Thánh Tông có sai người khắc bia đá trên đỉnh núi Thạch Bi và cho rằng địa giới của Đại Việt vào thế kỷ XV kéo dài đến Phú Yên. Cơ sở mà các tác phẩm biên khảo đưa ra là dựa vào việc thu thập những tư liệu điền dã ở địa phương và những truyền thuyết dân gian, tiêu biểu: Địa dư chí của Lê Quang Định, Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, Theo dấu hai bà Ngọc Liên, Ngọc Đỉnh đăng trên Văn hóa nguyệt san của Phạm Đình Khiêm...

Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định nói đại ý như sau: Đến niên hiệu Quang Thuận, Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, lấy đến phía bắc núi Thạch Bi, rồi đặt thành quận huyện, dời dân ngoài Bắc vào lập nghiệp, từ núi Thạch Bi trở vào Nam vẫn là đất của Chiêm Thành và Chân Lạp. (Lê Quang Định, 2005, tr.11).

Tác giả Nguyễn Siêu thận trọng hơn dẫn lại toàn bộ sự kiện trong sách của Lê Quý Đôn và Lê Quang Định, sau đó đưa ra lời nhận định của mình: Nay xét trong Lê sử: ngày 1 tháng 3 năm thứ 2 niên hiệu Hồng Đức chỉ đến huyện Tuy Viễn, dãy núi Cù Mông trở về nam vẫn còn đất Chiêm Thành. Những lời tục truyền tưởng không phải là thực. Ngày nay đi qua núi Đại Lãnh, xa trông núi ấy sắc núi hơi trắng. (Nguyễn Siêu, 1960, tr.132).

Sách Việt Nam văn hóa sử cương, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cũng thuật lại chuyện vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, sau đó tác giả nói thêm là người Việt Nam đã tạo thế lực mở mang quốc cảnh đến tận phía Nam tỉnh Phú Yên.

Trong tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, tác giả Phan Khoang đã dẫn lời truyền thuyết của dân gian là vua Lê Thánh Tông có sai người đục đá khắc bia trên núi Thạch Bi. Tác giả còn dẫn nội dung của văn bia: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”, nghĩa là: “Chiêm Thành qua đây, quân thua nước mất, An Nam qua đấy, tướng chết, quân tan” (Phan Khoang, 2001, tr.88). Nhưng tác giả Phan Khoang không đồng tình với truyền thuyết trên mà cho rằng vua Lê Thánh Tông có cho lính đi vào đến hết địa phận Phú Yên ngày nay, rồi nhân đó đục đá làm bia, chứ vua không đến đó.

Về sau, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư trong tác phẩm Non nước Phú Yên cũng nhắc đến cuộc tiến binh năm 1470 của vua Lê Thánh Tông, tác giả viết như sau: Ngài ra lệnh cho khắc bia trên núi Đá Bia rồi ra lệnh ban sư. Khi quân ta rút về rồi, chính quyền ta chỉ thi hành đến huyện Tuy Viễn thuộc tỉnh Bình Định mà thôi, người Chiêm Thành lại tràn qua Đèo Cả chiếm cứ Phú Yên. Qua tác phẩm này, tác giả Nguyễn Đình Tư khẳng định việc vua Lê Thánh Tông có cho người khắc bia, nhưng việc quản lý về cương giới của người Việt chưa tới Đèo Cả.

Như vậy, về mặt sử liệu và những tác phẩm biên khảo có nhiều mâu thuẫn, thậm chí trái ngược nhau. Tựu chung có 3 quan điểm về sự kiện lịch sử năm 1470 (Canh Dần): (1) vua Lê Thánh Tông không đặt chân đến đất Phú Yên; (2) vua Lê Thánh Tông không đi đến đất Phú Yên mà chỉ sai một toán quân vào đến tận núi Thạch Bi và không biết có khắc bia hay không; (3) cho rằng vua Lê Thánh Tông đã đến đất Phú Yên và cho lính khắc bia trên núi Thạch Bi.

Các ý kiến trên đây hoặc chỉ thiên lệch về một nguồn sử liệu, hoặc chịu ảnh hưởng của những nhân tố chính trị; mặc khác cũng do sự hạn chế về mặt phương pháp và sự hỗ trợ của nhiều cứ liệu liên ngành (khảo cổ học, bia ký học, sinh thái học...). Ý kiến thứ nhất và thứ ba cùng nghiêng hẳn về một nguồn tư liệu. Ý kiến thứ nhất thì dựa hẳn vào các bộ chính sử như Toàn thư, Cương mục, Thống chí, Tạp lục, cho rằng vua Lê Thánh Tông tiến quân tới chân đèo Cù Mông, giết được vua Chiêm Thành là Trà Toàn, lấy đất ấy lập ra Thừa tuyên Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ, 9 huyện. Ý kiến thứ ba chịu ảnh hưởng các nhân tố chính trị và sự lệ thuộc vào các nguồn tư liệu dân gian còn lưu giữ ở vùng đất Phú Yên. Những người theo quan điểm này cho rằng vua Lê Thánh Tông thân chinh tới tận núi Đá Bia, cho người khắc bia làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, thậm chí có người cho rằng ranh giới Đại Việt đến tận vùng Hòa Thuận (Phan Rang).

Hạn chế của hai ý kiến trên là chưa giải thích được một số sự kiện lịch sử, ví dụ như tại sao vua Lê Thánh Tông phong vương cho hai nước Nam Bàn và Hoa Anh, cơ sở và lý do nào nhà vua làm vậy, chẳng lẽ tự nhiên nhà vua lại đi phong vương cho vùng đất mà mình chưa hoàn toàn thông hiểu, chí ít là qua tướng lĩnh của mình. Bên cạnh đó, hai ý kiến chưa làm rõ được địa bàn của nước Hoa Anh. Thiết nghĩ, theo chúng tôi nghiên cứu vấn trên phải kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau (Khảo cổ học, Dân tộc học, Sử học, Sinh thái học...), đồng thời kết hợp so sánh - đối chiếu các nguồn sử liệu của Việt Nam theo phương pháp lịch đại, cũng như đối chiếu với nguồn sử liệu của Trung Hoa và các bia ký của người Chăm.

Sử liệu đầu tiên có liên quan đến việc nhìn nhận cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông là sự kiện quân Chiêm Thành quấy nhiễu vùng Cổ Lũy, Đại Chiêm, vua Lê Thánh Tông ban chiếu đánh dẹp quân Chiêm vào năm 1470. Khi tiến quân đến vùng Thuận Hóa, vua ngầm sai thổ tù Nguyên Vũ lén vẽ hình thể của Chiêm Thành để dễ tiến quân (Đại Việt sử ký toàn thư, 2005, tập II, tr.474). Về sau, Trần Trọng Kim dẫn lại sự kiện này trong sách Việt Nam sử lược và nói rõ hơn: Khi quân vào đến Thuận Hóa, Thánh Tông đóng quân lại để luyện tập và sai người lẻn sang vẽ địa đồ nước Chiêm Thành để biết cho rõ chỗ hiểm chỗ không rồi mới tiến binh lên đánh cửa Thị Nại (Trần Trọng Kim, 1971, quyển I, tr.262). Dựa vào sự kiện này có thể thấy Lê Thánh Tông là vị vua có nhiều mưu mẹo lớn khi sai người lẻn vào vẽ địa đồ của nước Chiêm Thành, phải chăng với tính chất này có liên quan đến sự kiện khắc bia tại núi Đèo Cả, nghĩa là vị vua này sai một toán quân cấp tốc chạy vào địa phận Phú Yên nhân cơ hội vua Chiêm Thành bỏ chạy đến tận Phan Rang và tung tin là quân Đại Việt đã tới tận Đèo Cả.

Về mặt Sinh thái học thì vùng đất Phú Yên xưa có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi, phải vượt qua nhiều sông suối mới đến được dãy núi Đại Lãnh. Việc đi lại trên địa phận Phú Yên chủ yếu là đường thủy và tốn nhiều thời gian, đặc biệt phải vượt qua 2 dãy núi Cù Mông và sông Đà Rằng, thêm vào đó thủy thổ ở đây không thuận lợi với những người mới đặt chân đến. Vả lại, ngọn núi Thạch Bi cao 706m, trên núi có nhiều thú dữ và đường đi khó khăn nên trong khoảng thời gian ngắn quân Đại Việt không thể khắc bia trên đỉnh núi được.

Về mặt Dân số học, theo ghi chép của Nguyễn Trãi trong Ức trai tập thì thời Hậu Lê nước ta có khoảng 7.000.940 đinh, mà theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đây là cách tính đầu người có nghĩa là dân số nước ta thời Hậu Lê có hơn 7 triệu. Thực chất dân số nước ta hơn 7 triệu thời đầu Lê sơ cũng là quá cao, tác giả Trương Hữu Quýnh phỏng đoán chừng 5 - 6 triệu người. Như vậy với số lượng dân số trên không thể rải đều trên vùng đất rộng lớn đến tận Thuận Hóa huống chi là vào đến Phú Yên. Khi việc ban sư xong vua Lê Thánh Tông mới chỉ khuyến khích lưu dân đến vùng đất Cổ Lũy, Đại Chiêm khai hoang. Luận điểm này chứng minh vua Lê Thánh Tông chưa hề có chiếu dụ lưu dân đến khai hoang vùng đất Phú Yên, cũng như bác bỏ núi Thạch Bi là mốc ranh giới Đại Việt và Chiêm Thành từ năm 1471.

Cơ sở thứ tư là dựa vào Hồng Đức bản đồ năm 1490 cho biết ranh giới Đại Việt chỉ tới đèo Cù Mông. Nếu như Phú Yên thuộc đất Đại Việt thì không lẽ vua Lê Thánh Tông không vẽ thêm theo đúng với tư tưởng của ông: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái tổ để lại” (Trần Trọng Kim, 1971, quyển I, tr.264). Luận điểm này cho thấy Phú Yên chưa hề thuộc đất Đại Việt và là ranh giới với Chiêm Thành từ năm 1471.

Cuối cùng dựa vào nguồn tư liệu về Khảo cổ học, Bia ký học và các nguồn sử liệu của Trung Hoa nói rằng Phú Yên từng là địa bàn của tiểu quốc Lăng-gia-bạt-đa vào thế kỷ thứ IX. Trong tiểu quốc này có mô hình: núi Đá Bia - sông Đà Rằng - cảng Tuy Hòa - Thành Hồ - Tháp Nhạn. Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng thì vùng đất Phú Yên thời Chămpa có tên là Môn Độc quốc (Mondu) và núi Lingaparvata - Linga - Đấng Đại Sơn thần - tức là Thạch Bi Sơn. Núi thiên Lingaparvata (Thạch Bi Sơn) là ranh giới giữa Môn Độc quốc với Cổ Đan quốc (Kauthara - Nha Trang) và là biểu tượng của Môn Độc quốc (Di cảo của cố Giáo sư Trần Quốc Vượng về chuyến công tác điền dã tại Phú Yên tháng 5-2003). Điều này minh chứng Thạch Bi Sơn không phải là ranh giới của Đại Việt và Chiêm Thành mà là ranh giới giữa các tiểu quốc thời Chămpa. Các tác phẩm biên khảo về sau cho rằng núi Thạch Bi là ranh giới xuất hiện từ năm 1471, mà thực chất Thạch Bi Sơn với tên Lingaparvata đã xuất hiện từ thế kỷ IX.

Với việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành và sự hỗ trợ từ nhiều nguồn tư liệu như Khảo cổ học, Bia ký học, Dân số học, Sinh thái học... bước đầu minh chứng và xác thực sự thật lịch sử Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470. Theo đó, vua Lê Thánh Tông không thân chinh qua dãy Cù Mông, có chăng sai toán quân với ý đồ về chính trị đi hết địa phận Phú Yên chứ không có chuyện cho người khắc bia trên núi Thạch Bi làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, cùng với đó là địa giới Đại Việt kéo dài đến phía bắc dãy núi Cù Mông vào năm 1471.

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  huuhoi Mon 27 Dec 2010, 13:12

Nói là nói vậy thôi, chứ cũng chưa chắc đúng. Vấn đề là tùy mình (muốn) tin vào cái gì thôi!

Cơ sở số 1: việc vẽ lại địa đồ của nước lân bang là chuyện nước nào cũng (muốn) làm; chẳng liên quan gì tới việc khắc bia rồi phao tin đồn cả!

Cơ sở thứ 2: địa lý hiểm trở. Điều này cũng không hẳn có lý, vì việc làm khắc bia đá (nếu có) là việc khẳng định chủ quyền, cương thổ. Nếu đáng làm thì dù khó khăn đến mấy cũng phải làm.

Cơ sở thứ 3: dân số. Tuy dân số lúc đó ít, cũng không có nghĩa là lãnh thổ không tới được. Vùng biên giới các nước, không phải ở đâu cũng có dân cư.

Cơ sở thứ 4: HH hổng biết bản đồ này! hổng dám bàn

Cơ sở thứ 5: dựa vào chủ quyền được ghi nhận từng thời điểm. Chuyện này thôi thì tranh cãi bao đời không dứt. Cũng như Israel và Palestin, mỗi nước từng làm chủ vùng đất thánh trong từng giai đoạn khác nhau. Vấn đề là nên công nhận ông chủ giai đoạn nào mới xứng là chủ thật sự ???

HH trích dẫn 1 nguồn sử liệu khác, vốn ủng hộ thuyết cho rằng ranh giới nước Việt xưa là đến Đèo Cả - Thạch Bi Sơn:

"... Vào hạ kỳ thế kỷ 19, học giả Nguyễn Văn Siêu, hiệu Phương Đình, trong tác phẩm “Phương Đình Đại Việt Địa Lý Chí” dẫn chứng sử liệu xưa và đưa ra nhận định dứt khoát:

“năm thứ 29 niên hiệu Kiến Vũ, Mã Viện dựng hai cột đồng ở địa giới phía nam huyện Tượng Lâm, chia địa giới với nước Tây-đồ-di. Tính từ Giao Châu đến cột đồng hơn 5.000 dặm, là cương giới cõi nam nhà Hán, nay là phía bắc nước Chiêm Thành. Đất nước Tây-đồ-di đã bị Lâm Ấp kiêm tính rồi chăng?"
Sách ‘Thái Bình Ngự Lãm’ chép: Mã Viện dựng cột đồng ở phía bắc nước Lâm Ấp, có cư dân 10 nhà không chịu trở về, ở lại dưới chân núi Thọ Lãnh, phía nam trông sang cột đồng; về sau sinh sản nhiều ra, Giao Châu gọi người lưu ngụ là Mã Lưu. Sông núi đổi dời, cột chìm xuống biển, nhờ có dân ấy để ghi chỗ cũ vậy.
Đường sử chép: Nước Tây-đồ-di vốn là những quân theo Mã Viện không về, lúc đầu chỉ có 10 hộ, sau sinh sản đến 300 hộ, đều họ Mã cả, gọi là người Mã Lưu, cùng nước Lâm Ấp chia quận Nhật Nam. Hoàn Vương là biệt hiệu nước Lâm Ấp, lãnh thổ nước ấy đông – tây hơn 300 dặm, nam – bắc 1.000 dặm. Từ Giao Châu đi đường biển về phía nam 2000 dặm, qua núi Chiêm-bất-lao 200 dặm, lại đi về phía tây nam thì đến nước ấy. Phía tây giáp núi Vụ Ôn nước Chân Lạp, phía nam đến châu Bôn-lãng-đà, Đại Phổ, ở phía nam có 5 cột đồng, hình núi như lọng cụp, phía tây là núi cao, phía đông giáp biển – Đấy là cột đồng Mã Viện dựng vậy.
Nay xét trong hai sử thì núi Chiêm-bất-lao là cù lao Chiêm ở vùng Quảng Nam, hiện nay tên là Đại-Chiêm-Dữ; Bôn-lãng-đà thì là Đà Diễn ở Phú Yên, nay đổi là Đà Diễn, phía tây giáp Chân Lạp, vậy, núi Đồng Trụ có lẽ thuộc núi Giới Bi, thuộc dãy núi Đại Lãnh ở Phú Yên, Đại Phổ tức là hồ Hà Hải vậy.
Khoảng niên hiệu Hồng Đức triều Lê, nước Chiêm Thành lấy lại châu Hoá, cầu viện với nhà Minh, đi lại rất siêng. Vua Lê Thánh Tông giận, đem quân thân chinh, xuống chiếu kể tội, trong đó có câu rằng: ‘Sính hồ mỵ Yên Kinh, mưu tàm thực ư Tượng Quận, cầu đồng trụ lập ư Hoành Sơn, linh Hán binh hà ư sán đạo,’ nghĩa là nịnh hót Yên Kinh, xâm lấn Tượng Quận, tìm đồng trụ dựng ở Hoành Sơn (cho là bờ cõi cũ của quận Nhật Nam đời Hán chỉ đến đấy) để xúi quân Hán (nhà Minh) từ Vân Nam kéo vào làm nội ứng để cùng với nhà Lê phân định bờ cõi. Xét thế thì dấu cũ cột đồng ở núi Đại Lãnh có thể biết vậy.
Nay xét Đại-chiêm-dữ ở Quảng Nam, tục gọi là Cù lao Chiêm, chính ở đông-nam nước Hoàn Vương, xưa đi 4,5 ngày đến bờ cõi tỉnh Phú Yên. Cõi nam Phú Yên có sông Đà Diễn, phía nam có trầm to, phía tây nam trầm ấy có núi Thạch Bi, chu vi độ 10 dặm, hình núi chính như lọng cụp, phía tây giáp dãy núi to, núi non chập chùng, phía đông giáp biển, trên đỉnh núi có một hòn đá vuông vắn, đứng xa ngoài vài trăm dặm trông cao thẳng như tường dày. Cột đồng Mã Viện dựng có lẽ ở đấy, nhưng chỗ ấy dấu chân người không đến được, chưa dám đoán rằng có hay không.”

Như vậy thì biên giới phương nam của nước Việt Thường thời đại Hồng Bàng mà truyền sử đã nói “Phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn” là núi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên ngày nay. Còn nước Hồ Tôn chính là nước mà Mã Viện gọi là Tây-đồ-di, sau này là nước Lâm Ấp. Nhà Hán biết vậy nên sai Mã Viện tiến quân vào dựng cột đồng để định biên giới phía nam của họ. Núi Đại Lãnh thông với mặt nam bằng đèo Cổ Mã, tên đèo ấy có lẽ theo ý này: xưa Mã Viện dựng cột đồng tại đây, mười bộ Mã lưu lại cũng tại nơi này.
Vả từ Giao Châu (tức Lưỡng Quảng) đến đây là 5.000 dặm, tức khoảng 1.500 km, con số của Tống Bạch khá chính xác. Còn theo tài liệu Đường sử dẫn trên, bề dài nước Lâm Ấp là 1.000 dặm, tức khoảng 300 km, vừa đúng với chiều dài 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Nước Lâm Ấp ban đầu chỉ gồm có vùng đất đai ấy vậy.
Tiến sĩ Phan Thanh Giản, đại thần đời Tự Đức, đi qua Núi Đá Bia có bài thơ cảm tác bằng Hán văn, được dịch lại như sau:
“Mảnh đá đầu non đứng
Tầng cao ngất một phương
Chia bờ nêu cột Hán
Đuổi giặc trú xe Đường
Chữ triện mây lu nét
Công thần sử dọi gương
Chạm bia người đã vắng
Hành khách chạnh lòng thương.”

“Cột Hán” tức là cột đồng trụ do Mã Viện dựng lên để phân chia bờ cõi đất đai mà bọn đế quốc Tần-Hán cướp được; cột ấy tại núi Đại Lãnh, nơi có Thạch-bi-sơn vậy.


Một bằng chứng khác về công lao vua Lê Thánh Tôn lấy lại đất của người Việt Xưa là miếu thờ nhà vua tại thôn Long Uyên (Tuy An thuộc tỉnh Phú Yên) với hai câu đối:

Giang sơn khai tác hà niên,
phụ lão tương truyền Hồng Đức sự
Trở đậu hinh hương thử địa,
thanh linh trường đối Thạch Bi cao

(Giang sơn khai thác năm nào,
phụ lão còn truyền công Hồng Đức.
Lễ kính hương thơm đất ấy,
danh thiêng muôn thuở ngọn Đá Bia
)
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  huuhoi Mon 27 Dec 2010, 13:22

Thôi thì kể ra dài dòng văn tự, mà chẳng bao giờ dứt. Cứ để chuyện đó cho các sử gia làm.
HH rinh vô đây vài tấm hình mới chộp cho vui
Nhà thờ Tuy Hòa buổi sáng, nhìn từ Nhạn Tháp:
Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_2414

Còn đây là cảnh về đêm (Noel) chụp từ quán cà phê tầng 15, KS Cendeluxe:
Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_2688

Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_2718

Nhìn lên Nhạn Tháp:
Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_2703

ban ngày:

Non nước Phú Yên - Page 2 DSC_2434
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  nnk Mon 10 Jan 2011, 18:11

hi2nh như Tyhoa là quê huơng cuà st. HN đó, cảnh vật nhìn cũng đẹp ghia

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Thi Mau Mon 10 Jan 2011, 19:23

nnk đã viết:hình như Tuy hoa là quê huơng cuà st. HN đó, cảnh vật nhìn cũng đẹp ghia

http://mientaongo.net/diendan/index.php?/topic/98-v%E1%BB%81-l%E1%BA%A1i-ph%E1%BB%91-x%C6%B0a/
Đây nì, chính xác 100% nnk, ờ
Thi Mau
Thi Mau

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Cuội Tue 11 Jan 2011, 11:23

Thanks TM , st của nnk viết dễ như ..thở hén
Cuội
Cuội

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  nnk Wed 12 Jan 2011, 19:51

Cuội đã viết:Thanks TM , st của nnk viết dễ như ..thở hén
danh môn xuất cao đồ mà, st viêt vậy, nnk chắc cũng kg tệ.keke dr3

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 13 Jan 2011, 08:48

vậy nên nnk phải viết nhiều nhiều vô! flower
(st của nnk viết nhiều lắm đó!)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Lôi Vũ Thu 13 Jan 2011, 08:51

Hoàng Lão Tà đã viết:vậy nên nnk phải viết nhiều nhiều vô! flower
(st của nnk viết nhiều lắm đó!)
Thiệt hong, ở đâu vậy HLT ? Và nnk là cao đồ hùi nào dzậy ?

Lôi Vũ

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 13 Jan 2011, 08:54

Hồi ở quán Trăng cũng viết quá chừng rồi. Bây giờ ở Miền tao ngộ cũng có nhiều bài viết mới lắm đó. LV chịu khó lui mấy trang, TM có giới thiệu mấy đường link luôn đó!
Còn chiện nhận thầy, nhận trò thì ... phải hỏi nnk ! Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  chiều hoang Fri 14 Jan 2011, 11:39

Hoàng Lão Tà đã viết:Hồi ở quán Trăng cũng viết quá chừng rồi. Bây giờ ở Miền tao ngộ cũng có nhiều bài viết mới lắm đó. LV chịu khó lui mấy trang, TM có giới thiệu mấy đường link luôn đó!
Còn chiện nhận thầy, nhận trò thì ... phải hỏi nnk ! Laughing
flower cho cây bút chiến HN , và học trò nnk . HLT cũng viết quá chừng đó , tặng hoa nữa nha flower
chiều hoang
chiều hoang

Tổng số bài gửi : 150
Join date : 14/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 14 Jan 2011, 12:31

Hì hì, dzậy ra mình cũng có wà!
Chạy vô nhận và cám ơn Chiều cái đã ! Laughing h2 rose rose
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  tuthuy Fri 21 Oct 2011, 10:34

Bây giờ T mới biết HH và chị HN cùng quê với T. Dù T không nhớ gì nhiều về TH, nhưng nghe một số địa danh thấy quen quen . Biết đâu hồi xưa là hàng xóm??!! Nhà T ở đường Lê Thánh Tôn, gần nhà đèn thì phải. Hỏi tới nữa là bí đó nha.


tuthuy

Tổng số bài gửi : 139
Join date : 19/10/2011

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  gia khanh Fri 21 Oct 2011, 11:00

tuthuy đã viết:Bây giờ T mới biết HH và chị HN cùng quê với T. Dù T không nhớ gì nhiều về TH, nhưng nghe một số địa danh thấy quen quen . Biết đâu hồi xưa là hàng xóm??!! Nhà T ở đường Lê Thánh Tôn, gần nhà đèn thì phải. Hỏi tới nữa là bí đó nha.


Ngộ ghia , quê mình mờ T chỉ còn nhớ cây cột đèn thui , hi hi
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  huuhoi Fri 21 Oct 2011, 11:40

tuthuy đã viết:Bây giờ T mới biết HH và chị HN cùng quê với T. Dù T không nhớ gì nhiều về TH, nhưng nghe một số địa danh thấy quen quen . Biết đâu hồi xưa là hàng xóm??!! Nhà T ở đường Lê Thánh Tôn, gần nhà đèn thì phải. Hỏi tới nữa là bí đó nha.


Ái chà chà, thật là thú vị, dzị là gặp đồng hương đồng khói ở đây nữa rồi! Phe "nẫu" trong TTG này nhiều wé hén! rose rose rose rose

Đúng là hàng xóm rồi còn gì! Cái thuở "mẹ về là về với cha" thì nhà HH ở góc đường đối diện nhà đèn (cái từ này đúng bản ngữ rồi hén! Laughing ) !
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  huuhoi Fri 21 Oct 2011, 11:42

gia khanh đã viết:
tuthuy đã viết:Bây giờ T mới biết HH và chị HN cùng quê với T. Dù T không nhớ gì nhiều về TH, nhưng nghe một số địa danh thấy quen quen . Biết đâu hồi xưa là hàng xóm??!! Nhà T ở đường Lê Thánh Tôn, gần nhà đèn thì phải. Hỏi tới nữa là bí đó nha.


Ngộ ghia , quê mình mờ T chỉ còn nhớ cây cột đèn thui , hi hi

Thì đúng rồi, Gia Khánh mà sống trong cái cảnh một tuần cúp điện có 3-4 ngày thì "ông nhà đèn" rất là quan trọng đó ! Laughing
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  tuthuy Fri 21 Oct 2011, 12:49

gia khanh đã viết:Ngộ ghia , quê mình mờ T chỉ còn nhớ cây cột đèn thui , hi hi

Tại T rời TH chừng 8 tuổi. Chuyện hôm qua còn chưa nhớ huống gì chuyện mấy chục năm trước Wink

Thí chủ HH, đúng rồi, không hiểu sao họ lại kêu là nhà đèn hén.

Giọng nói của chị em nhà T còn rặt giọng TH lắm . Mấy bà chị kể lúc mới vô SG, mấy chị đi mua vải, hỏi bà bán vải có xấp vải gì đó màu đà không? Mấy bả hổng hiểu hỏi đi hỏi lại, màu "đè" là màu gì. Tả làm sao cũng không hiểu (Tối dạ thế tongue) . Mãi hồi sau đó mới hiểu ra là màu nâu.

tuthuy

Tổng số bài gửi : 139
Join date : 19/10/2011

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Cuội Fri 21 Oct 2011, 13:41

tuthuy đã viết:
gia khanh đã viết:Ngộ ghia , quê mình mờ T chỉ còn nhớ cây cột đèn thui , hi hi

Tại T rời TH chừng 8 tuổi. Chuyện hôm qua còn chưa nhớ huống gì chuyện mấy chục năm trước Wink

Thí chủ HH, đúng rồi, không hiểu sao họ lại kêu là nhà đèn hén.

Giọng nói của chị em nhà T còn rặt giọng TH lắm . Mấy bà chị kể lúc mới vô SG, mấy chị đi mua vải, hỏi bà bán vải có xấp vải gì đó màu đà không? Mấy bả hổng hiểu hỏi đi hỏi lại, màu "đè" là màu gì. Tả làm sao cũng không hiểu (Tối dạ thế tongue) . Mãi hồi sau đó mới hiểu ra là màu nâu.
Hồi đó nói vậy nhưng giờ hết rồi T hén ( vì xa xứ đã lâu )
Cuội
Cuội

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  gia khanh Fri 21 Oct 2011, 14:47

Nói đùa cho vui nhà vui cửa thui mừ T với HH mình Smile
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  mùa xuân Fri 21 Oct 2011, 17:55

Ồ như vậy cả nhà mình là người "cùng quê ,cùng làng "với MX hiét ,vui nghê .MX đoán ko sai mà bởi vì đâu đó có vài tiếng "Nẫu "đó khà..khà...Kể từ nay mình sẽ nói tiếng Tuy Què nhé các bạn Laughing .Thật Sự MX sống ở đây mình chỉ có dịp nói tiếng Tuy Hòa với gia đình mình thôi ,thỉnh thoảng đi chợ VN nghe vài tiếng hỏi ra à "tui ở Diệt Nem mới que dài tháng "ha...ha...chính hiệu "Nẫu "luôn

Giọng nói của chị em nhà T còn rặt giọng TH lắm . Mấy bà chị kể lúc mới vô SG, mấy chị đi mua vải, hỏi bà bán vải có xấp vải gì đó màu đà không? Mấy bả hổng hiểu hỏi đi hỏi lại, màu "đè" là màu gì. Tả làm sao cũng không hiểu (Tối dạ thế ) . Mãi hồi sau đó mới hiểu ra là màu nâu.

Câu chyện của TT làm mình nhớ nhưng ngày trước kia ở SG "lăn lộn kiếm sống " đi với cô bạn ra xóm mau đá .Bạn mình nói "bán 200 đá đi ".Anh ta nói "ở đây ko có rượu đế đâu mà bán "."Dạ bán 200 đá ".Anh ta tức quá "nói ko có bán mà ".Thế là MX phải giả giọng "Sài Dòn"ra nói mới bán Laughing
Đi hỏi đường Vinh Viến thì người ta nói Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương hả .Vui thiệt những kỷ niệm này MX nhớ mãi thôi .

Bên này MX có dạy "thuyền nguyện "cho một ngôi chùa dậy cho mấy Em nhỏ học tiếng Việt ,cả nhà MX về chọc .Nè đừng nói tiếng Ti Què nhen khà..kàh...mấy E nhỏ thành dân "Nẫu "hết Laughing
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Non nước Phú Yên - Page 2 Empty Re: Non nước Phú Yên

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết